Kỹ thuật đánh bóng đen Sallaz Polishing thủ công bậc thầy

Kỹ thuật đánh bóng đen Sallaz Polishing thủ công bậc thầy

Sallaz Polishing là kỹ thuật đánh bóng đen nổi bật đem lại bề mặt mịn, sắc nét và tinh tế cho đồng hồ.

MỤC LỤC

Tìm hiểu sâu hơn về kỹ thuật đánh bóng đen Sallaz Polishing

1. Thuật ngữ đánh bóng Sallaz (Sallaz polishing) xuất phát từ đâu?

2. Quy trình đánh bóng Sallaz

› Orient, Citizen và Casio là 3 thương hiệu nổi bật sử dụng kỹ thuật này

Tìm hiểu sâu hơn về kỹ thuật đánh bóng đen Sallaz Polishing

1. Thuật ngữ đánh bóng Sallaz (Sallaz polishing) xuất phát từ đâu?

Kỹ thuật đánh bóng Sallaz bắt nguồn từ một loại máy do công ty Thụy Sỹ – Đức cùng tên sản xuất. Sallaz cung cấp thiết bị cho nhà sản xuất vỏ đồng hồ Nhật Bản là Hayashi Seiki Seizo – công ty tiên phong cho kỹ thuật đánh bóng này và sản xuất vỏ có chất lượng hàng đầu như Grand Seiko.

Đánh bóng Sallaz hay còn gọi là đánh bóng gương, đánh bóng khối, dùng để cải thiện độ mịn và đồng đều trên bề mặt đồng hồ, thường là chất liệu thép, titanium. Ở đồng hồ, vỏ máy và dây đeo là 2 nơi có thể áp dụng kỹ thuật này.

Đánh bóng đen Sallaz Polishing là gì? - ảnh 1

Phương pháp này sử dụng dụng cụ mài và bột mài để tạo ra một lớp bề mặt sáng bóng. Khác với Zaratsu

Xét về độ sáng bóng, Sallaz kém Zaratsu một bậc mặc dù cả 2 đều sử dụng cho các mẫu cao cấp. Zaratsu tập trung về thẩm mỹ, kỹ thuật đánh bóng đem lại độ tráng gương hoàn hảo, chính xác chuyên sâu hơn. Trong khi đó Sallaz tập trung vào mài mòn và làm bóng bề mặt kim loại, không đòi hỏi độ phản chiếu cao như Zaratsu.

2. Quy trình đánh bóng Sallaz

Quy trình đánh bóng Sallaz không kém cạnh Zaratsu, đòi hỏi những nghệ nhân bậc thầy, nhiều năm kinh nghiệm vì mỗi sản phẩm đều được đánh bóng bằng tay.

Bước 1: Chuẩn bị bề mặt mịn, đẹp và không biến dạng

Vỏ đồng hồ được rèn và cắt, sau đó đến bước đánh bóng, bỏ qua các cạnh kim loại bo tròn. Đối với những chiếc đồng hồ sắc nét thì việc chuẩn bị bề mặt là rất quan trọng và không thể bỏ qua.

Bước 2: Bắt đầu đánh bóng bằng tay

Lúc này, trên máy có đĩa quay được phủ một lớp mài mòn (có thể là bụi kim cương rất mịn), vỏ máy ép vào đĩa quay.

Người thợ bắt đầu làm việc bằng mắt, cảm giác và cân đối lực để ấn vỏ máy vào máy đánh bóng. Tốc độ di chuyển tay cũng góp phần đạt được độ bóng hoàn hảo. Kết quả dễ nhìn nhận nhất là nơi các thành phần bỏ máy gặp nhau tạo ra đường nét chải mịn cân bằng theo chiều dọc lẫn chiều ngang. Đảm bảo không làm biến dạng vỏ máy.

Quy trình đánh bóng Sallaz - ảnh 2

Mỗi lần đánh bóng đều được đưa vào bồn để làm sạch trước khi tiếp tục qua vòng đánh bóng lần 2 trên một đĩa quay nhỏ hơn. Quá trình này lặp lại cho mỗi mặt của vỏ máy.

Bước 3: Đánh bóng đường chân tóc đẹp, đồng đều, mịn màng

Đối với dạng này, vỏ máy sẽ được ấn vào một tờ giấy nhám quay. Người thợ thủ công cũng cẩn thận trên từng thao tác để tạo ra vết xước chân tóc hoàn hảo, đòi hỏi lực nhấn tay phải giữ vững, đảm bảo không có vết xước sâu hơn, không xảy ra trường hợp không đồng nhất giữa các vùng.

Đánh bóng mịn và đánh bóng đường chân tóc - ảnh 3

Orient, Citizen và Casio (Mr G) là 3 thương hiệu nổi bật sử dụng kỹ thuật này

Có nhiều thương hiệu áp dụng phương pháp đánh bóng này, trong đó nổi bật nhất là Orient, Citizen và Casio.

Orient Star của Orient

Orient Star là dòng cao cấp hơn ra đời vào 1951 với mong muốn chúng sẽ trở thành một ngôi sao sáng chói trên mọi khía cạnh từ thiết kế đến chuyển động, lắp ráp.

Để đạt được khía cạnh hấp dẫn về mặt thị giác, Sallaz Polishing chính là bước tiến bộ cho chất lượng vỏ. Công sức không nhỏ nhờ vào Masatoshi Endo – người được bổ nhiệm làm chủ tịch của Akita Epson Corporation vào 2016. Gia nhập với tư cách là người sửa khuôn, giám sát bộ phận sản xuất của Orient trong nhiều năm.

Orient áp dụng phương thức xử lý bề mặt xen kẽ, kết hợp giữa đánh bóng mịn và đánh bóng đường chân tóc nhằm tạo ra sự tương phản ngoạn mục. Vẫn thể hiện được các góc cạnh đúng cần có của đồng hồ.

Cận cảnh chiếc Orient Star Limited RE-AV0122L00B kết hợp đánh bóng mịn và chân tóc - ảnh 4

Cận cảnh chiếc Orient Star Limited RE-AV0122L00B kết hợp đánh bóng mịn và chân tóc

Citizen cao cấp như Promaster, Signature

Với đồng hồ thông thường, vỏ được thiết kế CAD 3D trước khi tạo khuôn kim loại rồi dập. Ở các mẫu cao cấp hơn, Citizen đầu tư vào quy trình sản xuất nhiều hơn bao gồm cả việc đánh bóng Sallaz. Citizen tự sản xuất công cụ và vật liệu mài mòn, xử lý bởi thợ thủ công chuyên nghiệp, không cho phép xảy ra những vết xước dù chỉ nhỏ nhất. Chỉ cần một bước đi sai lầm có thể phá huỷ sự cân bằng ánh sáng trên vỏ đồng hồ.

Casio với MR-G

Đánh bóng đen thủ công Sallaz áp dụng cho dòng MR-G B2000 – dòng cao cấp nhất của G-Shock sử dụng chất liệu Titanium. Để tạo ra được thẩm mỹ hoàn hảo, Casio chú trọng đến việc chuẩn bị bề mặt. Chúng được gia công sơ bộ, mài thô nhằm loại bỏ các vết xước và vết bẩn.

Vỏ được rèn và cắt, sau đó đánh bóng bằng máy công cụ trang bị điều khiển số bằng máy tính (CNC). Bên trong vỏ phải cắt theo gia số 0.01mm và cạo thêm 0.01mm khỏi vỏ đã định hình. Sau đó mới đến quá trình đánh bóng riêng lẻ từng bề mặt cho đến khi phần vỏ được hoàn thiện.

Đánh bóng đen thủ công Sallaz áp dụng cho dòng MR-G B2000 - ảnh 5

Phương pháp đánh bóng Sallaz không chỉ đạt thẩm mỹ mà còn có tác dụng duy trì độ bền bỉ, chống ăn mòn của chất liệu. Đòi hỏi tay nghề cao và người thợ thủ công lành nghề mới có thể thực hiện được.

Tìm hiểu thêm các công nghệ trên đồng hồ:

Chia sẻ này có hữu ích cho bạn?
Hữu ích
Không hữu ích

THẢO LUẬN

Chưa có thảo luận nào.

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *