Thuật ngữ COSC trên đồng hồ là gì? Công dụng, giá trị COSC

Thuật ngữ COSC trên đồng hồ là gì? Công dụng, giá trị COSC

Chúng ta thường nghe về đồng hồ đạt chứng nhận COSC, với người sành về đồng hồ đây lại là một thuật ngữ nói về một chiếc đồng hồ cao cấp. Vậy thuật ngữ COSC trên đồng hồ là gì, có ý nghĩa như thế nào, phải đạt điều kiện gì?

Tham khảo: Các mẫu đồng hồ Chronometer đang bán tại Đồng Hồ Hải Triều

MỤC LỤC

› Giải đáp đầy đủ về thuật ngữ COSC trên đồng hồ

1. Thuật ngữ COSC là gì?

2. Điều kiện để được COSC chứng nhận

› Tại sao các thương hiệu lại chạy đua về chứng nhận COSC

1. Gia tăng giá trị trên đồng hồ

2. Giới hạn số lượng chứng nhận mỗi năm

3. Chỉ áp dụng đối với đồng hồ Thụy Sỹ

4. Yêu cầu, điều kiện cực kỳ khắt khe

5. Đồng hồ phải do các chuyên gia lắp ráp

› Những thương hiệu được COSC cấp chứng nhận nhiều nhất 

1. Rolex

2. Omega

3. Breitling

4. Swatch Group

5. Chopard

Giải đáp đầy đủ về thuật ngữ COSC trên đồng hồ

YouTube video

Những mẫu đồng hồ Chronometer đáng mua nhất

1. Thuật ngữ COSC là gì?

The Contrôle Officiel Suisse des Chronomètres – Viện kiểm tra Đo lường Thụy Sỹ (được viết tắt là COSC) là một tổ chức có vai trò quan trọng trong ngành công nghiệp sản xuất đồng hồ tại Thụy Sỹ.

COSC được thành lập vào năm 1973, đây là một tổ chức phi lợi nhuận của Thụy Sỹ. COSC đã được các nhà sản xuất của nhiều thương hiệu nổi tiếng trên thế giới như: Rolex, Omega, Tissot,…  gửi đồng hồ của họ để được nhận chứng nhận.

Cơ quan này chịu trách nhiệm về độ chính xác của những chiếc đồng hồ có xuất xứ tại Thụy Sỹ. Bộ máy của đồng hồ chỉ được kiểm tra dựa trên tiêu chuẩn ISO 3159 và được đánh giá dựa trên nhiều tiêu chí.

Thuật ngữ COSC trên đồng hồ là gì Công dụng giá trị COSC - Ảnh 1

Thuật ngữ COSC trên đồng hồ là gì là câu hỏi mà nhiều người thắc mắc

Thuật ngữ COSC trên đồng hồ là gì, có giống Chronometer không? Hai thuật ngữ này hoàn toàn khác nhau và hay bị nhiều người nhầm lẫn.

Một chiếc đồng hồ có khả năng bấm giờ với độ chính xác cao có thể được chứng nhận là đồng hồ Chronometer. Những chiếc đồng hồ được chứng nhận COSC là đồng hồ Chronometer, tuy nhiên không phải đồng hồ Chronometer nào cũng có chứng nhận COSC.

Chứng nhận COSC được toàn thế giới coi là mẫu mực của độ chính xác. Một chiếc đồng hồ phải đạt những tiêu chuẩn nhất định trước khi được gửi đến cơ quan. Tại tổ chức cấp chứng nhận, đồng hồ phải trải qua quá trình kiểm tra và đánh giá nghiêm ngặt.

Chính vì được kiểm tra khắt khe nên chứng nhận này như một lời khẳng định đối với chất lượng của những chiếc đồng hồ. Dựa vào đây, người dùng có thể so sánh giá trị giữa những chiếc đồng hồ.

Bật mí: Ngoài COSC, các tổ chức cấp chứng nhận khác

2. Điều kiện để được COSC chứng nhận

Để được kiểm tra, COSC chỉ nhận những chiếc đồng hồ có nhãn Swiss Made, có bộ máy được sản xuất tại Thụy Sỹ. Để đánh dấu chứng nhận, mỗi chiếc đồng hồ sẽ được khắc số seri trên bộ máy.

Đồng hồ sẽ nhận được chứng nhận này nếu bộ chuyển động đáp ứng những tiêu chí của ISO 3159.

Khi được gửi đến COSC, đồng hồ sẽ trải qua quá trình kiểm tra: Bộ chuyển động của được hồ được đặt một móc cài 5 rãnh, bộ chuyển động được quấn theo hướng dẫn, các bộ phận được đặt trong vỏ bọc được kiểm soát nhiệt độ ở 73,4 ° F (23°C) trong vòng 12 giờ.

Điều kiện để được COSC chứng nhận - Ảnh 2

Đây là các tiêu chí để đồng hồ cần phải đạt được và cấp chứng nhận COSC

Sau đó, đồng hồ sẽ tiếp tục được kiểm tra trong vòng 15 ngày (đối với đồng hồ cơ) ở những mức nhiệt độ khác nhau. Một chiếc đồng hồ đạt tiêu chuẩn COSC cần phải đáp ứng các điều kiện sau:

  • Tốc độ trung bình một ngày: Sự sai lệch về tốc độ chỉ được dao động từ -4 đến +6 giây/ngày sau 10 ngày thử nghiệm.
  • Tốc độ thay đổi trung bình: Trong 10 ngày, tốc độ của đồng hồ được theo dõi tại 5 điểm khác nhau (2 theo chiều nằm ngang và 3 theo chiều thẳng đứng). Điều kiện đạt chuẩn khi tổng cộng có 50 điểm và sự sai lệch không vượt quá 2 giây.
  • Tốc độ thay đổi lớn nhất ở 5 vị trí khác nhau không lớn hơn 5giây/ngày.
  • COSC trừ giá trị trung bình theo chiều thẳng đứng cho giá trị trung bình theo chiều nằm ngang độ sai lệch phải nằm trong khoảng -6 đến +8 giây.
  • Sự khác nhau giữa tốc độ lớn nhất trong ngày và tốc độ trung bình trong ngày không vượt quá 10 giây/ngày.
  • Sự sai khác về thời gian của đồng hồ tại 8 ° C và 38 ° C không được lớn hơn 0.6 giây/ngày.
  • Sai số lũy tiến: Sai số giữa tốc độ trung bình trong ngày ở 2 ngày thử nghiệm đầu tiên so với 2 ngày cuối cùng không được vượt quá 5 giây.

đồng hồ thạch anh, việc kiểm định này sẽ diễn ra 13 ngày. Nếu một trong các thông số trên có sai số tăng hoặc giảm quá nhiều giây sẽ không đạt được chứng nhận này.

Tại sao các thương hiệu lại chạy đua về chứng nhận COSC

Vì sao COSC lại có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, giá trị của thuật ngữ COSC trên đồng hồ là gì mà được nhiều thương hiệu chạy đua để nhận được chứng nhận. Tất cả câu trả lời sẽ được đề cập trong phần sau đây.

1. Gia tăng giá trị trên đồng hồ

Chứng nhận COSC giúp chiếc đồng hồ tăng thêm giá trị bởi đó là minh chứng cho độ chính xác cao, trải qua quá trình thử nghiệm khắc khe.

Khả năng đạt chứng nhận COSC rất thấp nên giá trị của những chiếc đồng hồ này đem lại sẽ chắc chắn cao hơn so với những chiếc không đạt được.

2. Giới hạn số lượng chứng nhận mỗi năm

Mỗi năm chỉ có hơn 1 triệu chứng nhận COSC được chính thức cung cấp. Chỉ chiếm 3% trên tổng sản lượng đồng hồ Thụy Sỹ được sản xuất ra.

Điều đó cho thấy, những chiếc đồng hồ cần phải có chất lượng cao nhất, được lắp ráp chỉnh chu nhất và được làm từ những vật liệu tốt nhất thì mới có thể đạt được chứng nhận này.

3. Chỉ áp dụng đối với đồng hồ Thụy Sỹ

Chỉ có đồng hồ Thụy Sỹ mới được tiến hành các quy trình kiểm tra và cấp chứng nhận COSC. Điều này sẽ đảm bảo được độ tin cậy và tầm cỡ của chứng nhận.

Đồng hồ được sản xuất tại các nước khác như: Mỹ, Nhật Bản,… sẽ không áp dụng được chứng nhận COSC mà sẽ có những chứng nhận khác của riêng quốc gia đó với những tiêu chí và quá trình kiểm tra tương tự.

Chỉ những chiếc đồng hồ Thụy Sỹ mới được áp dụng COSC - Ảnh đồng hồ Titoni 83300 S-BE-706 - ảnh 3

Chỉ những chiếc đồng hồ Thụy Sỹ mới được áp dụng COSC Ảnh đồng hồ Titoni 83300 S-BE-706

4. Yêu cầu, điều kiện cực kỳ khắt khe

Với sự chọn lọc gắt gao, không thể phủ nhận một chiếc đồng hồ khi đạt được chứng nhận COSC sẽ đem đến cho bạn nhiều giá trị hơn. COSC là một bằng chứng chắc chắn đảm bảo khả năng hoạt động của đồng hồ sẽ vượt trội và đáng tin cậy.

5. Đồng hồ phải do các chuyên gia lắp ráp

Vì COSC đòi hỏi những tiêu chuẩn gắt gao, nên để những chiếc đồng hồ đạt yêu cầu thì phải cần đến tay nghề của những chuyên gia lắp ráp có trình độ kỹ thuật cao.

Những người chuyên gia sẽ kiểm soát được chất lượng của đồng hồ một cách tốt nhất. Sau khi lắp ráp, những chiếc đồng hồ sẽ được đi kiểm định về chất lượng để đạt chất lượng chuẩn Swiss Made.

Những thương hiệu được COSC cấp chứng nhận nhiều nhất 

Hiện nay, một số thương hiệu được cấp chứng nhận COSC nhiều nhất có thể kể đến như: Rolex, Omega, Breitling, Swatch Group và Chopard. 

1. Rolex

Rolex là thương hiệu đạt được chứng nhận COSC nhiều nhất, với số lượng lên đến 800.000 chiếc đồng hồ, chiếm hơn 50% số lượng đồng hồ đạt được chứng nhận mỗi năm.

Năm 2012, Rolex được cấp 798.935 chứng chỉ (tăng 6% so với năm 2011). 2002 là năm Rolex có nhiều chứng chỉ nhất 814.720.

Có thể thấy, Rolex đã đầu tư rất nhiều thời gian và tiền bạc để đảm bảo bộ máy có được chất lượng và độ chính xác  tốt nhất. Chính vì thế mà Rolex đã trở thành một thương hiệu dành được sự tin cậy hàng đầu.

Không những sở hữu một bộ máy chất lượng cao mà Rolex còn đưa ra một chế độ bảo hành kéo dài như một sự cam kết về chất lượng sản phẩm mà người dùng sẽ nhận được.

Rolex là thương hiệu đạt được nhiều chứng chỉ COSC nhất - ảnh 4

Rolex là thương hiệu đạt được nhiều chứng chỉ COSC nhất

2. Omega

Với mong muốn vươn lên thách thức, Omega đã nhanh chóng chứng minh về độ chính xác của mình với một ký hiệu mới gọi là Master Chronometer. 511.861 chiếc đồng hồ được cấp chứng nhận.

Viện đo lường liên bang, hay còn gọi là Metas đã tiến hành các cuộc thử nghiệm đối với đồng hồ Omega sau khi những chiếc đồng hồ này đạt được chứng nhận COSC.

Chất lượng của đồng hồ Omega đã được kiểm chứng chuyển động để đạt độ chính xác tối thiểu là 0/+5 giây mỗi ngày.

Metas đã kiểm tra khả năng chống nước của đồng hồ bằng cách nhúng đồng hồ vào nước và tăng áp suất đến độ sâu dự tính của khả năng chống nước.

Omega đã nhanh chóng chứng minh về độ chính xác của mình với một ký hiệu mới gọi là Master Chronometer - ảnh 5

Omega trải qua quá trình kiểm tra gắt gao của Metas 

3. Breitling

Breitling luôn là thương hiệu dẫn đầu trong những phát minh đột phá và là nhà sản xuất đồng hồ phát triển bộ máy Chronograph tự lên dây cót đầu tiên vào năm 1969.

Các thiết kế của Breitling thường phức tạp, táo bạo và kích thước mặt đồng hồ thường rất lớn cho phép hiển thị nhiều thông tin hơn.

Những chiếc đồng hồ thạch anh của Breitling có bộ máy Quartz Chronometer nhận được chứng nhận COSC, khẳng định độ chính xác và các hoạt động của đồng hồ thạch anh đều đạt tiêu chuẩn.

Nhiều sản phẩm của Breitling, đặc biệt là đồng hồ thạch anh đã được chứng nhận COSC - ảnh 6

Nhiều sản phẩm của Breitling, đặc biệt là đồng hồ thạch anh đã được chứng nhận COSC – 147.917 chiếc, trong đó có 28.499 đồng hồ thạch anh.

4. Swatch Group

Swatch Group là một trong những thương hiệu nổi tiếng với nhiều phân khúc khác nhau có chứng nhận COSC nhiều nhất.

Hiện nay, Swatch Group là một nhà cung cấp đồng hồ lớn nhất thế giới với nhiều thương hiệu đình đám như: Mido, Tissot, Omega, Longines,…

Swatch Group là một trong những thương hiệu nổi tiếng với nhiều phân khúc khác nhau có chứng nhận COSC nhiều nhất - ảnh 7

5. Chopard

Thương hiệu cuối cùng nhận được nhiều chứng nhận COSC nhất không thể bỏ qua chính là Chopard. 

Nếu bạn là một người yêu thích năng động, mạnh mẽ và muốn có một chiếc đồng hồ sang trọng đảm bảo độ chính xác về thời gian thì Chopard sẽ là lựa chọn tốt nhất dành cho bạn.

Chopard góp mặt trong các thương hiệu có chứng nhận COSC nhiều nhất - ảnh 8

Chopard có khoảng 16.107 chiếc được cấp chứng nhận

Như vậy, bài viết trên đã giải đáp những câu hỏi thuật ngữ COSC trên đồng hồ là gì, công dụng và giá trị mà chứng nhận này đem lại.

Thông qua đó, bạn đã được trang bị những kiến thức bổ ích để có thể đánh giá chất lượng của một chiếc đồng hồ, cũng như lựa chọn được những mẫu đồng hồ ưng ý nhất.

Tìm hiểu thêm các chứng nhận trên đồng hồ & thuật ngữ liên quan

Chia sẻ này có hữu ích cho bạn?
Hữu ích
Không hữu ích

THẢO LUẬN

Chưa có thảo luận nào.

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *