Có nhiều loại đồng hồ đeo tay trên thị trường, trong đó đẳng cấp hàng đầu chính là đồng hồ Automatic. Vậy đồng hồ Automatic là gì? Vì sao người ta lại say mê nó đến như vậy? Có nên mua hay không? Nếu muốn mua đồng hồ Automatic thì phải chú ý điều gì? Mời bạn theo dõi bài viết sau đây.

Từ điển về đồng hồ Automatic là gì được giải đáp một cách chuyên sâu
Từ sau cuộc khủng hoảng thạch anh, đồng hồ cơ (Automatic) trở lại và vẫn giữ được những sức hút khó cưỡng. Vậy trong bộ máy đồng hồ Automatic là gì, có gì đặc biệt cũng như nguyên lý hoạt động của nó ra sao? Hải Triều sẽ giải đáp ngay sau đây!
1. Đồng hồ Automatic là gì?
Đồng hồ Automatic (hay đồng hồ tự động, đồng hồ tự động lên dây cót, đồng hồ cơ) là một dạng đặc biệt của đồng hồ đeo tay. Được xây dựng với bộ máy cơ khí và hoạt động hoàn toàn không liên quan đến các linh kiện điện tử nào khác.
Nhờ vào sự chuyển động tự nhiên của cổ tay mà đồng hồ cơ (Automatic) có khả năng tích lũy năng lượng cần thiết để duy trì hoạt động cho bộ máy mà không cần lo lắng về việc thay pin hoặc lên dây cót định kỳ như các loại đồng hồ thông thường khác.
Điều đặc biệt là chỉ cần đeo đồng hồ Automatic trong khoảng 8 tiếng mỗi ngày là người dùng đã nạp đủ năng lượng cho đồng hồ, giúp chúng hoạt động một cách bền bỉ và liên tục lên đến 40 giờ, đồng thời mang lại sự thuận tiện đáng kể cho người tiêu dùng.
Đồng hồ cơ hay còn gọi là đồng hồ Automatic, được chia làm 2 loại như sau:
- Đồng hồ cơ Handwinding (Lên dây cót bằng tay): Đây là loại đồng hồ cơ mà người dùng phải tự tay vặn núm để lên dây cót và mỗi loại đồng hồ này sẽ có quy định cụ thể về thời gian cần vặn núm sau mỗi chu kỳ sử dụng.

Đồng hồ cơ Handwinding cần phải lên dây cót theo định kỳ – Tham khảo mẫu D154TWH
- Đồng hồ cơ Automatic (Tự động lên dây cót): Loại này hoạt động dựa trên sự tự động lên dây cót thông qua chuyển động của cổ tay người đeo. Để đồng hồ duy trì hoạt động, người dùng cần đeo nó thường xuyên, ít nhất là khoảng 8 tiếng mỗi ngày.

Cách nhận biết đồng hồ Automatic là gì? Thông thường các mẫu đồng hồ cơ sẽ được ký hiệu “Automatic” trên mặt số của đồng hồ – Tham khảo mẫu SRPB41J1
Về cấu tạo, các bộ máy của cả hai loại đều được làm từ các bộ phận kim loại như bánh răng, dây tóc, và vòng bi, tạo ra sự đẳng cấp tương đương. Tuy nhiên với tính năng tự động lên dây, đồng hồ Automatic thường được ưa chuộng hơn vì sự tiện lợi và phổ biến trong việc sử dụng hàng ngày.
2. Cấu tạo các bộ phận

Đồng hồ Automatic có một cấu tạo phức tạp bên trong, bao gồm nhiều bộ phận quan trọng như sau:
- Nút chỉnh giờ (Power Input From Crown): ở bên cạnh đồng hồ sẽ có nút để điều khiển giờ giấc. Tuy nhiên, ngoài chức năng điều chỉnh giờ ra, nút còn có thể lên dây cót cho đồng hồ. Bạn chỉ cần vặn nút theo chiều kim đồng hồ ngược hoặc thuận, hệ thống bên trong sẽ được “sạc pin” để đảm bảo năng lượng cho hoạt động của đồng hồ.
- Dây cót (Mainspring): được xem như là bộ phận cốt lõi trong các đồng hồ cơ đeo tay. Dây thép được cuộn tròn và bảo vệ vững chắc trong hộp tang trống. Do được làm từ lá thép mỏng, dài, cực kỳ mềm nên khi lên dây cót, dây thép sẽ thu lại và dần trở về vị trí ban đầu, tạo được lực kéo cho các bánh răng di chuyển.
- Bánh răng trung tâm (Centre Wheel): là bộ phận đầu tiên được làm việc trực tiếp với hộp tang trống trung tâm. Nên khi hoạt động, nó cần 12 giờ để bánh răng có thể quay hết 1 vòng. Đồng thời được gắn với kim giờ và được liên kết trực tiếp với bánh xe giờ, phút. Ngoài ra, bánh răng trung gian (chiếc bánh răng thứ 3) cũng là bộ phận được tiếp xúc thứ 2 trong hệ thống.
- Bánh răng thứ 4 (4th Wheel – Seconds): thông thường vị trí của bánh răng thứ 4 sẽ được đặt ở vị trí 6 giờ hoặc chính giữa và phải mất 1 phút thì bánh răng này mới quay hết 1 vòng.
- Bánh răng hồi (Escape Wheel): là chiếc bánh răng có hình dáng đặc biệt và cũng là bánh răng cuối cùng trong đồng hồ. Nó có chức năng giải phóng năng lượng được truyền đến từ hộp cót, đồng thời còn có khả năng chịu được rung chấn với mức độ trung bình tối đa 21.600 lần/giờ.
- Dây tóc (Hairspring/balance Spring): được xem là bộ phận quan trọng nên dây tóc được làm từ vật liệu có tính đàn hồi tốt nhằm đảm bảo độ bền cho đồng hồ sau thời gian dài sử dụng. Hiện nay có 4 loại dây tóc và tuỳ vào mức độ lần lượt là: 18.000, 21.000, 28.800, 36.000 để xác định mức độ chạy chính xác trên đồng hồ (tần số càng cao thì mức độ chạy của đồng hồ càng chính xác).
Hãng đồng hồ cơ của Nhật thường dùng tần số dao động từ 21600 vph trở xuống. Hãng đồng hồ cơ của Thuỵ Sỹ thường dùng tần số dao động từ 28800 vph trở lên.
- Chân kính: (còn gọi là Jewel) được tạo ra từ các loại đá quý như ruby, thạch anh, kim cương, … không chỉ giúp tăng tính thẩm mỹ mà còn giúp giảm ma sát giữa nhiều chi tiết chuyển động trong đồng hồ. Ngoài ra, những hãng đồng hồ khác nhau sẽ mang lại số lượng chân kính khác nhau.
- Rotor: vị trí cuối cùng là Rotor – có hình bán nguyệt, được làm từ một miếng kim loại có thể xoay 360 độ tự động theo cổ tay của chúng ta chuyển động. Được kết nối trực tiếp với hệ thống bánh răng để di chuyển nên mỗi khi chuyển động, rotor sẽ tự cuộn dây cót đồng thời tạo ra năng lượng cho đồng hồ khi chạy.
Bên cạnh những bộ phận chính được kể trên thì cấu tạo của đồng hồ Automatic còn xuất hiện của ốc, bi trượt, nẹp, càng đẩy, ngựa, bánh xe gai,… tuỳ thuộc vào mỗi hãng hoặc tính năng sẽ được trang bị trên đồng hồ.
3. Nguyên lý hoạt động
Do là đồng hồ cơ nên người dùng không phải lên dây cót thường xuyên. Thay vào đó, nguyên lý hoạt động của đồng hồ sẽ dựa theo sự chuyển động của cổ tay khi di chuyển hàng ngày, từ đó kích hoạt bánh đà (rotor) bên trong đồng hồ hoạt động. Bánh đà này sẽ tự động quay và di chuyển, tạo ra một lượng năng lượng cần thiết để duy trì hoạt động cho toàn bộ bộ máy của đồng hồ mà không cần phải lên dây cót.
Cụ thể, năng lượng từ bánh đà sẽ truyền xuống cầu nối (Bridge) – một bộ phận quan trọng trong bộ máy của đồng hồ sẽ tiếp nhận năng lượng này và truyền đi qua các bánh răng, bánh xe cân bằng và dây tóc để duy trì chuyển động của kim giờ, kim phút và kim giây.
Ngoài ra, đồng hồ Automatic còn có thể lên dây cót thủ công bằng tay, với thao tác đơn giản là vặn núm bên hông đồng hồ khoảng 15-20 vòng để “sạc pin” cho đồng hồ. Tùy thuộc vào lượng cót còn lại trên đồng hồ nên bạn cần vặn cho đến khi cảm giác núm vặn cứng lại. Chú ý không tiếp tục xoay khi đã đầy cót để tránh hỏng dây cót bạn nhé!
Lưu ý, vì núm điều chỉnh có 3 nấc, nên bạn cần biết:
- Nấc gần nhất (trong tình trạng đóng) đồng hồ sẽ hoạt động bình thường, không dừng lại.
- Nấc giữa (khi kim giây vẫn chạy) dùng để chỉnh ngày – thứ trong tuần.
- Nấc xa nhất (khi kim giây ngừng) dùng để chỉnh số giờ và số phút.
Nếu đồng hồ thuộc loại chống nước, nhà sản xuất thường thiết kế thêm ren ở núm vặn. Vì thế khi chỉnh giờ xong, bạn nên kiểm tra xem mình đã vặn chặt núm hay chưa, trước khi hoàn tất.
4. Lịch sử phát triển đồng hồ Automatic
Bắt đầu từ năm 1770, người thợ đồng hồ người Thụy Sĩ Abraham-Louis Perrelet đã làm nên lịch sử bằng việc phát minh và tạo ra chiếc đồng hồ Automatic bỏ túi đầu tiên. Tính đến năm 1923, thợ sửa đồng hồ người Anh John Harwood đã mang đến một bước đột phá mới với việc phát minh và thương mại hóa đồng hồ Automatic đeo tay.

Thợ đồng hồ Abraham-Louis Perrelet
Tuy nhiên, người thực sự đã đưa đồng hồ Automatic lên đến vị thế vang dội như ngày hôm nay chính là nhà sản xuất Rolex với mẫu đồng hồ Rolex Oyster Perpetual 1930. Điều này đã định hình và làm nên tiêu chuẩn mới cho các sản phẩm đồng hồ tự động sau này.
Dù đã trải qua nhiều thời kỳ và sự phát triển, nhưng cấu tạo, cơ chế và chất liệu của đồng hồ tự động vẫn giữ nguyên sự kiên định và chất lượng từ những năm đầu của thế kỷ 20.
Mặc dù có sự tiến bộ về công nghệ và quy trình sản xuất, nhưng các thương hiệu đồng hồ như Tissot, Calvin Klein, Longines, Mido, Rado,… vẫn luôn đảm bảo về mặt chất lượng và khả năng hoạt động ổn định. Đồng thời, việc đạt được các chứng nhận quốc tế như Swiss Made hoặc Chronometer càng làm tăng thêm uy tín và giá trị của những sản phẩm đồng hồ Automatic trên thị trường toàn cầu.
Cách sử dụng đồng hồ Automatic
- Đeo đồng hồ ít nhất 8 tiếng 1 ngày
Nhằm tăng tính tuổi thọ cho đồng hồ cơ, bạn nên sử dụng ít nhất 8 tiếng 1 ngày. Điều này sẽ giúp cho đồng hồ hạn chế được tình trạng sai giờ, sai ngày hoặc đứng máy. Đồng thời còn giúp cho những linh kiện cơ khí trong bộ máy cơ chuyển động và tạo ra năng lượng cho đồng hồ hoạt động.
- Nên tháo đồng hồ khi điều chỉnh giờ
Để đảm bảo núm đồng hồ được kéo vuông góc (tránh làm cong cốt), bạn cần tháo đồng hồ khi điều chỉnh giờ. Mặc khác, điều này sẽ giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn khi điều chỉnh.
- Nên đeo đồng hồ thường xuyên và bảo quản
Theo nguyên lý hoạt động, đồng hồ Automatic sẽ có lượng thời gian trữ cót là 40 giờ sau khi đã được nạp đầy năng lượng. Do đó, nếu bạn không sử dụng đồng hồ trong khoảng thời gian này thì chúng có thể đứng máy hoặc không hoạt động.
Lưu ý nếu không thể duy trì sử dụng đồng hồ, bạn cần bảo quản chúng thật kỹ, đồng thời áp dụng cơ chế lên dây cót thủ công cho đồng hồ nhằm duy trì khả năng hoạt động cũng như đảm bảo được độ chính xác.
- Lau dầu định kỳ 2-4 lần/năm
Việc sử dụng lâu ngày sẽ khiến cho linh kiện cơ khí trong đồng hồ sẽ gây ra sự tiêu hao và hoạt động không đúng. Nên bạn cần lau dầu định kỳ 2-4 lần/năm để tránh ảnh hưởng trực tiếp đến độ chính xác cũng như tuổi thọ của đồng hồ, thậm chí có thể tạo ra tiếng ồn khi vận hành. Tuỳ thuộc vào phiên bản của từng nhà sản xuất để áp dụng lau dầu định kỳ.
Với những phiên bản máy Nhật Bản: hầu hết hãng khuyến cáo thời gian cần bảo dưỡng là trong khoảng 2 – 3 năm / 1 lần.
Với những phiên bản thuộc máy Thụy Sỹ:
- Giá rẻ, tầm trung (dưới 3000 USD): 3 – 4 năm / 1 lần
- Cao cấp, sang trọng (trên 3000 USD): 4 – 5 năm / 1 lần
- Ngoài ra, một số phiên bản cao cấp được bổ trợ cơ chế đặc biệt tối ưu cho bôi trơn: Rolex thường từ 6 – 12 năm, Omega từ 6 – 8 năm cho máy Co-axial và 8 – 10 năm cho máy Master Coaxial.
- Hạn chế đặt đồng hồ ở thiết bị phát sóng
Mọi người thường hay có thói quen để đồng hồ ở những nơi như tivi, máy tính, laptop, … Tuy nhiên đây chính là nơi có thể phát ra nhiễm từ, gây ảnh hưởng đến độ chính xác của sản phẩm.
Bên cạnh đó, để đảm bảo chuyển động tốt cho các linh kiện cơ khí, bạn cần để mặt đồng hồ úp xuống mặt bàn thay vì để ngửa. Đồng thời, nên lót chúng trên tấm vải mềm để tránh gây trầy xước mặt đồng hồ.
Những công nghệ nổi bật trên đồng hồ Automatic
1. Magic Lever
Magic lever là một chức năng quan trọng trong các đồng hồ Automatic, cho phép chúng nạp cót bằng cách tận dụng chuyển động của bánh đà ở cả hai hướng xoay. Điều này có nghĩa là khi tay của người dùng chuyển động, bánh đà sẽ xoay và kích hoạt cơ chế Magic Lever, giúp tăng cường hiệu suất lên dây cót của đồng hồ.

2. Power Reserve
Power Reserve được hiểu là dự trữ năng lượng hoặc thời gian trữ cót. Khi hết năng lượng dự trữ, đồng hồ của bạn sẽ dừng hoạt động. Do đó, bạn cần lên dây cót thường xuyên để đảm bảo thời gian hoạt động được lâu.
Quá trình dự trữ năng lượng thường có thể kéo dài từ 12 giờ đến vài chục ngày (30 giờ đối với một số mẫu hiếm), với mức trung bình khoảng 40 giờ đối với đồng hồ phức tạp nhất (và do đó đắt nhất) trong những năm gần đây.

3. Hacking Second
Thuật ngữ này được ra đời vào đầu thế kỷ XX với chức năng tạm dừng kim giây khi người dùng điều chỉnh thời gian của đồng hồ. Để giảm tối thiểu tối đa việc sai số từ bước đầu tiên, nên thao tác dừng cả ba kim để căn chỉnh đồng hồ chính xác.
Xem thêm tại Thuật ngữ đồng hồ: Hack – Hacking – Hacking Second là gì?
4. Powermatic 80
Bộ chuyển động Powermatic 80, hay còn gọi là bộ máy ETA calibre C07.111, được giới thiệu vào năm 2011. Tiền thân của nó chính là ETA 2824-2 và được cải tiến với nhiều tính năng rõ rệt như thời gian trữ cót lên đến 80 giờ đồng hồ (gấp đôi thời gian sử dụng so với ETA 2824-2).
Thông thường bộ máy sẽ được sử dụng ở các thương hiệu đồng hồ nổi tiếng như Tissot, Certina, Hamilton.
Đánh giá ưu và nhược điểm khi sử dụng đồng hồ cơ
1. Ưu điểm
- Thiết kế hiện đại, sang trọng và đa dạng mẫu mã
- Không cần phải thay pin theo định kỳ
- Nếu sử dụng và bảo quản đúng cách, đồng hồ cơ sẽ có tuổi thọ cao lên đến hàng chục năm.
- Sử dụng bộ máy tốt, chuyển động mượt gần như không có tiếng động
- Được thiết kế thủ công từ những nghệ nhân chuyên nghiệp, tỉ mỉ nhằm nâng cao giá trị sản phẩm.
- Có khả năng chống nước tốt
2. Nhược điểm
- Giá thành cao
- Độ chính xác không ổn định (sẽ giảm dần theo thời gian)
- Chi phí bảo dưỡng cao, do cấu tạo thiết kế cầu kỳ
- Hoạt động không ổn định đối với môi trường có nhiều điện từ
- Phải lên dây cót thường xuyên
Phân loại đồng hồ Automatic theo cấu tạo vỏ
1. Automatic không lộ cơ
Đồng hồ Automatic không lộ cơ là loại đồng hồ tự động không có tính năng hiển thị bộ máy bên trong, có nghĩa là mặt sau của đồng hồ Automatic không có cửa sổ hay kính để người dùng có thể nhìn thấy bộ máy bên trong. Và đây cũng là một trong những mẫu đồng hồ cơ phổ biến nhất trên thị trường hiện nay.

Automatic không lộ cơ là những mẫu đồng hồ cơ phổ biến – Tham khảo mẫu L2.793.4.92.6
2. Open Heart Automatic
Các mẫu Open Heart thường lộ ra khoảng từ ¼ bộ máy trở xuống, cho phép người dùng ngắm nhìn những chi tiết tinh xảo nhất của bộ máy khi nó hoạt động thông qua cửa sổ trong suốt trên mặt đồng hồ. Điều này không chỉ tạo ra một trải nghiệm độc đáo mà còn giúp người dùng thưởng thức được vẻ đẹp nghệ thuật cũng như cơ chế hoạt động phức tạp của đồng hồ Automatic.

Với khoảng cách vừa đủ và tinh tế, đồng hồ Open Heart Automatic cho thấy được sự chuyển động của bộ máy mà không gây ảnh hưởng đến chức năng xem giờ – Tham khảo mẫu RA-AR0001S10B
3. Skeleton Automatic
Đồng hồ Skeleton Automatic với thiết kế hoàn toàn khác biệt so với Open Heart vì chúng lộ hết tất cả các bộ phận bên trong đồng hồ thay vì chỉ một phần nhỏ.
Với thiết kế này, người đeo có thể thấy toàn bộ cấu trúc phức tạp của bộ máy bên trong đồng hồ, từ các bánh răng đến các lò xo và vòng bi. Điều này không chỉ là một biểu tượng của sự tinh tế và công nghệ trong ngành đồng hồ mà còn là một tuyên bố về phong cách và đẳng cấp.
Và để có thể chế tạo ra chiếc đồng hồ Skeleton đòi hỏi người chế tác phải có tay nghề cao cũng như có kiến thức sâu rộng về cơ khí đồng hồ để có thể chế tạo ra các sản phẩm thủ công một cách tinh tế.

Đồng hồ Skeleton Automatic lộ các bộ phận trong đồng hồ một cách tinh tế – Tham khảo mẫu SG19192.1202
4. Tourbillon Automatic
Tourbillon là chức năng trong đồng hồ Automatic, được ra đời nhằm loại bỏ tác dụng của trọng lực lên bộ phận bánh lắc lò xo của đồng hồ cơ khi đồng hồ nằm trong những vị trí không thuận lợi (khi tay cử động hoặc chuyển động quá nhanh) giúp đồng hồ hoạt động chính xác hơn.
Với sự kết hợp giữa chức năng kỹ thuật và vẻ đẹp nghệ thuật, đồng hồ Tourbillon Automatic được coi là biểu tượng của sự hoàn mỹ và đẳng cấp trong ngành đồng hồ, đồng thời chúng thường xuất hiện trong các mẫu đồng hồ cao cấp và sang trọng.

Cơ chế Tourbillon hoạt động trong bộ máy đồng hồ Automatic
Sự khác nhau của đồng hồ Automatic các thương hiệu
Sự khác biệt giữa các đồng hồ Automatic từ các thương hiệu khác nhau thường xuất phát từ nhiều yếu tố, bao gồm cơ chế bộ máy, chất lượng và thiết kế. Dưới đây là một số điểm khác biệt phổ biến:
1. Những thương hiệu tự lắp ráp được bộ máy (In-House)
1.1. Seiko
Seiko là một trong những thương hiệu đồng hồ hàng đầu thế giới và nổi tiếng với việc tự sản xuất máy đồng hồ in-house cho các dòng sản phẩm của mình. Tập đoàn Seiko được tổ chức thành ba đơn vị sản xuất bộ máy, bao gồm Seiko Epson, Seiko Instrument và Seiko Time Module, mỗi đơn vị sẽ đảm nhiệm sản xuất các loại bộ máy khác nhau như máy cơ (automatic), máy pin, Kinetic, Spring Drive và Solar.
Với khả năng tự sản xuất bộ máy giúp Seiko có sự linh hoạt trong việc thiết kế và phát triển sản phẩm, từ những mẫu đồng hồ cơ truyền thống đến các công nghệ mới như Kinetic và Solar. Điều này giúp Seiko không chỉ duy trì được độ chính xác và độ tin cậy của các sản phẩm của mình mà còn thúc đẩy sự đổi mới và sáng tạo trong ngành công nghiệp đồng hồ.
Ngoài ra, Seiko còn là nhà phân phối bộ máy cơ và pin cho nhiều thương hiệu đồng hồ nổi tiếng khác như Fossil, Erhard Junghans, OP, Michael Kors và nhiều thương hiệu khác, giúp Seiko ngày càng khẳng định sức ảnh hưởng và độ uy tín của mình trong ngành công nghiệp đồng hồ toàn cầu.

Presage là một trong những bộ sưu tập sử dụng bộ máy Automatic trên đồng hồ – Tham khảo mẫu SSA441J1
1.2. Patek Philippe
Với hơn 180 năm lịch sử, Patek Philippe luôn đứng đầu trong việc sáng tạo ra những thiết kế đồng hồ cơ tinh tế và hoàn hảo. Thương hiệu này nổi tiếng không chỉ về việc tạo ra những mẫu đồng hồ đẳng cấp, mà còn nổi tiếng khi phát triển các bộ máy in-house độc quyền.
Với tiêu chuẩn vàng về chất lượng và độ hoàn thiện, các đồng hồ Patek Philippe không chỉ là biểu tượng của phong cách và đẳng cấp, mà còn là biểu tượng của sự kiên nhẫn, tinh thần sáng tạo và tâm huyết của con người đứng sau của mỗi sản phẩm. Điều này giúp Patek Philippe duy trì được vị thế và trở thành một trong những thương hiệu đồng hồ hàng đầu trên thế giới, đồng thời thương hiệu còn được nhiều người yêu đồng hồ trên toàn cầu săn đón và ủng hộ.

Đồng hồ Automatic của Patek Philippe từ những năm 1960
1.3. Rolex
Vào năm 1931, Rolex đã chứng tỏ sự đột phá và sáng tạo với việc phát minh và nhận bằng sáng chế cho cơ chế tự lên dây đầu tiên trên thế giới. Bước tiến này đã trở thành một cột mốc quan trọng trong lịch sử đồng hồ, đồng thời là minh chứng rõ ràng cho tinh thần đổi mới và sự cam kết của Rolex với việc tạo ra những sản phẩm vượt thời gian.
Cơ chế tự lên dây này không chỉ giúp Rolex đứng vững trên đỉnh cao của ngành công nghiệp đồng hồ, mà còn khẳng định vị thế của thương hiệu là “ông hoàng” của những chiếc đồng hồ xa xỉ trên toàn thế giới.
Ngoài ra, sự tiện lợi, độ chính xác và độ bền bỉ của các sản phẩm Rolex đã ghi điểm trong lòng người yêu đồng hồ, từ những người đam mê đến các chuyên gia và những nhân vật nổi tiếng trên thế giới.

Perpetual Rotor là cơ chế lên dây cót tự động đầu tiên của Rolex
2. Những thương hiệu sử dụng máy nội bộ trong cùng 1 tập đoàn
Như đã giới thiệu trong phần trước, Orient là thương hiệu con của tập đoàn Seiko Epson Corporation. Do đó, đồng hồ cơ Orient do chính hãng tự phát triển và sản xuất, tuy nhiên công nghệ này lại được mua từ Seiko.
Ngoài ra, Swatch Group cũng là một trong những thương hiệu nổi tiếng sử dụng máy nội bộ trong cùng 1 tập đoàn. Với sự đầu tư vào nghiên cứu và phát triển máy nội bộ không ngừng nghỉ đã giúp Swatch Group giữ vững vị thế của mình trong ngành công nghiệp đồng hồ cũng như mang lại cho người dùng những trải nghiệm đồng hồ độc đáo và đầy bản sắc.
3. Những thương hiệu phải nhập từ đơn vị thứ 3
Các thương hiệu đồng hồ Thuỵ Sỹ nổi tiếng như Raymond Weil, Davosa, Anonimo, TAG Heuer và nhiều thương hiệu đồng hồ xa xỉ khác thường phải sử dụng dịch vụ của đơn vị thứ ba để cung cấp bộ máy Automatic cho sản phẩm của họ và Sellita là một trong những đơn vị nổi tiếng trong lĩnh vực này, đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp các bộ máy cơ chất lượng từ Thuỵ Sỹ.
Tiêu chí để chọn được một chiếc đồng hồ cơ đúng nhu cầu
1. Thời gian trữ cót
Được xem là một trong những điều kiện tiên quyết khi lựa chọn để sở hữu một chiếc đồng hồ cơ cho riêng mình. Thời gian trữ cót thường dựa vào theo nhu cầu và sở thích của người mua. Đồng thời tối ưu hoá cho việc thay pin đồng hồ định kỳ.
2. Độ dày mặt số
Độ dày của mặt số không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn liên quan đến cảm giác khi đeo. Mặt số quá dày có thể làm cho đồng hồ trở nên cồng kềnh và không thoải mái khi đeo, trong khi mặt số quá mỏng có thể làm mất đi sự sang trọng và đẳng cấp của sản phẩm.
Do đó, với tính thẩm mỹ và mức độ phù hợp cao, độ dày mặt số đã trở thành yếu tố quyết định khi lựa chọn mua sản phẩm.
3. Nhãn và chứng nhận đính kèm
Hiện nay, số lượng đồng hồ giả – thật luôn khiến khách hàng khó phân biệt. Vì vậy, để sở hữu cho mình chiếc đồng hồ chính hãng, khách hàng cần tìm hiểu kỹ về nơi bán uy tín cũng như nhãn và chứng nhận đính kèm sản phẩm (nếu có) trước khi quyết định mua đồng hồ. Trong đó sẽ có một số thuật ngữ đồng hồ phổ biến như sau:
Swiss Movt: thuật ngữ dùng để chỉ các cỗ máy đồng hồ được sản xuất tại Thuỵ Sỹ với 3 điều kiện xác định:
- Máy đồng hồ được lắp ráp tại Thụy Sỹ.
- Máy phải được kiểm định chất lượng bởi nhà sản xuất đồng hồ tại Thụy Sỹ.
- Những bộ phận được sản xuất ở Thụy Sỹ phải chiếm tối thiểu 50% tổng giá trị mà không tính giá lắp ráp.
Swiss Made: khác với Swiss Movt, thuật ngữ này được dùng để chỉ các đồng hồ được sản xuất hoàn toàn tại Thuỵ Sỹ với tiêu chí như:
- Có thể không phải là hãng Thụy Sỹ nhưng được sản xuất tại Thụy Sỹ.
- Bộ máy bên trong nhất định phải của Thụy Sỹ và lắp ráp tại đây hơn 50%.
- Kiểm định chất lượng phải được diễn ra tại Thụy Sỹ.
Japan Movt: thường xuất hiện trong các đồng hồ sử dụng bộ máy của Nhật Bản, đặc biệt là trong dòng đồng hồ cơ (Japan Mechanical Movt) và đồng hồ máy Quartz (Japan Quartz Movt). Đồng hồ cần thỏa điều kiện sau đây:
- Là những đồng hồ thuộc các công ty đồng hồ Nhật Bản.
- Lắp đặt và sản xuất tại Nhật.
- Đồng hồ phải đạt tiêu chuẩn chất lượng Nhật Bản và được các chuyên gia Nhật Bản kiểm định.
Chronometer: Mọi đồng hồ Thuỵ Sỹ cao cấp đều phải đạt chứng chỉ này vì Chronometer là chứng nhận được kiểm duyệt và chứng thực bởi tổ chức COSC (Contrôle Officiel Suisse des Chronomètres) – chuyên chịu trách nhiệm về việc kiểm nghiệm chất lượng đồng hồ.
Với khả năng tự động lên dây thông qua chuyển động tự nhiên của cổ tay, đồng hồ Automatic không chỉ tiết kiệm nhiều thời gian mà còn mang lại sự tiện lợi và độ chính xác trong hoạt động hằng ngày.
Tin tức liên quan:
- Máy ETA là gì, xuất xứ, hãng nào đang dùng? Các dòng máy ETA
- Caliber là gì? Phân loại và các hãng Caliber lớn nhất thế giới
- Diashock là gì? Tìm hiểu về cấu trúc chống sốc của Seiko
Có thể bạn quan tâm:
- Chiêm ngưỡng 2000 mẫu đồng hồ nữ điệu đà, thời trang
- Xem ngay 3000 mẫu đồng hồ nam hiện đại, sang trọng
Chào anh Minh
Dạ, hiện tại Hải Triều không bán hãng đồng hồ đó, các hãng đang bán là Citizen, Q&Q, Casio, TiTan, Skagen, Pulsar, Seiko, OP, Police, Orient, Candino, Michael Kors, Adriatica,Timex,Fossil, Tissot , Longines , Movado , Ogival , Bulova, Calvin Klein , Rotary , SevenFriday, Frederique Constant, Doxa ạ. ^^
Vì hãng này bên em không bán nên không có thông tin hổ trợ mình mong anh thông cảm ạ
Nếu cần thêm thông tin, anh/chị có thể liên hệ với Hải Triều qua Hotline: 1900.6777
Email: cskh@donghohaitrieu.com (Phòng Chăm sóc khách hàng).
Chúc anh đầu tuần tràn đầy năng lượng ạ
-hh-
Đồng hồ ray rucci là loại đồng hồ gì của hãng nước nào.
Chào anh Minh
Dạ, hiện tại Hải Triều không bán hãng đồng hồ đó, các hãng đang bán là Citizen, Q&Q, Casio, TiTan, Skagen, Pulsar, Seiko, OP, Police, Orient, Candino, Michael Kors, Adriatica,Timex,Fossil, Tissot , Longines , Movado , Ogival , Bulova, Calvin Klein , Rotary , SevenFriday, Frederique Constant, Doxa ạ. ^^
Vì hãng này bên em không bán nên không có thông tin hổ trợ mình mong anh thông cảm ạ.
Nếu cần thêm thông tin, anh/chị có thể liên hệ với Hải Triều qua Hotline: 1900.6777
Email: cskh@donghohaitrieu.com (Phòng Chăm sóc khách hàng).
Chúc anh đầu tuần tràn đầy năng lượng ạ
-hh-hd-