Bezel là gì? 3 kiểu Bezel thường gặp & 8 chức năng bí ẩn

bezel la gi 3 kieu bezel thuong gap 8 chuc nang bi an

Vòng bezel với nhiều chức năng đa dạng như đo thời gian, tính toán tốc độ và theo dõi múi giờ đã mang lại vô số tiện ích cho người dùng đồng hồ. Không chỉ tăng tính thẩm mỹ mà còn tiện lợi, đem đến trải nghiệm hoàn thiện cho các hoạt động hàng ngày, từ lặn biển, đua xe đến du lịch toàn cầu.

MỤC LỤC

› Vòng bezel là gì?

› Các loại vòng bezel đồng hồ

1. Viền cố định

2. Viền xoay 1 chiều

3. Viền xoay 2 chiều

› Khám phá 8 chức năng thú vị

1. Theo dõi thời gian lặn

2. Thiết lập thời gian còn lại

3. Đo tốc độ (Tachymeter)

4. Đo nhịp tim (Pulsometer)

5. Đo khoảng cách (Telemeter)

6. Nhiều múi giờ (GMT)

7. La bàn (Compass)

8. Tính toán chuyển đổi (Slide Rule)

› Những câu hỏi thường gặp về khung Bezel phổ biến trên đồng hồ

1. Các vật liệu chế tác khung Bezel phổ biến

2. Có thể tìm thấy vòng Bezel trên đồng hồ nào?

3. Những chiếc đồng hồ nổi tiếng nhất có vòng Bezel

› Lịch sử và sự phát triển của vòng bezel đồng hồ

Vòng bezel là gì?

Bezel (hay còn gọi là vòng bezel, viền bezel, hoặc vành bezel) là một phần viền bao quanh mặt kính đồng hồ, có thể cố định hoặc xoay, và thường được đánh dấu các chữ số tương ứng với 60 phút. Không chỉ đóng vai trò như một lớp bảo vệ cho mặt kính, bezel còn là một yếu tố thẩm mỹ quan trọng, giúp tạo điểm nhấn và phong cách cho chiếc đồng hồ.

Mặc dù chỉ là một vòng cố định hoặc xoay quanh mặt kính, nhưng bezel lại mang trong mình nhiều chức năng đáng kể. Nó có thể được sử dụng để đo thời gian lặn, theo dõi thời gian một vòng đua, đếm nhịp tim, tính toán số vòng đua, đo tốc độ, và thậm chí là tính khoảng cách. 

Thông thường chúng ta sẽ thấy vòng bezel xuất hiện trong những chiếc đồng hồ lặn hoặc thể thao, giúp người dùng dễ dàng sử dụng trong nhiều hoàn cảnh. 

YouTube video

Các loại vòng bezel đồng hồ

1. Viền cố định

Viền bezel cố định là một thành phần không thể xoay trên đồng hồ, thường được sử dụng để tính toán các thông số như tốc độ, khoảng cách hoặc thời gian, dựa trên chỉ số đã in sẵn trên bề mặt của bezel. Phù hợp đặc biệt cho các hoạt động đòi hỏi tính chính xác và nhanh nhạy như lĩnh vực hàng không, thể thao hoặc công việc đo đạc.

2. Viền xoay 1 chiều

Thiết kế viền xoay một chiều là một biện pháp an toàn quan trọng trên đồng hồ lặn, ngăn chặn sự xoay vô tình có thể làm giảm thời gian lặn ghi nhận. Điều này đặc biệt quan trọng trong các chuyến thám hiểm dưới nước, nơi thợ lặn phụ thuộc vào viền bezel để đo thời gian lặn và quản lý hiệu quả nguồn cung cấp oxy. 

3. Viền xoay 2 chiều

Viền bezel xoay hai chiều thường xuất hiện trên đồng hồ phi công và hai múi giờ. Chúng cho phép phi công tính toán nhanh chóng các thông số như mức tiêu thụ nhiên liệu, thời gian bay và thay đổi múi giờ. Một số viền xoay 2 chiều phục vụ cho chức năng GMT, dễ dàng theo dõi múi giờ thứ hai, làm cho chúng trở thành lựa chọn lý tưởng cho những cuộc phiêu lưu khắp thế giới.

Khám phá 8 chức năng thú vị

1. Theo dõi thời gian lặn

Vòng bezel xoay một chiều giúp đo thời gian lặn chính xác và an toàn, đảm bảo người đeo có thể kiểm soát thời gian dưới nước. Dưới đây là các bước sử dụng vòng bezel xoay một chiều để đo thời gian lặn:

  • Bước 1: Trước khi bắt đầu lặn, xoay vòng bezel ngược chiều kim đồng hồ sao cho điểm đánh dấu trên bezel thẳng hàng với kim phút hiện tại.
  • Bước 2: Khi bắt đầu lặn, theo dõi kim phút di chuyển từ điểm đánh dấu trên bezel.
  • Bước 3: Khi kết thúc buổi lặn, kiểm tra vị trí hiện tại của kim phút trên vòng bezel. Con số mà kim phút chỉ tới trên bezel sẽ cho biết thời gian bạn đã lặn. 
YouTube video

2. Thiết lập thời gian còn lại

Thời gian đếm ngược, hay còn được gọi là thiết lập thời gian còn lại trên đồng hồ với vòng bezel xoay một chiều. Cách sử dụng như sau:

  • Bước 1: Thiết lập vạch số trên vòng bezel để chỉ thời gian còn lại sao cho vạch số này đối diện với kim phút hiện tại trên mặt đồng hồ.
  • Bước 2: Bắt đầu đếm ngược. Thời gian sẽ chạy ngược lại từ thời điểm hiện tại cho đến khi kim phút chỉ đến vạch số 0 trên vòng bezel. Điều này đồng nghĩa rằng thời gian đã hết.

3. Đo tốc độ (Tachymeter)

So với tính năng đo thời gian thông thường, Tachymeter có chút phức tạp hơn. Người dùng có thể đo tốc độ dựa trên thời gian trôi qua trên một quãng đường cố định. Cụ thể, các bước sử dụng Tachymeter như sau:

  • Bước 1: Khi chuẩn bị xuất phát ở một quãng đường xác định, chỉnh kim giây Chronograph về vị trí số 0 giờ. Ấn nút Chronograph để bắt đầu.
  • Bước 2: Ấn nút Chronograph để dừng lại khi kết thúc quãng đường. Và đọc con số hiển thị trên thanh bezel để đo được tốc độ của vật chuyển động. 
YouTube video

4. Đo nhịp tim (Pulsometer)

Hệ thống thang đo Pulsometer ở vòng bezel được mặc định dùng với một số nhịp đếm cụ thể, thường là 15, 20 hoặc 30 nhịp (hiển thị trên mặt số của đồng hồ). 

Cách vận hành chức năng Pulsometer rất đơn giản: chỉ cần khởi động đồng hồ bấm giờ, người dùng có thể đếm nhịp tương ứng với số đã hiệu chỉnh. Sau đó, nhìn vào vị trí của kim giây trên thang đo để xác định nhịp tim theo số nhịp mỗi phút mà không cần phải làm bất kỳ phép tính nhân nào. Các bước thực hiện như sau:

  • Bước 1: Bắt mạch của người đo và bấm nút Chronograph ngay khi cảm nhận được nhịp tim đầu tiên.
  • Bước 2: Tùy vào số nhịp được đánh dấu trên thang đo Pulsometer (thường là 15, 20 hoặc 30 nhịp), đếm đủ số nhịp đó rồi bấm nút dừng.
  • Bước 3: Dựa vào kim Chronograph và thang đo Pulsometer, đọc số nhịp tim trên thang đo để biết được nhịp tim của người đo trong 1 phút.
YouTube video

5. Đo khoảng cách (Telemeter)

Chức năng Telemeter trên đồng hồ được sử dụng để đo khoảng cách giữa đồng hồ và một vật thể dựa trên thời gian giữa việc nhìn thấy và nghe thấy hiện tượng. Không giống như Tachymeter, Telemeter đo lường dựa trên cả tốc độ và âm thanh. Ví dụ, bạn có thể đo khoảng cách từ nơi sét đánh thực hiện qua các bước sau:

  • Bước 1: Bấm nút kích hoạt Chronograph ngay khi bạn nhìn thấy tia chớp.
  • Bước 2: Bấm nút dừng Chronograph khi bạn nghe thấy tiếng sấm. Sau đó, đọc con số mà kim giây biểu thị trên thang đo Telemeter của mặt đồng hồ. 

6. Nhiều múi giờ (GMT)

Tìm hiểu chức năng GMT

Đồng hồ GMT là loại đồng hồ kim được thiết kế để theo dõi thời gian ở hai múi giờ khác nhau. Vòng bezel của GMT được chia thành 24 vạch, tương ứng với 24 múi giờ trên toàn thế giới. Trên mặt số của đồng hồ, có thêm một kim chỉ giờ GMT mang màu sắc khác biệt để dễ nhận diện. Dưới đây là chi tiết về chức năng và cách sử dụng GMT:

  • Bước 1: Kiểm tra và đảm bảo thang đo 24 giờ trên vòng bezel đang hiển thị chính xác giờ địa phương hiện tại.
  • Bước 2: Xác định địa điểm bạn cần biết giờ và tính toán xem cần cộng hoặc trừ bao nhiêu giờ so với giờ địa phương. Sau đó, xoay vòng bezel theo chiều kim hoặc ngược chiều kim đồng hồ tương ứng với số giờ cần điều chỉnh.
YouTube video

7. La bàn (Compass)

Vòng bezel không chỉ sở hữu những tính năng cơ bản mà còn có thể hoạt động như một chiếc la bàn thu nhỏ trên tay bạn. Nếu vòng bezel được khắc chữ cái N (North), E (East), S (South), W (West) tương ứng với các hướng Bắc, Đông, Nam, Tây, bạn có thể dễ dàng xác định phương hướng chỉ với chiếc đồng hồ của mình.

  • Bước 1: Đảm bảo đồng hồ của bạn chạy đúng giờ và xác định xem bạn đang ở Bắc bán cầu hay Nam bán cầu.
  • Bước 2: Đặt đồng hồ nằm ngang trên tay sao cho kim giờ chỉ thẳng về phía mặt trời.
  • Bước 3: Nếu bạn ở Bắc bán cầu, xoay vòng bezel đến khi chữ S nằm ở vị trí giữa kim giờ và mốc 12 giờ. Nếu bạn ở Nam bán cầu, xoay vòng bezel đến khi chữ N nằm ở vị trí giữa kim giờ và mốc 12 giờ và dùng các định hướng trên vòng bezel để xác định hướng Bắc, Nam, Đông, Tây.

8. Tính toán chuyển đổi (Slide Rule)

Đây là chức năng phức tạp nhất được tích hợp trên bezel, với hai thang đo logarithmic – một thang đo cố định nằm trên vành ngoài của mặt số và một nằm trên bezel xoay 2 hướng. Người dùng có thể thực hiện các phép nhân và chia phức tạp dễ dàng bằng cách xoay bezel, biến chiếc đồng hồ thành một công cụ tính toán đa năng và chính xác.

Bạn có thể sử dụng tính năng này trên bezel để xử lý tất cả các tính toán như: tốc độ không khí, tốc độ/ thời gian lên cao, khoảng cách, mức tiêu thụ nhiên liệu, chuyển đổi kilometer – hải lý – dặm, và chuyển đổi nhiên liệu gallon – lít.

Bezel là gì? 3 kiểu Bezel thường gặp & 8 chức năng bí ẩn - Ảnh 1

Ký hiệu “KM” được khắc trên mặt số đồng hồ

Dòng đồng hồ sử dụng bezel slide rule đặc biệt phổ biến trong các mẫu dành cho phi công, nhờ vào tính năng tính toán độc đáo và hữu ích của chúng. 

Ví dụ 1: Bạn muốn nhân 8 x 14:

  • Xoay bezel để đặt vị trí 14 trên bezel xoay đối diện với số 10 (đơn vị chuẩn) trên vòng cố định bên trong.
  • Tìm vị trí 8 trên khung bên trong.
  • Đối diện với vị trí số 8 khung bên trong tại bezel xoay chính là kết quả = 112.

Ví dụ 2: Chuyển đổi từ dặm sang Km , ta biết 1Km = 0.621mile

  • Chuyển đổi 200 mile sang Km
  • Thiết lập trên bezel vị trí 6.21 đối diện với 1 trên khung bên trong.
  • Tìm vị trí 2 (200 mile) trên bezel
  • Đối diện vị trí 2 trên bezel ở khung bên trong là 3.22 (322km)

Những câu hỏi thường gặp về khung Bezel phổ biến trên đồng hồ

1. Các vật liệu chế tác khung Bezel phổ biến

Trước những năm 1970, nhiều loại kim loại đã được sử dụng cho khung bezel. Nhưng sau đó, thép không gỉ đã trở thành lựa chọn ưu tiên nhờ độ bền bỉ và vẻ ngoài sáng bóng, tinh tế. 

Sau thép, nhôm bắt đầu được sử dụng rộng rãi nhờ vào tính nhẹ và khả năng chống ăn mòn. Nhôm mang lại sự linh hoạt và dễ dàng gia công, đồng thời giữ được độ bền cần thiết cho khung bezel.

Gần đây, gốm lại trở thành phổ biến nhờ độ bền màu và khả năng chống trầy xước vượt trội. Các thương hiệu nổi tiếng như Rolex đã phát triển hợp kim gốm Cerachrom, sử dụng trên khung bezel của nhiều mẫu đồng hồ hiện đại.

Đặc biệt, họ đã phát triển hợp kim gốm được cấp bằng sáng chế riêng, gọi là Cerachrom và sử dụng nó trên vòng bezel đồng hồ hiện nay. Cerachrom không chỉ bền màu mà còn có khả năng chống trầy xước vượt trội, đem lại độ bền cao và vẻ đẹp lâu dài cho đồng hồ.

Bezel là gì? 3 kiểu Bezel thường gặp & 8 chức năng bí ẩn - Ảnh 2

Chất liệu Cerachrom được Rolex sử dụng cho các sản phẩm của thương hiệu

Khung bezel của đồng hồ được kết hợp giữa phong cách thể thao và thiết kế tinh tế giúp đồng hồ trở thành một phụ kiện thời trang đẳng cấp, thể hiện cá tính và đẳng cấp của chủ nhân. Với Tissot Seastar 1000, Tissot tiếp tục khẳng định vị thế của mình trong thế giới đồng hồ, thu hút và làm say đắm người đam mê đồng hồ trên toàn cầu.được chế tác từ nhiều loại vật liệu khác nhau, mỗi loại mang đến nhiều đặc điểm riêng về độ bền, thẩm mỹ và chức năng. Qua từng thời kỳ, các vật liệu đã trở nên phổ biến trong việc chế tác khung bezel, tạo nên sự đa dạng và phong phú cho ngành công nghiệp đồng hồ.

2. Có thể tìm thấy vòng Bezel trên đồng hồ nào?

Vòng bezel đồng hồ là một trong những thành phần quan trọng và phổ biến trên nhiều loại đồng hồ. Dưới đây là một số loại đồng hồ thường có vòng bezel và các chức năng cụ thể của chúng:

Như vậy, vòng bezel không chỉ là một chi tiết trang trí mà còn là một công cụ hữu ích, cung cấp nhiều chức năng thiết thực cho người dùng đồng hồ trong nhiều hoạt động khác nhau.

3. Những chiếc đồng hồ nổi tiếng nhất có vòng Bezel

3.1. Seiko Pepsi

Seiko ra đời vào năm 1924 tại Nhật Bản. Kể từ khi thành lập, thương hiệu đã tạo ra nhiều sản phẩm đặc biệt và ghi dấu ấn sâu đậm trong lòng người yêu thích đồng hồ. Một trong những sản phẩm nổi bật là Seiko Pepsi.

Ấn tượng đầu tiên về Seiko Pepsi là mặt số lặn với viền bezel xanh đỏ nổi bật, giúp người đeo dễ dàng quan sát và tính toán thời gian lặn. Được gọi là Seiko Pepsi nhờ màu sắc giống logo của hãng nước uống nổi tiếng, chiếc đồng hồ này có thiết kế to bản và mạnh mẽ. Các cọc số tròn to và kim góc cạnh tạo cảm giác khỏe khoắn, độc đáo cho mặt số, làm nổi bật sự cá tính và phong cách của người đeo.

  • Độ chính xác: -20 đến +40 giây/ngày.
  • Mức độ kháng nước: 10ATM
  • Dự trữ năng lượng: 41 giờ
  • Chức năng: Chống sốc Diashock, Magic Lever – bánh đà lên cót hai chiều.
Bezel là gì? 3 kiểu Bezel thường gặp & 8 chức năng bí ẩn - Ảnh 3

Tham khảo mẫu SRPD53K1 với viền bezel màu xanh – đỏ nổi bật

3.2. Orient Ray

Orient – một trong những thương hiệu đồng hồ nổi tiếng của Nhật Bản, đã ghi dấu ấn từ năm 1950, luôn tập trung vào phong cách phù hợp cho doanh nhân và văn phòng. Trong số các dòng đồng hồ nổi bật của họ, Orient Ray đã tạo ra cơn sốt kể từ khi ra mắt. Được phát triển từ mẫu Orient Dolphin, Orient Ray không chỉ kế thừa những đặc điểm ưu việt mà còn mang hình ảnh rõ nét của một con cá đuối chinh phục đáy biển sâu.

Orient Ray không chỉ nổi bật với vòng bezel có 120 nấc xoay và màu sắc bắt mắt như đen, xanh lá cây và đỏ, mà còn được thiết kế bằng chất liệu thép không gỉ mạ PVD, mang lại vẻ đẹp sáng bóng và độ bền cao. 

  • Độ chính xác: -15 giây đến +25 giây/ngày
  • Mức độ kháng nước: 20ATM
  • Dự trữ năng lượng: 40 giờ
  • Chức năng: Lịch ngày – Lịch thứ
Bezel là gì? 3 kiểu Bezel thường gặp & 8 chức năng bí ẩn - Ảnh 4

3.3. Seiko Prospex Sea

Tiếp nối thành công của Seiko Pepsi, Seiko Prospex Sea là một sản phẩm đồng hồ lặn với thiết kế đột phá mới. Thuộc dòng Diver Watch và đạt tiêu chuẩn ISO 6425 quốc tế, Seiko Prospex Sea đảm bảo chất lượng và độ bền vượt trội cho các thợ lặn chuyên nghiệp.

Thiết kế của Seiko Prospex Sea không chỉ chú trọng đến tính năng mà còn đề cao tính thẩm mỹ, mang đến sự kết hợp hoàn hảo giữa công nghệ tiên tiến và phong cách thời thượng.

Viền bezel xoay một chiều với các mốc rõ ràng, kim và cọc số phủ dạ quang cho phép dễ dàng quan sát dưới nước, cùng khả năng chống nước lên đến 200 mét, Seiko Prospex Sea thực sự là lựa chọn lý tưởng cho những ai yêu thích khám phá đại dương. 

  • Độ chính xác: -20 đến +40 giây/ngày
  • Mức độ kháng nước: 20ATM
  • Dự trữ năng lượng: 41 giờ
  • Chức năng: Lịch ngày – Lịch thứ – Hacking Second (dừng kim giây)
Bezel một chiều được áp dụng trong Thiết kế của Seiko Prospex Sea - Ảnh 5

Với mặt số được lấy cảm hứng từ đại dương – mẫu SRPH75K1 đã nhanh chóng gây ấn tượng trong giới đồng hồ

3.4. Seiko Prospex

Nhằm khắc ghi hoài niệm và truyền thống một thời, Seiko đã ra mắt bộ sưu tập kỷ niệm 110 năm ngày chiếc đồng hồ đeo tay đầu tiên của Seiko được giới thiệu.

Trong bộ sưu tập Seiko Prospex – nổi bật như một biểu tượng tái sinh, kết hợp tinh hoa của hai mẫu huyền thoại: Laurel và Seiko Alpinist. Lấy cảm hứng từ bộ kim xanh thanh lịch của Laurel, kết hợp với thiết kế mạnh mẽ và cỗ máy bền bỉ của Seiko Alpinist, Seiko Prospex đã tái hiện hoàn hảo những yếu tố đã làm nên tên tuổi của Seiko từ những ngày đầu. 

Đặc biệt, Seiko Prospex là phiên bản giới hạn, chỉ được sản xuất 3000 chiếc trên toàn thế giới. Sự khan hiếm này khiến nó trở thành một món đồ sưu tập quý giá, thu hút những người đam mê đồng hồ thực thụ. 

  • Độ chính xác: -20 đến +40 giây/ngày
  • Mức độ kháng nước: 20ATM
  • Dự trữ năng lượng: 41 giờ
  • Chức năng: Lịch ngày – Lịch thứ – Kim giờ 24 giờ (hiển thị múi giờ kép), tính năng dừng kim giây – Bộ kim, cọc số và vòng bezel có quét sơn dạ quang Lumibrite.
Seiko Prospex là phiên bản giới hạn, chỉ được sản xuất 3000 chiếc trên toàn thế giới - Ảnh 6

Seiko Prospex SPB409J1 chỉ được sản xuất 3000 chiếc trên toàn thế giới, đã có mặt tại Đồng Hồ Hải Triều

3.5. Tissot Seastar 1000

Tissotthương hiệu đồng hồ Thụy Sỹ danh tiếng, ra đời vào năm 1853, đã chinh phục trái tim của các tín đồ trên toàn thế giới nhờ vào sự kết hợp giữa chất lượng vượt trội và mức giá phải chăng. Trong số những sản phẩm nổi bật của hãng, Tissot Seastar 1000 là một biểu tượng của sự sang trọng và chức năng.

Tissot Seastar 1000 không chỉ là một chiếc đồng hồ lặn mà còn là một kiệt tác về thiết kế. Sự kết hợp giữa phong cách thể thao và thiết kế tinh tế giúp đồng hồ trở thành một phụ kiện thời trang đẳng cấp, thể hiện cá tính và đẳng cấp của chủ nhân.

  • Độ chính xác: +/- 15 giây mỗi tháng
  • Mức độ kháng nước: 30ATM
  • Dự trữ năng lượng: 41 giờ
  • Chức năng: Lịch ngày – Lịch thứ – EOL (chức năng cảnh báo sắp hết pin) – bộ kim Pencil phủ dạ quang Super-LumiNova siêu sáng.
Tissot Seastar 1000 là đồng hồ lặn với giá cả phải chăng - Ảnh 7

Với giá cả phải chăng, nhưng Tissot đã áp dụng nhiều tính năng trên chiếc T120.410.27.051.00 này

Lịch sử và sự phát triển của vòng bezel đồng hồ

Bộ phận này ban đầu xuất hiện vào những năm đầu của thập niên 1950, phục vụ nhu cầu thiết yếu của thợ lặn – những người cần một cách để theo dõi thời gian khi họ ngâm mình dưới đáy biển.

Tuy nhiên, vòng bezel không phải là một phát minh mới vào thời điểm đó. Ngay từ những năm 1930, thương hiệu Rolex đã sử dụng một chiếc vòng bezel có khả năng xoay trên các mẫu đồng hồ lặn cổ xưa. Từ đó, vòng bezel xoay đã trở thành một thành phần không thể thiếu trên hầu hết các mẫu hiện đại, trải qua nhiều sự cải tiến và phát triển về hình dạng và chức năng.

Đặc biệt, vòng bezel đã được đưa vào tiêu chuẩn quốc tế ISO-6425 dành cho đồng hồ lặn, nhấn mạnh tính quan trọng và sự hiện đại của nó trong việc đảm bảo an toàn và độ chính xác cho người đeo khi lặn. Hãy cùng điểm qua các mốc thời gian quan trọng:

  • Năm 1937: Sự xuất hiện của vòng bezel trên mẫu Rolex Zerographe ref. 3346 đã đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong lịch sử tạo ra một đồng hồ công cụ quan trọng giúp đo thời gian một cách chính xác trong các hoạt động chuyên nghiệp.
  • Năm 1939 – 1945: Vòng bezel đã được tích hợp với nhiều chức năng như phát quang, đo thời gian và GMT trên các đồng hồ, mà không làm phức tạp bộ máy chuyển động, từ đó nâng cao tính linh hoạt và tiện ích của sản phẩm.
  • Năm 1953: Blancpain Fifty Fathoms ra đời, là mẫu đồng hồ lặn đầu tiên được trang bị vòng bezel xoay, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong công nghệ.
  • Năm 1970: Omega Plongeur Professionel được giới thiệu với một nút bấm bảo vệ vòng bezel bên phải khung vỏ, cải thiện tính an toàn và hiệu quả của vòng bezel.
  • Năm 2017: Thương hiệu Schaffhausen (IWC) ra mắt dòng sản phẩm Aquatimer, nổi bật với vòng bezel xoay kết hợp trong và ngoài, cùng bộ đếm thời gian dưới nước, mở ra những tiềm năng mới cho hoạt động thể thao và phiêu lưu dưới biển.

Kết luận: Chúng ta đã cùng nhau khám phá và hiểu sâu hơn về bezel là gì, từ nguồn gốc và sự phát triển qua nhiều thập kỷ, bezel không chỉ là một chi tiết trang trí mà còn mang lại nhiều chức năng thiết thực cũng như góp phần làm nên sự đa dạng và phong phú của các thiết kế đồng hồ hiện nay.

Tham khảo thêm về các tính năng độc đáo trên đồng hồ

Chia sẻ này có hữu ích cho bạn?
Hữu ích
Không hữu ích

THẢO LUẬN

Chưa có thảo luận nào.

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *