Tìm hiểu về thép không gỉ 316L, 304 và 904L – Loại nào tốt nhất?

tim hieu ve thep khong gi 316l 304 va 904l loai nao tot nhat

Thép không gỉ không chỉ áp dụng trong chế tác vật dụng hằng ngày mà còn được ứng dụng trong sản xuất đồng hồ, đặc biệt là thép 316L với nhiều tính năng đột phá. Tuy nhiên, thuật ngữ về thép không gỉ nói chung và ưu – nhược điểm của chúng nói riêng vẫn còn khá mơ hồ. Hãy để Hải Triều giúp bạn hiểu rõ hơn về loại thép này nhé!

Khám phá: 100+ đồng hồ dây kim loại bán chạy nhất hiện nay

MỤC LỤC

› Các loại thép không gỉ trên đồng hồ

1. Thép không gỉ 316L là gì?

2. Thép không gỉ 304 là gì?

3. Thép không gỉ 904L là gì?

› Ưu và nhược điểm khi sử dụng đồng hồ thép không gỉ

1. Ưu điểm vượt trội

2. Nhược điểm cần cân nhắc

› So sánh thép không gỉ với những vật liệu chế tác khác

1. Với dây Titanium

2. Với dây da thật

3. Với dây Ceramic

4. Với dây vải

› Mua đồng hồ thép không gỉ, cần cân nhắc điều gì?

1. Kiểu dáng dây thép không gỉ

1.1. Dây Oyster

1.2. Dây Jubilee

1.3. Dây Milanese

1.4. Dây Royal Oak

2. Công nghệ có trên thép không gỉ

2.1. Mạ vàng

2.2. Đánh bóng

2.3. Chải xước

3. Hiểu được sự khác nhau giữa thép không và kim loại thường

› Lời kết

Các loại thép không gỉ trên đồng hồ 

Đồng hồ không chỉ là một phụ kiện thời trang, mà còn là biểu tượng cho sự linh hoạt và tinh tế trong thiết kế. Để tạo ra những chiếc đồng hồ đẳng cấp, các nhà sản xuất thường phải tập trung nghiêm ngặt vào việc lựa chọn bộ máy và nguyên liệu chế tác sản phẩm. Thép không gỉ được lựa chọn nhiều hơn cả, tuy nhiên chúng lại được chia ra nhiều loại khác nhau. Vậy thép không gỉ là gì và mỗi loại có ưu nhược điểm như thế nào?

1. Thép không gỉ 316L là gì?

Thép không gỉ 316L (với tên gọi khác là thép không gỉ 316L, thép 316L, inox 316L hay 316L Stainless Steel), thuộc nhóm thép không gỉ Austenitic. Được phát minh bởi chuyên gia khoa học ngành thép – ông Harry Brearley, người đã tạo ra một loại thép chịu độ mài mòn cao bằng cách giảm hàm lượng carbon xuống thấp và cho Crom vào trong thành phần thép.

Vật liệu thép 316L chủ yếu sử dụng để chế tạo dụng cụ phẫu thuật – do đó nó có biệt danh là thép phẫu thuật. Ngoài ra, vì khả năng kháng clorua cao nên cũng phổ biến trong ngành hóa dầu, thực phẩm và dược phẩm, tái chế hạt nhân và sử dụng hàng hải, đặc biệt thép 316L còn xuất hiện trong chế tác đồng hồ. 

Để việc sử dụng thép không gỉ 316L ứng dụng dễ hơn trong việc gia công đồng hồ, hãng thép Krupp của Đức đã cải thiện bằng cách thêm nguyên tố Niken nhằm tăng khả năng chịu ăn mòn axit và làm thép mềm hơn. 

Tìm hiểu về thép không gỉ 316L, 304 và 904L - Loại nào tốt nhất? - Ảnh 1

Thành phần: Trong thép không gỉ 316L sẽ bao gồm các thành phần: 16,5% – 18,5% Crom, 10% – 13% Niken và 2% – 2,5%, Molypden, 0.045% Phốt Pho, 0.015% Lưu Huỳnh, 0.11% Nitơ và thành phần chủ yếu của nó sẽ là Sắt với khả năng chống bào mòn tốt. 

Lưu ý: Đồng hồ sử dụng thép không gỉ 316L thường sẽ có dòng chữ Stainless Steel Case & Band hoặc All Stainless ở nắp đáy đồng hồ.  

Ứng dụng tính năng thép 316L trong đồng hồ nhằm: 

  • Tăng tuổi thọ cho đồng hồ 
  • Có khả năng chịu trong môi trường kiềm và nhẹ hơn trong môi trường có chứa muối
  • Tiếp xúc được với nước mặn 
  • Không dễ phai màu 
  • Bề mặt bóng và không bị mờ 
  • Dễ tạo kiểu, sơn phủ và uốn nắn. 
  • Độ cứng và độ bền cao hơn giảm xước khi va chạm.

2. Thép không gỉ 304 là gì?

So với thép không gỉ 316L thì thép không gỉ 304 không được đánh giá cao trong chế tác đồng hồ, nếu có thì cũng chỉ xuất hiện ở những chiếc đồng hồ kém chất lượng. 

Tuy không phải là chất liệu phổ biến trong sản xuất đồng hồ nhưng thép không gỉ 304 lại là kim loại có lượng tiêu thụ lớn nhất thế giới, cụ thể các vật dụng trong nhà bếp và gia đình: đường ống, dụng cụ nấu nướng, máy giặt, máy rửa chén, chảo, nồi … 

Thành phần: Thép không gỉ loại 304 chứa khoảng 18-20% crom và 8-10,5% niken, đặc biệt là cacbon 0.08% và sắt.

Thông qua chi tiết thành phần ta thấy rằng, thép không gỉ 304 thiếu hợp chất Molybdenum và phần trăm Niken lại thấp hơn so với thép không gỉ 316L. Dẫn đến loại thép này dễ bị ăn mòn, nhạy cảm với axit cũng như không đảm bảo hiệu suất hoạt động trong chế tác đồng hồ. 

3. Thép không gỉ 904L là gì?

Thép không gỉ 904L – loại thép được chế tạo độc quyền từ thương hiệu đồng hồ Rolex và đặt tên là Oyster Steel đồng thời còn ứng dụng cho các sản phẩm của hãng kể từ năm 2003.

Do chế tạo độc quyền nên thép 904L sẽ thường được áp dụng vào vỏ và dây đeo của đồng hồ Rolex. Ngoài ra, khi sản xuất loại thép này cần phải qua nhiều giai đoạn cũng như yêu cầu mức độ chính xác cao từ những thợ lành nghề.

Thành phần: Trong thép không gỉ 904L sẽ có thành phần chủ yếu chứa nhiều hàm lượng Crom lên tới 19% – 23%, hàm lượng Niken chiếm 23% – 28% và Molypden cùng với Đồng, Mangan và Silicon làm tăng khả năng chống ăn mòn tối ưu nhất cho hợp kim này.

Ứng dụng chất liệu thép không gỉ 904L trong đồng hồ nhằm:

  • Chất liệu chống ăn mòn cao hơn cả 316L.
  • Độ bóng, độ sắc sảo hoàn hảo.
  • Được gia công với độ chính xác cao và chất lượng.
  • Chịu nhiệt tốt hơn thép không gỉ 316L.
  • Độ bền cao hơn khi ở trong môi trường chứa muối.

Ưu và nhược điểm khi sử dụng đồng hồ thép không gỉ

1. Ưu điểm vượt trội

  • Độ bền cao.
  • Tăng tính thẩm mỹ với vẻ ngoài sáng bóng.
  • Được cấu thành từ hợp kim sắt – cacbon trộn với crom và niken nên có khả năng chống ăn mòn, chống trầy xước tốt.
  • So với các kim loại quý như vàng và bạch kim, thì thép không gỉ có giá thành phải chăng, khiến nó trở thành một lựa chọn dễ tiếp cận đối với nhiều người tiêu dùng.
  • Thép không gỉ rất dễ làm sạch và bảo trì vì nó có thể lau sạch bằng vải ẩm.

2. Nhược điểm cần cân nhắc

  • Thép không gỉ thường có trọng lượng nặng.
  • Gây ra tình trạng phát ban hay khó chịu cho người đeo nếu bị dị ứng với niken trong kim loại.
  • Thép không gỉ có thể có dẫn từ, có thể ảnh hưởng đến độ chính xác của một số loại đồng hồ, chẳng hạn như đồng hồ cơ.
  • Vẫn bị trầy xước, mất thẩm mỹ và vẫn có dấu hiệu mòn theo thời gian nếu tiếp xúc ở những môi trường nhiều axit.
YouTube video

So sánh thép không gỉ với những vật liệu chế tác khác

1. Với dây Titanium

Titanium còn được gọi là Titan và thường dùng trong các hợp kim nhẹ bao gồm sắt, nhôm hoặc hợp kim cứng và đồng thời còn ứng dụng trong các loại động cơ như phản lực, tên lửa hay phi thuyền, quân đội. 

So sánhThép không gỉ Titanium
Chi phíGiá thành tầm trung, dễ tìm thấy.Giá thành cao.
An toàn Không phù hợp với người có dị ứng với Niken.Không gây hại, được sử dụng rộng rãi trong y tế. 
Môi trường Thân thiện với môi trường.

Có thể tái chế.
Thân thiện với môi trường.

Có thể tái chế.
Thiết kếMàu bạc chủ đạo  Không bạc màu.

Sáng bóng, nhưng phải đánh bóng định kỳ.
Màu sắc xám chủ đạo.

Luôn sáng bóng, không cần đánh bóng định kỳ.
Độ trầy, xướcDễ trầy xước khi va đập mạnh.Khó trầy, nhưng khi đã trầy thì khó đánh bóng. 
Chế tác Dễ dàng tùy chỉnh, uốn nắn.Khó khai thác, đúc và xử lý.
Trọng lượngNặng hơn Titanium.Nhẹ hơn Thép không gỉ.
Độ bền Độ bền cao.Độ bền cao, gần như tuyệt đối.

Nhìn chung, Titan và Thép không gỉ cũng có phần nổi trội riêng biệt. Vì thế, tùy vào nhu cầu của mỗi người mà chúng ta có thể đưa ra những lựa chọn khác nhau bạn nhé!

2. Với dây da thật

Dây đồng hồ da thật thường xuất hiện phổ biến trên thị trường hiện nay. Vì chúng có rất nhiều phong cách khác nhau, giúp bạn dễ dàng lựa chọn và dễ ứng dụng vào đời sống. 

Yếu tố dẫn đến chất lượng cũng như độc quyền của loại dây này là đều được làm từ da thật của động vật như da bò, da cá sấu, da đà điểu, da kỳ đà, … Vậy dây da thật sẽ có gì khác biệt so với dây thép không gỉ? 

Tìm hiểu về thép không gỉ 316L, 304 và 904L - Loại nào tốt nhất? - Ảnh 2

HIRSCH được làm từ đa dạng các loại da thật từ động vật và có khả năng kháng nước cao – Tham khảo các loại dây da HIRSCH

So sánh Thép không gỉ  Dây da thật
Chi phíGiá thành thấp, dễ tìm thấy.Giá thành cao hơn thép không gỉ.
An toàn Không phù hợp với người có dị ứng với Niken.Có thể gây dị ứng (tuỳ thuộc vào loại da nhạy cảm).
Môi trường Thân thiện với môi trường.

Có thể tái chế.
Không thân thiện với môi trường (do quá trình thuộc da, khó tái chế và săn bắt động vật).

Có thể tái chế.
Thiết kếMàu bạc chủ đạo.

Không bạc màu.

Sáng bóng, nhưng phải đánh bóng định kỳ.
Đa dạng màu sắc, kiểu dáng.

Dễ ứng dụng trong thời trang.

Dễ điều chỉnh dây hợp với kích thước cổ tay.
Độ trầy, xướcDễ trầy xước khi va đập mạnh. Chịu va đập kém, dễ trầy xước.
Chế tác Dễ dàng tùy chỉnh, uốn nắn.Công phu, phải qua quá trình thuộc da.
Trọng lượngNặng.Nhẹ hơn dây thép không gỉ
Độ bền Độ bền cao.Có tuổi thọ từ 6 – 24 tháng (tuỳ vào kỹ thuật chế tác và loại da).

Vệ sinh thường xuyên (1-2 tháng/ lần).

Nếu bạn là người yêu thích thời trang về cổ điển, thanh lịch và linh hoạt khi sử dụng thì đồng hồ dây da sẽ là lựa chọn tốt nhất dành cho bạn. Nhưng nếu bạn là người yêu thích sự sang trọng, quý phái thì đừng bỏ qua các mẫu đồng hồ đeo tay kim loại như thép không gỉ, Titan bạn nhé!

3. Với dây Ceramic

Ceramic là gốm sứ có độ cứng cao hơn cả thép không gỉ và khả năng chống nước gần như tuyệt đối, được tạo thành bởi các hợp chất kim loại như oxy, nitro và carbon. Ngoài ra, gốm Ceramic còn có trọng lượng nhỏ hơn so với thép và titanium (chỉ 2-6 gam/centimet khối) nên nó sẽ giúp người đeo cảm thấy nhẹ nhàng, thanh thoát. 

Nhờ làm từ các hợp chất trên nên dây Ceramic được đánh giá có độ bóng, bền và có độ bắt mắt hơn những dây đồng hồ khác. Đồng thời các thương hiệu đồng hồ lớn trên thế giới như còn ứng dụng loại dây này trong sản phẩm của mình như: Rolex Submariner, Omega Speedmaster, Rado True Thinline…

So sánh Thép không gỉ Dây Ceramic
Chi phíGiá thành thấp, dễ tìm thấy.Giá thành cao hơn thép không gỉ.
An toàn Không phù hợp với người có dị ứng với Niken.Không gây dị ứng do không chứa các lớp phủ kim loại. 
Môi trường Thân thiện với môi trường.

Có thể tái chế.
Thiện với môi trường (vì không gây kích ứng, không độc hại khi tiếp xúc với da tay nên tuyệt đối an toàn với sức khỏe của người dùng).

Có thể tái chế.
Thiết kếMàu bạc chủ đạo.

Sáng bóng, nhưng phải đánh bóng định kỳ.
Đa dạng màu sắc, kiểu dáng.

Dễ ứng dụng trong thời trang.
Độ trầy, xướcDễ trầy xước khi va đập mạnh Không bạc màu.Không bạc màu, chống xước, chống nước, luôn mới và sáng siêu bền với thời gian.

Chịu lực tốt hơn so với thép không gỉ.

Có khả năng sức mẻ nếu va chạm mạnh.

Không đánh bóng được. 
Chế tác Dễ dàng tùy chỉnh, uốn nắn.Khó chế tác dẫn đến giá thành đắt hơn so với thép không gỉ.
Trọng lượngNặng.Nhẹ hơn dây thép không gỉ.
Độ bền Độ bền cao.Độ bền cao.
Tìm hiểu về thép không gỉ 316L, 304 và 904L - Loại nào tốt nhất? - Ảnh 3

Với độ bóng và độ bắt mắt vượt trội, dây đồng hồ Ceramic luôn đem lại sự thẩm mỹ và thiết kế đa dạng cho các loại đông hồ – Tham khảo mẫu R27010102

4. Với dây vải

Trong những năm gần đây, đồng hồ dây vải đã trở thành hiện tượng bởi sự yêu thích của giới trẻ. Đây là một chất liệu khá phổ biến với đa dạng những màu sắc, mang lại sự mới mẻ, tươi sáng và cũng là điểm nhấn cho đôi tay của bạn. Đồng thời, tính linh hoạt của vải cũng làm cho dây đồng hồ này dễ dàng phối hợp với nhiều loại trang phục và hoàn cảnh khác nhau.

So sánhThép không gỉ Dây vải
Chi phíGiá thành thấp, dễ tìm thấy.Giá thành rẻ hơn dây thép không gỉ.
An toàn Không phù hợp với người có dị ứng với Niken.Không gây dị ứng.
Môi trường Thân thiện với môi trường.

Có thể tái chế.
Thiện với môi trường.

Có thể tái chế.
Thiết kếMàu bạc chủ đạo.

Sáng bóng, nhưng phải đánh bóng định kỳ.
Đa dạng màu sắc, kiểu dáng.

Dễ ứng dụng trong thời trang.

Dễ thay đổi dây.

Dễ dàng điều chỉnh dây tuỳ ý để phù hợp với kích cỡ tay.
Độ trầy, xướcDễ trầy xước khi va đập mạnh. 

Không bạc màu.
Thấm hút tốt, chịu được va đập mạnh.
Chế tác Dễ dàng tùy chỉnh, uốn nắn.Dễ chế tác dẫn đến giá thành rẻ hơn thép không gỉ.
Trọng lượngNặng.Vì làm bằng vải nên dây rất nhẹ, thuận tiện khi đeo cả ngày dài.
Độ bền Độ bền cao.Dễ thấm hút nước và mồ hôi nên sẽ nhanh chóng khiến dây đồng hồ bị đổi màu theo thời gian.

Lâu khô khi tiếp xúc với nước, mồ hôi.
Đồng hồ dây da vải trở thành hiện tượng của giới trẻ - Ảnh 4

Với sự đa dạng về màu sắc và họa tiết, dây đồng hồ vải trở thành phụ kiện thời trang phổ biến, phản ánh phong cách và cá tính của người sử dụng – Tham khảo mẫu SSA426J1

Mua đồng hồ thép không gỉ, cần cân nhắc điều gì?

Nếu đã lựa chọn cho mình chiếc đồng hồ làm từ thép không gỉ thì có 2 yếu tố bạn cần chú ý: kiểu dáng dây phù hợp cùng công nghệ gia tăng độ bền cho chất liệu này. Điều này sẽ giúp bạn lựa chọn được mẫu ưng ý và chất lượng.

1. Kiểu dáng dây thép không gỉ

Các dáng dây thép không gỉ rất đa dạng bao gồm 12 kiểu dây dây đeo bằng kim loại và mỗi loại sẽ phù hợp với từng dáng tay khác nhau. Sau đây là một vài kiểu dáng dây đồng hồ phổ biến. 

 1.1. Dây Oyster

Dây Oyster được sản xuất bởi thương hiệu đồng hồ Rolex và ra mắt trước công chúng vào năm 1948. Loại dây này thuộc dòng thép không gỉ 904L giúp chống ăn mòn cũng như có độ bóng tuyệt đỉnh. Với thiết kế ba mảnh và các mắt xích phẳng ở giữa rộng được bao quanh bởi hai hàng mắt xích mỏng hơn, thường áp dụng cho hầu hết các sản phẩm của đồng hồ Rolex, mà còn được ứng dụng vào nhiều thương hiệu đồng hồ nổi tiếng khác như các sản phẩm đồng hồ thể thao, đồng hồ lặn,…

Những người có cổ tay trung bình đến to thường là sự lựa chọn lý tưởng cho dây Oyster. Với sự linh hoạt trong thiết kế, dây Oyster tạo ra một sự cân đối hoàn hảo giữa đồng hồ và cổ tay, tạo nên dấu ấn riêng và sự mạnh mẽ trong phong cách cá nhân của người sử dụng. Điều này thật sự làm nổi bật vẻ đẹp và phong cách nam tính của họ.

Đồng thời dây Oyster thích hợp với những người năng động, yêu thể thao và nam tính, cũng như phù hợp cho các hoạt động hàng ngày như gặp gỡ bạn bè, hoặc tham gia các buổi vui chơi và party.

Dây Oyster đã qua nhiều năm cải tiến và đây là phiên bản phổ biến nhất - Ảnh 5

Vì độ phổ biến rộng và dễ ứng dụng trong ngành chế tác đồng hồ nên dây Oyster luôn nhận được đông đảo sự quan tâm của phái mạnh – Tham khảo mẫu T120.410.11.041.00

1.2. Dây Jubilee

Jubilee cũng là dây đồng hồ do Rolex sản xuất, được giới thiệu vào năm 1945 (trong lễ kỷ niệm 40 năm của Rolex). Thời gian đầu, dây Jubilee chỉ thiết kế độc quyền cho dòng đồng hồ Rolex Datejust, nhưng ngày nay lại được ứng dụng rộng rãi cho mọi loại đồng hồ của Rolex. 

Dây Jubilee đã tồn tại trên thị trường từ nhiều năm qua và thiết kế của nó vẫn giữ nguyên với 5 liên kết bán nguyệt. Tuy nhiên, số lượng liên kết có thể tăng lên, làm cho dây trở nên sáng bóng và có khả năng phản chiếu ánh sáng tốt hơn so với dây Oyster. Điều này đã tạo ra một vẻ đẹp lung linh và đặc biệt cho dây Jubilee, làm cho nó trở thành sự lựa chọn phổ biến trong ngành công nghiệp đồng hồ.

Bên cạnh đó, dây Jubilee không chỉ đem lại sự sang trọng mà còn phản ánh sự phóng khoáng và mạnh mẽ cho người đeo. Với thiết kế mềm mại và linh hoạt, loại dây này dễ dàng thích nghi với nhiều kích thước cổ tay khác nhau, từ trung bình đến lớn hơn. Phù hợp cho những ai yêu thích phong cách mạnh mẽ, phóng khoáng và đây cũng chính là lựa chọn lý tưởng cho các sự kiện quan trọng, gặp gỡ đối tác hoặc trong môi trường công sở.

Mặc dù đã có mặt trên thị trường nhiều năm nhưng dây Jubilee vẫn không có sự thay đổi nhiều về thiết kế - Ảnh 6

Mặc dù đã có mặt trên thị trường nhiều năm nhưng dây Jubilee vẫn không có sự thay đổi nhiều về thiết kế – Mẫu T063.907.22.038.00

1.3. Dây Milanese

Dây Milanese, xuất xứ từ Milan, Ý, mang trong mình kiểu thiết kế dạng lưới đan mỏng, lấy cảm hứng từ giáp lưới xích mềm nhuyễn của chiến binh thời Trung Cổ. Được chế tạo từ thép không gỉ 316L nên dây Milanese thường mang lại sự thoải mái và sang trọng cho đồng hồ.

Với thiết kế đan mỏng, có hình mắt xích nhỏ nên nhìn dây Milanese có phần uyển chuyển. Thường xuất hiện ở các mẫu đồng hồ nữ, đồng thời loại dây này còn được các nhà sản xuất đồng hồ lớn ưu ái lựa chọn, chẳng hạn như Apple, Citizen, … 

Dây Milanese là sự lựa chọn lý tưởng cho những người yêu thích sự đơn giản, thanh lịch và tinh tế. Với tính linh hoạt và dễ dàng điều chỉnh độ rộng, dây Milanese phù hợp với hầu hết mọi kích cỡ cổ tay, từ nhỏ đến lớn. Điều này làm cho nó trở thành một lựa chọn phổ biến cho nhiều người sử dụng. Ngoài ra, thiết kế dạng lưới xích mềm sẽ mang lại cảm giác thoải mái và phù hợp cho các hoạt động hàng ngày của chúng ta.

Với thiết kế mắt xích nhỏ và có phẩn uyển chuyển, dây Milanese sẽ thích hợp trong thiết kế đồng hồ nữ - Ảnh 7

Với thiết kế mắt xích nhỏ và có phẩn uyển chuyển, dây Milanese sẽ thích hợp trong thiết kế đồng hồ nữ – Tham khảo mẫu FS6014

1.4. Dây Royal Oak

Vào những năm 70, thị trường đồng hồ đã có nhiều biến đổi khi phải đối mặt với tình trạng khó khăn về tài chính do sự bùng nổ mạnh mẽ của đồng hồ thạch anh Nhật Bản. 

Để có thể vực dậy, Gérald Genta – thợ đồng hồ Thuỵ Sỹ nổi tiếng đã thiết kế riêng mẫu đồng hồ Audemars Piguet Royal Oak và may mắn thay nó đã trở thành cuộc cách mạng “chuyển mình” mang tính lịch sử tại thị trường đồng hồ lúc bấy giờ. 

Dây Royal Oak được lấy cảm hứng từ thiết kế của những chiếc mũ bảo hiểm thợ lặn truyền thống, mang lại vẻ đẹp độc đáo và mạnh mẽ. Với cấu trúc đơn giản nhưng không kém phần tinh tế, dây Royal Oak có các “mắt ngang” và “mắt kết nối” được ghép vào mắt dây chính, tạo nên một sự liên kết mạch lạc, bền vững trong thiết kế. Mặc dù đã tồn tại từ lâu, nhưng loại dây này vẫn giữ nguyên vẻ đẹp độc đáo và không bao giờ lỗi thời.

Ngoài ra bằng việc sử dụng thép không gỉ, dây Royal Oak đã trở thành biểu tượng của sự sang trọng cũng như sự đẳng cấp trong thế giới đồng hồ thể thao ngày nay.

Với độ rộng lớn, Royal Oak thường thích hợp cho phái mạnh có cổ tay từ trung bình trở lên. Vì vậy, nếu bạn ưa chuộng phong cách nam tính, mạnh mẽ nhưng vẫn muốn giữ lại vẻ năng động, thì đừng bỏ lỡ một chiếc đồng hồ với dây Royal Oak này nhé!

Dây Royal Oak còn được làm từ thép không gỉ và trở thành biểu tượng của các đồng hồ sang trọng ngày nay - Ảnh 8

Nhờ vào thiết kế độc đáo, dây Royal Oak đã trở thành biểu tượng của sự sang trọng và thể thao trong ngành công nghiệp đồng hồ hiện đại – Mẫu T137.407.21.031.00

Cách lựa chọn dây đồng hồ phù hợp 

Có quá nhiều chất liệu cũng như quá nhiều kiểu dây khác nhau sẽ khiến chúng ta bị “ngợp” giữa nhiều sự lựa chọn.  Dưới đây là một số gợi ý để bạn có thể chọn lựa dây đồng hồ phù hợp:

  • Làn da: cần xác định làn da của bạn trước khi lựa chọn đồng hồ thép không gỉ hoặc đồng hồ da, vì mỗi người sẽ có nền da khác nhau. Nếu bạn là người dị ứng kim loại thì tốt nhất bạn nên lựa chọn những sản phẩm về dây da, dây ceramic, dây vải, … 
  • Phong cách ăn mặc: đồng hồ được xem là một món trang sức không thể thiếu. Do đó, tuỳ “gu” ăn mặc mà chúng ta có thể lựa chọn chiếc đồng hồ phù hợp. Nếu bạn là người có cá tính mạnh mẽ thì các loại dây về thép không gỉ sẽ là lựa chọn tuyệt vời dành cho bạn. 
  • Kích thước cổ tay: mỗi người sẽ sở hữu kích thước cổ tay khác nhau, nên nếu bạn là người sở hữu cổ tay nhỏ, thì dây da, dây Ceramic, dây vải sẽ phù hợp với bạn, vừa có thể điều chỉnh, vừa ôm sát cổ tay trông rất mềm mại. Còn nếu bạn là người có cổ tay to thì dây thép không gỉ sẽ giúp người đeo trông vừa vặn, mạnh mẽ hơn đấy. 
  • Môi trường làm việc: môi trường cũng là yếu tố trong việc quyết định sở hữu chiếc đồng hồ như thế nào. Vì nếu bạn là học sinh, làm việc văn phòng thì bạn nên lựa chọn những mẫu đồng hồ nhẹ nhàng, thoải mái. Hoặc đối với những công việc đặc biệt hơn thì chúng ta cần sở hữu những chiếc đồng hồ có tính năng cũng như tính ứng dụng cao hơn như đồng hồ dành cho bơi lội, phi công, … 
  • Lựa chọn nơi bán uy tín: hãy xác định nơi mua đồng hồ uy tín để có thể sở hữu cho mình chiếc đồng hồ chất lượng và chính hãng bạn nhé! Điển hình như Đồng Hồ Hải Triều nơi có đa dạng nhiều mẫu mã và cam kết 100% chính hãng, đền bù gấp 10 lần nếu phát hiện hàng giả.

2. Công nghệ có trên thép không gỉ

2.1. Mạ vàng

Mạ vàng (mạ vàng PVD) là quá trình lắng đọng chân không thông qua phủ một lớp mỏng màu vàng lên bề mặt của thép không gỉ nhằm tăng độ bền, tăng tính thẩm mỹ và quy trình này còn là phương pháp thay thế tối ưu chi phí cho các sản phẩm trang sức so với vàng thật.

Ưu điểm của phương pháp mạ vàng PVD:

  • Chống xỉn màu, ố màu và không thải ra dư lượng độc hại  khi sử dụng lâu dài.  Quá trình này vô hại với môi trường.
  • Độ bền của mạ PVD bảo vệ đồng hồ từ 1 đến 3 năm. Nếu giữ gìn kỹ có thể lên đến 5 năm, một số có thể lên đến 20 năm tùy thuộc vào độ dày của lớp phủ.
  • Tăng thẩm mỹ, giữ đồng hồ sáng bóng.
  • Tối ưu chi phí so với đồng hồ vàng nguyên khối.
Mạ vàng là phương pháp làm đẹp, biến hoá thép không gỉ trở thành phiên bản đẹp nhất - Ảnh 9

Mạ vàng PVD là phương pháp làm đẹp, biến hoá thép không gỉ trở thành phiên bản đẹp nhất – Mẫu NJ0153-82X

2.2. Đánh bóng

Khi đồng hồ đã cũ hoặc xuất hiện nhiều vết trầy xước thì đánh bóng sẽ giúp đồng hồ của bạn trông như mới. Chúng ta có thể đánh bóng tại nhà hoặc sử dụng dịch vụ đánh bóng đồng hồ tại cái trung tâm đồng hồ uy tín. 

Việc đánh bóng này thường diễn ra 1 tháng 1 lần nhằm giúp chiếc đồng hồ dây thép của bạn được loại bỏ bụi bẩn, hạn chế bị bào mòn và hoạt động tốt.

2.3. Chải xước

Khác hoàn toàn so với đánh bóng, chải xước (còn có nghĩa là khắc) sẽ là thao tác tô điểm cho chiếc đồng hồ của bạn thêm tinh xảo bằng máy hoặc nhờ vào bàn tay của những nghệ nhân lâu đời. Kiểu chải xước này thông thường được áp dụng cho cả bên trong và bên ngoài mặt đồng hồ với đa dạng các hình dáng khác nhau: 

  • Sọc Geneva: thường áp dụng bởi các thương hiệu đồng hồ trên thế giới với kiểu dáng đơn giản (có thể thẳng hoặc cong) và được chải xước trong cầu nối, roto. 
  • Perlage (mẫu vân tròn nhỏ):  một trong những kỹ thuật hoàn thiện đồng hồ phổ biến đó, được áp dụng cho các bề mặt như tấm chính, tấm hoặc cầu nối. Quá trình này đòi hỏi bàn tay của một người thợ đồng hồ khéo léo, có tay nghề cao để tạo ra các kiệt tác cho sản phẩm đồng hồ. 
  • Guilloché: hiệu ứng này đòi hỏi phải tạo ra các thiết kế hoặc mẫu hình học phức tạp (có thể là các đường thẳng hoặc hình tròn) trên một bề mặt, nên phải sử dụng máy tiện thủ công để điêu khắc.
Sọc Geneva được khắc hoạ trên mặt sau của đồng hồ - Ảnh 10

Sọc Geneva được khắc hoạ trên mặt sau của đồng hồ

3. Hiểu được sự khác nhau giữa thép không và kim loại thường

Kim loại thường sẽ không được trọng dụng trong chế tác đồng hồ vì nó không có khả năng chống ăn mòn, độ dẻo, độ bền, tính thẩm mỹ, … như thép không gỉ. Ngoài ra kim loại thường còn có khả năng: 

  • Khả năng chống ăn mòn của kim loại thấp. Do bản thân gốc Cacbon còn thép không gỉ là gốc Crom.
  • Khi tiếp xúc với oxy, trong khi thép không gỉ tạo ra lớp mã hóa oxit Crom để bảo vệ bề mặt còn kim loại thì không. Nên kim loại dễ bị gỉ sét khi tiếp xúc với điều kiện thường xuyên ẩm ướt.
  • Thẩm mỹ của kim loại không được đẹp mắt, trông có phần xỉn màu và mờ.
  • Kim loại thường có giá thành rẻ hơn, dễ dàng hơn trong quá trình uốn nắn, chế tác.

Bên cạnh đó, mức độ chịu nhiệt giữa thép và kim loại cũng có sự khác nhau như: 

  • Thép không gỉ có độ dẫn nhiệt thấp nhất so với kim loại thông thường, thậm chí còn có khả năng chống chịu nhiệt độ tốt hơn nhờ vào hàm lượng Crom cao. 
  • So với kim loại thông thường thì thép không gỉ có thể chịu nhiệt liên tục lên đến 1700 độ F (tương đương 927 độ C) mà không bị đun chảy. 
  • Độ dẫn nhiệt của kim loại thường sẽ tăng lên khi nhiệt độ giảm xuống và ngược lại, dẫn đến những lúc thời tiết nóng sẽ có nhiệt độ của kim loại sẽ cao hơn nhiệt độ cơ thể, khác hoàn toàn so với thép không gỉ vì chúng có khả năng làm mát, giúp giảm sự tích tụ nhiệt linh kiện của đồng hồ. 

Lời kết 

Thép không gỉ trở thành vật liệu ưu ái trong chế tác đồng hồ ngày nay nhờ ưu điểm vượt trội về khả năng chống ăn mòn cùng vẻ đẹp sáng bóng. Những chất liệu đem lại độ bền cao đều là tiêu chí xem xét chất lượng đồng hồ và thép không gỉ cũng là một trong các yếu tố được đánh giá cao nên thường xuất hiện ở những dòng đồng hồ trung đến cao cấp.

Hiểu rõ hơn về đồng hồ tại: Thuật ngữ

Khám phá thêm các vật liệu chế tác trên đồng hồ

Chia sẻ này có hữu ích cho bạn?
Hữu ích
Không hữu ích

THẢO LUẬN

Chưa có thảo luận nào.

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *