Đồng hồ cơ nam, Automatic chính hãng 100%, mẫu mới nhất!
Tìm kiếm liên quan:
Đồng hồ nam chính hãngĐồng hồ cơCơ nam dây daCơ nam dây kim loạiCơ nam mặt vuôngCơ nam mặt chữ nhậtCơ nam siêu mỏngSeiko nam Automatic
BST đồng hồ cơ nam bán chạy:
Seiko Presage CocktailCitizen TsuyosaKing SeikoSeiko ProspexTitoni CosmoOrient StarLongines MasterTissot Powermatic 80
Bộ lọc
Những chiếc đồng hồ cơ từ lâu đã trở thành món trang sức và phụ kiện không thể thiếu của các quý ông, bởi sự sang trọng thanh lịch cùng với bề dày lịch sử hàng trăm năm. Là dòng đồng hồ nam chính hãng thể hiện đẳng cấp và khí chất của nam giới, ngoài đồng hồ cơ nam cũng có cơ chế hoạt động hấp dẫn, hoàn toàn dựa trên những chi tiết cơ khí phức tạp. Khiến các chàng trai mê mẩn không ngừng.
Đồng hồ cơ là món phụ kiện quý ông nào cũng nên sở hữu
Ngay từ những ngày đầu ở thế kỷ 15, đồng hồ cơ đã có sức hấp dẫn mạnh mẽ với các quý ông, là biểu tượng của sự giàu có và hoàng gia. Ở thời điểm đó, đồng hồ cơ nam tồn tại dưới dạng những chiếc đồng hồ quả quýt bỏ túi, được hoàn thiện bằng những vật liệu xa xỉ như vàng, đá quý và chỉ được sử dụng bởi các thương nhân giàu có, giới tinh hoa hoặc hoàng gia. Kết hợp cùng những bộ suit thanh lịch tạo cho người đàn ông một vẻ ngoài sang trọng, thượng lưu.
Điểm đặc biệt thu hút của những mẫu đồng hồ cơ đó là cơ chế hoạt động hoàn hảo và phức tạp. Chỉ dựa vào sự tích trữ động năng thông qua một bộ phận gọi là dây cót, khi xoay làm chuyển động các bánh răng và vận hành một cỗ máy hằng trăm chi tiết bằng các chuyển động cơ năng, thể thiện đỉnh cao sáng tạo và kỹ thuật hoàn thiện bậc thầy đến từ những người nghệ nhân đồng hồ. Đó chính là yếu tố khiến những chiếc đồng hồ cơ có số lượng rất ít và chỉ dành cho một bộ phần nhỏ người dùng giàu có.
Trải qua gần 500 năm lịch sử, đồng hồ cơ vẫn giữ nguyên được tinh thần và giá trị, là món phụ kiện quý giá dành cho phái mạnh, thể hiện rõ ràng khí chất và bản lĩnh thông qua những chiếc đồng hồ đeo trên cổ tay.
Không còn là một công cụ theo dõi thời gian đơn thuần, đồng hồ cơ đã trở thành một phần văn hóa lịch sử, ảnh hưởng đến phong cách và xu hướng thời trang của nam giới qua nhiều thế kỷ.
Sự phức tạp của bộ máy đã chiếm trọn tình cảm cánh mày râu
Các loại đồng hồ cơ nam phổ biến hiện nay
Đồng hồ cơ là những chiếc đồng hồ hoạt động dựa vào cơ chế tích trữ động nặng và chuyển động các bánh răng cơ học trong bộ máy, hoàn toàn cơ khí và không có bất kỳ chi tiết điện tử nào. Tuy nhiên có nhiều loại đồng hồ cơ khác nhau từ chế hoạt động đến thiết kế ngoại hình, cùng phân biệt những loại đồng hồ cơ đó nhé.
1. Đồng hồ cơ lên cót thủ công – Hand winding
Tồn tại từ gần 500 năm trước, những chiếc đồng hồ lên cót thủ công (Hand winding) đã trở thành món phụ kiện thời trang không thể thiếu của các quý ông, được sử dụng như một công cụ theo dõi thời gian bỏ trong túi áo. Hoạt động nhờ vào cơ chế phức tạp giữa các bánh răng cơ học.
Lúc bấy giờ, số lượng đồng hồ cơ Hand winding trên thị trường rất ít, bởi hạn chế về công nghệ sản xuất và số lượng nghệ nhân. Mỗi chiếc đồng hồ cơ ra đời đều tiêu tốn hàng nghìn giờ lao động miệt mài, chế tác thủ công của các người thợ. Do đó, đồng hồ Hand winding chỉ phục vụ cho tầng lớp tinh hoa thượng lưu, hoàng tộc mà thôi.
Tuy nhiên, qua nhiểu cải tiến và đổi mới, cơ chế đồng hồ lên cót thủ công đã không còn phù hợp với người dùng. Thị trường mong muốn những mẫu đồng hồ nhỏ gọn và tiện lợi hơn, không cần phải lên cót mỗi ngày. Từ những năm 1920, đồng hồ handwinding dần bị đồng hồ automatic thay thế và biến mất dần, để lại nhiều nổi tiếc nuối cho giới mộ điệu.
Nhưng bởi vì niềm yêu thích với các cơ chế chuyển động cơ học và cảm giác thích thú mỗi lần xoay dây cót. Các nhà sản xuất đồng hồ cao cấp Thụy Sỹ đã cho ra mắt nhiều mẫu đồng hồ tích hợp cả 2 chức năng automatic và handwinding, cho phép người sỡ hữu tự lên dây cót cho chiếc đồng hồ yêu quý.
2. Đồng hồ cơ lên cót tự động – automatic
Đồng hồ cơ tự động hay đồng hồ automatic chắc chắn là loại đồng hồ cơ nam phổ biến nhất hiện nay, bởi chế hoạt động đặc biệt và tiện lợi.
Có nhiều điểm tương đồng hồ cơ lên cót thủ công, đồng hồ automatic vẫn giữ nguyên cơ chế hoạt động dựa vào các chi tiết cơ học nhưng thay vì phải lên dây cót bằng tay định kỳ để duy trì năng lượng hoạt động cho đồng hồ thì giờ đây cơ chế đó đã được tự động hoàn toàn.
Đồng hồ automatic được tích hợp một chi tiết rôto hình bán nguyệt ở mặt lưng đồng hồ, khi người dùng đeo trên cổ tay thì rôto này sẽ quay tròn và tự lên dây cót cho bộ máy, không cần phải xoay vặn cót thủ công nữa.
Cơ chế lên cót tự động lần đầu được giới thiệu vào năm 1778 bởi người thợ đồng hồ Hubert Sarton (có nhiều tranh cãi cho rằng Abraham-Louis Perrelet mới là cha đẻ của đồng hồ automatic). Ngay khi được giới thiệu, cơ chế lên cót tự động thú vị này đã khiến giới mộ điệu phải trầm trồ và thích thú. Tuy nhiên do cơ chế phức tạp và yêu cầu tay nghề chế tác cao, đồng hồ lên cót tự động chưa thực sự phổ biến và dành cho mọi người.
Đến những năm 1920, đồng hồ lên cót tự động mới dần phổ biến dưới dạng đồng hồ đeo tay dành cho binh lính trong thế chiến thứ nhất. Với ưu điểm nhỏ gọn và tiện lợi, những chiếc đồng hồ đeo tay automatic đã phát triển mạnh mẽ trong giai đoạn này.
Rôto hình bán nguyệt có thể xoay và trữ cót 2 chiều
3. Đồng hồ cơ Open Heart
Trong những năm 1980s, trước bối cảnh ngành đồng hồ cơ bị đe dọa nghiệm trọng trước dòng đồng hồ thạch anh giá rẻ đến từ Nhật Bản. Đồng hồ Open Heart chính là một trọng những giải pháp hiệu quả được các thương hiệu đồng hồ Thụy Sỹ lựa chọn nhằm vực dậy ngành đồng hồ.
Ra đời như như một lời khẳng định, đây là chiếc đồng hồ cơ. Với cơ chế phô trương một phần bộ máy đang hoạt động, đồng hồ Open Heart trình diễn những chuyển động phức tạp của bánh răng cân bằng và bộ chuyển động thông qua một ô cửa nhỏ trên mặt số. Thu hút sự chú ý của người đối diện, khiến họ nhận ra ngay đây là một chiếc đồng hồ cơ.
Đồng hồ Open Heart mang đến độ nhận diện cực cao, nâng tầm bộ máy cơ học và tạo ra cảm xúc hoàn toàn khác biệt cho chủ sở hữu.
4. Đồng hồ cơ Skeleton
Cũng tương tự như dòng đồng hồ cơ Open Heart, với cơ chế cắt gọt mặt số nhằm phô diễn cơ chế hoạt động của bộ máy bên trong. Nhưng đồng hồ Skeleton có thiết kế phức tạp hơn rất nhiều, mặt số sẽ được cắt gọt tỉ mỉ toàn bộ, để lộ hoàn toàn bộ máy.
Dòng đồng hồ Skeleton yêu cầu kỹ thuật hoàn thiện và bố trí các chi tiết bộ máy một cách cầu kỳ, tỉ mỉ. Do đó, hiện nay chỉ có số ít thương hiệu đồng hồ cao cấp mới có thể sản xuất và cho ra mắt những mẫu đồng hồ cơ skeleton chất lượng.
4 sự thật thú vị về đồng hồ cơ có thể bạn chưa biết
1. Đồng hồ cơ automatic chỉ phổ biến sau thế chiến thứ nhất
Tuy đã ra đời từ năm 1778 nhưng đồng hồ automatic lại không hề phổ biến bởi sự đắt đỏ và nhu cầu chưa cao của các quý ông thời bấy giờ. Mãi đến những năm 1920, những người lính tham gia thế chiến thứ nhất cần một mẫu đồng hồ có độ ổn định và chính xác cao, đặc biệt là tiện lợi và không cần phải lên dây cót thường xuyên. Đồng hồ automatic lúc này mới bắt đầu phổ biến và được sử dụng rộng rãi, dần dần thay thế đồng hồ Hand winding truyền thống.
2. Biểu tượng của sự giàu sang, hoàng tộc từ lâu đời
Dù là xưa hay nay, đồng hồ cơ vẫn luôn là biểu tượng của sự giàu có. Ngày trước đồng hồ cơ được chế tác để phục vụ riêng cho giới quý tộc, hoàng gia bởi số lượng hạn chế và yêu cầu tay nghề chế tác đỉnh cao.
Thì hiện nay, đồng hồ cơ như một món phụ kiện thể hiện đẳng cấp và “sành điệu” của người sở hữu, là nơi để giới thượng lưu phô diễn độ “chịu chơi” cùng với bộ sưu tập đồng hồ cơ đồ sộ của mình. Dù là thời đại nào, đồng hồ cơ vẫn luôn chiếm trọn trái tim các quý ông, là ước mơ và công cụ thể hiện khí chất riêng.
Đồng hồ cơ gắn liền với tầng lớp tinh hoa khắp thế giới
3. Đồng hồ cơ có thể bị ảnh hưởng bởi từ trường
Cấu tạo của đồng hồ cơ hầu hết bằng các chi tiết kim loại, do đó khi tiếp xúc với từ trường mạnh từ 60 Gauss trở lên có thể khiến các chi tiết kim loại bị ảnh hưởng và hoạt động sai lệch. Trong đó, dây tóc là bộ phận mỏng manh và dễ bị tác động nhất, từ trường sẽ khiến dây tóc xoắn lại gần nhau hơn, dẫn đến tình trạng đồng hồ không ổn định, lúc nhanh lúc chậm bất thường.
4. Chịu lực và chống sốc kém hơn đồng hồ pin
Có cấu tạo phức tạp cùng hàng trăm chi tiết nhỏ, đồng hồ cơ rất dễ bị hư hỏng bởi các tác động ngoại lực. Các chi tiết và bộ máy bên trong rất dễ va đập vào nhau dẫn đến tình trạng cong vênh bánh răng chuyển động.
Tuy nhiên, các thương hiệu đồng hồ cao cấp hiện nay đã nghiên cứu và trang bị nhiều cơ chế chống sốc đặc biệt nhằm bảo vệ đồng hồ và bộ máy của mình. Đơn cử như đồng hồ Thụy Sỹ có cơ chế Incabloc trứ danh, Citizen có cơ chế Parashock và Diashock trên đồng hồ Seiko.