Hiển thị 1–40 của 243 kết quả

Đồng hồ Thụy Sỹ chính hãng, đẹp, cao cấp, mẫu mới


Thụy Sỹ được mệnh danh là xứ sở của “hơi thở thời gian”, sự phát triển của đồng hồ Thụy Sỹ cao cấp gắn liền với những cột mốc đáng nhớ. Vào những năm 1845, sự ra đời của nhiều máy móc trong việc sản xuất đồng hồ đeo tay, đã giúp cho đồng hồ Thụy Sỹ chiếm 40% tổng sản phẩm trên toàn thế giới. Đến nửa đầu thế kỷ 20, những chiếc đồng hồ Thụy Sỹ chính hãng nam, nữ hầu như có mặt ở tất cả các nước trên thế giới. Hiện nay tại Việt Nam, đồng hồ Thụy Sỹ chính hãng luôn là lựa chọn hàng đầu của các quý ông và quý bà sang trọng…


Bộ sưu tập

Tìm kiếm nhiều:
Đồng hồ cao cấpThụy Sỹ nữThụy Sỹ giá rẻThụy Sỹ siêu mỏngThụy Sỹ giá dưới 10 triệuThụy Sỹ mặt vuôngThụy Sỹ dây daThụy Sỹ mạ vàngThụy Sỹ Automaticđồng hồ đôi Thụy Sỹđồng hồ quân đội Thụy Sỹđồng hồ Thụy Sỹ nữ dây da

Thương hiệu Thụy Sỹ:
TitoniDoxaLonginesTissotRadoMidoFrederique ConstantCertina

Filter products Showing 1 - 40 of 243 results

Bộ lọc

filter Bộ lọc
Filter đã chọn
Thương Hiệu
Lọc Theo Giá
Giới Tính
Chất liệu dây
Chất Liệu Mặt Kính
Bộ Máy & Năng Lượng
Màu Mặt Số
Màu Vỏ
Hình Dạng Mặt Số
Kích Thước Mặt Số
Mức Chống Nước
Tính Năng
Bộ Sưu Tập
Phiên Bản Đặc Biệt
Thương Hiệu
Lọc Theo Giá
Giới Tính
Chất liệu dây
Chất Liệu Mặt Kính
Bộ Máy & Năng Lượng
Màu Mặt Số
Màu Vỏ
Hình Dạng Mặt Số
Kích Thước Mặt Số
Mức Chống Nước
Tính Năng
Bộ Sưu Tập
Phiên Bản Đặc Biệt
Thứ tự theo điểm đánh giá
Filter selected

“Đến Đức mua ô tô, đến Thụy Sỹ mua đồng hồ

Đây là câu nói nổi tiếng mà mọi người vẫn luôn truyền tai nhau trong nhiều năm qua. Nếu như Đức là quốc gia mang đến chiếc xe hơi tốt nhất thế giới, thì cỗ máy thời gian của Thụy Sỹ lại là món phụ kiện mà bất cứ ai cũng khao khát sở hữu một lần. Những chiếc đồng hồ này chính là biểu tượng cho sự quyền lực, khẳng định đẳng cấp và địa vị xã hội của chủ nhân.

MỤC LỤC

› Lịch sử phát triển gần 500 năm của ngành đồng hồ Thụy Sỹ

1. Giai đoạn 1500 – 1600: Sự khởi đầu đầy sáng tạo

2. Giai đoạn 1600 – 1700: Hình thành “Thung lũng đồng hồ”

3. Giai đoạn 1700 – 1800: Từng bước thống trị ngành đồng hồ

4. Giai đoạn 1800 – 1900: Sự chuyển đổi mạnh mẽ

5. Giai đoạn 1900 – nay: Khủng hoảng thạch anh và sự hồi phục

› Tại sao đồng hồ Thụy Sỹ lại rất đắt?

1. Là biểu tượng của sự quyền lực, địa vị xã hội

2. Sở hữu nhiều chứng nhận “khó đạt được”

3. Bộ máy cao cấp, chính xác, thể hiện sự trân quý thời gian

4. Không đại trà, luôn giữ được giá trị trên thị trường bán lại

› Phân loại đồng hồ Thụy Sỹ theo phân khúc

› Tư vấn chọn mua đồng hồ Thụy Sỹ chuẩn xác nhất

1. Theo phong thủy

2. Theo mục đích sử dụng

› Giải đáp thắc mắc thường gặp khi mua đồng hồ Thụy Sỹ chính hãng

1. Đồng hồ Thụy Sỹ giá bao nhiêu?

2. Có nên mua đồng hồ Thụy Sỹ xách tay không?

3. Mua đồng hồ Thụy Sỹ chính hãng ở đâu?

› Một số thông tin thú vị về Thụy Sỹ – cái nôi của ngành đồng hồ thế giới

› Chính sách bảo hành đặc biệt khi mua đồng hồ Thụy Sỹ tại Hải Triều

Lịch sử phát triển gần 500 năm của ngành đồng hồ Thụy Sỹ

Đế chế đồng hồ Thụy Sỹ bắt đầu xuất hiện từ những năm 1550, đến nay đã trải qua gần nửa thế kỷ với nhiều thăng trầm, biến động. Dưới đây, Hải Triều sẽ tóm tắt lịch sử phát triển của ngành công nghiệp xa xỉ này qua 5 giai đoạn.

1. Giai đoạn 1500 – 1600: Sự khởi đầu đầy sáng tạo

Trong thời kỳ Phục hưng vào năm 1510, Đức và Pháp là 2 quốc gia phát minh ra những chiếc đồng hồ báo giờ đầu tiên.

Từ năm 1517, cuộc Cải cách Kháng nghị (hay Cải chính Tin Lành) bắt đầu diễn ra ở Đức và lan rộng sang Pháp, Hà Lan,… Các cuộc bạo lực nổ ra tác động mạnh mẽ đến ngành sản xuất đồng hồ. Đặc biệt là ở Pháp, người theo đạo Tin Lành bị đàn áp mạnh mẽ và họ đã di cư sang Thụy Sỹ, tập trung chủ yếu ở thành phố Geneva.

Năm 1941, Jean Calvin – người lãnh đạo Cải cách tại Geneva đã áp đặt lệnh cấm đeo trang sức theo điều luật chống tiêu xài hoang phí. Điều này khiến thợ kim hoàn ở Geneva gặp nhiều khó khăn và họ đã được thợ đồng hồ người Pháp hướng dẫn làm mặt số báo giờ để lồng ghép vào trang sức.

Jean Calvin chấp nhận phụ kiện xem giờ là một món đồ thiết thực nên đã cho phép sản xuất và kinh doanh. Từ đó, ngành đồng hồ Thụy Sỹ đã mở ra những chương đầu tiên, bắt đầu một thời kỳ huy hoàng rực rỡ.

Jean Calvin - nhà lãnh đạo cuộc Cải cách Kháng nghị tại Thụy Sỹ

Jean Calvin – nhà lãnh đạo cuộc Cải cách Kháng nghị tại Geneva

2. Giai đoạn 1600 – 1700: Hình thành “Thung lũng đồng hồ Thụy Sỹ”

Năm 1601, Hiệp hội thợ đồng hồ Geneva (Watchmakers Guild of Geneva) ra đời để kiểm soát hoạt động sản xuất và mua bán phụ kiện xem giờ tại khu vực Geneva. Đây cũng là Hiệp hội thợ đồng hồ đầu tiên trên thế giới.

Thời điểm đó, Geneva là thủ phủ của ngành công nghiệp xa xỉ Thụy Sỹ, sở hữu cỗ máy có chất lượng cao cấp, được hoàn thiện tinh xảo. Sự cạnh tranh đã thúc đẩy một bộ phận nghệ nhân ở Geneva di chuyển đến vùng núi Jura và xây dựng đế chế mới.

Từ đây, một “Thung lũng đồng hồ” xuất hiện, chạy dài từ khu vực Geneva đến Basel, bao phủ vùng Jura với nhiều nhà sản xuất phụ kiện xem giờ nổi tiếng như Patek Philippe, Rolex, Piguet,… tương tự như Thung lũng Silicon của Hoa Kỳ – nơi hội tụ những tập đoàn công nghệ lớn như Facebook, Google, Apple,…

Cuối thế kỷ 17, luật cấm đeo trang sức được gỡ bỏ, tạo thêm điều kiện thuận lợi cho ngành sản xuất đồng hồ Thụy Sỹ tiếp tục phát triển rực rỡ.

Các thương hiệu đồng hồ Thụy Sỹ tập trung ở vùng Geneva, Basel và Jura

Các thương hiệu đồng hồ Thụy Sỹ phân bố dài từ Geneva đến Basel, bao phủ vùng Jura

3. Giai đoạn 1700 – 1800: Từng bước thống trị ngành chế tác đồng hồ

Đóng góp nổi bật trong giai đoạn này đến từ thợ kim hoàn Daniel Jeanrichard. Ông là người đầu tiên áp dụng quy tắc phân công lao động vào quy trình sản xuất, trong khi nghệ nhân người Pháp vẫn đề cao quá trình chế tác thủ công.

Nhờ vào đó, đến năm 1790, khu vực Geneva có thể tung ra thị trường 60.000 chiếc đồng hồ hàng năm – số lượng chưa từng có trước đây. Song song với sản lượng, thương hiệu Thụy Sỹ vẫn duy trì sự sáng tạo và tinh tế trong thiết kế. Một số phát minh nổi bật trong giai đoạn này là:

  • Năm 1770, Abraham-Louis Perrelet chế tạo ra bộ chuyển động cơ học – tiền thân của đồng hồ cơ ngày nay.
  • Năm 1795, Abraham-Louis Perrelet phát triển đồng hồ Tourbillon có cơ chế hoạt động đặc biệt, giúp bánh lắc lò xo giảm đi 99% tác động từ trọng lực, giảm sai số của phụ kiện một cách đáng kể.

Hệ thống sản xuất hàng loạt và tiến bộ trong kỹ thuật đã đưa Thụy Sỹ vượt qua Anh, Pháp và các đối thủ khác, trở thành đế chế thống trị ngành công nghiệp xa xỉ.

4. Giai đoạn 1800 – 1900: Sự chuyển đổi mạnh mẽ

Từ đầu thế kỷ 19, nhà sản xuất Thụy Sỹ đã đưa ra những cải tiến cao cấp hơn dành cho cỗ máy thời gian của mình. Nổi bật là mẫu đồng hồ lên cót bằng núm vặn đầu tiên được giới thiệu bởi Adrien Philippe vào năm 1842. Đây cũng là nhà sáng lập ra thương hiệu Patek Philippe xa xỉ.

Ngoài ra, người Thụy Sỹ đã đưa ra hệ thống sản xuất mang tên Etablissage cho phép họ sản xuất đồng hồ nhanh hơn bất kỳ đối thủ nào. Trong Etablissage, các bộ phận, linh kiện được hãng đặt gia công ở nhiều nơi khác nhau, công đoạn lắp ráp thành phẩm cũng giao cho nhà sản xuất bên ngoài.

Nhờ đó, sản lượng đồng hồ Thụy Sỹ vào những năm 1850 đã lên đến 2 triệu chiếc, gấp 10 lần so với số lượng 200.000 chiếc của Anh. Tuy nhiên, hệ thống Etablissage cũng là rào cản của thương hiệu Thụy Sỹ khi xâm nhập vào thị trường Hoa Kỳ – nơi có tiêu chuẩn khắt khe về phụ kiện thời gian.

Khi này, nhà cung cấp Thụy Sỹ chuyển hướng sang đầu tư cho chất lượng bằng cách tự lắp ráp “in-house” để đưa một số tiến bộ, phát minh mới vào quá trình sản xuất. Thậm chí nhiều hãng nổi tiếng còn cho chế tác hoàn toàn thủ công trong thời gian hàng ngàn giờ, mang lại giá trị thẩm mỹ cao cấp.

YouTube video

5. Giai đoạn 1900 – nay: Khủng hoảng thạch anh và sự hồi phục

Có thể nói đây là thời kỳ chứng kiến nhiều biến động trong ngành công nghiệp trọng yếu của Thụy Sỹ. Nửa đầu thế kỷ 20 là khoảng thời gian hoàng kim khi có đến 90.000 người làm việc cho 1.600 công ty sản xuất đồng hồ tại Thụy Sỹ.

Nhưng đến năm 1970, khủng hoảng thạch anh bùng nổ từ sự kiện Seiko ra mắt chiếc đồng hồ thạch anh đầu tiên trên thế giới. Những cỗ máy quartz giá rẻ của Nhật Bản nhanh chóng chiếm lĩnh thị phần của các bộ máy cơ đắt đỏ từ Thụy Sỹ.

Hậu quả của cuộc khủng hoảng là rất nặng nề khi đến năm 1983, số lượng công ty đã giảm từ 1.600 chỉ còn 600, trong khi con số 90.000 nhân công đã giảm xuống mức 30.000.

Đến tháng 3/1983, hai tập đoàn đồng hồ lớn nhất Thụy Sỹ là ASUAG và SSIH đã sáp nhập lại và đổi tên thành SHM vào năm 1986. Vào năm 1998, tập đoàn tiếp tục đổi tên thành The Swatch Group, tập hợp những thương hiệu Thụy Sỹ để cùng nghiên cứu và tìm ra hướng đi trong khủng hoảng thạch anh.

Việc làm này đã đạt được hiệu quả khi đến hiện tại, The Swatch Group trở thành nhà sản xuất đồng hồ lớn nhất thế giới, ngành công nghiệp của Thụy Sỹ đã ổn định và trên đà phát triển mạnh mẽ.

Minh chứng là The Swatch Group lọt vào top 5 nhà sản xuất đồng hồ lớn nhất thế giới cùng Seiko Holdings Corporation, The Swatch Group, Casio, Fossil Group Inc. và Rolex. (Theo báo cáo từ Mordor Intelligence năm 2023)

Có thể thấy, trải qua bao thăng trầm, giá trị và đẳng cấp của cỗ máy thời gian đến từ Thụy Sỹ vẫn luôn tồn tại vĩnh hằng như vòng quay tuần hoàn liên tục trên đồng hồ.

Các thương hiệu thuộc tập đoàn Swatch hiện nay

Các thương hiệu thuộc tập đoàn Swatch (cập nhật đến tháng 4/2024)

Tại sao đồng hồ Thụy Sỹ lại rất đắt?

Đây ắt hẳn là câu hỏi của không ít người khi mới tìm hiểu về phụ kiện xem giờ. Trên thực tế, giá trị của đồng hồ Thụy Sỹ được cấu thành bởi nhiều yếu tố, từ hữu hình (vật liệu, kỹ thuật) đến vô hình (nguồn gốc, lịch sử thương hiệu).

Khi tìm hiểu sâu về những sản phẩm này, giới mộ điệu không còn cảm thán về giá thành nữa mà thậm chí có thể chi trả nhiều hơn để sở hữu được một thiết kế đẳng cấp đến từ Thụy Sỹ.

1. Là biểu tượng của sự quyền lực, địa vị xã hội

Đồng hồ Thụy Sỹ chính hãng không chỉ đơn thuần đáp ứng nhu cầu cơ bản như xem giờ cho chủ nhân mà còn là một món phụ kiện biểu trưng cho đẳng cấp và sự kết nối. Đây chính là lý do lớn nhất giúp các thiết kế Thụy Sỹ được ưa chuộng bởi hội doanh nhân thành đạt, nghệ sĩ nổi tiếng, giới thượng lưu và cả nguyên thủ của những quốc gia lớn. Chẳng hạn như:

  • Tổng thống Mỹ Joe Biden, Tổng thống Nga Vladimir Putin, Nữ hoàng Elizabeth II của nước Anh,… là người hâm mộ trung thành của Patek Philippe, Omega, Rolex,…
  • Tổng thống Triều Tiên Kim Jong Un thường xuyên lựa chọn phiên bản Movado không số để đeo hàng ngày.
  • Tổng thống Pháp Emmanuel Macron rất ưa chuộng các thiết kế của thương hiệu Longines.
  • Nhiều người nổi tiếng như diễn viên Triệu Lệ Dĩnh, Bành Vu Yến, nữ ca sĩ Suzy,… là đại sứ thương hiệu của Longines, thường xuyên xuất hiện trước công chúng với sản phẩm của nhà sản xuất đồng hồ Thụy Sỹ.
  • Giới doanh nhân như Bernard Arnault (ông chủ tập đoàn LVMH), Elon Musk (CEO của Tesla, Chủ tịch tập đoàn Twitter), Larry Ellison (nhà sáng lập công ty Oracle),… dành sự “ưu ái” đặc biệt cho các thương hiệu Thụy Sỹ như TAG Heuer, Richard Mille, Rolex,…

Có thể thấy, đồng hồ Thụy Sỹ vẫn luôn là một tượng đài đại diện cho sự quyền lực và địa vị xã hội của người đeo. Đặc biệt, những thiết kế này còn như một công cụ kết nối, giúp mọi người dễ dàng trao đổi với nhau, đặc biệt là trong cuộc gặp gỡ đối tác hay buổi tiệc tối sang trọng – nơi mà giới doanh nhân muốn tạo dựng nhiều mối quan hệ mới.

YouTube video

Các nhà lãnh đạo nổi tiếng trên toàn thế giới sở hữu những mẫu đồng hồ nào?

2. Sở hữu nhiều chứng nhận “khó đạt được”

Một nguyên nhân khiến cho đồng hồ Thụy Sỹ chính hãng càng thêm phần đẳng cấp và đắt đỏ nằm ở các chứng nhận quý giá của thiết kế. Để đạt được những chứng nhận này, thương hiệu cần phải thực hiện quá trình chọn lọc vật liệu khắt khe, công đoạn chế tác phức tạp và trải qua quy trình kiểm duyệt gắt gao.

Mọi nỗ lực của nhà sản xuất không chỉ nhằm mục đích mang lại một cỗ máy thời gian thượng hạng cho cộng đồng người đeo đồng hồ Thụy Sỹ, mà còn thể hiện kỹ thuật chế tác phức tạp, công nghệ cao cấp của ngành công nghiệp đã kéo dài 500 năm.

Dưới đây là một số tiêu chuẩn/chứng nhận quý hiếm trên đồng hồ Thụy Sỹ.

2.1 Swiss Made

Đây là tiêu chuẩn bắt buộc cho tất cả những chiếc đồng hồ Thụy Sỹ chính hiệu. Để được gắn mác “Swiss Made” lên phụ kiện, các thiết kế này phải cùng lúc đáp ứng 3 yêu cầu sau:

  • Hơn 60% quá trình lắp ráp thực hiện tại Thụy Sỹ.
  • Sử dụng bộ máy do hãng Thụy Sỹ phát triển, gia công và lắp ráp.
  • Quá trình lắp ráp, hoàn thiện và kiểm định thành phẩm diễn ra tại Thụy Sỹ.

Đặc biệt, Swiss Made chỉ dành cho thương hiệu Thụy Sỹ có trụ sở chính và dây chuyền lắp ráp trong nước nhằm kiểm soát chất lượng. Tiêu chuẩn danh giá cũng là cách để Chính phủ nước này bảo vệ danh tiếng cho ngành công nghiệp trọng yếu của mình.

Swiss Made dần trở thành một biểu tượng cho đẳng cấp và chất lượng của thiết kế Thụy Sỹ. Nhiều người sẵn sàng chi trả khoản tiền lớn để có được mác “Swiss Made” trên cỗ máy thời gian của mình, tham gia vào cộng đồng người dùng đồng hồ Thụy Sỹ chính hãng.

YouTube video

2.2 Tiêu chuẩn Chronometer

Chronometer là cỗ máy đạt tiêu chuẩn về độ chính xác, trải qua quy trình kiểm định khắt khe trong nhiều ngày trong những môi trường khác nhau. Cụ thể, mức sai số cho phép của Chronometer theo tiêu chuẩn ISO 3159 là -4 đến +6s/ngày, thấp hơn so với máy Thụy Sỹ thông thường là +-20s/ngày, dòng cao cấp nhất cũng lên đến +-10s/ngày.

Đồng hồ quartz đạt chuẩn Chronometer có sai số chỉ khoảng +-0,07s/ngày, tối ưu hơn so với mức 0,5s/ngày của mẫu thông thường. Ngoài ra, tiêu chuẩn Chronometer còn có các quy định khác về chênh lệch sai số, độ biến nhiệt,…

Dòng chữ "Swiss Made" danh giá trên mặt số đồng hồ Thụy Sỹ chính hãng

Dòng chữ Chronometer trên mặt số đồng hồ Longines

2.3 Chứng nhận COSC

Để đạt được chứng nhận trên, nhà sản xuất cần gửi phiên bản Chronometer của mình đến Viện kiểm tra Chronometer Thụy Sỹ chính thức (COSC) để tham gia vào quy trình kiểm định của Viện. Hàng năm, chỉ 3% đồng hồ Thụy Sỹchứng nhận COSC – số lượng khan hiếm càng làm tăng giá trị của các thiết kế này.

Tuy nhiên, người dùng cần lưu ý chỉ những mẫu Chronometer được gửi đến Viện kiểm tra Chronometer Thụy Sỹ chính thức thì mới có chứng nhận COSC. Nhiều thương hiệu xa xỉ như Patek Philippe, Omega,… không gửi sản phẩm đến COSC mà họ sử dụng chứng nhận riêng của mình.

2.4 Geneva Seal

Con dấu Geneva (Geneva Seal/Hallmark of Geneva/Poinçon de Genève) là biểu tượng danh giá hàng đầu của đồng hồ Thụy Sỹ chính hãng. Số phiên bản đạt con dấu Geneva hàng năm chỉ khoảng 24.000 chiếc trong hơn 30 triệu được sản xuất (tỷ lệ chỉ 0,08%).

Để có Geneva Seal, toàn bộ quy trình sản xuất, lắp ráp và kiểm duyệt chất lượng của cỗ máy thời gian phải thực hiện tại vùng Geneva – nơi khởi nguồn của đế chế đồng hồ Thụy Sỹ, tập hợp những nghệ nhân bậc thầy trong ngành.

Một chiếc đồng hồ Thụy Sỹ chính hãng khắc con dấu Geneva không đơn thuần là món phụ kiện cao cấp trên cổ tay chủ nhân, mà còn thể hiện sự tự hào về nguồn gốc của ngành công nghiệp xa xỉ 500 tuổi.

Geneva Seal trên bộ máy đồng hồ Thụy Sỹ cao cấp

Con dấu Geneva trên mặt lưng đồng hồ Thụy Sỹ

2.5 Chứng nhận FQF (Fleurier Quality Foundation)

FQF là tổ chức kiểm định chất lượng do các “ông lớn” trong ngành như Chopard, Bovet Fleurier,… cùng thành lập nhằm mục đích cung cấp chứng nhận về chất lượng và độ chính xác của đồng hồ Thụy Sỹ.

Để đạt được chứng nhận FQF, cỗ máy thời gian cần đáp ứng 5 tiêu chí sau:

  • Sản xuất tại Thụy Sỹ 100%.
  • Tiêu chuẩn thẩm mỹ và kỹ thuật: vật liệu, độ hoàn thiện,…
  • Có chứng nhận COSC.
  • Sai số từ 0 đến +5s/ngày (trải qua quy trình thử nghiệm vận hành trong 24 giờ liên tục).
  • Vượt qua bài kiểm tra Chronofiable của Tổ chức.

Có thể thấy, FQF đã tổng hợp những yêu cầu khắt khe nhất về độ hoàn thiện và sự chính xác của các chứng nhận trước đây, nhằm mang đến một tiêu chuẩn cao cấp nhất trên đồng hồ Thụy Sỹ.

2.6 Chứng nhận Master Chronometer

Đây là chứng nhận dành cho đồng hồ cơ ra mắt vào năm 2014, do thương hiệu Omega hợp tác với Viện Đo lường Liên bang Thụy Sỹ (Swiss Federal Institute for Metrology – METAS) để phát triển.

Cỗ máy thời gian phải trải qua 8 bài kiểm tra nghiêm ngặt trong 10 ngày và đạt tiêu chí về khả năng kháng nước, chống từ, độ bền và độ chính xác của METAS thì mới được cấp chứng nhận Master Chronometer.

Chứng nhận Master Chronometer đi kèm đồng hồ Thụy Sỹ

2.7 Các chứng nhận khác của những thương hiệu xa xỉ: Patek Philippe, Rolex,…

Một số thương hiệu hàng đầu vẫn chưa hài lòng khi đạt được các chứng nhận trên, họ mong muốn tạo ra quy chuẩn đặc biệt dành riêng cho sản phẩm và khách hàng của mình. Chẳng hạn như: Patek Philippe Seal, Rolex Superlative Chronometer,…

3. Bộ máy cao cấp, chính xác, thể hiện sự trân quý thời gian

Có một câu nói rất nổi tiếng của người Thụy Sỹ là: “Avant l’heure, c’est pas l’heure, après l’heure, c’est plus l’heure” (Tạm dịch: Sớm hay muộn đều không có ý nghĩa, quan trọng nhất là đúng giờ).

Câu nói trên trên đã trở thành triết lý mà nhiều thương hiệu đồng hồ Thụy Sỹ theo đuổi từ ngày đầu thành lập: mang đến cỗ máy cao cấp, chuẩn xác nhất. Điều này được thể hiện rõ qua các tiêu chuẩn, chứng nhận về độ chính xác như Chronometer, COSC,…

Những người lựa chọn đồng hồ Thụy Sỹ chính hãng không chỉ tìm một cỗ máy bền bỉ, chuẩn xác mà còn vì muốn chiêm ngưỡng vẻ đẹp của thời gian, trân quý từng khoảnh khắc trôi qua trong cuộc sống.

4. Không đại trà, luôn giữ được giá trị trên thị trường bán lại

Đây cũng là điều tạo ra sự khác biệt của đồng hồ Thụy Sỹ so với đối thủ vì phần lớn các thương hiệu thường chỉ sản xuất số lượng ít, đưa khách hàng vào nhóm 3.000, 1.000 hay chỉ 500 người sở hữu trên toàn thế giới.

Hiệu ứng khan hiếm làm cho nhiều người muốn sở hữu dù giá trị của sản phẩm đắt đỏ. Ngoài ra, nhà sản xuất rất ưa chuộng vật liệu thượng hạng như kim cương tự nhiên, đá quý, da cá sấu thật,… kết hợp cùng kỹ thuật chế tác tỉ mỉ, phức tạp càng thêm phần quý giá cho phụ kiện.

Phiên bản Doxa GrandeMetre sử dụng đá quý và dây da cá sấu thật

Phiên bản Doxa GrandMetre sử dụng đá quý, dây da cá sấu thật

Một số thương hiệu đồng hồ Thụy Sỹ cao cấp còn có điểm đặc biệt là thường tăng giá sau mỗi năm. Giá trị của những thiết kế này ngày càng đắt hơn thôi thúc khách hàng phải mua ngay lập tức vì sẽ chẳng có đợt giảm giá nào. Thậm chí, các phiên bản giới hạn đắt đỏ có thể tăng giá ngay sau khi người mua rời khỏi cửa hàng.

Điều này cũng giúp cho đồng hồ Thụy Sỹ chính hãng thường không bị rớt giá trên thị trường bán lại. Sau hàng chục năm, thiết kế này vẫn giữ được giá bán, thậm chí là tăng lên nhiều lần nếu phiên bản đó thuộc số lượng giới hạn, có mã seri đẹp hoặc hãng không tái sản xuất.

Phân loại đồng hồ Thụy Sỹ theo phân khúc

Các thương hiệu cung cấp phụ kiện xem giờ thường được xếp loại theo phân khúc từ bình dân đến cao cấp, gồm 7 cấp độ sau: Consumer, Enthusiast, Quasi-Luxury, Entry-Level Luxury, Luxury, High-End Luxury và Ultra Luxury.

  • Consumer: Đây là thị trường của nhiều nhà sản xuất Nhật Bản với những sản phẩm giá bình dân, thiết kế tối giản và bộ máy bền bỉ (Orient, Seiko, Citizen, Casio,…).
  • Enthusiast: Tập hợp dòng phụ kiện xem giờ có độ hoàn thiện cao hơn, bộ máy phức tạp phục vụ cho mục đích cụ thể như phi công, quân đội, dress watch,… (Hamilton, Christopher Ward,…).
  • Quasi-Luxury: Gồm những dòng sản phẩm cao cấp giá rẻ (Gucci, Raymond Weil,…).
  • Entry-Level Luxury: Phân khúc phụ kiện xem giờ sang trọng dành cho người mới bắt đầu đam mê đồng hồ cao cấp (Hermes, TAG Heuer, Tudor,…).
  • Luxury: Đây là sân chơi của những thương hiệu đồng hồ Thụy Sỹ nổi tiếng, Hoa Kỳ,… có bề dày lịch sử lâu đời (Omega, Bvlgari, Omega, IWC,…).
  • High-End Luxury: Tập hợp các đế chế hùng mạnh trong ngành với kỹ thuật chế tác cực kỳ phức tạp, bộ máy hoàn thiện tinh xảo,… (Hublot, Rolex, Chopard,…).
  • Ultra Luxury: Phân khúc dành cho những tay chơi đồng hồ thực thụ, thiết kế có giá vô cùng đắt đỏ với số lượng giới hạn, dù sẵn lòng chi trả thì cũng chưa chắc đã sở hữu được các phiên bản này (Audemars Piguet, Patek Philippe, Piaget,…).

Hiện nay, Hải Triều là đại lý được hãng xác thực, mang đến cho người tiêu dùng Việt Nam những mẫu đồng hồ Thụy Sỹ nam, nữ cao cấp của một số thương hiệu sau:

  • Tissot: Đây là thương hiệu Thụy Sỹ có mức giá bình dân nhất và cũng nằm trong top bán chạy của Hải Triều. Tissot nằm ở phân khúc Enthusiast với thiết kế chất lượng tốt hơn đối thủ nhưng lại có mức giá bình dân hơn các nhà sản xuất Thụy Sỹ khác.

Các thương hiệu thuộc phân khúc Enthusiast

  • Longines: Thuộc phân khúc Quasi-Luxury, nổi tiếng với những mẫu đồng hồ Thụy Sỹ siêu mỏng, tối giản và thanh lịch được nhiều doanh nhân, người nổi tiếng ưa chuộng.
  • Rado: Với tên gọi “Bậc thầy vật liệu”, thương hiệu đồng hồ Thụy Sỹ này luôn nỗ lực mang đến chất liệu mới mẻ như titanium, gốm ceramic công nghệ cao, kim loại cứng,… Rado nằm cùng phân khúc Quasi-Luxury như Longines, đang trở nên phổ biến hơn tại thị trường Việt Nam.

Thương hiệu Rado và Longines thuộc phân khúc Quasi-Luxury

  • Frederique Constant: Ra đời năm 1988, đây là thương hiệu đồng hồ Thụy Sỹ có tuổi đời khá non trẻ nhưng chất lượng vượt trội, không thua kém bất cứ ông lớn nào. Phong cách chủ đạo mà FC theo đuổi là cổ điển, thanh lịch và biến tấu mặt số độc đáo.
  • Certina: Thuộc tập đoàn Swatch Group nổi tiếng, Certina nằm cùng phân khúc Enthusiast như Tissot, mang đến những mẫu đồng hồ Thụy Sỹ đẹp, cao cấp với cơ chế Double Security độc quyền, vật liệu cao cấp, thân thiện môi trường, một số cỗ máy đạt chứng nhận COSC danh giá.
  • Doxa: Đây là thương hiệu thuộc nhóm Entry-Level Luxury cùng Montblanc, TAG Heuer,… Doxa nổi tiếng với các phiên bản đính kim cương tự nhiên, đá quý sang trọng và tinh xảo. Mỗi mẫu Doxa kim cương đều đính kèm thẻ chứng nhận nên được giới doanh nhân thành đạt tin tưởng lựa chọn.

Doxa thuộc phân khúc Entry-Level Luxury

  • Mido: Đây là nhà sản xuất đồng hồ Thụy Sỹ sở hữu nhiều phiên bản tái hiện lại vẻ đẹp cổ điển của những công trình kiến trúc xa xưa, sử dụng chất liệu chế tác cao cấp, bộ máy từ nhà cung cấp ETA thuộc Swatch Group.
  • Movado: Thương hiệu gây ấn tượng với giới mộ điệu bởi thiết kế không vạch số, tôn lên vẻ đẹp cổ điển nhưng đầy sang trọng, đẳng cấp.

Tư vấn chọn mua đồng hồ Thụy Sỹ chuẩn xác nhất

Để lựa chọn được một chiếc phụ kiện xem giờ cao cấp, giúp tôn lên phong cách và đẳng cấp cá nhân, người mua có thể tham khảo những gợi ý của Hải Triều ngay dưới đây.

1. Theo phong thủy

Nhiều người tin rằng phong thủy là một yếu tố quan trọng có ảnh hưởng đến một số khía cạnh trong đời sống. Đặc biệt là với giới doanh nhân, những người làm kinh doanh cho rằng phong thủy có thể giúp thu hút tài lộc, may mắn, công việc làm ăn thuận lợi.

Vì vậy mà việc chọn mua đồng hồ theo phong thủy đang trở thành một chủ đề phổ biến. Thông thường, người dùng sẽ căn cứ theo bản mệnh để lựa chọn màu sắc, kiểu dáng và chất liệu phụ kiện xem giờ phù hợp.

  • Màu sắc

Tùy thuộc vào quy luật ngũ hành, tương sinh tương khắc mà mỗi cung mệnh cần ưu tiên chọn các nhóm màu hợp mệnh để mang lại bình yên, may mắn cho bản thân. Thông tin chi tiết người mua có thể tham khảo hình bên dưới.

Lựa chọn màu sắc đồng hồ theo phong thủy

  • Vật liệu chế tác

Các thương hiệu đồng hồ Thụy Sỹ, đặc biệt là Doxa rất ưa chuộng nhiều loại đá quý như kim cương, thạch anh, mắt hổ,… Bên cạnh sở hữu vẻ đẹp đẳng cấp, sang trọng, những thiết kế này còn mang lại yếu tố may mắn trong phong thủy. Dưới đây là gợi ý loại đá thích hợp từng bản mệnh:

  • Mệnh Kim: kim cương, ngọc trai, đá thạch anh, mắt hổ, hổ phách, đá xà cừ,…
  • Mệnh Mộc: đá sapphire, Blue Topaz, ngọc lục bảo,…
  • Mệnh Thủy: kim cương, ngọc trai, Aquamarine,…
  • Mệnh Hỏa: hồng ngọc, ngọc lục bảo, cẩm thạch,…
  • Mệnh Thổ: hồng ngọc, thạch anh, mắt hổ,…

Dòng đồng hồ Thụy Sỹ cao cấp Doxa GrandeMetre sử dụng vật liệu quý

Mẫu đồng hồ Thụy Sỹ nam Doxa GrandMetre sử dụng đá mã não và đá mắt hổ cao cấp

2. Theo mục đích sử dụng

Bên cạnh yếu tố phong thủy, người mua nên căn cứ vào nhu cầu cá nhân của mình để lựa chọn một chiếc đồng hồ Thụy Sỹ có thiết kế, bộ máy và tính năng phù hợp.

  • Đeo hàng ngày

Ưu tiên các phiên bản tối giản, thanh lịch có thể kết hợp cùng họa tiết Guilloché thanh lịch, tinh xảo. Kiểu dây da màu sắc đơn giản như đen, nâu dễ dàng phối với quần áo công sở mà không gây đầm tay như chất liệu kim loại.

Ngoài ra, người dùng có thể tham khảo mức chống nước cơ bản 3ATM để rửa tay, đi mưa nhỏ hay 5ATM để rửa tay, tắm gội, đi mưa lớn. Người đeo có thể lựa chọn máy quartz có độ chính xác cao, tinh gọn, nhẹ nhàng, mang lại cảm giác thoải mái cho dù đeo suốt ngày dài.

Dòng sản phẩm gợi ý: Tissot Le Locle, Tissot Tradition, Longines La Grande Classique, Doxa Executive Slim,…

Dòng Tissot Le Locle có họa tiết Guilloché tinh xảo

Tissot Le Locle – dòng đồng hồ Thụy Sỹ nữ, nam thanh lịch

  • Đeo đi gặp đối tác

Phiên bản đồng hồ Thụy Sỹ cao cấp nơi cổ tay vừa giúp chủ nhân khẳng định địa vị, quyền lực của mình với xã hội, vừa là công cụ kết nối đặc biệt trong những cuộc gặp gỡ đối tác.

Không ít doanh nhân thành đạt đã chia sẻ rằng chiếc phụ kiện xem giờ này giúp họ cảm thấy tự tin hơn, cuộc trao đổi công việc cũng diễn ra thuận lợi hơn. Rõ ràng rằng thành công của buổi gặp gỡ không đến từ đồng hồ, nhưng sự kết nối và giá trị tinh thần mà các thiết kế này mang lại cũng đóng góp một phần nhất định vào kết quả.

Hội doanh nhân có thể lựa chọn phiên bản đính kim cương sang trọng đi cùng dây đeo kim loại bóng bẩy để tôn lên vẻ đẹp của bộ trang phục vest chuyên nghiệp. Để luôn đúng giờ trong những cuộc hẹn thì người mua nên tham khảo cỗ máy quartz chuẩn xác hoặc bộ máy cơ Chronometer hay đạt chuẩn COSC.

Dòng sản phẩm gợi ý: Frederique Constant Classics, Longines Master Collection, Doxa Noble, Rado Centrix,…

Dòng Longines Master đính kim cương sang trọng

Phiên bản Longines Master sang trọng, đẳng cấp

  • Đeo đi chơi thể thao

Với mục đích sử dụng này, người mua nên chú ý đến khả năng chống nước và chất liệu của đồng hồ Thụy Sỹ chính hãng. Các phiên bản dây cao su là lựa chọn tối ưu hơn khi có trọng lượng nhẹ nhàng, để người đeo dễ dàng hoạt động. Mức chống nước phù hợp từng hoạt động cụ thể như sau:

  • 5ATM để chạy bộ, đạp xe, đánh tennis, chơi golf, tập thể thao hàng ngày.
  • 10ATM cho hoạt động bơi lội.
  • 20ATM thích hợp để lặn nông, chơi thể thao trên mặt nước như lướt sóng, bơi trên biển,…
  • 30ATM hỗ trợ lặn với bình dưỡng khí.

Bên cạnh đó, người mua có thể tham khảo thêm những tính năng hiện đại như chronograph hỗ trợ bấm giờ, viền bezel tính toán thời gian lặn,..

Dòng sản phẩm gợi ý: Frederique Constant Highlife (có dây cao su đi kèm), Rado Captain Cook,…

Mẫu Frederique Constant Highlife đi kèm dây cao su dễ dàng thay thế

Dòng FC Highlife kiểu dáng thể thao tặng kèm dây cao su

  • Đi tiệc

Chiếc đồng hồ Thụy Sỹ cao cấp trên cổ tay sẽ giúp chủ nhân trở thành tâm điểm của mọi buổi tiệc tối, người mua nên lựa chọn các phiên bản sử dụng kim cương, đá quý sang trọng. Riêng quý cô có thể ưu tiên những mẫu khảm xà cừ tạo hiệu ứng chuyển sắc lấp lánh, bắt mắt. Ngoài ra, kiểu thiết kế độc đáo như Open Heart, Skeleton lộ cơ giúp tạo ra một điểm nhấn đặc biệt nơi cổ tay người đeo.

Dòng sản phẩm gợi ý: Doxa Noble, Doxa GrandeMetre, Tissot Lovely Square, Longines Master Collection,…

Phiên bản Doxa Noble kim cương tự nhiên lấp lánh, sang trọng

Dòng đồng hồ Thụy Sỹ nữ, nam cao cấp đính kim cương Doxa Noble

Giải đáp thắc mắc thường gặp khi mua đồng hồ Thụy Sỹ chính hãng

Dưới đây là một số câu hỏi của khách hàng khi mua đồng hồ Thụy Sỹ cao cấp và lời giải đáp chuẩn xác của Hải Triều.

1. Đồng hồ Thụy Sỹ giá bao nhiêu?

Giá đồng hồ Thụy Sỹ chính hãng dao động khá rộng từ trên dưới 10 triệu đến hàng trăm triệu đồng, các phiên bản giới hạn có thể lên đến vài tỷ đồng, tùy thuộc vào phân khúc mà hãng hướng đến. Mức giá cụ thể tại Hải Triều như sau:

  • Tissot: 7,5 đến 109 triệu đồng. Đây cũng là một trong số ít thương hiệu sở hữu những mẫu đồng hồ Thụy Sỹ giá dưới 10 triệu bán chạy như dòng Tissot Tradition, Tissot Everytime, Tissot Lovely Square.
  • Longines: 24 đến 95 triệu đồng.
  • Rado: 21 đến 95 triệu đồng.
  • Doxa: 15 đến 178 triệu đồng.
  • Frederique Constant: 18 đến 106 triệu đồng.
  • Certina: 9 đến 28 triệu đồng.
  • Mido: 18 đến 30 triệu đồng.
  • Movado: 19 đến 41 triệu đồng.

2. Có nên mua đồng hồ Thụy Sỹ xách tay không?

Một số người lựa chọn mua đồng hồ Thụy Sỹ nam, nữ xách tay để có mức giá tốt hơn so với mua tại đại lý tại Việt Nam vì giảm được các khoản thuế nhập khẩu, chi phí thuê mướn mặt bằng, nhân viên,…

Tuy nhiên, việc này tiềm ẩn rất nhiều rủi ro khi người mua có thể gặp phải hàng giả, kém chất lượng hay hàng lỗi mà điều kiện đổi trả, bảo hành lại không rõ ràng, minh bạch.

Vì vậy mà phần lớn người vẫn lựa chọn nhà cung cấp đồng hồ Thụy Sỹ chính hãng trong nước để nhận được cam kết về chất lượng sản phẩm, chế độ bảo hành uy tín.

3. Mua đồng hồ Thụy Sỹ chính hãng ở đâu?

Tại Việt Nam, Hải Triều là một trong những địa chỉ cung cấp đồng hồ Thụy Sỹ cao cấp, chính hãng. Chúng tôi mang đến cho người tiêu dùng thiết kế chất lượng, đảm bảo là hàng loại 1, trải qua quy trình kiểm duyệt bằng tay trước khi phân phối đến khách hàng.

Ngoài ra, người mua còn nhận được chính sách bảo hành đặc biệt gọi là RED GUARANTEE dành riêng cho đồng hồ Thụy Sỹ với điều khoản vượt trội, thông tin chi tiết ở phần cuối bài.

Một số thông tin thú vị về Thụy Sỹ – cái nôi của ngành đồng hồ thế giới

Trong suốt hơn nửa thế kỷ qua, Thụy Sỹ đã phát triển mạnh mẽ và trở thành một đầu tàu trong ngành công nghiệp xa xỉ. Minh chứng cho điều đó là những con số nổi bật sau:

  • Sản lượng đồng hồ Thụy Sỹ mỗi năm đạt khoảng 30 triệu chiếc, chiếm tỷ trọng 2,5% số lượng sản xuất trên toàn thế giới và chiếm hơn 50% số lượng đồng hồ cao cấp. Cứ 10 chiếc đồng hồ trên thị trường thì có đến 7 thiết kế đến từ Thụy Sỹ.
  • Đồng hồ là ngành công nghiệp mũi nhọn của Thụy Sỹ, đóng góp khoảng 1,5% Tổng sản phẩm quốc nội hàng năm, có tỷ trọng xuất khẩu lớn thứ 4 của quốc gia theo thống kê từ TradeEconomy (sau Vàng, Vắc xin và Hợp chất dị vòng chứa nitơ).
  • Thụy Sỹ là địa điểm tổ chức nhiều cuộc triển lãm, giải thưởng danh giá trong ngành như: Watches and Wonders Geneva (một trong những sự kiện triển lãm thương mại đồng hồ lớn nhất thế giới), Baselworld (Hội chợ triển lãm đồng hồ và đồ trang sức quan trọng nhất thế giới diễn ra hàng năm), Only Watch (sự kiện đấu giá gây quỹ cho hoạt động nghiên cứu chứng loạn dưỡng cơ Duchenne và bệnh di truyền, tổ chức định kỳ 2 năm 1 lần),…

Hãng đồng hồ Thụy Sỹ Hublot tại Baselworld

Thương hiệu đồng hồ Thụy Sỹ cao cấp Hublot tham gia sự kiện Baselworld 

Chính sách bảo hành đặc biệt khi mua đồng hồ Thụy Sỹ tại Hải Triều

Hải Triều cung cấp chính sách bảo hành RED GUARANTEE đặc biệt cho những mẫu đồng hồ Thụy Sỹ nữ, nam cao cấp. Điều khoản ưu việt của chế độ này là:

  • Tổng thời gian bảo hành lên đến 4 năm, gồm: 1 – 2 năm bảo hành chính hãng và 2 – 3 năm tăng thêm của Hải Triều.
  • Miễn phí thay pin máy quartz trọn đời.
  • 4 năm đánh bóng đồng hồ miễn phí.
  • 1 đổi 1 trong vòng 7 ngày nếu người mua không hài lòng hoặc có lỗi do sản xuất.
  • Miễn phí vận chuyển, COD.
  • Hỗ trợ trả góp lãi suất 0%.
  • Được ưu tiên bảo dưỡng tại trung tâm của Hải Triều.
  • Tư vấn và cập nhật tình trạng bảo hành sản phẩm nhanh chóng qua điện thoại cho khách hàng.

10 lý do nên mua tại Đồng Hồ Hải Triều10 lý do nên mua tại Đồng Hồ Hải Triều10 lý do nên mua tại Đồng Hồ Hải Triều