30ATM – Tìm hiểu mức chống nước cho đồng hồ lặn chuyên nghiệp

30atm tim hieu muc chong nuoc cho dong ho lan chuyen nghiep

Trải qua 6 bài test, đồng hồ chống nước 30ATM được chia thành 2 loại là WR300m và DIVER’S 300m để phục vụ cho 2 nhu cầu lặn hoàn toàn khác biệt. Điều này mang lại sự an tâm tuyệt đối cho những người đam mê khám phá dưới đáy biển. Hãy cùng Hải Triều khám phá sức mạnh và tính linh hoạt của đồng hồ chống nước 30ATM thông qua những bài “test” đầy ấn tượng và tính năng vượt trội!

MỤC LỤC

› Đồng hồ chống nước 30ATM là gì?

› Các tiêu chuẩn trên đồng hồ chống nước 30ATM

1. Tiêu chuẩn ISO 22810 (WR300m) dành cho người chơi thể thao

2. Tiêu chuẩn ISO 6425 (DIVER’S 300m) dành cho thợ lặn

› Bật mí thú vị về khả năng chống nước trên đồng hồ lặn

1. Cách mà đồng hồ lặn chống lại sự xâm nhập của nước

2. Cách đồng hồ lặn chống lại khí Helium

3. Tính năng vòng Bezel xoay gần như là bắt buộc có

› Cách sử dụng và bảo quản đồng hồ lặn đúng chuẩn

› Các bộ sưu tập đồng hồ lặn nổi tiếng đang có tại Hải Triều

1. Tissot Seastar 1000

2. Rado Captain Cook

3. Certina DS Action

› Kết luận

Tìm hiểu các mức chống nước khác của đồng hồ:

Đồng hồ chống nước 30ATM là gì?

Ký hiệu 30 ATM (hoặc 30 BAR) là khả năng chịu đựng áp suất nước ở độ sâu lên đến 300 mét của đồng hồ. 

Trong đó, “ATM” là viết tắt của “atmosphere” (châu Âu thường dùng là BAR) – đơn vị đo áp suất. Mỗi ATM tương đương với sức chịu đựng ở mức độ sâu khoảng 10 mét dưới nước. Điều này cho thấy đồng hồ có khả năng hoạt động ổn định và đáng tin cậy trong môi trường nước sâu.

Chống nước 30ATM được xem là người bạn đồng hành đáng tin cậy của những người yêu thích sự mạo hiểm và sẵn sàng đối mặt với nhiều thách thức của môi trường nước. Và bạn có thể dùng trong hoạt động: 

  • Bơi lội.
  • Lặn sâu (áp suất tương đương ở độ sâu 300m).
  • Các hoạt động thể thao dưới nước: lướt sóng, chèo thuyền Kayak, điều khiển thuyền buồm,… 

Hiểu lầm về ký hiệu 30ATM: Khi đồng hồ được ghi chú là có khả năng chống nước ở mức độ 30ATM, điều này không đồng nghĩa với việc đồng hồ sẽ hoạt động tốt ở độ sâu 300m mà không bị ảnh hưởng.

Thực tế, 30ATM hay 30BAR không chỉ nói về khả năng của đồng hồ ở độ sâu dưới nước mà còn về khả năng chịu đựng áp suất nước. Khi thấy ký hiệu này, tức đồng hồ của bạn có thể chịu được áp suất nước tương đương với độ sâu khoảng 300 mét.

30ATM - Tìm hiểu mức chống nước cho đồng hồ lặn chuyên nghiệp - Ảnh 1

Các tiêu chuẩn trên đồng hồ chống nước 30ATM

Chúng ta đã cùng tìm hiểu chống nước 30ATM là gì. Nhưng để đạt được tiêu chuẩn chống nước 30ATM hoặc hơn thế nữa thì các sản phẩm đồng hồ mặc nhiên sẽ phải vượt qua bài “test” theo tiêu chuẩn ISO 6425.

Đồng thời kể từ năm 2010, tất cả các thương hiệu đồng hồ trên thế giới đều phải tuân thủ theo tiêu chuẩn ISO 22810:2010 nếu muốn đánh dấu sản phẩm của mình là đồng hồ chống nước.

Đây là những tiêu chuẩn quốc tế với nhiều quy định và yêu cầu cụ thể về khả năng chống thấm nước của đồng hồ nhằm đảm bảo tính chính xác và mức độ tin cậy trong môi trường nước cho người sử dụng. 

1. Tiêu chuẩn ISO 22810 (WR300m) dành cho người chơi thể thao

ISO 22810: Vượt qua tiêu chuẩn này thì đồng hồ 30ATM có thể hoạt động hiệu quả trong điều kiện môi trường khắc nghiệt và đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng của người dùng trong các hoạt động thể thao hằng ngày. Tuy nhiên, cần phải trải qua nhiều bước kiểm tra nghiêm ngặt, cụ thể: 

  • Khả năng hoạt động dưới nước: ngâm đồng hồ trong 1 giờ với mực nước là 10cm. Nếu vượt qua thời gian này mà không có bất kỳ ảnh hưởng nào thì đồng hồ sẽ vượt qua bài “test”. 
  • Kiểm tra ngưng tụ: đồng hồ sẽ được đặt trong một môi trường nhiệt độ cao từ 40 đến 45 độ C trên một đĩa cho đến khi nhiệt độ của đồng hồ bằng với nhiệt độ của đĩa. Tiếp đến, sẽ nhỏ giọt nước lên mặt kính đồng hồ từ 18 đến 25 độ C. Sau khoảng 1 phút, nếu không có hiện tượng ngưng tụ hơi nước trên bề mặt bên trong của kính sau khi lau khô, thì đồng hồ đạt tiêu chuẩn. 
  • Kiểm tra núm xoay và các chức năng: bước này đồng hồ cần được ngâm trong nước ở độ sâu 10cm và mỗi nút vặn hoặc nút ấn (nếu có) trên đồng hồ sẽ bị tác động vuông góc với lực 5 Newton trong thời gian ít nhất là 10 phút. Nếu nước thấm qua bất kỳ nút bấm nào, đồng hồ sẽ không đạt yêu cầu và bị loại.
  • Kiểm tra mức độ chịu nhiệt: ngâm đồng hồ trong nước với độ sâu 10cm lần lượt ở các nhiệt độ khác nhau từ 40°C, đến 20°C, và cuối cùng lại ở 40°C, mỗi lần trong khoảng 5 phút. Khi chuyển từ một nhiệt độ này sang nhiệt độ khác, không quá 1 phút. Lưu ý, không được phép có bất kỳ dấu hiệu nào về sự xâm nhập hoặc ngưng tụ của nước bên trong đồng hồ nhằm đảm bảo đồng hồ đáp ứng những tiêu chuẩn chống nước cần thiết.
  • Kiểm tra độ kín nước và chịu áp lực: đồng hồ sẽ được đặt trong bể áp suất thích hợp và chịu áp suất định mức từ 1 phút đến 10 phút hoặc lên đến 2BAR. Sau đó áp suất xung quanh sẽ giảm xuống trong vòng 1 phút và nếu không có bằng chứng nào về sự xâm nhập hoặc ngưng tụ của nước, đồng hồ sẽ được coi là đáp ứng tiêu chuẩn chống nước.
  • Kiểm tra khả năng chống áp lực không khí: đồng hồ phải chịu áp suất không khí với mức áp suất 2BAR, đồng thời luồng không khí thoát ra từ đồng hồ không vượt quá 50 μg/phút thì sẽ vượt qua bước kiểm tra này. 

Tiêu chuẩn ISO 22810 chủ yếu tập trung vào các chức năng kể trên chứ không yêu cầu kiểm tra nhiều yếu tố như độ chịu đựng từ, chống sốc, áp suất âm, độ ăn mòn hoặc kiểm tra độ gắn dây đeo.

2. Tiêu chuẩn ISO 6425 (DIVER’S 300m) dành cho thợ lặn

ISO 6425: Đây là tiêu chuẩn quốc tế dành riêng cho các đồng hồ lặn chuyên nghiệp, nhằm đảm bảo tính an toàn cũng như mang lại trải nghiệm tốt trong môi trường nước. Tiêu chuẩn ISO 6425 sẽ có nhiều điều kiện kiểm tra khắt khe hơn. Bao gồm: 

  • Khả năng hoạt động dưới nước: Đồng hồ phải có khả năng chống nước ở độ sâu tối thiểu được quy định (30cm) trong 50 giờ liền và ở nhiệt độ từ 18 – 25 độ C. Nếu vẫn hoạt động bình thường thì sẽ vượt qua bài test đầu tiên.
  • Kiểm tra ngưng tụ: Đầu tiên, chiếc đồng hồ sẽ được đặt trong một môi trường nhiệt độ cao, từ 40 đến 45 độ, trên một đĩa cho đến khi nhiệt độ của đồng hồ bằng với nhiệt độ của đĩa. Sau đó, chúng sẽ di chuyển vào một môi trường nhiệt độ thấp hơn, từ 18 đến 25 độ, bằng cách đổ nước vào trực tiếp lên mặt số của đồng hồ. Chúng ta sẽ đợi trong 1 phút và kiểm tra xem có xuất hiện sự ngưng tụ nước trên mặt số không. Nếu không có, đồng hồ này sẽ vượt qua bài kiểm tra thứ 2.
  • Kiểm tra núm xoay và các chức năng: Quá trình tiếp theo trong kiểm tra đồng hồ là đặt nó ở độ sâu lớn hơn 125% (cụ thể 300m thì đặt ở ở mức áp suất tương đương 375m) so với mức chịu nước công bố. Sau đó, mỗi nút bấm trên đồng hồ sẽ bị tác động bằng một lực tương đương 5 Newton trong suốt 10 phút. Nếu nước thấm qua bất kỳ nút bấm nào, đồng hồ sẽ không đạt yêu cầu và sẽ bị loại.
  • Kiểm tra độ kín nước và chịu áp lực: đồng hồ sẽ được đặt vào một bể nước kín với áp suất tương đương 125% (tương đương 375 mét) so với mức chịu nước công bố. Áp suất này sẽ duy trì trong vòng 2 giờ và sau đó sẽ giảm đột ngột xuống còn 0,3 BAR trong vòng 1 phút. Đồng thời tiếp tục duy trì trong 1 giờ tiếp theo. Nếu sau khi lau khô mà đồng hồ vẫn hoạt động bình thường thì nó sẽ vượt qua bài kiểm tra này. 
  • Kiểm tra mức độ chịu nhiệt: ngâm đồng hồ trong độ sâu khoảng 30cm và nước sẽ có nhiệt độ lần lượt là 40°C, 5°C và lại 40°C, mỗi lần thay đổi nhiệt độ như vậy sẽ trong vòng 10 phút. Khi chuyển từ một nhiệt độ này sang nhiệt độ khác, không quá 1 phút. Đồng thời, không có dấu hiệu về nước thấm vào hoặc ngưng tụ trên bề mặt của đồng hồ. Đây được xem là bài kiểm tra khó nhất và sau khi hoàn thành mà không có bất kỳ vấn đề gì xảy ra đối với đồng hồ thì sẽ đạt tiêu chuẩn tiêu chuẩn ISO 6425. 
  • Kiểm tra kháng từ tính: được kiểm tra bằng cách tiếp xúc đồng hồ với từ trường dòng điện một chiều có cường độ là 4.800 A/m (trong 3 lần), và đồng hồ phải duy trì độ chính xác của thời gian đến ±30 giây/ngày như được đo trước khi thử nghiệm, bất chấp áp lực từ trường. 

Việc kiểm tra đồng hồ để đạt tiêu chuẩn ISO 6425 là một quyết định tự nguyện và có liên quan đến chi phí đáng kể. Do đó, không phải tất cả các nhà sản xuất đều chọn cách này để chứng minh chất lượng sản phẩm của họ.

30ATM - Tìm hiểu mức chống nước cho đồng hồ lặn chuyên nghiệp - Ảnh 2

Bật mí thú vị về khả năng chống nước trên đồng hồ lặn

Bên cạnh các tiêu chuẩn kể trên thì để trở thành “thợ lặn chuyên nghiệp”, đồng hồ chống nước 30ATM cũng cần phải được trang bị về thiết kế, chức năng giúp hỗ trợ người dùng một cách tốt nhất.

1. Cách mà đồng hồ lặn chống lại sự xâm nhập của nước

Các nhà sản xuất chăm chút đến từng chi tiết trên đồng hồ nhằm đảm bảo tính chống nước hiệu quả. Do đó, trên từng vị trí khác nhau của chống nước 30ATM bạn sẽ thấy có các yếu tố bảo vệ khác nhau, cụ thể: 

  • Kính đồng hồ: 

Để bảo vệ bộ máy khỏi sự xâm nhập của nước, kính của đồng hồ cần được chế tạo từ các vật liệu chịu nước và chịu va đập cao như kính Sapphire hoặc kính Mineral Crystal. Việc này sẽ giúp đảm bảo bộ máy bên trong được bảo vệ an toàn khi tiếp xúc với môi trường nước.

Ngoài ra, kính đồng hồ chống nước 30ATM thường có mặt kính cong sẽ hỗ trợ đọc thời gian dưới nước một cách rõ ràng hơn nhờ giảm hiện tượng lệch quang học (lệch ánh sáng) khi đi qua nước.

30ATM - Tìm hiểu mức chống nước cho đồng hồ lặn chuyên nghiệp - Ảnh 3
  • Viền và vỏ đồng hồ: 

Đồng thời, viền và vỏ đồng hồ sẽ được làm từ thép không gỉ (316L hoặc 904L) và Ceramic. Nhờ vào tính chất chống ăn mòn vốn có của các vật liệu này mà đồng hồ có khả năng chống nước cao hơn cũng như sở hữu độ bền tốt hơn trong môi trường ẩm ướt.

Bên cạnh đó, thay vì làm tổn thương ống kính và khung bezel, miếng đệm ống kính sẽ là một lựa chọn vĩnh viễn không đòi hỏi bảo trì định kỳ. Điều này giúp ngăn chặn nước xâm nhập vào bộ máy một cách hiệu quả mà không cần đến sự can thiệp thường xuyên từ người dùng.

30ATM - Tìm hiểu mức chống nước cho đồng hồ lặn chuyên nghiệp - Ảnh 4
  • Núm vặn (Crown)

Nước có thể xâm nhập vào đồng hồ từ bất kỳ điểm nào có kết nối như vỏ, nắp lưng và núm điều chỉnh. Vì vậy, việc sử dụng Screw-Down Crown – một thiết kế vít với ren bên trong và bắt vít vào vỏ, kèm theo miếng đệm cao su non hình chữ O tạo thành lớp niêm phong kín nhằm tăng khả năng chống nước là rất quan trọng. Nhờ vào điều này, nước và bụi sẽ không thể thâm nhập vào bộ máy của đồng hồ một cách dễ dàng.

Núm vặn có chức năng điều chỉnh và ngăn không cho nước xâm nhập vào bộ máy đồng hồ - Ảnh 5
  • Dây đeo đồng hồ lặn: 

Dây đeo đồng hồ lặn cần đáp ứng một số tiêu chí quan trọng để đảm bảo sự thoải mái, độ bền và an toàn khi sử dụng dưới nước. 

  • Chất liệu chống mài mòn: Dây đeo cần được làm từ các vật liệu chịu mài mòn như nylon chất lượng cao hoặc silicone, để đảm bảo sự bền và không bị hỏng khi tiếp xúc với nước biển.
  • Độ bền: Dây đeo cần có độ bền cao để chịu được áp lực và va đập khi sử dụng dưới nước. Các đường may cần gia cố chắc chắn để tránh việc đứt gãy khi đồng hồ lặn chịu áp lực nước.
  • Chống nước: Dây đeo cần có khả năng chống nước tốt để tránh bị hỏng hoặc phai màu khi tiếp xúc với nước.
  • Thoải mái: Dây đeo phải thoải mái khi đeo lâu dưới nước, không gây cảm giác khó chịu hoặc cấn da.
  • Đa dụng: Dây đeo cần có thể điều chỉnh được độ dài để phù hợp với cỡ cổ tay của người đeo, cũng như dễ dàng thay đổi khi cần thiết.
  • Sản phẩm chất lượng: Chọn dây đeo từ các nhà sản xuất uy tín và có tiếng trong ngành đồng hồ lặn, để đảm bảo chất lượng và an toàn khi sử dụng. 

Do đó, các loại dây đeo làm từ chất liệu sau sẽ đáp ứng được:

  • Silicone: Chất liệu này chống thấm nước tốt, nhẹ và mềm mại, giúp đồng hồ thoải mái khi đeo. Nó cũng dễ vệ sinh và có sẵn trong nhiều màu sắc khác nhau, tạo sự lựa chọn đa dạng cho người dùng.
  • Thép không gỉ: Là một lựa chọn phổ biến cho các dây đeo đồng hồ lặn do độ bền và khả năng chống ăn mòn cao. Chúng thường sử dụng cho đồng hồ lặn chuyên nghiệp, mang lại vẻ sang trọng và bền bỉ.
  • Titanium: Là một chất liệu nhẹ và bền, có độ chịu nước tốt và không gỉ sét. Điều này làm cho dây đeo titan trở thành lựa chọn phù hợp cho người dùng muốn kết hợp giữa tính thẩm mỹ và hiệu suất.
  • Dây Nato: Thường sử dụng cho đồng hồ lặn có phong cách thể thao. Chúng đa dạng về màu sắc, dễ vệ sinh và thoải mái khi đeo. Tuy nhiên, chúng ít bền bỉ hơn so với thép không gỉ hoặc titan.

Việc lựa chọn chất liệu dây đeo phụ thuộc vào sở thích cá nhân, mục đích sử dụng và phong cách riêng của người dùng.

Dây đeo đồng hồ lặn cũng đóng vai trò quan trọng trong chế tác đồng hồ - Ảnh 6

Mẫu dây đồng hồ được ứng dụng trong đồng hồ chống nước 30ATM – Tham khảo mẫu T120.410.27.051.00

2. Cách đồng hồ lặn chống lại khí Helium

Khi lặn xuống độ sâu lớn, áp lực từ nước xung quanh tăng lên đồng thời khí heli ở không khí bên trong đồng hồ cũng bắt đầu tích tụ. Do đó khi người dùng trở lại bề mặt một cách đột ngột, khiến áp lực bên ngoài giảm đi nhanh chóng, trong khi áp lực bên trong vẫn cao sẽ dẫn đến một sự chênh lệch áp suất làm căng bề mặt của đồng hồ và gây hỏng. Để tránh tình trạng này, một số đồng hồ lặn chuyên nghiệp sẽ được trang bị van khí heli nhằm giải phóng khí heli tích tụ.

Van khí Helium thường được đặt ở vị trí đặc biệt trên vỏ của đồng hồ. Khi áp suất bên ngoài giảm, van sẽ mở ra, cho phép khí Helium thoát ra từ bên trong đồng hồ một cách an toàn mà không làm hỏng cấu trúc hoặc phá hủy đồng hồ. Đây cũng là chức năng tự động của đồng hồ mà không cần đến sự tác động của người sử dụng. 

Van khí Helium sẽ hỗ trợ thoát khí heli trong đồng hồ - Ảnh 7

Van khí Helium không chỉ giúp thoát ra khí Helium mà còn cho phép bất kỳ khí nhẹ nào tích tụ trong đồng hồ dưới áp suất cao khi ở độ sâu sâu hơn được thoát ra. Do đó, người sử dụng cần đảm bảo rằng van khí Helium được đóng kín một cách cẩn thận khi không sử dụng đồng hồ, hoặc khi đeo trên cạn và khi thực hiện lặn ở độ sâu không đủ lớn để cần sử dụng van khí Helium, nhằm giúp đảm bảo tính chất chống nước của đồng hồ được duy trì tốt hơn.

3. Tính năng vòng Bezel xoay gần như là bắt buộc có

Vòng Bezel là vòng tròn bên ngoài mặt kính đồng hồ, thường chia thành 60 phần tương ứng với 60 phút trong một giờ, giúp thợ lặn đánh dấu thời gian bắt đầu và theo dõi thời gian đã trôi qua trong suốt thời gian lặn. Đồng thời giúp thợ lặn theo dõi thời gian đã trôi qua và tính toán thời gian dự kiến dựa trên lượng oxy còn lại trong bình của họ.

Điều này rất hữu ích để giúp người sử dụng không vượt quá thời gian an toàn dưới nước và có thể tính toán được thời gian trở về bề mặt một cách an toàn.

Vòng Bezel xoay gần như là bắt buộc có trong tất cả đồng hồ chống nước 30ATM - Ảnh 8

Ngoài ra, đồng hồ chống nước 30ATM còn phải đáp ứng những tiêu chuẩn về tầm nhìn như: 

  • Kim giây, kim giờ và vạch số sơn dạ quang: Để tăng cường khả năng đọc giờ dưới nước, các kim giây, kim giờ và vạch số thường được sơn bằng sơn dạ quang. Sơn dạ quang này hấp thụ và lưu giữ ánh sáng, từ đó tỏa ra ánh sáng trong môi trường tối, giúp người đeo dễ dàng nhận biết thời gian mà không cần sự giúp đỡ từ ánh sáng bên ngoài.
  • Chỉ số lớn, dễ đọc: So với các đồng hồ thông thường, đồng hồ lặn 30ATM sẽ được thiết kế với chỉ số lớn và sắc nét, giúp người đeo dễ dàng nhìn thấy trong môi trường nước và cả trong điều kiện ánh sáng yếu. 

Cách sử dụng và bảo quản đồng hồ lặn đúng chuẩn

  1. Vệ sinh đồng hồ lặn đúng cách: sử dụng nước sạch để rửa sạch đồng hồ sau mỗi lần tiếp xúc với nước mặn để loại bỏ cặn và muối biển. Vì nước muối biển sẽ khiến cho đồng hồ của bạn bị gỉ theo thời gian nếu như không rửa sạch đấy nhé!
  2. Tạo thói quen bảo dưỡng đồng hồ lặn: Thường xuyên kiểm tra và bảo dưỡng đồng hồ theo lịch trình định kỳ của nhà sản xuất (trung bình 1 năm/lần đối với mức độ sử dụng thường xuyên hoặc 2-5 năm/ lần đối với mức độ sử dụng trung bình) nhằm đảm bảo đồng hồ được hoạt động tốt nhất. Ngoài ra, cần kiểm tra và thay mới gioăng đệm chữ O để đồng hồ chống nước tốt hơn. 
  3. Chăm sóc tốt cho núm vặn: Đảm bảo rằng núm vặn được vặn chặt sau mỗi lần sử dụng dưới nước và kiểm tra kỹ lưỡng nhằm tránh nước hoặc bụi bẩn có thể xâm nhập vào.
  4. Làm sạch xung quanh khung bezel: Hãy làm sạch các khe hở xung quanh khung bezel để loại bỏ bất kỳ bụi bẩn hoặc cát có thể tích tụ sau chuyến đi dài. 
  5. Đừng lắc đồng hồ khi lặn biển: Tránh lắc đồng hồ mạnh khi đang ở dưới nước để không gây xáo trộn cho cơ chế bên trong. Nếu bạn lắc mạnh đồng hồ thì sẽ gây ra hiện tượng các tính năng hoạt động không bình thường hoặc đứng máy. 
  6. Kiểm tra và hiểu giới hạn chống nước: Hãy luôn kiểm tra giới hạn chống nước của đồng hồ và hiểu rõ các chỉ số đánh giá áp lực nước mà nó có thể chịu đựng nhằm tăng độ bền và độ chính xác cho đồng hồ. 
  7. Đừng để đồng hồ lặn ở nhiều môi trường khác nhau: Tránh để đồng hồ lặn ở nhiệt độ và độ ẩm trong môi trường có nhiều hóa chất độc hại. Ví dụ như nước bể bơi thường chứa các chất khử trùng như clo, nước muối hoặc xà phòng từ vòi hoa sen, có thể gây hại cho đồng hồ. Clo và nước muối có thể làm tổn thương miếng gioăng, làm cho nước thấm vào đồng hồ. Xà phòng từ vòi hoa sen cũng có thể gây ảnh hưởng lên vỏ đồng hồ, làm yếu hoặc gỉ sét. Để bảo vệ đồng hồ, sau khi tiếp xúc với nước bể bơi, hãy lau khô kỹ và tránh tiếp xúc trực tiếp với chất hóa học từ nước bể bơi.
  8. Tránh nhiệt độ cao và từ tính mạnh: Nhiệt độ cao có thể làm hỏng hoặc biến dạng các linh kiện bên trong đồng hồ, gây ra sự cố khi hoạt động. Ngoài ra, từ trường mạnh cũng có thể ảnh hưởng đến độ chính xác của nhiều tính năng trong đồng hồ. Đồng thời, những hóa chất có hại cũng có thể làm thay đổi tính chất của lớp gioăng chống thấm nếu tiếp xúc liên tục. 
  9.  Tránh va chạm với bề mặt cứng: Hãy tránh va đập hoặc tiếp xúc với các bề mặt cứng để bảo vệ đồng hồ khỏi hỏng hóc và trầy xước không mong muốn.

Các bộ sưu tập đồng hồ lặn nổi tiếng đang có tại Hải Triều

1. Tissot Seastar 1000

Tissot Seastar, một trong những biểu tượng của sự thể thao và sang trọng trong đồng hồ Thụy Sỹ, đã chinh phục trái tim của nhiều người yêu thích đồng hồ, đem lại sự kết hợp tuyệt vời giữa kiểu dáng cổ điển và tính năng hiện đại. 

  • Thời điểm ra đời: 2004
  • Chất liệu sử dụng: vỏ của Seastar 1000 được chế tạo từ thép không gỉ.
  • Bộ máy: máy Automatic (trữ cót lên đến 80 giờ) hoặc máy Quartz (Pin).  
  • Tính năng: bộ kim giờ, phút cùng 12 chỉ số giờ được phủ lớp dạ quang có khả năng phát sáng trong môi trường nước. 
  • Mức giá tham khảo: giao động từ 10 triệu trở lên. 

Bộ sưu tập Tissot Seastar 1000 thực sự là một biểu tượng của sự hoàn hảo trong thiết kế và tính năng, cũng như là sự lựa chọn không thể bỏ qua cho những ai đam mê thể thao và mạo hiểm.

Bộ sưu tập Tissot Seastar 1000 sẽ mang lại những tính năng hoàn hảo cho những ai đam mê thể thao và mạo hiểm trong nước - Ảnh 9

Là sự lựa chọn hoàn hảo cho những ai đam mê phiêu lưu dưới nước – Tham khảo mẫu T120.410.11.041.00

2. Rado Captain Cook

Bộ sưu tập Rado Captain Cook, được giới thiệu lần đầu vào năm 1962 và lấy cảm hứng từ tên của một nhà thám hiểm vĩ đại – thuyền trưởng Cook, người Anh nổi tiếng. 

  • Thời điểm ra đời: 1962 
  • Chất liệu sử dụng: sử dụng chất liệu cao cấp như Đồng nhôm, Gốm (Ceramic) cho vỏ với trọng lượng nhẹ nhưng mang lại độ bền cao và không gây kích ứng. Và mặt kính Sapphire đặc biệt có khả năng chống ăn mòn, chống trầy xước và hầu như không thể phá vỡ. 
  • Bộ máy: trang bị bộ máy Automatic của nhà sản xuất ETA cho thời gian trữ cót lên đến 80 giờ.
  • Tính năng: lịch ngày tại vị trí 3 giờ.
  • Mức giá tham khảo: từ 60 triệu trở lên. 

Ngoài ra, trên mặt đồng hồ còn hiển thị biểu tượng mỏ neo tinh xảo đặt tại vị trí 12 giờ. Đây không chỉ là một chi tiết trang trí, mà còn là hình ảnh độc đáo tôn vinh sức mạnh và sự bền bỉ của người mang nó. Biểu tượng này gợi lên hình ảnh của những hành trình trên biển mênh mông, nơi mà mỗi cuộc phiêu lưu là một thách thức và một cơ hội. Đồng thời, nó cũng là dấu ấn của phong cách và đẳng cấp, làm tôn lên giá trị của chiếc đồng hồ và lòng tự hào của chủ nhân khi sở hữu một sản phẩm độc đáo và sang trọng như vậy.

Rado Captain Cook đã mang lại bộ sưu tập với những tính năng vượt trội, đặc biệt khả năng chống nước lên đến 30ATM - Ảnh 10

Rado Captain Cook đã mang lại bộ sưu tập với những tính năng vượt trội, đặc biệt khả năng chống nước lên đến 30ATM

3. Certina DS Action

Certina DS Action Diver là một trong những phiên bản nổi bật của dòng sản phẩm Certina DS. Sự kết hợp giữa tính năng chống sốc và chống nước cùng với kiểu dáng thể thao độc đáo đã làm nên sức hút riêng biệt của chiếc đồng hồ này từ khi mới ra mắt trên thị trường.

  • Thời điểm ra đời: 1959.
  • Chất liệu sử dụng: sử dụng Sapphire cho mặt kính giúp chống ăn mòn, chống trầy xước cực cao và sở hữu độ trong suốt cực tốt. Đồng thời khung vỏ, dây đeo sử dụng thép không gỉ 316L không chỉ tăng tính thẩm mỹ mà còn cải thiện độ bền của sản phẩm.
  • Bộ máy: Bộ máy Powermatic 80 (thời gian trữ cót lên đến 80 giờ).
  • Tính năng: Lịch ngày – Hacking Second (Dừng kim giây) và có khả năng chịu được độ rơi lên đến 6m.
  • Mức giá tham khảo: từ 18 triệu đồng trở lên. 

Bộ sưu tập Certina DS Action Diver là một lựa chọn tuyệt vời cho những ai đang tìm kiếm một chiếc đồng hồ lặn chất lượng cũng như giá cả hợp lý. Với lịch sử lâu đời và uy tín về chất lượng trong ngành sản xuất đồng hồ, Certina sẽ mang lại những sản phẩm đồng hồ lặn đáng tin cậy cho người tiêu dùng. 

Với giá cả phải chăng, Certina DS Action Diver sẽ là lựa chọn hợp lý cho người yêu thích sự mạo hiểm trong đại dương - Ảnh 11

Với giá cả phải chăng, Certina DS Action Diver sẽ là lựa chọn hợp lý cho người yêu thích sự mạo hiểm trong đại dương – Tham khảo mẫu C032.807.22.051.00

Kết luận

Vậy là chúng ta đã hiểu rõ hơn về mức độ chống nước 30ATM trên đồng hồ. Hy vọng sẽ đón nhận được nhiều sự quan tâm của bạn đọc trong các bài viết lần sau!

Đón đọc nhiều thông tin thú vị về: Các tính năng độc đáo trên đồng hồ

Chia sẻ này có hữu ích cho bạn?
Hữu ích
Không hữu ích

THẢO LUẬN

Chưa có thảo luận nào.

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *