Hé lộ cơ chế đằng sau đòn bẩy ma thuật Magic Lever của Seiko

he lo co che dang sau don bay ma thuat magic lever cua seiko

Magic Lever góp mặt trong sáng chế “Trimatic” – bộ 3 phát minh độc quyền của Seiko (gồm Diashock và Spron) nhằm tăng độ chính xác cũng như tuổi thọ cao cho đồng hồ. Vậy cụ thể Magic Lever được hoạt động ra sao, chúng đóng vai trò như thế nào trong đồng hồ? Tất cả sẽ được bật mí ngay sau đây.

MỤC LỤC

› Thông tin về đòn bẩy ma thuật Magic Lever của Seiko

1. Magic Lever là gì?

1.1 Tìm hiểu hoạt động bên trong đồng hồ cơ

1.2 Lịch sử phát triển của công nghệ Magic Lever

2. Magic Lever hoạt động ra sao?

3. Vai trò của đòn bẩy ma thuật Magic Lever

› Sự kết hợp của bộ 3 Trimatic: Spron, Magic Lever và Diashock của Seiko

› Magic Lever hiện có trên các dòng máy nào của Seiko?

› Lời kết

Thông tin về đòn bẩy ma thuật Magic Lever của Seiko

Được ưu ái gọi với cái tên đòn bẩy ma thuật – được hiểu là cơ chế lên dây cót 2 chiều, Magic Lever ít được biết đến nhưng lại khá phổ biến ở những mẫu đồng hồ cơ Seiko. Ngày nay còn được cấp phép sử dụng cho các công ty khác ở Nhật, Thụy Sỹ, Hoa Kỳ và Đức.

1. Magic Lever là gì?

Magic Lever (cơ chế lên dây cót 2 chiều) là một đòn bẩy gồm 2 bánh kéo với nhiều hình dạng khác nhau. Được hoạt động bằng cách truyền năng lượng từ roto sang dây cót trong cả 2 vòng quay (theo chiều kim đồng hồ hoặc ngược chiều kim đồng hồ). 

Và nhờ cơ chế lên dây tự động của Magic Lever nên chức năng lên dây cót của đồng hồ được tối ưu hiệu quả, đồng thời rút ngắn thời gian lên dây và cho phép đồng hồ dự trữ năng lượng được lâu hơn.

Hé lộ cơ chế đằng sau đòn bẩy ma thuật Magic Lever của Seiko - Ảnh 1

Tìm hiểu thêm: Các công nghệ trên đồng hồ

1.1 Tìm hiểu hoạt động bên trong đồng hồ cơ

Đồng hồ cơ (Automatic) là loại đồng hồ đeo tay sử dụng bộ máy có cấu tạo từ các linh kiện cơ khí (không liên quan đến điện tử). Hoạt động bên trong của đồng hồ cơ bao gồm: 

Núm chỉnh giờ (Crown): ở bên cạnh đồng hồ sẽ có nút để điều khiển giờ giấc. Tuy nhiên, ngoài chức năng điều chỉnh giờ ra, nút còn có thể lên dây cót cho đồng hồ. 

Dây cót (Mainspring): được xem như là bộ phận cốt lõi trong các đồng hồ cơ đeo tay. Do được làm từ lá thép mỏng, dài, cực kỳ mềm nên khi lên dây cót, dây thép sẽ thu lại và dần trở về vị trí ban đầu, tạo được lực kéo cho các bánh răng di chuyển. 

Bánh xe cân bằng (Balance wheel): là một loại bánh xe dao động với tốc độ không đổi giúp bánh răng di chuyển và cho phép kim đồng hồ hoạt động. Đồng thời đóng vai trò quan trọng trong việc hoạt động chính xác cho bộ máy cơ học của đồng hồ.

Dây tóc (Balance spring): được xem là bộ phận quan trọng nên dây tóc được làm từ vật liệu có tính đàn hồi tốt nhằm đảm bảo độ bền cho đồng hồ sau thời gian dài sử dụng. 

Bridge (Cầu nối): Là một tấm bằng đồng gắn trên một tấm chính bằng các chốt hay vít.

Rotor: được làm từ một miếng kim loại có thể xoay 360 độ tự động theo cổ tay của chúng ta chuyển động. Được kết nối trực tiếp với hệ thống bánh răng để di chuyển nên mỗi khi chuyển động, rotor sẽ tự cuộn dây cót đồng thời tạo ra năng lượng cho đồng hồ khi chạy. 

Bên cạnh những bộ phận chính được kể trên thì cấu tạo của đồng hồ Automatic còn xuất hiện của các bánh xe trung tâm, bánh răng trung gian, bánh răng thứ 4, bánh răng hồi, và một số bộ phận khác như ốc, bi trượt, nẹp, càng đẩy, ngựa, bánh xe gai,… tuỳ thuộc vào mỗi hãng hoặc tính năng sẽ được trang bị trên đồng hồ. 

Tìm hiểu rõ hơn về đồng hồ cơ tại:  Đồng hồ cơ là gì? Tất cả những điều cần biết trước khi mua đồng hồ cơ

YouTube video

Cách đồng hồ cơ hoạt động:

Đồng hồ cơ được tiếp nạp năng lượng dựa trên sự chuyển động của cổ tay và núm chỉnh giờ. Do đó, khi cổ tay vận động hay lên dây cót bằng núm thì năng lượng sẽ được chuyển giao qua bánh răng cuộn – rotor (bộ phận được liên kết trực tiếp với núm).

Từ đây, Magic Lever sẽ được kích hoạt dựa vào bánh xe truyền động một chiều giúp dây cót được kéo giãn để lưu trữ năng lượng. Đồng thời, năng lượng sẽ được chuyển xuống cầu nối, cầu nối tiếp nhận thông qua các bánh răng truyền xuống bánh xe cân bằng và dây tóc. Sau khi bánh xe cân bằng tiếp nạp đủ năng lượng thì kim phút, kim giây sẽ dịch chuyển.

1.2 Lịch sử phát triển của công nghệ Magic Lever

Thiết kế hệ thống lên dây cót “Magic Lever” này được Seiko phát triển ban đầu vào năm 1959. Những cải tiến khác cũng được triển khai để cải thiện hiệu quả và ổn định hiệu suất cho đồng hồ ngay sau đó. 

Để tạo ra công nghệ Magic Lever, các kỹ sư của Epson đã trải qua nhiều trở ngại mới có thể ứng dụng cơ chế lên dây cót mới cho đồng hồ. Và vào năm 1959, Gyro Marvel – đồng hồ đeo tay đầu tiên áp dụng hiệu quả đòn bẩy thần kỳ được ra mắt trên toàn thế giới. Từ đó, công nghệ Magic Lever được ứng dụng rộng rãi cho những chiếc đồng hồ đeo tay của Seiko ngày nay. 

2. Magic Lever hoạt động ra sao?

Cơ chế hoạt động (cơ chế lên dây cót 2 chiều) của Magic Lever - Ảnh 2

Trục của Magic Lever nằm trên một chốt lệch tâm nằm bên ngoài trục trung tâm của roto. Vì vậy, bản thân Magic Lever luôn di chuyển lên hoặc xuống bất kể roto có quay theo hướng nào.

Ngoài ra, cơ chế lên dây cót 2 chiều còn có hai lò xo kéo có hình dạng khác nhau. Đầu của hai bánh kéo (A) và đẩy (B) luôn được giữ tiếp xúc với bánh truyền động dùng lực của lò xo làm quay bánh thùng chứa lò xo con. Khi đòn bẩy ma thuật di chuyển xuống, lực của lò xo này làm cho đầu của bánh răng kéo (A) kéo và quay bánh truyền động và bánh xe đẩy (B) trượt xuống theo độ dốc của răng bánh răng.

Mặt khác, khi cần Magic di chuyển lên trên, lực của lò xo làm cho đầu puly đẩy (B) đẩy và làm quay bánh truyền động và vấu kéo (A) trượt lên theo độ dốc của răng bánh răng. Như đã mô tả ở trên, bất kể hướng quay của rôto, hai bánh kéo của Đòn bẩy ma thuật luôn tạo ra chuyển động một chiều và cũng làm cho bánh xe truyền động luôn quay theo một hướng, giúp cuộn dây cót hiệu quả.

Tại sao gọi là đòn bẩy ma thuật? Vì bất kể hướng quay nào của roto thì hai bánh kéo của Magic Lever luôn tạo ra chuyển động một chiều, đồng thời làm cho bánh xe truyền động (Transmission Wheel) luôn quay theo một hướng mà không rời khỏi bánh, ngay cả khi các mấu chốt không khớp với răng của bánh răng hoặc trọng lượng dao động. Nhờ đó mà các việc lên dây cót có hiệu quả tối ưu.

YouTube video

Cơ chế hoạt động của Magic Lever

3. Vai trò của đòn bẩy ma thuật Magic Lever

Magic Lever là một phần cốt lõi quan trọng trong cơ chế tự lên dây cót độc quyền của Seiko, giúp tăng khả năng hiệu suất lên dây cót mà không cần tiêu hao quá nhiều năng lượng truyền tải, được sử dụng hầu hết ở các đồng hồ cơ tự lên dây cót của nhà Seiko. Với: 

  • Cấu tạo và kích thước 2 bánh kéo khác nhau, bất kể hướng quay của roto theo chiều nào thì bánh kéo luôn tạo ra chuyển động một chiều hỗ trợ bánh xe truyền động xoay và lên dây cót hiệu quả.
  • Dù trục chuyển động lệch thì vẫn đảm bảo hoạt động của cơ chế lên cót 2 chiều được tối ưu. Từ đó, giúp năng lượng truyền đi không bị lãng phí.

Sự kết hợp của bộ 3 Trimatic: Spron, Magic Lever và Diashock của Seiko

Trimatic là tổ hợp 3 sáng chế tạo nên cơ chế hoạt động ổn định bao gồm: Spron, Magic LeverDiashock được tích hợp trong tất cả bộ máy do Seiko phát minh. 

  • Spron: là hợp kim có 2 thành phần chính Coban và Niken với tính năng siêu chống sốc, siêu chịu nhiệt, siêu chống từ, siêu bền và không bao giờ gỉ sét. Đây là phát minh vật liệu của Seiko (nghiên cứu tại đại học Tohoku) được dùng để chế tạo dây cót và dây tóc đồng hồ (hai bộ phận thường xuyên phải co giãn)
  • Magic Lever: như đề cập ở trên, tính năng này sẽ giúp đồng hồ tăng gấp đôi khả năng sinh ra năng lượng của bánh đà. Có cơ chế này, bánh đà xoay theo chiều kim đồng hồ hay ngược chiều kim đồng hồ đều có thể sinh ra năng lượng, vượt trội hơn hẳn các bộ máy cơ của hãng khác chỉ có thể sinh năng lượng theo một chiều xoay.
  • Diashock: được hãng cho ra đời vào 1956 trên Seiko Marvel. Thiết bị này làm nhiệm vụ phát hiện ra những cú sốc rung, từ đó giảm lực tác động bằng cách bảo vệ trục bánh xe cân bằng.

Nhờ vào chức năng của Spron mà các linh kiện được tạo ra và kết nối trực tiếp với Magic Lever sẽ trở nên bền bỉ cũng như thúc đẩy cơ chế lên dây cót 2 chiều hiệu quả. Đồng thời chức năng Diaschock cũng đóng vai trò quan trọng khi hỗ trợ gửi những “tín hiệu” từ tác động bên ngoài nhằm giảm lực ma sát trên đồng hồ và giúp đồng hồ luôn ở trạng thái ổn định, cân bằng. Từ đó, những chiếc đồng hồ Seiko sở hữu chức năng Trimatic đều có thể: 

  • Tiết kiệm thời gian lên dây cót và trữ cót lâu hơn
  • Khả năng chống sốc vượt trội
  • Khả năng chính xác cho giờ đồng hồ
  • Tăng tuổi thọ cho đồng hồ

Đây được xem là sự kết hợp hoàn hảo nhằm giúp tối ưu hóa năng suất làm việc cũng như tuổi thọ cho đồng hồ. Bên cạnh đó, việc kết hợp của bộ 3 Trimatic còn mang lại khác biệt “độc quyền” cho mỗi sản phẩm của Seiko. 

Bộ 3 Trimatic được thiết kế độc quyền trong mỗi sản phẩm của Seiko - Ảnh 3

Magic Lever hiện có trên các dòng máy nào của Seiko?

Thông thường, Magic Lever sẽ xuất hiện trên các dòng máy phổ biến 4R, 6R, 8R, 9R, …

Dòng máy 4R:

Dòng máy 4R sẽ bao gồm các máy 4R15, 4R16, 4R35, 4R36, 4R37, 4R38, 4R39 và được sử dụng chủ yếu ở các dòng sản phẩm cao cấp như Presage, Premier, Seiko 5, …

Seiko 5 sử dụng cơ chế Magic Lever cùng đa dạng các mẫu mã - Ảnh 4

Nhận được đông đảo sự quan tâm với thiết kế hầm hố, mặt đồng to và áp dụng công nghệ hiện đại vào đồng hồ Seiko 5 là sự lựa chọn hoàn hảo – Tham khảo mẫu SRPK13K

Dòng máy 6R:

  • Thời gian trữ cót: hơn 50 giờ
  • Đường kính: 27.4mm
  • Chân kính: 23 – 31
  • Tần số dao động: 21.600 – 28.800VPH
  • Mức sai số: -15 đến +25 giây/ngày

Dòng máy 6R có các bộ máy khác như: 6R15, 6R20, 6R21, 6R27, 6R31, 6R35, 6R35A, 6R54, 6R64 và thường xuất hiện ở các mẫu như Sumo SBDC027 Prospex Diver, Alpinist SARB017 và một số Prospex Divers khác, caliber này có 4 phiên bản khác nhau (A, B, C và D) gồm caliber 6R20, 6R21, 6R24 và 6R27.

Thiết kế cổ điển, giá cả phải chăng, bộ sưu tập Seiko Presage luôn là lựa chọn tốt cho khách hàng - Ảnh 5

Thiết kế cổ điển, giá cả phải chăng, bộ sưu tập Seiko Presage luôn là lựa chọn tốt cho khách hàng – Tham khảo mẫu SPB121J1

Dòng máy 8R:

  • Thời gian trữ cót: hơn 45 giờ
  • Chân kính: 34
  • Tần số dao động: lên tới 28.800 vph
  • Mức sai số: +25 đến -15 giây/ ngày

Dòng 8R sẽ có các bộ máy như 8R28, 8R46

Dòng máy 9R:

  • Thời gian trữ cót: 72 – 192 giờ
  • Chân kính: 30 – 56
  • Tần số dao động: 32.768 Hz
  • Mức sai số: ±0,5 – 1 giây/ ngày

Dòng 9R sẽ có các bộ máy như 9RA2, 9RA5, 9R15, 9R65, 9R66, 9R86, 9R96, 9R31.

Người dùng đang tìm kiếm nhiều:

Giá đồng hồ Seiko AutomaticSeiko 5 quân độiSeiko ProspexSeiko PremierSeiko Limited EditionSeiko Solar

Lời kết

Như vậy, chúng tôi đã cung cấp tất tần tật những thông tin liên quan về “đòn bẩy ma thuật” Magic Lever do Seiko phát minh. Với tính đột phá trong công nghệ phát triển bộ máy cũng như là minh chứng cho sự đầu tư, nghiên cứu không ngừng nghỉ của thương hiệu hàng đầu Nhật Bản này. Tất cả đã được thể hiện rõ thông qua các sản phẩm của Seiko.

Có thể bạn quan tâm:

Chia sẻ này có hữu ích cho bạn?
Hữu ích
Không hữu ích

THẢO LUẬN

Chưa có thảo luận nào.

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *