Đồng hồ Seiko Presage Classic Series cao cấp – Nghệ thuật truyền thống tơ lụa 200 năm thổi hồn vào di sản Seiko
Bộ sưu tập
Tìm kiếm liên quan:
Seiko PresageSeiko Presage Open HeartSeiko Presage Automatic dây daSeiko nam AutomaticSeiko nam dây kim loạiSeiko sapphire
Bộ lọc
Seiko Presage Classic Series luôn mang đến nguồn cảm hứng bất tận trong cách ứng dụng nghệ thuật truyền thống của Nhật Bản vào trong thiết kế đồng hồ. Đây là một trong những đại diện tiêu biểu nhất của bộ sưu tập Seiko Presage.
Lịch sử ra đời của bộ sưu tập Seiko Presage Classic Series
Presage luôn là bộ sưu tập cốt lõi của Seiko bởi sự kết hợp giữa nét nghệ thuật truyền thống Nhật Bản cùng với công nghệ chế tác đồng hồ đỉnh cao của nhà sản xuất này. Những mẫu Seiko Presage đầu tiên xuất hiện vào thập niên 60 của thế kỷ trước với thiết kế đề cao sự cổ điển, bộ máy chất lượng cao và giá cả phải chăng. Trải qua quá trình phát triển hơn 60 năm của mình, dòng Presage luôn khiến giới mộ điệu ấn tượng với những bộ sưu tập con nổi tiếng như Cocktail, Style 60’s hay Sharp Edged.
Đặc biệt, bộ sưu tập Seiko Presage Classic Series ra mắt vào năm 2024 đã tạo nên cơn sốt đặc biệt đối với tín đồ đam mê đồng hồ khi chúng chứa đựng đường nét nghệ thuật mê hoặc lòng người. Những tinh hoa trong màu sắc, kết cấu cũng như vật liệu của nghề thủ công truyền thống Nhật Bản đã được Seiko áp dụng một cách tuyệt vời lên dòng Seiko Presage Classic. Sự rực rỡ về mặt nghệ thuật cùng với sự tinh thông trong chế tác của Seiko đã hòa quyện vào nhau một cách tinh tế, để từ đó cho ra đời những chiếc đồng hồ mang vẻ đẹp say đắm lòng người.
Seiko Presage Classic Series trang bị bộ máy 6R hiệu suất cao, trữ cót 72 giờ
Trong ngành công nghiệp đồng hồ, mỗi tiếng tíc tắc đều đại diện cho sự thành thạo và tinh hoa chế tác cơ khí của nhà sản xuất. Với Seiko, di sản của họ khắc họa qua dòng máy 6R – sự kết hợp giữa nét truyền thống và những đổi mới của thương hiệu đến từ Nhật Bản. Đây là dòng máy mang đến độ chính xác ấn tượng và thường chỉ xuất hiện trên các sản phẩm cao cấp của Seiko.
Trong bộ sưu tập Seiko Presage Classic Series, mã máy 6R55 trang bị trên bộ ba SPB463, SPB465 và SPB467, trong khi 6R5J xuất hiện trên hai mẫu Open Heart số hiệu SPB469 và SPB471. Thông số của 6R55 và 6R5J tương đồng với nhau khi đều có tần số dao động 21600 bph cùng thời gian trữ cót lên đến 72 giờ.
6R55 | |
Thời gian trữ cót | 72 giờ |
Sai số | +25/-15 giây/ngày |
Tần số dao động | 21600 bph |
Chân kính | 24 |
Hiển thị ngày/tháng? | Chỉ hiển thị ngày |
Chronograph? | Không |
GMT? | Không |
Hacking Stop? | Có |
6R5J | |
Thời gian trữ cót | 72 giờ |
Sai số | +25/-15 giây/ngày |
Tần số dao động | 21600 bph |
Chân kính | 24 |
Hiển thị ngày/tháng? | Không |
Chronograph? | Không |
GMT? | Có |
Hacking Stop? | Có |
Những chiếc đồng hồ với bộ máy 6R55 cho phép hiển thị ngày ở vị trí 3 giờ. Ở phía ngược lại, 6R5J hỗ trợ chức năng hiển thị GMT. Đây có lẽ là điểm khác biệt duy nhất giữa hai cỗ máy này.
Theo tài liệu từ Seiko, để đảm bảo công năng hoạt động của bộ máy 6R55 và 6R5J, bạn cần bảo dưỡng chúng sau mỗi 2-3 năm. Sai số của cả hai đều là +25/-15 giây/ngày khi hoạt động trong nhiệt độ bình thường (từ 5 – 35 độ C). Tuy nhiên, con số này có thể thay đổi nếu bạn sử dụng đồng hồ trong điều kiện nhiệt độ thay đổi hoặc nhiễm từ tính. Trong trường hợp này, bạn gần gửi chúng đến trung tâm bảo dưỡng để khắc phục.
Điều gì tạo nên sức hút của bộ sưu tập Seiko Presage Classic Series
1. Điểm nhấn văn hóa tơ lụa 200 năm Nhật Bản trên mặt số
Nhắc đến bộ sưu tập Seiko Presage Classic Series thì chắc chắn thiết kế mặt số là thứ được đông đảo giới mộ điệu quan tâm nhất. Seiko đã khéo léo lồng ghép những điểm nhấn trong văn hóa tơ lụa 200 năm của Nhật Bản trên mặt số, đặc biệt là cách sử dụng màu sắc. 4 gam màu chủ đạo trên đồng hồ Seiko Presage Classic Series bao gồm:
- Shiroiro: Màu của lớp vải tự nhiên chưa qua tẩy trắng, thường xuất hiện trong trang trí nhà ở và y phục của người Nhật Bản xưa.
- Sensaicha: Màu nâu xanh lục mang đến cảm giác dịu nhẹ, là màu sắc của giới thượng lưu trong thời kỳ Edo.
- Araigaki: Màu hồng trên tơ lụa sau khi đã tẩy trắng và rửa sạch. Từ Araigaki trong tiếng Nhật cũng có nghĩa là quả hồng phai.
- Sumiiro: Màu đen xám của mực, thường thấy trên y phục của các nhà sư Nhật Bản.
Gam màu từ trái sang phải: Sumiiro (SPB465J1), Araigaki (SPB467J1), Shiroiro (SPB463J1)
Màu sắc truyền thống của Nhật Bản có nguồn gốc lịch sử từ hệ thống phân bậc và giới hạn 12 cấp được thái tử Shotoku thiết lập vào năm 603 (thời kỳ Asuka), xuất phát từ 5 triết lý màu sắc của Trung Hoa. Không chỉ xuất hiện trong nghệ thuật, văn học hay tơ lụa, những màu sắc này còn biểu thị cấp bậc xã hội ở thời kỳ đó. Bằng cách lồng ghép một cách khéo léo và tinh tế, bộ sưu tập Seiko Presage Classic Series không chỉ gây ấn tượng mạnh về mặt màu sắc mà còn khiến giới mộ điệu say đắm bởi những giá trị lịch sử ẩn chứa bên trong những gam màu này.
Sự quyến rũ của Seiko Presage Classic Series không chỉ đến từ cách sử dụng màu sắc mà còn cả ở kết cấu đầy phức tạp trên mặt số. Ở những mẫu 3 kim, ta có thể dễ dàng quan sát bề mặt hơi nhám của mặt số. Đây là cấu trúc thường thấy trên chất liệu lụa cao cấp Nhật Bản. Ngược lại, mặt số của hai mẫu Open Heart lại sở hữu lớp chải xuyên tâm, gợi cảm giác thô sơ của những sợi tơ chưa qua xử lý.
Thiết kế mặt số của Presage Classic gợi nhớ đến kết cấu phức tạp trên chất liệu lụa cao cấp của Nhật Bản
Sự mềm mại của tơ lụa còn thể hiện thông qua những đường cong trên mặt số, bộ kim và vạch số. Kiểu kim Alpha uốn cong về phía vạch số tôn vinh sự uyển chuyển trong chuyển động. Các vạch số dạng Baton cũng được uốn cong và đánh bóng, qua đó giúp gia tăng hiệu quả hấp phụ và phản chiếu ánh sáng. Thiết kế này giúp tạo nên trải nghiệm thị giác đầy luôn cuốn trên mặt số của đồng hồ.
2. Lớp vỏ với độ hoàn thiện cao
Đồng hồ Seiko luôn nổi tiếng với chất lượng gia công tuyệt vời trên lớp vỏ, và bộ sưu tập Seiko Presage Classic Series cũng không phải là ngoại lệ. Toàn bộ phần vỏ ngoài làm từ chất liệu thép không gỉ, với kết cấu hơi cong tạo sự mềm mại và gia tăng cảm giác thoải mái khi đeo. Kích thước vỏ của dòng Classic Series có đường kính 40,2mm cùng độ dày 13mm. Kích thước này có phần tương đồng với những bộ sưu tập ra mắt trước đó, tuy nhiên Seiko cho biết họ đã thiết kế lại để giúp phần vỏ tạo cảm giác mỏng hơn.
Ảnh: Seiko Presage Classic Series SPB471J1
Bề mặt vỏ có lớp gia công đánh bóng, trong khi các cạnh của vấu lại được chải xước giúp gia tăng tính mỹ. Bên trên mặt số là lớp kính Sapphire dạng mái vòm giúp gia tăng độ bền và chống trầy xước.
3. Dây đeo 7 mắt thiết kế công thái học
Phần dây đeo trên Seiko Presage Classic Series lấy cảm hứng từ thiết kế những năm 1970 với cấu trúc 7 mắt xích. Các mắt xích trên dây đeo có hình dạng công thái học với mặt trên hơi cong nhằm hạn chế điểm tiếp xúc với cổ tay. Độ dài ngắn khác nhau của chúng cũng tạo sự thoải mái cho người đeo, đồng thời nâng cao tính thẩm mỹ chung của đồng hồ. Dây đeo của bộ sưu tập Presage Classic Series cũng trang bị khóa gập có cơ chế tháo lắp bằng nút bấm.
So sánh Seiko Presage Classic Series với những sản phẩm khác
1. Seiko Presage Classic Series và Orient Bambino V7
Ngay khi Seiko Presage Classic Series được giới thiệu, nhiều tín đồ đam mê đồng hồ đã so sánh bộ sưu tập này với Bambino V7 của Orient – một thương hiệu đình đám khác của Nhật Bản. Ở cái nhìn đầu tiên, cả hai đều gây ấn tượng với mặt số cong mang lại trải nghiệm đầy thú vị về mặt thị giác. Tuy nhiên, Seiko Presage Classic Series thu hút hơn nhờ những họa tiết tơ lụa cùng gam màu cực kì nổi bật trên mặt số. Thiết kế của dây đeo công thái học cũng là điểm ăn tiền của Presage Classic Series so với Orient Bambino V7 khi vừa gia tăng tính thẩm mỹ, vừa đem lại cảm giác đeo cực kỳ thoải mái.
Ở phía ngược lại, Orient Bambino V7 lại nhận về những đánh giá tích cực về kích thước vỏ khi đường kính 38mm là ưu điểm nổi bật nhất của Bambino so với Presage Classic. Nếu bạn là một người dùng thông thường, kích thước của Seiko Presage Classic Series không phải là điều quá đáng ngại. Tuy nhiên với những Watch Idiot Savant (từ dùng để chỉ tín đồ đam mê đồng hồ), đây là là điểm trừ lớn đối với họ khi 40,2mm là kích thước quá lớn cho một chiếc đồng hồ 3 kim. Với mức giá chỉ bằng 1/3, Orient Bambino V7 mang lại trải nghiệm tuyệt vời hơn với kích cỡ 38mm.
2. Seiko Presage Classic và Oris Classic
Seiko Presage Classic và Oris Classic là hai cái tên có nhiều sự tương đồng về tạo hình tổng thể cũng như những chi tiết trong thiết kế. Cả hai đều có kích thước từ 40 đến 42mm – khá lớn so với một chiếc đồng hồ 3 kim thông thường. Cấu trúc của Presage Classic và Oris Classic cũng có nét tương đồng với phần vấu hơi cong xuống phía dưới, đồng thời trang bị dây đeo 7 mắt xích bằng thép không gỉ. Kính Sapphire với lớp phủ AR cũng xuất hiện trên cả hai bộ sưu tập này.
Thiết kế mặt số chắc chắn là chi tiết đầu tiên cần phải nhắc đến khi so sánh hai dòng đồng hồ này. Nếu như Presage Classic lấy cảm hứng từ văn hóa tơ lụa 200 năm của Nhật Bản thì Oris Classic lại tái hiện kiến trúc mái che bằng kính của Great Court tại bảo tàng Anh thông qua họa tiết Guilloché trên mặt số. Nhiều tín đồ đánh giá Presage Classic mang đến vẻ đẹp uyển chuyển và mượt mà, trong khi Oris Classic lại đề cao sự cổ điển.
Về bộ máy bên trong, caliber 733 trên Oris Classic cung cấp độ chính xác cao hơn so với 6R55/6R5J trên Seiko Presage Classic Series. Bù lại, bộ máy của Seiko lại sở hữu khả năng trữ cót lên đến 72 giờ – gần gấp đôi so với chỉ 38 giờ trên Oris caliber 733.