Có thể bạn chưa biết, case đồng hồ không chỉ là lớp áo bảo vệ bộ máy, còn giúp đồng hồ thể hiện phong cách độc đáo, định hình cá tính của người đeo. Dưới đây là tất cả kiến thức về vỏ đồng hồ có thể bạn chưa biết.
Case đồng hồ là gì? Chức năng của vỏ đồng hồ
“Case” là thuật ngữ dùng để chỉ phần vỏ bên ngoài bao bọc các chi tiết gồm mặt số, kim và bộ máy bên trong. Chúng có nhiều hình dạng, vật liệu khác nhau, cho phép bạn lựa chọn theo sở thích của mình. Đây là thành phần quan trọng quyết định đến vẻ đẹp thẩm mỹ cũng như sự bền bỉ của sản phẩm
Chức năng chính của vỏ đồng hồ là bảo vệ bộ máy khỏi những tác động từ môi trường, chống thấm nước, chịu nhiệt và chịu va đập, giữ được sự ổn định, hoạt động hiệu quả trong thời gian dài. Đây là yếu tố không thể bỏ qua khi lựa chọn phụ kiện xem giờ, vì vậy, bạn nên biết một số thông tin cơ bản về chúng.
Case đồng hồ có nhiều hình dạng, tùy thuộc vào phong cách thiết kế của từng mẫu
9 thành phần tạo nên vỏ đồng hồ và quá trình tạo ra
1. Thành phần
- Viền (Bezel): Viền nằm ở ngoài cùng của vỏ, giữ cố định mặt kính phía trên. Viền có thể là cố định hoặc xoay (ở một số mẫu đồng hồ lặn), giúp tăng thêm các tính năng.
- Mặt kính: Bảo vệ mặt số khỏi tác động bên ngoài. Chất liệu mặt kính có thể là kính sapphire, kính khoáng, hoặc vật liệu .
- Núm chỉnh: Thường nằm bên ngoài vỏ, cho phép điều chỉnh giờ và lịch (ngày – thứ).
- Nút bấm: Thường nằm bên cạnh vỏ, ở các mẫu có chức năng đặc biệt như chronograph, báo thức, chúng dùng để kích hoạt tính năng này. Có ở đồng hồ điện tử và cơ .
- Nút điều chỉnh phụ: Tương tự như nút bấm, nút điều chỉnh một chức năng cụ thể như chỉnh múi giờ. Chúng yêu cầu sử dụng một công cụ đặc biệt để kích hoạt. Điều này ngăn ngừa điều chỉnh không mong muốn xảy ra.
- Gioăng: Gioăng cơ khí là “vòng chữ O” làm từ cao su/nylon hoặc Teflon đặt giữa hai thành phần bên trong vỏ, sử dụng làm lớp đệm kín nước tại điểm kết nối với mặt kính, mặt sau và núm điều chỉnh, đảm bảo độ kín nước. Các vật liệu, hình dạng, độ dày gioăng khác nhau được sử dụng để đạt được mức chống nước khác nhau.
- Vấu (Lugs): Phần kết nối dây đeo với vỏ, thường được tích hợp vào phần giữa của vỏ.
- Mặt sau: Mặt sau gắn ở mặt đối diện của mặt số. Mặt sau của vỏ có một số loại phụ kiện gồm: Screw-On (mặt sau có ren vặn vào phần giữa), vặn chặt (mặt sau gắn chặt vào phần giữa bằng những con vít nhỏ), Snap-On (mặt sau “bấm” vào phần giữa mà không cần sử dụng ốc vít hoặc ren).
- Phần giữa (Viền đồng hồ): Đây là thành phần cấu trúc bao quanh bên ngoài, thường gắn trực tiếp cho thành phần khác như mặt sau vỏ, nút bấm và vành bezel.
2. Cách vỏ đồng hồ được tạo ra
Việc sản xuất đồng hồ gồm nhiều giai đoạn tinh vi và đòi hỏi sự chính xác cao.
Giai đoạn 1: Thiết kế
- Sử dụng phần mềm CAD để tạo mô hình 3D chi tiết, đảm bảo kích thước và tỷ lệ chính xác. Tạo một mẫu thử bằng nhựa hoặc kim loại in 3D để xem xét hình dáng thực tế, điều chỉnh các chi tiết nếu cần.
Giai đoạn 2: Tiến hành gia công
- Đưa khối kim loại vào máy CNC để cắt gọt, thông qua máy tiện, máy phay để tạo ra hình dạng của vỏ
- Gia công chi tiết như lỗ lắp dây, gắn kính, …hoàn thiện phần khác một cách tỉ mỉ.
Giai đoạn 3: Xử lý bề mặt, lắp ráp
- Tùy theo thiết kế của từng mẫu mà lớp vỏ sẽ được đánh bóng hoặc chải xước, mạ PVD hoặc phủ gốm. Sau đó tiến hành bước trang trí như khảm đá quý hay đánh số lên vành bezel, lắp núm vặn đồng hồ. Đây là bước hoàn thiện tất cả vẻ ngoài của vỏ đồng hồ.
Giai đoạn 4: Kiểm tra, hoàn thiện
- Kiểm tra kích thước và độ chính xác (không phải của bộ máy) của các kỹ thuật chế tác bằng dụng cụ chuyên dụng như máy đo độ dày 3D (Coordinate Measuring Machine – CMM), thiết bị đo quang học, kính hiển vi…
- Kiểm tra khả năng chống nước (đặc biệt quan trọng với đồng hồ thể thao) bằng máy kiểm tra áp suất có cảm biến laser hoặc quang học hoặc kiểm tra trong điều kiện áp suất nước thực tế (5ATM, 10ATM, 20ATM). Sau khi kiểm tra, nếu có bọt khí nổi lên có nghĩa là nước đã xâm nhập vào, tương đương không đạt tiêu chuẩn chống nước.
- Trải qua nhiều bước kiểm tra khác như chức năng của núm vặn, độ bền của chất liệu vỏ, mã số seri, logo thương hiệu. Tất cả đều đạt chuẩn thì hoàn thành, sẵn sàng để lắp ráp và hoàn thiện với bộ phận khác.
Chất liệu tạo case đồng hồ hiện nay
1. Thép không gỉ 316L, 904L
Sự ra đời của thép không gỉ vào năm 1913 đánh dấu bước ngoặt thực sự trong lĩnh vực xây dựng, mở ra cánh cửa cho sự phát triển của các vật liệu và kỹ thuật lắp ráp mới. Thép không gỉ 316L là chất liệu vỏ đồng hồ phổ biến nhất. Tiết kiệm chi phí, chống ăn mòn, dễ hoàn thiện và có độ bền cao. Đa số thương hiệu Nhật Bản như Seiko, Orient, Casio… đều sử dụng chất liệu này.
Thép không gỉ 904L cao cấp hơn, mang đến độ sáng bóng và khả năng chống gỉ vượt trội. Đây là sản phẩm độc quyền của Rolex, họ chuyên sử dụng chất liệu này cho phần lớn mẫu mã của mình.
Tìm hiểu kỹ hơn về 2 loại thép này tại đây: Thép không gỉ 316L, 304 và 904L là gì? Loại nào tốt nhất?
Đồng hồ làm từ thép không gỉ có độ sáng bóng tốt và tuổi thọ sử dụng lâu dài vì vậy rất được ưa chuộng – Ảnh: Seiko Presage Classic
2. Titanium
Ngoài thép, Titanium cũng là chất liệu vỏ đồng hồ bền bỉ. Là hợp kim Titan có màu trắng bạc, khả năng chống ăn mòn cực tốt, kể cả với nước biển, axit hay clo. Titanium được ưa chuộng trong chế tác vì nhẹ và cứng hơn thép, rất phù hợp cho dòng thể thao cần sự bền bỉ, khả năng chống va đập tốt. Ngoài ra, titanium không gây dị ứng cho da, là sự lựa chọn lý tưởng cho người có làn da nhạy cảm.
3. Gốm (Ceramic)
Vật liệu gốm làm từ hợp chất vô cơ kết hợp với phi kim loại, tạo ra vật liệu Ceramic (gốm) siêu cứng và chắc, vì vậy những chiếc đồng hồ này có khả năng chống trầy xước tốt, còn mang lại giao diện sang trọng, độc đáo. Tuy nhiên, chúng dễ bị hư hỏng do va đập hơn, có thể nứt, vỡ nếu bị va đập đủ mạnh. Các thương hiệu lớn như Omega, Hublot, Rolex rất thường xuyên sử dụng ceramic.
4. Nhựa
Chất liệu vỏ đồng hồ bằng nhựa thường được sử dụng trên sản phẩm kỹ thuật số Nixon, chủ yếu trong các dòng thể thao như dòng G-Shock, Baby-G của Casio. Nhựa nhẹ, dẻo, linh hoạt, chống sốc tốt nhưng không có độ bền cao như kim loại vì vậy giá thành rẻ hơn so với loại sử dụng chất liệu khác. Nhựa có thể làm từ nhiều nguồn vật liệu khác nhau, bao gồm TR-90, polycarbonate, abs, acetate và nhiều loại khác.
Vẻ ngoài có vẻ “to lớn” nhưng chúng nhẹ hơn và giá thành cũng rẻ hơn – Ảnh: G-Shock G-SQUAD GBA-800-3ADR
5. Các kim loại quý hiếm: vàng, bạc, bạch kim
Các chất liệu quý hiếm như vàng, bạc, bạch kim thường dùng trong các dòng đồng hồ cao cấp và xa xỉ. Vỏ vàng mang đến vẻ đẹp sang trọngỉ, ví dụ như Rolex Day-Date, tạo nên ấn tượng mạnh nhờ ánh sáng ấm áp, kiểu dáng đẳng cấp…, còn bạch kim lại cứng, bền hơn so với vàng thường thấy ở mẫu Patek Philippe…
6. Đồng
Vỏ đồng hồ bằng đồng có sức hấp dẫn thị giác cao. Mang lại vẻ ngoài cổ điển và thường sử dụng cho các dòng vintage. Một số mẫu có khả năng phát triển lớp gỉ tự nhiên (patina) hay gọi là bị oxy hóa, tạo nên một phong cách độc đáo theo thời gian. Tuy nhiên, chất liệu đồng có nhiều khả năng gây kích ứng da và bị oxy hóa do nước muối, mồ hôi.
7. Gỗ
Gỗ là chất liệu ít gặp làm chất liệu vỏ đồng hồ truyền thống nhưng lại nổi bật trong dòng nghệ thuật, tạo cảm giác gần gũi và khác biệt. Những thương hiệu đi đầu trong lĩnh vực này là WeWood – một thương hiệu nổi tiếng từ Ý, Holzken (Áo), JORD (Mỹ), Kerbholz (Đức),…
Vỏ gỗ thường mang lại nét tự nhiên, mộc mạc, là lựa chọn lý tưởng cho những ai yêu thích phong cách khác biệt và bền vững. Tuy nhiên, độ bền sẽ không cao, cần bảo quản kỹ, chỉ phù hợp với mục đích sưu tầm hoặc sử dụng trong các dịp đặc biệt hơn là để đeo hàng ngày.
Sản phẩm này ít được phổ biến vì mục đích thương mại của chúng không cao, chỉ đáp ứng một phần nhỏ khách hàng
Các thông số quan trọng cần biết về vỏ đồng hồ
1. Case Size (Kích thước vỏ)
Kích thước vỏ là một yếu tố quyết định vẻ ngoài và sự vừa vặn của chúng trên cổ tay. Thông thường, kích thước vỏ đo theo đường kính của mặt số, đơn vị milimet (mm).
Nam giới thường chọn kích thước từ 38-42mm cho phong cách thanh lịch, trong khi kích thước lớn hơn 42-46mm sẽ phù hợp với phong cách mạnh mẽ. Đối với nữ giới, có đường kính nhỏ hơn (28-36mm) tạo cảm giác thanh thoát và tinh tế.
Để lựa chọn một chiếc đồng hồ đeo tay phù hợp nhất với bạn, hãy tham khảo cách đo và chọn size đồng hồ theo kích thước cổ tay.
2. Case Back (Mặt sau vỏ)
Mặt sau case đồng hồ có thể là dạng vặn ren, ép hoặc thiết kế lộ máy. Dạng lộ máy cho phép người đeo nhìn thấy cách bộ máy hoạt động bên trong, tạo trải nghiệm thú vị. Đối với mặt sau dạng vặn ren hoặc ép giúp bảo vệ bộ máy tốt hơn, tăng khả năng chống nước và thường thấy chúng ở dòng thể thao hoặc dành đi lặn.
3. Case Number (Số Seri của vỏ)
Case number là mã số seri duy nhất của vỏ đồng hồ, khắc trên mặt sau hoặc giữa các vấu. Mã seri thường đi kèm với các mã khác như model number hoặc mã bộ máy, người dùng có thể xác định các thông tin cụ thể như xác minh tính độ chính hãng, bảo dưỡng. Thông thường, mỗi chiếc đều có case number duy nhất, bạn có thể nhập mã số này trên trang website của hãng để kiểm tra thông tin sản phẩm.
4. Case Diameter (Đường Kính Vỏ)
Case diameter là kích thước đường kính của vỏ, thường được đo bằng milimét (mm) từ mép bên trái sang mép bên phải (không tính núm chỉnh giờ). Thông thường, sẽ có 3 kích cỡ chính. Theo xu hướng hiện nay, đường kính xem là tiêu chuẩn cho nam là 40-42mm, đồng hồ nữ thường dao động từ 28-36mm. Tuy nhiên, sẽ có những mẫu có kích thước lớn hoặc nhỏ hơn đáp ứng nhu cầu và sở thích của khách hàng.
5. Case Thickness (Độ Dày Vỏ)
Case thickness là độ dày của vỏ đồng hồ, đo từ mặt kính đến mặt sau của vỏ và phụ thuộc vào cấu trúc bộ máy bên trong (máy quartz, máy cơ, hoặc máy tự động). Độ dày <10mm thường sử dụng bộ máy Quartz hoặc máy cơ mảnh, phong cách tối giản, thanh lịch. Trên 10mm được xem là loại dày, thường ở các dòng thể thao, tạo vẻ ngoài cứng cáp, mạnh mẽ và phù hợp cho những người ưa thích phong cách năng động, khỏe khoắn.
Ví dụ, Citizen với công nghệ Eco-Drive đã cho ra mắt các mẫu cực kỳ mỏng, chỉ dày từ 5-6mm. Trong khi đó, các dòng thể thao của Seiko hay Orient có độ dày từ 12mm trở lên, nhấn mạnh sự mạnh mẽ và bền bỉ. Tham khảo các mẫu: Đồng hồ siêu mỏng
Các hình dạng vỏ đồng hồ độc đáo không nên bỏ lỡ
Bạn có biết, chiếc đồng hồ đeo tay đầu tiên trên thế giới có hình dạng gì?
Trái với niềm tin của chúng ta, hình dạng vỏ đầu tiên không phải là hình tròn hay hình vuông mà là hình bầu dục – chiếc Breguet số 2639 được tạo ra cho Nữ hoàng Naples vào năm 1810. Một mẫu khác mang tính biểu tượng với hình dạng vỏ này là Reine de Naples 8908 của Breguet, thuộc bộ sưu tập Reine de Naples được thương hiệu này giới thiệu vào năm 2002.
Chúng ta đã quá thuộc với hình dạng vỏ đối xứng truyền thống như hình tròn, hình chữ nhật và hình vuông. Chúng mang lại góc nhìn cân bằng, do đó được coi là đẹp hơn về mặt thẩm mỹ. Đâu là những dạng case đồng hồ độc đáo khác có thể bạn chưa biết?
- Hình dạng bất đối xứng:
Như tên gọi của nó, không khớp về kích thước hoặc cách sắp xếp. Phong trào bất đối xứng bắt đầu những năm 1930, thiết kế đầu tiên do Louis Cartier phát hành có tên Asymétrique (1936). Nhà sản xuất Thụy Sĩ xa xỉ Audemars Piguet cũng tham gia vào cuộc vui ngay sau đó, đã tạo ra rất nhiều chiếc phức tạp trước năm 1951. Cho đến những năm 60, đã sản xuất khoảng 30 mẫu thiết kế vỏ bất đối xứng khác nhau, tất cả đều là mẫu độc đáo.
Chiếc Cartier bất đối xứng với các chi tiết thiết kế nghiêng góc 30 độ, đánh số đặc biệt, dễ dàng xem giờ ở góc nghiêng
- Hình thùng (Tonneau)
Vỏ tonneau đã trở thành thiết kế mang tính biểu tượng trong thế giới đồng hồ, kiểu dáng Tonneau có tên bắt nguồn từ tiếng Pháp có nghĩa là ”thùng”, mang hình dáng như một chiếc thùng rượu, tạo nên phong cách sang trọng và cá tính, thường thấy trong các mẫu cao cấp. Louis Cartier là người đầu tiên tạo ra vỏ hình dạng Tonneau. Tuy nhiên, trong ngành chế tạo hiện đại, Richard Mille là thương hiệu đầu tiên xuất hiện trong tâm trí khi nói đến hình dáng Tonneau với 80% bộ sưu tập hiện đại có thiết kế vỏ này.
Richard Mille với hình bát giác cong đặc biệt, sản phẩm Tissot PRX cũng mang thiết kế vỏ tonneau theo xu hướng dễ phù hợp với nhiều đối tượng hơn.
- Hình bát giác
Hình bát giác đặc biệt vì chúng đã tồn tại từ thời những sản phẩm bỏ túi. Cũng chính Audemars Piguet là hãng đầu tiên phát triển dòng sản phẩm đeo tay hình bát giác năm 1917 là loại đính kim cương.
Sau đó, 1972, thương hiệu này đã tạo ra một trong những chiếc mang tính biểu tượng nhất mọi thời đại: Royal Oak. Chúng được xem là “chiếc đồng hồ thể thao cao cấp đầu tiên bằng thép không gỉ”, thiết kế vành bezel và vỏ 8 cạnh đặc trưng cùng với mặt số tapisserie quyến rũ đã phá vỡ khuôn mẫu về thiết kế.
Một số mẫu biểu tượng với thiết kế vỏ này là Cartier Santos Octagon (1990), Bulgari Octo Finissimo (2014), Girard-Perregaux Laureato (2016), Casio G-Shock GA2100 (2019), Orient SK,…
Vỏ hình bát giác mang lại cảm giác cứng cáp và góc cạnh – Ảnh: Orient SK RA-AA0B04R19B
- Hình dạng tiên phong (Avant-Garde)
Mục đích là tạo ra những chiếc phụ kiện đeo tay táo bạo nhất có thể trong thế giới đồng hồ, vượt qua ranh giới những gì có thể phát minh. Tên gọi Avant-Garde bắt nguồn từ thuật ngữ tiếng Pháp “advanced guard” hoặc “vanguard”, dùng để chỉ một tác phẩm nghệ thuật mang tính thử nghiệm sáng tạo về mặt thẩm mỹ. Những thiết kế này thực sự độc đáo và không dành cho thị trường đại chúng. Các thương hiệu như Hublot, De Bethune, MB&F, Urwerk là một số thương hiệu đi đầu trong việc phát triển các hình dạng Avant-Garde.
Những chiếc đồng hồ hình dạng Avant-Garde rất độc đáo và thú vị, không tuân theo lối mòn nào cả, chúng luôn mang đến cảm giác ngạc nhiên mỗi khi xuất hiện
Trên đây là tất cả những thông tin về case đồng hồ, hi vọng sẽ mang lại cho bạn nhiều điều hữu ích. Đồng Hồ Hải Triều cảm ơn bạn đã theo dõi.
Tìm hiểu thêm về thuật ngữ đồng hồ
Case liền đáy có phải là loại có ghi “one piece case” ở đồng hồ Seiko không ạ
Chào anh,
Dạ, ThườngCase liền đáy: loại case nguyên khối (monobloc-cased), đáy liền khối với khung, không thể tháo rời khỏi khung vỏ, ít gặp nhưng khá phổ biến trên đồng hồ lặn chịu nước “hạng nặng”, chịu khí helium, điển hình như Omega Ploprof, Seiko Tuna… bên em nắm thông tin này ạ , Còn one piece case mình cho em lại mã só hay hình ảnh mẫu bên em kiểm tra cho mình anh nhé.
Nếu cần thêm thông tin, anh/chị có thể liên hệ với Hải Triều qua Hotline: 1900.6777
Email: cskh@donghohaitrieu.com (Phòng Chăm sóc khách hàng) nhé.
Em cảm ơn và chúc anh buổi tối vui
_nh|_
Có case đồng hồ orient star 41mm không ạ
Mình muốn mua vỏ casio mtp 1381 inox 316
Chào anh,
Dạ vỏ của đồng hồ Hải Triều không có sẵn, phải đặt hãng, thời gian đặt hãng là từ 1- 3 tháng, nếu anh muốn đặt hãng vui lòng cho em xin họ tên, sđt và mã số đồng hồ bên em sẽ liên hệ hỏi hãng.
Từ 7-10 ngày bên em sẽ liên hệ lại để báo thông tin (nếu có hàng sẽ báo về giá và thời gian có hàng – nếu không có hàng sẽ sẽ báo lý do và hẹn lại thời gian có thông tin).
Nếu đồng ý mức giá và thời gian đó có thể lên đặt cọc và bên em sẽ nhập hàng về nhé. Nếu không anh có thể hủy đơn hàng này.
Nếu cần thêm thông tin, Anh có thể liên hệ với Hải Triều qua Hotline: 1900.6777
Hoặc Zalo: 01234567381
Email: cskh@donghohaitrieu.com (Phòng Chăm sóc khách hàng).
Chúc Anh một ngày tốt lành !
Trân trọng!
-hp-
Có vỏ đồng hồ rolex cellini ko vây shop
Chào anh!
Dạ bên em không có vỏ đồng hồ ROLEX anh nhé. Anh có thể liên hệ trung tâm bảo hành chính hãng của hãng ROLEX tại Việt Nam hỏi thử nhé.
Nếu cần thêm thông tin, anh có thể liên hệ với Hải Triều qua Hotline: 1900.6777
Email: cskh@donghohaitrieu.com (Phòng Chăm sóc khách hàng) nhé.
Chúc anh buổi sáng vui vẻ!
Trân trọng!
_ad_
Case đồng hồ rado có k ạk
Chào anh!
Dạ bên em không có vỏ đồng hồ Rado anh nhé. Anh có thể liên hệ trung tâm bảo hành chính hãng của hãng Rado tại Việt Nam hỏi thử nhé.
Nếu cần thêm thông tin, anh có thể liên hệ với Hải Triều qua Hotline: 1900.6777
Email: cskh@donghohaitrieu.com (Phòng Chăm sóc khách hàng) nhé.
Chúc anh tối vui vẻ!
Trân trọng!
_hd_