So sánh đồng hồ Seiko và Citizen – Cuộc chiến đồng hồ Nhật

So sánh đồng hồ Seiko và Citizen - Cuộc chiến đồng hồ Nhật

So sánh đồng hồ SeikoCitizen – Đâu sẽ là thương hiệu xứng đáng đầu tư nhiều hơn? Cả 2 đều một 9 một 10 và nằm trong tam hoàng thương hiệu đồng hồ Nhật Bản. Khám phá ngay qua bài viết để tự cho mình câu trả lời xứng đáng nhất.

MỤC LỤC

› So sánh đồng hồ Seiko và Citizen: “Đâu là hãng chiến thắng?”

1. Cả 2 đều có di sản phong phú và nhiều thành tựu

2. Triết lý thiết kế: Citizen – công nghệ hóa, Seiko – tay nghề thủ công truyền thống

3. Tiến bộ công nghệ nổi bật: Spring Drive của Seiko và Eco Drive của Citizen

4. Chất lượng bộ máy

5. Các dòng sản phẩm và giá cả

› Seiko và Citizen: đâu là lựa chọn hoàn hảo cho bạn?

1. Ngân sách hạn hẹp – Cả Seiko và Citizen

2. Đam mê sự sang trọng, đẳng cấp – Seiko

3. Người am hiểu công nghệ và yêu môi trường – Citizen

So sánh đồng hồ Seiko và Citizen: “Đâu là hãng chiến thắng?”

Seiko và Citizen là 2 thương hiệu đồng hồ đã cạnh tranh khốc liệt trên thị trường nhiều năm qua. Mỗi một cái tên đều là niềm tự hào to lớn đến từ xứ sở mặt trời mọc. Tuy nhiên, ở Seiko hay Citizen đều muốn khẳng định bản thân và chuyên biệt trong một định hướng nhất định. So sánh đồng hồ Seiko và Citizen giúp chúng ta có cái nhìn chi tiết hơn và đánh giá được đúng bản chất của cả 2 hãng sản xuất.

1. Cả 2 đều có di sản phong phú và nhiều thành tựu

Lịch sử ngành đồng hồ công nhận sự đóng góp sôi nổi đến từ Seiko và Citizen. 

Seiko (1881 – Thương hiệu hoạt động 143 năm)

Năm 1881, Seiko Kintarō Hattori – người sáng lập thương hiệu đã bắt đầu hành trình từ một cửa hàng đồng hồ và phụ kiện mang tên “K. Hattori” trên phố Tokyo. Sau một thời gian hoạt động chăm chỉ, năm 1892, ông đã thành lập nên nhà máy Seikosha, đặt nền tảng cho sự phát triển thịnh vượng của Seiko sau này. 

  • Bước ngoặt quan trọng phải kể đến năm 1913, khi chiếc đồng hồ đeo tay đầu tiên (Laurel) của hãng, cũng là đầu tiên của Nhật Bản chính thức ra mắt. Sản phẩm sở hữu bộ máy 12 ligne được thiết kế để đón đầu kỷ nguyên mà hầu hết đồng hồ đeo tay nào cũng có.
  • Đến năm 1969, Seiko tiếp tục đổi mới khi sáng tạo ra chiếc đồng hồ thạch anh đầu tiên – Seiko Quartz Astron. Đây cũng là phát súng thể hiện tầm nhìn vượt bậc của thương hiệu so với đối thủ cạnh tranh trong giai đoạn diễn ra cuộc khủng hoảng thạch anh.
  • Năm 1997, công nghệ độc đáo Spring Drive do Yoshikazu Akahane sáng tạo chính thức được công bố. Mục tiêu của nghiên cứu là làm sao cho lực quay của đồng hồ cơ kết hợp với độ chính xác cao của đồng hồ điện tử. Seiko còn tuyên bố rằng bộ chuyển động này có độ sai số chỉ 1s/ 1 ngày. 

Citizen (1918 – Thương hiệu hoạt động 96 năm)

Thành lập vào năm 1918, với tên gọi là Viện nghiên cứu đồng hồ Shokosha. Mãi đến năm 1924, tên thương hiệu “Citizen” mới được công nhận và bắt đầu đề ra sứ mệnh tiếp cận được công dân toàn cầu. Khách hàng đã quá quen thuộc với sự cải tiến công nghệ, đổi mới thường xuyên của hãng. 

  • Đi đầu là phát minh công nghệ Parashock năm 1956 với lợi ích bảo vệ đồng hồ khỏi va đập. Để chứng minh độ uy tín của sáng chế, Citizen đã thực hiện thả rơi chiếc đồng hồ từ trực thăng ở độ cao 30 mét so với mặt đất tại 11 thành phố khác nhau.
  • Năm 1970, Citizen trình làng đồng hồ X-8 Chronometer, chiếc đồng hồ sử dụng 99,6% titanium nguyên chất cho vỏ, vành và núm điều chỉnh. Tuy sau đó không phát triển bộ sưu tập này nữa nhưng Citizen đã thu vào khá nhiều lợi ích từ quá trình nghiên cứu vật liệu. Để đến năm 2005, họ cho ra mắt sáng chế độc quyền Titanium (Citizen gọi nó là Super Titanium) với khả năng chống trầy tốt, êm nhẹ trên tay và vô cùng bền bỉ.
  • Một số công nghệ độc quyền phải kể đến như Eco Drive ra đời vào năm 1976. Đây là phát minh mang tính cách mạng, thay thế năng lượng pin thạch anh bằng năng lượng ánh sáng. Thời kỳ đầu, dòng máy Eco Drive có độ sai số 15s/ 1 năm, đến năm năm 2011, Citizen đã nghiên cứu để đạt được độ chính xác cao hơn, mức sai số giảm còn 5s/ 1 năm.

Citizen ngày càng đa dạng sản phẩm cũng như chú trọng tích hợp công nghệ vào bộ máy nhiều hơn

Tìm hiểu chi tiết: Lịch sử hãng đồng hồ Citizen

2. Triết lý thiết kế: Citizen – công nghệ hóa, Seiko – tay nghề thủ công truyền thống

Tuy đều là doanh nghiệp Nhật Bản nhưng triết lý thiết kế giữa Citizen và Seiko có sự khác biệt lớn. Điều này không có nghĩa Citizen không chú trọng đến thủ công truyền thống hay Seiko chẳng hề chủ trương công nghệ hóa. Khác biệt ở chỗ, mỗi bên chọn một “trụ cột” làm điểm mạnh phát triển.

2.1. Seiko với thiết kế thủ công truyền thống

Mỗi một chiếc đồng hồ, Seiko đều kể câu chuyện về văn hóa, nghệ thuật và tay nghề thủ công nước nhà. 

Seiko Craftsmanship Series: Bộ sưu tập hội tụ tinh hoa áp dụng các kỹ thuật chế tạo truyền thống của Nhật Bản. Gồm 4 phiên bản:

  • Seiko Presage SPB393: Áp dụng tráng men (enamel) tạo lớp phủ sáng bóng lên mặt số màu trắng, thực hiện bởi bàn tay nghệ nhân Mitsuru Yokosawa và đội nhóm của ông.
  • Seiko Presage SPB395: Sở hữu mặt số đỏ độc đáo thông qua kỹ nghệ sơn mài Urushi nổi tiếng thực hiện bởi bậc thầy trong giới Isshu Tamura.
  • Seiko Presage SPB397: Phiên bản sử dụng vật liệu gốm Arita lừng danh của Nhật (đến từ làng Arita có lịch sử 400 năm chế tác) tạo thành mặt số màu trắng sữa. Nghệ nhân gốm Hiroyuki Hashiguchi đã nung từng mảnh gốm nhỏ ở nhiệt độ cực cao.
  • Seiko Presage SPB399: Mặt số mang sắc xanh vô cùng đặc biệt kết hợp các vân sóng guilloche, được tạo nên từ kỹ thuật phức tạp nhất – Tráng men Shippo.
Seiko Craftsmanship Series chế tạo từ những phương pháp làng nghề thủ công - ảnh 1

Seiko Craftsmanship Series chế tạo từ những phương pháp làng nghề thủ công

Grand Seiko: Ứng dụng công nghệ “đánh bóng Zaratsu” (một cách đánh bóng bộ vỏ, tạo ra một bề mặt phẳng, mịn như gương bằng máy mài). Là món nghề độc quyền mà chỉ riêng Grand Seiko mới có.

2.2. Citizen đơn giản, thanh lịch và thiết thực

Ngược lại, Citizen đưa tất cả mọi thứ trở về với sự đơn giản, rõ ràng nhất. Họ hướng đến những sản phẩm thanh lịch, thiết thực và phải thân thiện với môi trường. Một số nét nổi bật làm nên thương hiệu của riêng Citizen có thể kể đến như:

  • Citizen NY4053-05A: Sử dụng dây da dập giả vân cá sấu (phân phối bởi LWG) vô cùng chắc chắn, thân thiện và an toàn với môi trường, 100% không thí nghiệm trên động vật.
  • Citizen AQ4091-56M: Sử dụng giấy Tosa nhuộm màu chàm thủ công để đạt mức lý tưởng hấp dẫn thị giác. Vẻ ngoài của giấy Tosa cũng sẽ thay đổi dưới những góc độ ánh sáng khác nhau tạo màu xanh đẹp mắt cho mặt số.
Mẫu đồng hồ Citizen AQ4091-56M sử dụng giấy Tosa thiết kế mặt số - ảnh 2

Mẫu đồng hồ Citizen AQ4091-56M sử dụng giấy Tosa thiết kế mặt số

3. Tiến bộ công nghệ nổi bật: Spring Drive của Seiko và Eco Drive của Citizen

So sánh đồng hồ Seiko và Citizen sẽ không thể thiếu công nghệ tiêu biểu tạo nên sự khác biệt với nhiều đối thủ. 

3.1. Seiko với bộ máy Spring Drive nổi trội

Với Seiko, Spring Drive gần như là công nghệ ăn tiền độc quyền. Giúp chuỗi đồng hồ có được độ chính xác gần như tuyệt đối với sự sai số 1s/ngày. Khác biệt vượt trội của Spring Drive nằm ở cơ chế Tri-synchro Regulator. Bộ máy tạo ra năng lượng dựa trên cơ chế của đồng hồ cơ nhưng kết hợp với bộ điều chỉnh điện tử. 

So sánh đồng hồ Seiko và Citizen - Cuộc chiến đồng hồ Nhật - ảnh 3

Một ưu điểm khác của Spring Drive đó chính là chuyển động lướt nhẹ. Kim quay vẫn dịch chuyển liên tục nhưng lại không tạo ra tiếng động. Đây được xem là một tuyệt tác công nghệ, sự giao thoa giữa cơ khí và thạch anh.

Bên cạnh đó, Seiko còn có những công nghệ nổi bật khác như công nghệ Diashock. Là một hệ thống chống shock (anti-shock system or shock absorber) được thiết kế để bảo vệ những bộ phận bên trong bộ máy đồng hồ. Cấu tạo Diashock bao gồm: Lò xo chịu shock, khung kính chịu shock, chân kính. Khi gặp va chạm, lò xo sẽ hấp thụ rung động, cho phép chân kính tiếp tục hoạt động mà không gây ảnh hưởng đến đồng hồ. 

Magic Lever – Cơ cấu lên dây tự động 2 chiều là một sáng chế ngoài tưởng tượng của Seiko vào năm 1959. Công nghệ này hoạt động bằng cách truyền năng lượng từ rotor sang dây cót cả 2 vòng quay (thuận hoặc nghịch chiều kim). Lợi ích của cơ chế này là chức năng lên dây cót của thiết bị được tối ưu hiệu quả, giảm thời gian lên dây và đồng hồ dự trữ năng lượng được lâu hơn. 

3.2. Citizen có công nghệ Eco Drive độc quyền

Trước đây, chúng ta sẽ phải chấp nhận thay pin định kỳ nếu muốn sử dụng đồng hồ thạch anh. Nhưng sự ra đời Eco Drive đã làm thay đổi sự nhàm chán đó. Công nghệ này hoạt động bằng cách tiếp nhận nguồn ánh sáng và chuyển hóa chúng thành năng lượng bằng bộ quang điện tích hợp. 

So sánh đồng hồ Seiko và Citizen - Cuộc chiến đồng hồ Nhật - ảnh 4

Eco Drive được thiết kế sử dụng nguồn sáng rất thông minh từ các vật dụng thông thường như đèn huỳnh quang, đèn bàn,… Và hơn hết, chỉ với một lần sạc đầy, động cơ đã có thể hoạt động hơn 6 tháng. Một số mẫu thiết kế còn có thời hạn sử dụng đến 7 năm. Điều này còn giúp giảm đi lượng rác thải có hại từ pin thạch anh, tuyên truyền cho các sản phẩm thân thiện với môi trường.

Radio wave controlled watch – Đồng hồ điều khiển bằng sóng vô tuyến đầu tiên của Citizen được phát minh vào năm 1993 với biên độ sai số chỉ 1s trên mỗi 100.000 năm. Vận hành dựa trên cơ chế đồng bộ hóa với các tín hiệu sóng vô tuyến của các trạm phát trên toàn cầu. Giúp đồng hồ của bạn luôn hoạt động chính xác nhất và tự động cập nhật ngày, giờ tương thích với nơi bạn đang ở.

Bên cạnh đó, tập đoàn Citizen cũng áp dụng rất nhiều vật liệu tái chế – điều mà không nhiều thương hiệu có thể áp dụng được dựa trên công nghệ của mình. 

  • Tháng 4 năm 2023, Citizen chính thức trở thành thành viên của Leather Working Group (LWG), tổ chức phi lợi nhuận quốc tế bảo vệ môi trường và cung cấp sản phẩm da an toàn. Hiện nay, 60% dây đeo da trong các sản phẩm của Citizen đến từ tổ chức này và dự định trong tương lai sẽ tăng lên 90%.
  • Citizen sử dụng 100% polycarbonate tái chế cho mặt đồng hồ của UNITE with BLUE năm 2023. Mục tiêu là giảm thiểu chất thải và tác động môi trường bằng cách ứng dụng các nguồn tài nguyên còn hạn chế.

4. Chất lượng bộ máy

Ngoài công nghệ nổi bật, so sánh đồng hồ Seiko và Citizen dựa trên chất lượng bộ máy cũng là vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm.

Cả 2 đều có khả năng tận dụng tài nguyên của mình như Seiko tự lắp ráp bộ máy thông qua các nhà sản xuất nội bộ trong tập đoàn. Còn Citizen có được sự hậu thuẫn từ công ty mẹ Citizen Group.

Trên hết, họ đều có các bộ máy chất lượng, độ chính xác cao ở Quartz, Automatic. Sai số ở Quartz chỉ khoảng +-15s/tháng, Automatic +- 20s/ngày. Điển hình như Seiko có bộ máy VK63, hay Citizen nổi tiếng với các bộ vận hành Miyota 8000s.

4.1. Seiko

Seiko VK63 là bộ máy mecha-quarz nổi tiếng của Seiko. Bộ chuyển động sử dụng thạch anh là chức năng chính bên trong đồng hồ và có mô đun cơ học để cung cấp năng lượng cho hoạt động. Bố cục tri-compax thể thao giúp mô tả chức năng của một bộ máy chronograph cơ học. 

Bên cạnh đó còn có bộ máy VK64 có cùng thông số nhưng bố cục tri-compax cổ điển và loại bỏ đếm giây nhỏ ở trị trí 6 giờ. 

4.2. Citizen

Nhắc tới Citizen, người ta sẽ nghĩ đến ngay nhà sản xuất đằng sau Miyota – Nhà máy đã tạo nên những bộ vận hành chất lượng cho những bộ sưu tập của Citizen. Một số bộ máy ưu việt của Citizen phải kể đến Citizen 8200 Automatic, bộ máy Miyota 9015, Caliber 2035, Cal.8215. Bộ vận hành của Citizen được đánh giá bởi khả năng hoạt động bền bỉ, chịu được tác động lực tốt giúp gia tăng tuổi thọ bộ máy. 

Bộ máy Miyota 8215 của Citizen - ảnh 5

Bộ máy Miyota 8215 của Citizen.

5. Các dòng sản phẩm và giá cả

Nguồn phát triển chính của Seiko bao gồm đồng hồ Automatic, Quartz, Solar hay Kinetic. Với từng dòng sản phẩm, thương hiệu đều cố gắng đa dạng hóa mẫu mã, giúp khách hàng có nhiều sự lựa chọn phù hợp hơn. Phân khúc giá mẫu đồng hồ cũng được chia ra thành từng nhánh, phục vụ nhu cầu sử dụng của mọi tầng lớp.

  • Grand Seiko: Thấp nhất rơi vào khoảng 75.000.000 VND và trung bình từ 200.000.000 – 250.000.000 VND.

So với đồng hồ Seiko, nhiều người đánh giá Citizen cao hơn vì thương hiệu xây dựng chiến lược giá tiệm cận được với mọi tầng lớp. Dòng sản phẩm thuộc nhãn hàng bao gồm: Eco Drive, Automatic, Quartz. Citizen còn là thương hiệu tiên phong trong cập nhật và phát triển công nghệ mới. Sản phẩm của Citizen những năm 1965 vẫn sử dụng tốt cho đến hiện nay (Crystal Seven).

Seiko và Citizen: đâu là lựa chọn hoàn hảo cho bạn?

So sánh đồng hồ Seiko và Citizen ở nhiều khía cạnh, mục đích chính vẫn là giúp người dùng có sự đa dạng trong việc lựa chọn sản phẩm phù hợp.

1. Ngân sách hạn hẹp – Cả Seiko và Citizen

Khác với những thương hiệu chỉ hướng đến những tệp khách hàng cao cấp. Với mức giá tầm trung bình chúng ta dễ dàng tiếp cận với Seiko và Citizen hơn. 

Với thương hiệu Seiko, không thể bỏ qua Seiko 5 Automatic, cơ bản, bền bỉ làm bằng thép không gỉ. Bộ sưu tập này mang một vẻ đẹp sang trọng độc đáo với dây đeo bạc và mặt số nhiều màu (xanh dương, xanh rêu, cam, trắng) với mức giá chỉ từ 8.000.000 VND. Đây chắc chắn là một sản phẩm chắc chắn, bền bỉ, tích hợp thêm khả năng kháng nước dưới độ sâu 100 mét (10ATM).

Seiko 5 Automatic - ảnh 6

Riêng Citizen sẽ phải nhắc đến bộ sưu tập Citizen C7 – Phiên bản hoàn thiện từ Crystal Seven năm 1965. Thiết kế C7 tinh xảo, đao dạng phân thành 4 hướng khác nhau: Casual (thường nhật), Dress (lịch lãm), Formal (lịch sự, trang trọng), Active (năng động). Giá các sản phẩm dao động từ 9.000.000 VND, tích hợp thêm khả năng chống nước 5ATM (50 mét).

YouTube video

Đồng hồ Citizen C7 và Seiko 5 nên mua thương hiệu nào?

2. Đam mê sự sang trọng, đẳng cấp – Seiko

Nếu như có ai đó thắc mắc liệu rằng những hãng đồng hồ Nhật Bản có thể cạnh tranh về mẫu mã với thiết kế đến từ Thụy Sỹ hay không? Hãy giới thiệu cho họ về những tuyệt tác Grand Seiko hay Seiko Prospex. 

Tác phẩm đầu tiên của Grand Seiko được ra mắt vào năm 1960 với bộ máy 3180 đạt được công nhận đồng hồ xuất sắc nhất từ Bureaux Officiels de Contrôle de la Marche des Montres – Tiền thân của COSC (Tổ chức phi lợi nhuận chuyên thử nghiệm đồng hồ bấm giờ của Thụy Sĩ). 

Đam mê sự sang trọng, đẳng cấp - ảnh 7

Sau sự thành công đầu tiên, Grand Seiko đã cải tiến rõ rệt với lớp vỏ chất lượng hơn (thép không gỉ, bạch kim, titan). Khả năng chống nước với độ sâu 50m, thiết kế ngày càng tinh tế, cộng hưởng vẻ đẹp công nghệ hiện đại.

Seiko Prospex là đồng hồ lặn chuyên nghiệp sử dụng bộ máy GMT ra đời năm 1965. Sản phẩm này được làm bằng vật liệu thép không gỉ, một số sử dụng titanium bền bỉ, đem lại vẻ ngoài chắc chắn. Đây cũng là sản phẩm nằm trong phân khúc cao cấp của Seiko khi tích hợp nhiều tiện ích công nghệ hơn.

3. Người am hiểu công nghệ và yêu môi trường – Citizen

Nhắc đến Citizen, chúng ta sẽ liên tưởng đến một thương hiệu không ngừng đầu tư phát triển công nghệ. Họ xây dựng cá tính của mình thông qua các kết quả nghiên cứu, truyền tải sâu sắc về giá trị và trách nhiệm doanh nghiệp đã đóng góp cho xã hội. 

Người am hiểu công nghệ và yêu môi trường - ảnh 8

Người biết và yêu môi trường, sẽ hiểu ý nghĩa từ thiết kế của Citizen. Với dòng Eco Drive, bộ máy hoạt động hoàn toàn nhờ các nguồn ánh sáng, bất kể là nhân tạo hay tự nhiên. Bên cạnh đó, vật liệu của Citizen ngày càng cải tiến cho phù hợp với môi trường, sử dụng kim cương nhân tạo thay vì khai thác trong tự nhiên, công nghệ giờ nguyên tử, sử dụng các chất thải nhựa làm dây đeo.

So sánh đồng hồ Seiko và Citizen ta đều thấy cả 2 thương hiệu đều có những điểm nổi trội riêng biệt. Điều này tạo nên sự đa dạng cho thị trường đồng hồ cũng như cho người tiêu dùng. 

Thông tin liên quan:

Tìm kiếm nhiều:
Citizen TsuyosaCitizen Tsuyosa Small SecondCitizen Tsuyosa PantoneCitizen Limited EditionCitizen Series 8Citizen nữCitizen Open HeartCitizen ChronographCitizen Moonphase

Chia sẻ này có hữu ích cho bạn?
Hữu ích
Không hữu ích

THẢO LUẬN

Chưa có thảo luận nào.

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *