Top các mẫu đồng hồ Citizen Nhật Bản mới nhất, giá tốt
Bộ sưu tập
Tìm kiếm nhiều:
Đồng hồ đeo tayCitizen QuartzCitizen AutomaticCitizen Limited EditionCitizen dây daCitizen dây kim loạiCitizen SapphireCitizen MoonphaseCitizen ChronographCitizen 6 kimCitizen nữ đính đáCitizen mạ vàngCitizen TitaniumCitizen dạ quangCitizen kim xanhCitizen siêu mỏngCitizen WR10BarCitizen WR5BarCitizen mặt xanhCitizen mặt đỏ
Bộ lọc
Sự xuất hiện của Citizen đã đóng góp rất lớn vào việc khẳng định vị thế của nền công nghiệp đồng hồ tại Nhật Bản trên bản đồ thế giới. Hiện nay, Citizen đã có mặt tại hơn 140 quốc gia trên thế giới với sự hiện diện mạnh mẽ tại khu vực Châu Á. Hãy cùng tìm hiểu xem vì sao Citizen đã tạo dựng nên quy mô lớn như vậy qua nội dung sau!
Lịch sử hình thành và phát triển hơn 1 thế kỷ của thương hiệu Citizen
Citizen bắt đầu hoạt động ở Tokyo, Nhật Bản vào năm 1918 với tư cách là Viện nghiên cứu đồng hồ Shokosha. Đến nay, nhà sản xuất này đã trải qua hơn 1 thập kỷ đầy thăng trầm cùng nhiều giai đoạn quan trọng.
Giai đoạn 1: Sự khởi đầu (1918-1936)
Sau khi thành lập, Viện Shokosha nhận thấy hầu hết đồng hồ trên thị trường Nhật Bản lúc đó được nhập khẩu từ nước ngoài. Những người đứng đầu ấp ủ mong muốn về một thiết kế do chính người Nhật chế tạo.
Năm 1924, họ đã hiện thực hóa điều đó với chiếc đồng hồ bỏ túi đầu tiên, dù rất đẹp mắt nhưng lại không có tên gọi. Thị trưởng đương thời của Tokyo, Bá tước Shinpei Goto đã đưa ra cái tên Citizen, mong muốn mọi người dân đều có thể sở hữu sản phẩm này.
Vào 6 năm sau, thương hiệu đồng hồ Citizen Watch Co., Ltd. thành lập dưới sự quản lý của Chủ tịch Yozaburo Nakajima. Tên gọi này xuất phát từ thiết kế đầu tiên và thể hiện triết lý kinh doanh mà hãng sẽ theo đuổi.
Năm 1936, công ty xây dựng nhà máy ở khu vực Tanashi, Tokyo và đây là cơ sở sản xuất chính của công ty. Cũng trong năm này, Citizen bắt đầu bán sản phẩm ở Đông Nam Á và Nam Thái Bình Dương.
Tầm nhìn quốc tế của công ty vẫn bị giới hạn ở các nước châu Á khác cho đến tận sau Thế chiến thứ hai. Trên thực tế, hoạt động kinh doanh xuất khẩu của Citizen đã cạn kiệt sau khi Nhật Bản bùng nổ chiến sự với Hoa Kỳ.
Chiếc đồng hồ bỏ túi đầu tiên do Citizen sản xuất vào năm 1924
Giai đoạn 2: Những thành công đầu tiên (1936-1970)
Citizen bắt đầu tạo dựng tên tuổi riêng cho mình bằng cách tập trung vào việc tạo ra các công nghệ mới. Năm 1956, chiếc đồng hồ nội địa Nhật đầu tiên có công nghệ chống sốc toàn diện mang tên Parashock ra đời.
Để thử nghiệm khả năng chống sốc tuyệt vời của sản phẩm, Parashock đã được thả rơi từ trực thăng ở độ cao 30 mét so với mặt đất ở nhiều nơi trên toàn quốc, bắt đầu từ Osaka. Điều đặc biệt là phụ kiện xem giờ vẫn hoạt động ổn định sau khi va chạm.
Năm 1959, ra mắt Parawater – chiếc đồng hồ Citizen chính hãng chống nước hoàn toàn đầu tiên của Nhật Bản. Thành công của Parawater đã truyền cảm hứng cho thương hiệu phát triển dòng đồng hồ lặn.
Năm 1993, Citizen giới thiệu chiếc đồng hồ điều khiển bằng sóng vô tuyến đầu tiên trên thế giới với sai số chỉ khoảng 2 nano giây/ngày.
Cuộc thử nghiệm phiên bản Parashock vào năm 1956
Giai đoạn 3: Tiên phong & phát triển mạnh mẽ (1970-2000)
Năm 1976, Citizen giới thiệu công nghệ Eco-Drive sử dụng ánh sáng mặt trời hoặc nguồn sáng nhân tạo để hoạt động. Sự kiện này đã đưa thương hiệu Nhật Bản lên vị trí tiên phong trong sứ mệnh bảo vệ môi trường.
Năm 1978, Citizen chế tạo chiếc đồng hồ thạch anh mỏng nhất với bộ chuyển động chỉ 1 mm. Sau đó, hãng đã phát triển mạch tích hợp và bộ dao động tinh thể in-house có sai số chỉ ±10s/tháng.
Năm 1982, nhà sản xuất Nhật Bản trình làng mẫu đồng hồ thợ lặn thạch anh đầu tiên trên thế giới có khả năng chống nước tới 1300m.
Năm 1989, bộ sưu tập Citizen Promaster gồm những thiết kế đầu tiên trên thế giới có thể đo độ cao và áp suất không khí ra đời.
Năm 1993, Citizen giới thiệu chiếc đồng hồ chấm công nguyên tử đa băng tần đầu tiên trên thế giới với sai số chỉ khoảng 2 nano giây/ngày.
Những chiếc đồng hồ nguyên tử ngày nay đã được Citizen cải tiến hơn về thiết kế lẫn hiệu năng
Giai đoạn 4: Cập nhật công nghệ mới, liên tục cải tiến (2000-nay)
Năm 2003, thiết kế điều khiển bằng sóng vô tuyến tích hợp anten với vỏ kim loại đầu tiên trên thế giới ra đời.
Năm 2005, phát minh ra chất liệu Super Titanium cứng, nhẹ và hạn chế dị ứng tốt hơn Titan thông thường.
Năm 2006, phiên bản Citizen Radio Analog Full Metal Eco-drive được công nhận là chiếc đồng hồ mỏng nhất thế giới.
Năm 2016, sau nhiều năm tái cơ cấu bằng cách sáp nhập, hợp nhất, mua lại,… tập đoàn đổi tên thành Citizen Watch Co., Ltd. với các thương hiệu con nổi tiếng.
Qua hơn một thế kỷ hoạt động, Citizen đã trở thành biểu tượng của chất lượng, sự đổi mới và cam kết thân thiện môi trường trong ngành công nghiệp xa xỉ.
Thương hiệu thuộc Citizen Watch Co., Ltd.
TOP 4 công nghệ do Citizen phát minh độc quyền
Hơn 100 năm qua, nhà sản xuất Nhật Bản không chỉ làm giới mộ điệu bất ngờ bởi sản phẩm đẹp đẽ, chất lượng mà còn vì 4 điều độc đáo dưới đây!
1. Eco-Drive
Vào năm 1976, Citizen giới thiệu đến công chúng mẫu đồng hồ Eco-Drive mang tính đột phá có khả năng chạy bằng năng lượng mặt trời. Trong thời đại sử dụng năng lượng xanh, các mẫu Citizen Eco-Drive ngày càng trở nên phổ biến hơn bao giờ hết.
Về cơ chế của Eco-Drive, công nghệ này dựa trên năng lượng từ các nguồn sáng tự nhiên và nhân tạo (mặt trời, ánh đèn,…) để chuyển hóa thành năng lượng cho bộ máy. Những chiếc đồng hồ Citizen Eco-Drive trang bị một tấm pin quang điện bên dưới mặt số để hấp thụ các nguồn sáng kể trên.
Chỉ với một lần sạc đầy là Citizen Eco-Drive có thể sử dụng liên tục trong 6 tháng mà không cần nạp năng lượng từ nguồn sáng nào nữa. Ngoài ra, công nghệ Eco-Drive còn tự động tiết kiệm khi tấm pin mặt trời không tiếp xúc ánh sáng để đồng hồ có thể hoạt động lâu dài hơn.
Ưu điểm lớn nhất ở công nghệ Eco-Drive chính là tính thân thiện với môi trường. Viên pin chứa năng lượng đã chuyển hóa từ ánh sáng không chứa thủy ngân nên hoàn toàn thân thiện với môi trường. Chưa kể đến, tuổi thọ của pin Eco-Drive lại vô cùng bền khi thời lượng sử dụng có thể lên tới 10 năm.
Công nghệ thân thiện với môi trường này đã giúp Citizen nhận Eco Mark – nhãn hiệu do Hiệp hội Môi trường Nhật Bản (JEA) quản lý, nhằm ghi nhận sự đóng góp của hãng cho sự bền vững môi trường vào năm 1996.
Chưa dừng lại ở đó, Eco-Drive tiếp tục nhận giả Giải Vàng tại Giải thưởng Eco Mark của JEA vào năm 2014.
Công nghệ Eco-Drive hấp thụ và chuyển hóa ánh sáng thành năng lượng điện để vận hành bộ máy
2. GPS sóng vệ tinh
“Thời gian chính xác, dù bạn đi bao xa” là phương châm của thương hiệu Nhật Bản khi phát minh tính năng Citizen Satellite Wave GPS (Hệ thống định vị toàn cầu). Đây là công nghệ kết hợp giữa Eco-Drive và GPS cho phép người dùng xem được thời gian chính xác nhất dù ở bất cứ nơi đâu trên thế giới.
Citizen Satellite Wave GPS phủ sóng ở 38 múi giờ trên thế giới. Nó nhận dữ liệu vị trí và tín hiệu thời gian từ các vệ tinh GPS quay quanh Trái đất ở độ cao 20.000 km để hiển thị thời gian chính xác cho vị trí chính xác của bạn.
Cho dù bạn đang ở những nơi hẻo lánh nhất như sạc mạc hay núi tuyết thì thời gian chính xác tại vị trí hiện tại. Không chỉ thế, khi đi qua nhiều vùng bạn cũng có thể an tâm khi Citizen Satellite Wave GPS hiển thị đúng giờ địa phương.
Citizen liên tục thử nghiệm và phát triển thuật toán độc quyền để Citizen Satellite Wave GPS có thể nhận tín hiệu nhanh chóng. Vào năm 2015, Citizen đã lập kỷ lục thế giới về đồng hồ vệ tinh GPS đầu tiên chạy bằng ánh sáng có thời gian thu tín hiệu nhanh tới 3 giây.
Citizen cho phép bạn dễ dàng theo dõi thời gian một cách chính xác thông qua tín hiệu vệ tin gửi đến đồng hồ
3. Điều khiển bằng sóng vô tuyến (Radio-Controlled)
Vào năm 1993, Citizen lần đầu tiên trình làng đến giới mộ điệu phiên bản đồng hồ điều khiển bằng sóng vô tuyến đa băng tần đầu tiên trên thế giới. Với vai trò là thương hiệu đã tiên phong công nghệ này, Citizen liên tục cải tiến và phát triển công nghệ Radio-Controlled.
Công nghệ Radio-Controlled tự động cập nhật ngày và giờ thông qua tín hiệu thời gian từ đồng hồ nguyên tử với sai số một giây trong mỗi 100.000 năm. Tín hiệu sóng vô tuyến đến từ các máy phát ở bốn khu vực chính bao gồm: Nhật Bản, Châu Âu, Hoa Kỳ và Trung Quốc.
Điểm phát sóng Radio-Controlled của Citizen:
- Trạm DCF77 nằm tại Đức.
- Trạm MSF nằm tại Vương quốc Anh.
- Trạm WWVB nằm tại Hoa Kỳ.
- Trạm JJY trên núi Otakadoya nằm tại Fukushima, Nhật Bản.
- Trạm JJY trên núi Hagane nằm tại Fukuoka, Nhật Bản.
- Trạm BPC nằm tại Trung Quốc.
Bộ máy Eco-Drive kết hợp cùng tính năng Radio-Controlled mang lại sự chính xác cao nhất về thời gian. Khi điều chỉnh bằng sóng vô tuyến, đồng hồ sẽ luôn tự đặt đúng thời gian mỗi ngày trong tuần để người đeo không phải lo lắng về sự sai số khi sử dụng.
Mẫu Citizen tích hợp chức năng Radio-Controlled tiện lợi
4. Duratect
Đây là công nghệ làm cứng bề mặt độc quyền do Citizen phát minh đã tạo ra được một một loại vật liệu cứng hơn thép không gỉ gấp 5 lần và có trọng lượng nhẹ hơn 40% – Super Titanium.
Nếu như quá trình xử lý Titanium thông thường sẽ làm suy yếu đặc tính không gây dị ứng của kim loại, thì Duratect giúp giữ nguyên khả năng này, đảm bảo an toàn cho người sử dụng.
Ngoài ra, vật liệu này không bị ăn mòn bởi nước muối, chống oxy hóa nên có thể giữ được vẻ bề ngoài sáng bóng như mới của đồng hồ Citizen theo thời gian.
Bộ vỏ ngoài bằng Titanium do công nghệ Duratect tạo nên
Phân loại đồng hồ Citizen theo bộ máy và tư vấn chọn mua
Từ khi thành lập cho tới nay, Citizen luôn phát triển mọi chiếc đồng hồ của họ để phù hợp với từng nhu cầu của người dùng. Dưới đây là ba dòng sản phẩm chính của Citizen được phân loại dựa trên bộ máy:
1. Citizen Eco-Drive
Citizen Eco-Drive là dòng đồng hồ hoạt động dựa trên các nguồn sáng từ tự nhiên và nhân tạo. Những cỗ máy này sẽ hấp thụ nguồn sáng và chuyển hóa thành năng lượng của viên pin bên trong bộ máy.
Bên trong Citizen Eco-Drive có tích hợp một tấm pin quang điện, vị trí của nó thường ở dưới mặt số. Vai trò của tấm pin này sẽ là chuyển hóa năng lượng ánh sáng thành nguồn năng lượng điện trữ cho viên pin chính của bộ máy.
Ngoài việc sử dụng năng lượng sạch, Citizen Eco-Drive còn sở hữu thời lượng sử dụng cực bền bỉ. Trung bình viên pin dự trữ năng lượng ánh sáng có thể sử dụng lên tới 10 năm. Chỉ với một lần sạc đầy là bạn có thể sử dụng liên tục trong vòng 6 tháng.
Citizen Eco-Drive phù hợp những người yêu thích một cỗ máy bền vững theo năm tháng và hay tham gia nhiều hoạt động ngoài trời.
Cận cảnh bộ máy Eco-Drive được giới thiệu tại BaselWorld 2019
2. Citizen Automatic
Đồng hồ cơ Citizen luôn là niềm khao khát của nhiều tín đồ trên khắp thế giới. Citizen Automatic gây cuốn hút người dùng bởi những thiết kế đậm chất cổ điển, sang trọng. Và hơn hết là sự bền bỉ, chính xác đến từ bộ máy cơ của nhà sản xuất Miyota đến từ Nhật Bản.
Bộ máy cơ của Citizen Automatic do Miyota sản xuất nổi bật với khả năng vận hành mượt mà với sai số cực thấp, chỉ nằm trong khoảng từ -20 đến +40 giây mỗi ngày. Thêm vào đó, những cỗ máy này còn mang khả năng dự trữ lên tới 40 giờ (tương đương gần 2 ngày).
Citizen Automatic phù hợp cho các tín đồ theo đuổi phong cách sang trọng và vẻ đẹp cổ điển thông qua bàn tay chế tác của người thợ thủ công Nhật Bản.
Bộ máy cơ Miyota 8215 được sử dụng phổ biến trên nhiều mẫu Citizen hiện nay
3. Citizen Quartz
Citizen Quartz là dòng đồng hồ được hoạt động dựa trên những viên pin truyền thống. Ưu điểm lớn nhất ở dòng sản phẩm này chính là bộ máy nhỏ gọn mang đến khả năng vận hành êm ái và sự nhẹ nhàng khi đeo trên tay.
Đặc biệt, Citizen Quartz sở hữu độ chính xác cực cao với mức sai số trung bình chỉ khoảng 0,5 giây mỗi ngày trong khi thời lượng pin sử dụng có thể lên tới 2 năm.
Tại Baselworld 2018, Citizen đã ra mắt mẫu máy quartz Calibre 0100 với mức sai số chỉ ±1s/năm tạo ra kỷ lục chưa từng có trong ngành công nghiệp đồng hồ.
Citizen Quartz thường phù hợp cho các khách hàng đòi hỏi sự chính xác về thời gian trong công việc hàng ngày để thuận tiện theo dõi lịch trình cá nhân của họ.
Bộ máy quartz đến từ Miyota luôn được nhiều khách hàng đánh giá cao về độ chính xác vượt trội khi sử dụng
Một số dòng đồng hồ Citizen bán chạy nhất hiện nay
Dưới đây là các bộ sưu tập Citizen được giới mộ điệu luôn săn đón vào thời điểm hiện tại:
1. Citizen C7
Citizen C7 là bộ sưu tập đồng hồ được lấy cảm hứng thiết kế từ các phiên bản Crystal Seven ra mắt vào năm 1965. Dòng sản phẩm Citizen C7 gồm bốn kiểu dáng chính bao gồm: Formal, Dress, Casual và Active, tổng cộng 12 mẫu đồng hồ để người dùng lựa chọn theo nhu cầu.
- Formal là tập hợp những phiên bản C7 mang thiết kế sang trọng với vẻ ngoài sáng bóng giúp người đeo trở nên nổi bật trong những dịp sự kiện đặc biệt.
- Dress gồm những mẫu đồng hồ mang kiểu dáng có phần cổ điển, thanh lịch và nhẹ nhàng với các tone màu trầm đầy lịch lãm.
- Casual được lấy cảm hứng từ nét đẹp cổ điển từ quá khứ với hai phiên bản trắng và đen pha trộn một chút tương lai từ bộ dây đeo dạng lưới đặc trưng.
- Active là dòng sản phẩm được tích hợp thêm bộ dây da mềm mại để phù hợp hơn với nhiều hoạt động ngoài trời.
Toàn bộ các mẫu đồng hồ Citizen C7 sử dụng bộ máy Calibre 8200 có tích hợp 21 chân kính và sở hữu tần số dao động lên tới 21600 vph. Mức sai số lý thuyết của Citizen C7 chỉ nằm trong khoảng từ 20 đến 40 giây.
Tất cả các phiên bản Citizen C7 đều trang bị ô cửa sổ lịch ngày đặt ở góc 3 giờ với thiết kế dạng chữ nhật bo ở các góc vô cùng mềm mại. Chúng còn có thêm khả năng chống nước 5ATM để người đeo sử dụng khi đi mưa hay trong một vài hoạt động thể thao như bơi lội, chạy bộ,…
Kích cỡ mặt số trung bình: 40mm, phù hợp với cổ tay từ 16cm đến 18cm.
Giá bán: từ 7 đến 9 triệu đồng.
Mẫu đồng hồ Citizen nam C7 được yêu thích hiện nay
2. Citizen Tsuyosa NJ01
Citizen Tsuyosa NJ01 là bộ sưu tập đặc biệt mang kiểu mặt số dạng thùng vô cùng đặc biệt và độc đáo. Kiểu dáng này thường xuất hiện trên các mẫu đồng hồ trên thị trường hiện nay như: Rolex Oyster Perpetual, Tissot PRX hay Audemars Piguet Royal Oak.
Mặt số được trang trí đơn giản với những cọc số dạng chữ nhật vuông vức và đầy mạnh mẽ, bộ kim có kiểu dáng thẳng nhọn như bút chì. Những chi tiết trên đều được Citizen phủ thêm một lớp dạ quang để hỗ trợ người đeo sử dụng trong bóng tối.
Điểm nổi bật nhất mà bạn không nên bỏ qua ở Citizen Tsuyosa NJ01 chính là phần kính lúp Cyclops tích hợp ở ô cửa sổ lịch ngày. Đây là loại kính đặc trưng cho các phiên bản Rolex Datejust nổi tiếng.
Citizen Tsuyosa sử dụng bộ máy Calibre 8210 mang cơ chế lên cót tự động, có thể dự trữ cót lên tới 40 giờ. Hãng Citizen còn bổ sung cho bộ sưu tập Tsuyosa khả năng kháng nước 5ATM để đảm bảo an toàn cho bộ máy khi đồng hồ tiếp xúc với nước khi rửa tay hay đi tắm.
Kích cỡ mặt số trung bình: 40mm, phù hợp với cổ tay từ 16cm đến 18cm.
Giá bán: từ 8 đến 13 triệu đồng.
Bộ kính lúp Cyclop của Rolex được Citizen áp dụng vào các mẫu đồng hồ nam Citizen chính hãng Tsuyosa NJ01
3. Citizen L
Citizen L được biết đến là dòng sản phẩm cao cấp được sản xuất dành riêng cho phái nữ với dáng vẻ nhẹ nhàng, quyến rũ và đầy sang trọng. Những chiếc đồng hồ nữ Citizen L được thiết kế với nhiều gam màu đậm tính sáng tạo khiến chủ nhân sở hữu chúng nổi bật giữa đám đông hơn bao giờ hết.
Điểm nổi bật nhất và dễ nhận biết ở đồng hồ đeo tay Citizen L chính là thành đuôi của cây kim dây thường được cách điệu thành chữ L. Bộ sưu tập này thường được hãng sử dụng thêm nhiều loại vật liệu cao cấp và sang trọng như: xà cừ, đá quý CZ,…
Citizen L bên trong có tích hợp bộ máy Eco-Drive nổi tiếng của Citizen với khả năng chuyển hóa ánh sáng thành năng lượng hoạt động cho bộ máy. Ngoài ra, hãng còn áp dụng thêm công nghệ PVD cho bộ vỏ ngoài để tăng thêm sang trọng cũng như có thể bảo vệ đồng hồ không bị bong tróc.
Kích cỡ mặt số trung bình: 29-31mm, phù hợp với cổ tay từ 13cm đến 15cm.
Giá bán: từ 6 đến 16 triệu đồng.
Thiết kế đầy quyến rũ và sáng tạo khiến phái nữ phải say đắm ngay từ lần ánh nhìn đầu tiên của mẫu đồng hồ Citizen nữ
4. Citizen Moonphase
Citizen Moonphase là những chiếc đồng hồ được tích hợp bộ lịch tuần trăng trên mặt số. Dòng sản phẩm này thường thuộc phân khúc cao cấp của hãng Citizen. Chính vì thế mà thiết kế của những cỗ máy này sẽ thường thiên về phong cách sang trọng, lịch lãm.
Chức năng Moonphase của Citizen thể hiện bộ lịch tuần trăng thông qua hình ảnh mặt trăng và những ngôi sao huyền ảo đặt tại góc 6 giờ. Tính năng Moonphase giúp người dùng dễ dàng theo dõi chu kỳ của trăng hay còn gọi là lịch âm theo văn hóa của Việt Nam.
Ngoài bộ lịch Moonphase, những chiếc đồng hồ này còn tích hợp thêm một số chức năng khác như: Chronograph, chống nước 5 ATM,…
Kích cỡ mặt số trung bình: 40-42mm, phù hợp với cổ tay từ 17cm đến 19cm.
Giá bán: từ 3 đến 5 triệu đồng.
Bộ lịch tuần trăng được hiển thị rõ trên mặt số
Một số câu hỏi thường gặp khi mua đồng hồ Citizen chính hãng
Để dễ dàng hơn khi lựa chọn đồng hồ Citizen, Hải Triều đã tổng hợp một số thắc mắc phổ biến nhất của khách hàng khi mua sắm Citizen. Dưới đây là những giải đáp chi tiết nhất dành cho bạn!
1. Đồng hồ Citizen giá bao nhiêu?
Giá đồng hồ Citizen chính hãng hiện nay dao động từ 3 đến 17 triệu đồng. Đây cũng là giá bán lẻ chính thức của sản phẩm tại đại lý uỷ quyền Đồng Hồ Hải Triều. Cụ thể:
- Giá đồng hồ Citizen nam: từ 3 đến 17 triệu đồng.
- Citizen Eco-Drive: từ 4 đến 16 triệu đồng.
- Citizen Automatic: từ 5 đến 15 triệu đồng.
- Citizen Quartz: từ 3 đến 10 triệu đồng.
- Citizen nữ: từ 3 đến 16 triệu đồng.
- Citizen dây da: từ 3 đến 13 triệu đồng.
- Citizen dây kim loại: từ 3 đến 17 triệu đồng
2. Đồng hồ Citizen có bền không?
Đồng hồ Citizen hiện là dòng sản phẩm được nhiều chuyên gia và người dùng đánh giá cao về độ bền qua một thời gian sử dụng. Để có được điều này, Các bộ phận và chi tiết bên ngoài của từng mẫu sản phẩm đều đảm bảo sản xuất in-house theo dây chuyền chọn lọc.
Chưa kể đến, Citizen luôn liên tục cập nhật nhiều công nghệ mới nhất cho từng cỗ máy của họ. Công nghệ Eco-Drive của Citizen vừa thân thiện với môi trường vừa mang đến độ bền cực cao khi viên pin có thể sử dụng lên tới 10 năm, riêng pin máy quartz có tuổi thọ từ 2 đến 5 năm.
Ngoài ra, Citizen còn áp dụng nhiều loại vật liệu cực chất lượng cho đồng hồ. Chẳng hạn như: kính tinh thể Sapphire, thép không gỉ, công nghệ mạ PVD,…
Dòng kính Sapphire trên Citizen có độ cứng đạt mức 9 trên thang đo Mohs, nó có khả năng kháng mọi va đập khi rơi cực kỳ tốt và có độ trong suốt cao nên vô cùng dễ dàng xem thời gian.
Vỏ ngoài Citizen thường làm từ thép không gỉ 316L có nhiều ưu điểm nổi trội như chống ăn mòn và chống oxy hóa trong môi trường axit. Ngoài ra, một vài phiên bản Citizen còn có thêm lớp mạ PVD để tăng thêm tính thẩm mỹ và giảm bong tróc màu sau một thời gian sử dụng.
Citizen luôn được sử dụng những loại vật liệu tốt nhất cùng hàng loạt công nghệ để đồng hồ có thể bền bỉ theo năm tháng
3. Citizen có tốt hơn các thương hiệu Nhật Bản cùng phân khúc không?
So sánh chi tiết giữa hai thương hiệu lớn hàng đầu tại Nhật Bản
Citizen mang thiết kế theo thiên hướng thanh lịch và sang trọng, còn Seiko lại có kiểu dáng hơi hướng thể thao, mạnh mẽ và đậm chất cổ điển. Riêng với Orient, Citizen lại nhỉnh hơn khi ngoài máy cơ và quartz thì Citizen lại phát triển thêm dòng máy Eco-Drive.
4. Có nên mua đồng hồ Citizen cũ không?
Ngày nay, xu hướng mua sắm các mẫu đồng hồ Citizen cũ và nhiều thương hiệu khác chắc hẳn không còn quá xa lạ. Việc mua lại các mẫu cũ giúp người mua tiết kiệm được nhiều chi phí để có thể sở hữu một chiếc đồng hồ đẹp và chất lượng đến từ Citizen.
Đôi khi mua Citizen cũ nhiều người dùng cũng sẽ đôi lúc gặp các rủi ro khó lường như: hàng kém chất lượng, hàng giả,… Citizen thường có nhiều dòng sản phẩm bao gồm cả phân khúc bình dân với giá chỉ từ vài triệu nên nếu có thể bạn nên mua các mẫu Citizen chính hãng tại các cửa hàng đồng hồ Citizen tại VietNam.
5. Đồng hồ Citizen xách tay rẻ hơn bao nhiêu khi mua tại đại lý ở Việt Nam?
Thông thường, đồng hồ Citizen xách tay từ Nhật Bản sẽ có giá thành rẻ hơn khoảng từ 20% đến 30% so với giá niêm yết tại các đại lý. Chẳng hạn như, khi mua Citizen tại đại lý Việt Nam có giá 5 triệu đồng thì hàng xách tay sẽ rơi vào khoảng từ 3 triệu đồng.
Tuy nhiên, khi xách tay từ Nhật Bản về Việt Nam sẽ dễ mất thuế tiêu thụ đặc biệt (rơi vào khoảng 30% giá trị của đồng hồ). Người mua phải tốn thêm thời gian để khai báo cũng như nếu xách tay cũng gặp tình trạng hỏng hóc sản phẩm do quá trình vận chuyển.
Lưu ý khi sử dụng
- Tránh để đồng hồ tiếp xúc với hóa chất để không gây nên các hiện tượng rỉ sét làm mất thẩm mỹ vẻ ngoài.
- Nên đặt đồng hồ ở điều kiện nhiệt độ từ -10 đến 60 độ C để không làm hỏng học bộ máy bên trong cũng như tuổi thọ pin.
- Thay pin khi đồng hồ vừa hết pin, không nên để quá lâu rồi mới thay.
- Không nên tự ý lắp ráp, thay thế và sửa chữa mà nên mang đến trung tâm bảo hành gần nhất để nhận được tư vấn chính xác.
- Riêng dòng đồng hồ cơ nên bảo dưỡng và lau dầu định kỳ sau từ 2 đến 4 năm sử dụng.
Một số lưu ý dành cho bạn khi mua đồng hồ Citizen
Thông tin thú vị về thương hiệu Citizen
Được thành lập 1918, Citizen ngày nay đã trở thành một thương hiệu quốc dân tại thị trường Nhật Bản và nổi tiếng khắp thế giới. Tuy vậy nhưng có lẽ bạn vẫn chưa biết những sự thật thú vị sau đây đã làm nên tên tuổi của Citizen trên bản đồ thế giới.
1. Sở hữu dây chuyền lắp ráp tự động khiến các “tiền bối” Thụy Sỹ khiếp sợ
Trong khoảng cuối thập niên 70, Citizen đã tạo ra dây chuyền AT-3 có thể sản xuất hàng loạt các bộ máy quartz cho những chiếc đồng hồ của họ. Dây chuyền sản xuất này đã khiến nhiều ông lớn đến từ Thụy Sỹ phải dè chừng về hiệu suất hoạt động cũng như tuổi thọ của chúng.
Trung bình trong một năm hoạt động liên tục, dây chuyền sản xuất của Citizen có thể tạo ra khoảng 30 triệu bộ máy. Dây chuyền AT-3 sở hữu cơ chế motor coil độc quyền của Citizen với hơn 24 máy motor coil tự động hoạt động độc lập.
Bên ngoài nhà máy Iida tại Nhật Bản với dây chuyền sản xuất hàng loạt của Citizen
2. Citizen tự sản xuất mọi thứ
Thông thường, một số thương hiệu đồng hồ nổi tiếng trên thị trường hiện nay phải lấy một số linh kiện do nhà sản xuất bên ngoài cung cấp. Miyota hiện trực thuộc Citizen Group nên các linh kiện từ mạch tích hợp đến chip điện tử của Citizen đều đến từ nhà sản xuất này.
Thêm vào đó, Citizen cũng có thể sản xuất các chi tiết như: kim phút, kim giây, vỏ máy,… và hoàn thiện lắp ráp ngay tại nhà máy của họ. Từng chi tiết vào trong ra ngoài đều được Citizen đảm bảo tự sản xuất theo dây chuyền hiện đại của họ.
Cận cảnh nơi tạo ra các bộ máy Miyota cho đồng hồ Citizen
3. Một số mẫu đồng hồ Citizen được lắp ráp thủ công
Bên cạnh các mẫu đồng hồ được sản xuất hàng loạt theo dây chuyền tự động. Citizen cũng có một số phiên bản được lắp ráp hoàn toàn thủ công, thường thì những mẫu sản phẩm cao cấp sẽ được sử dụng phương thức chế tác này để đảm bảo được chất lượng tối ưu nhất.
Đồng hồ cao cấp của Citizen sẽ được lắp ráp bởi những người thợ có thâm niên nghề nghiệp ít nhất 30 năm. Họ chịu mọi trách nhiệm về khâu lắp ráp và hoàn thiện hoàn toàn bằng tay, thường thị các người thợ đồng hồ này có xuất thân từ Trường đào tạo của riêng Citizen.
4. Đồng hành cùng nhiều giải đấu thể thao lớn nhỏ
Để tạo nên tên tuổi và tiếp cận đến nhiều phân khúc khách hàng, Citizen đã tài trợ không ít các giải đầu trượt bằng trên khắp thế giới. Dưới đây là các giải đấu bộ môn trượt bằng do Citizen đồng hành trong thời gian nghệ thuật 2023
Trận chung kết ISU Grand gần đây:
- ISU Grand Prix of Trượt b Prix of Art Skating ® 2023-2024 (Junior & Senior)
- Giải vô địch trượt băng nghệ thuật châu Âu ISU ® 2024
- Giải vô địch trượt băng nghệ thuật bốn lục địa ISU ® 2024
- Giải vô địch trượt băng nghệ thuật trẻ em thế giới ISU ® 2024
- Giải vô địch trượt băng nghệ thuật thế giới ISU ® 2024
Citizen là nhà tài trợ của nhiều giải đấu trượt băng lớn nhỏ trên thế giới
Chính sách bảo hành tại Hải Triều
Khi mua đồng hồ Citizen chính hãng ở Hải Triều, khách hàng sẽ nhận được những cam kết về chất lượng và chính sách bảo hành vượt trội như sau:
- Cam kết hàng chính hãng 100%, đền gấp 10 nếu phát hiện hàng giả
- Thời gian bảo hành lên đến 5 năm (1 năm về máy và pin theo chính sách quốc tế của Citizen + 4 năm về máy tăng thêm của Hải Triều)
- Miễn phí thay pin máy quartz trọn đời
- Hỗ trợ trả góp 0% lãi suất
- Miễn phí vận chuyển
- Miễn phí COD.