Strap là thuật ngữ thường xuyên xuất hiện trong giới đồng hồ, tuy nhiên không phải ai cũng biết rõ về nó cũng như sự đa dạng về chủng loại. Trong bài viết này, hãy cùng Hải Triều tìm hiểu tất tần tật những thông tin về strap nhé!
MỤC LỤC › Tìm hiểu các loại strap phổ biến trong giới đồng hồ |
Strap là gì?
Strap là một từ tiếng Anh dùng để chỉ dây đeo nói chung. Trên những chiếc đồng hồ đeo tay, từ này dùng để chỉ bộ phận dây giúp cố định đồng hồ trên cổ tay người dùng. Strap không chỉ đơn giản là một cấu phần trong tổng thể đồng hồ, mà còn là chi tiết ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ lẫn công năng sử dụng của sản phẩm. Hiện nay, nhiều hãng đồng hồ đã cho ra đời nhiều chất liệu strap khác nhau nhằm nâng cao trải nghiệm của khách hàng theo từng nhu cầu sử dụng của họ.
Tìm hiểu các loại strap phổ biến trong giới đồng hồ
1. Metal Strap (dây kim loại)
Metal Strap (hay dây kim loại) là loại dây khá phổ biến trên những chiếc đồng hồ đeo tay. Kim loại sử dụng để chế tác loại dây này thường là Inox, thép không gỉ 316L, Titan,… Để dây kim loại có thể cố định trên cổ tay, các nhà sản xuất thường trang bị thêm khóa gài 1 gấp hoặc khóa gài bướm.
Một số dạng dây kim loại phổ biến hiện nay có thể kể đến như 3 mắt xích, H link, 5 mắt xích, lưới, 7 mắt xích. Tùy vào sở thích và nhu cầu sử dụng mà bạn có thể chọn cho mình một kiểu dây kim loại phù hợp nhất với bản thân.
Dưới đây là những ưu và nhược điểm của dây đeo kim loại:
Ưu điểm | Nhược điểm |
Độ bền ấn tượng theo thời gian | Trọng lượng khá nặng khi đeo lên cổ tay |
Tính thẩm mỹ cao với vẻ ngoài sang trọng | Cần bảo quản kỹ lưỡng đối những mẫu có lớp mạ bên trên |
Dễ dàng vệ sinh | Tương đối khó để thay đổi kích cỡ dây |
Dây kim loại góp phần tôn lên vẻ đẹp của ba chiếc đồng hồ Seiko SPB465J1 (trái), SPB467J1 (giữa) và SPB463J1 (phải)
2. Leather Strap (dây da)
Khi nhắc đến dây đồng hồ, da vẫn là sự lựa chọn cổ điển toát lên sự tinh tế và linh hoạt. Ngoài ra, chất liệu này còn mang đến vô vàn sự lựa chọn khác nhau, từ cao cấp đến bình dân.
Ưu điểm | Nhược điểm |
Mang lại cảm giác thoải mái, thích hợp đeo hằng ngày | Tuổi thọ không cao |
Mang vẻ đẹp tinh tế và thanh lịch | Dễ bị ảnh hưởng bởi yếu tố từ môi trường, dẫn đến tình trạng bong tróc, bạc màu, gãy |
Dễ dàng thay mới khi cần | |
Linh hoạt trong việc điều chỉnh kích thước để vừa vặn với cổ tay |
Dây đeo bằng da trên bộ ba Tissot T129.410.26.263.00, T129.410.16.013.00 và T129.410.36.261.00
3. Mesh Strap (dây lưới)
Có thể coi Mesh Strap (dây lưới) là sự giao thoa một cách hoàn hảo giữa dây kim loại và dây da. Loại dây này có nhiều mắt xích đan xen tỉ mỉ, vừa chắc chắn là vừa mang đến cảm giác mềm mại. Đó cũng chính là lý do mà dây lưới thường xuất hiện trên những chiếc đồng hồ dành riêng cho nữ.
Về chất liệu, dây lưới thường chế tác từ chất liệu thép không gỉ hoặc titan mang lại độ bền cực kì cao. Đặc biệt, khi có thêm lớp gia công đánh bóng, mesh strap còn góp phần tăng thêm sự sang trọng cho đồng hồ.
Ưu điểm | Nhược điểm |
Cân bằng hoàn hảo giữa độ bền và tính thẩm mỹ | Thường chỉ phù hợp với những chiếc đồng hồ dành cho giới trẻ, đặc biệt là nữ giới. |
Dễ dàng vệ sinh | |
Dễ dàng điều chỉnh để vừa vặn với cổ tay |
4. Rubber Strap (dây cao su)
Dây cao su là loại dây đề cao tính đa dụng trong đời sống hằng ngày khi phù hợp với nhiều mục đích sử dụng khác nhau. Hai loại dây cao su phổ biến là dây Silicon và FKM, và chúng đều là những chất liệu mang lại sự thoải mái cùng độ bền vượt trội. Nếu dây kim loại thường khá nặng và dễ xước, dây da không phù hợp để sử dụng khi vận động mạnh hay môi trường nóng bức thì dây cao su lại có thể khắc phục được tất cả những vấn đề nói trên.
Ưu điểm | Nhược điểm |
Dễ đeo | Có thể không phù hợp với đại đa số người dùng |
Độ bền cao | Dễ bám bụi, cần vệ sinh thường xuyên |
Ứng dụng được cho nhiều mục đích sử dụng khác nhau | |
Mức giá dễ tiếp cận |
Ảnh: Casio MCW-200H-2AVDF
5. Ceramic Strap (dây gốm sứ)
Ceramic Strap là loại dây đeo sử dụng gốm kỹ thuật hóa học – loại vật liệu có độ bền cơ học cao và mang đến khả năng chống trầy xước cho đồng hồ. Về độ thẩm mỹ, dây đeo bằng gốm mang vẻ bóng bẩy và đầy thanh lịch. Nhờ vậy mà bạn có thể sử dụng chúng trong nhiều dịp khác nhau. Ngoài ra, trọng lượng của loại dây này khá nhẹ, tạo cảm giác thoải mái khi đeo.
Ưu điểm | Nhược điểm |
Độ bền cao, khả năng chịu lực và chống trầy xước ấn tượng | Giá thành tương đối cao |
Tính thẩm mỹ cao, thường sử dụng trên những mẫu đồng hồ cao cấp | Độ nhận diện còn thấp, chưa phổ biến với đại đa số người dùng |
Trọng lượng nhẹ, mang đến cảm giác đeo thoải mái | |
Là sự lựa chọn hoàn hảo cho những dịp đặc biệt lẫn các trang phục hàng ngày |
6. Titanium Strap (dây Titanium)
Titanium nổi tiếng là vật liệu mang đến vẻ đẹp tuyệt mỹ cùng độ bền cơ học cực kỳ cao. Titanium thường chỉ xuất hiện trên lớp vỏ và dây đeo của một số dòng đồng hồ cao cấp bởi đây là loại vật liệu có giá thành cao và khó chế tác. Có thể coi dây Titanium là bản nâng cấp của dây kim loại khi vừa có độ bền cao, vừa giải quyết được nhược điểm về trọng lượng.
Ưu điểm | Nhược điểm |
Độ bền cơ học ấn tượng | Giá thành cao, thường chỉ xuất hiện trên những dòng đồng hồ phân khúc cao cấp |
Trọng lượng nhẹ, mang lại cảm giác đeo thoải mái | |
Dễ dàng vệ sinh và bảo quản trong quá trình sử dụng |
Dây Titanium trên chiếc đồng hồ Citizen NJ0090-81A
7. Nato Strap (dây vải Nato)
Dây vải Nato lần đầu ra mắt vào năm 1973, với mục đích đáp ứng nhu cầu về một loại dây đeo đồng hồ có độ bền cực cao của quân đội Anh Quốc. Dây vải Nato mang đến sự mềm mại, linh hoạt và phù hợp đeo trong thời gian dài. Ngoài ra, khả năng chịu nhiệt và hấp thụ mồ hôi của loại dây đeo này cũng được đánh giá cao bởi người dùng.
Ưu điểm | Nhược điểm |
Độ bền cao | Hơi cứng với một số người trong những lần đeo đầu tiên, tuy nhiên có thể khắc phục bằng cách đeo thường xuyên |
Thích hợp đeo hằng ngày nhờ sự thoải mái và thấm hút mồ hôi tốt | Thiếu đi sự tinh tế như một số vật liệu khác, có thể không phù hợp với những dịp trang trọng |
Dễ dàng vệ sinh và thay thế khi cần | |
Giá cả phải chăng |
Bộ ba đồng hồ Seiko SRPG31K1, SRPG35K1 và SRPG37K1 với dây vải Nato
Trên đây là một vài chia sẻ về strap cũng như ưu nhược điểm của từng loại. Hi vọng những thông tin vừa cung cấp sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình chọn ra cho mình một mẫu strap phù hợp nhất.
Tìm hiểu thêm về những cấu phần khác trên đồng hồ:
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Retrograde là gì? Tìm hiểu chức năng kim đồng hồ quay trở lại
Big Date là gì? Tại sao các hãng đồng hồ xa xỉ rất hay sử dụng?
ETA 2892-2 trở thành tiêu chuẩn cho nhiều thương hiệu Thụy Sỹ
Review cỗ máy 6R15 Seiko phổ biến nhất trong đồng hồ hiện đại
Từ thô sơ đến tuyệt tác: Quá trình thuộc da tạo nên đẳng cấp
Slide rule – Vòng bezel xoay đa tính năng trên đồng hồ
Vàng 18K trên đồng hồ là gì? Điều gì tạo nên sức hút của nó?
Kỹ thuật đánh bóng đen Sallaz Polishing thủ công bậc thầy
THẢO LUẬN