
Khi muốn xác minh tài khoản hay xác nhận các giao dịch trực tuyến, bạn thường được yêu cầu nhập mã OTP để có thể hoàn tất quá trình thực hiện. Vậy mã xác thực OTP là gì, hãy cùng Đồng Hồ Hải Triều tìm hiểu những vấn đề liên quan đến mã OTP qua bài viết sau.
Mục lục |
OTP là gì? Những lưu ý quan trọng nhất định phải biết về OTP
Để hoàn thành các vấn đề về xác minh danh tính, tài khoản hay giao dịch… bắt buộc bạn phải nhập được mã OTP gửi về số điện thoại mà bạn đã đăng ký. Chính vì thế, bạn nên nắm rõ được mật khẩu OTP là gì để tránh những rủi ro không đáng có.
Khá nhiều người dùng thắc mã OTP là gì, khi họ cần thực hiện những giao dịch hay xác minh chính chủ…
1. OTP là gì?
OTP là viết tắt của cụm từ “One Time Password” nghĩa là mật khẩu chỉ được sử dụng duy nhất một lần. Hơn thế, mật khẩu này chỉ có hiệu lực trong một khoản thời gian ngắn, có thể là 30 giây hoặc từ 1 cho đến 2 phút.
Giải đáp mã pin OTP là gì ta biết được, loại mã này bao gồm một dãy số hoặc các ký tự được các tổ chức, ngân hàng hay các ứng dụng tạo ra và gửi đến số điện thoại của bạn, nhằm để xác minh những giao dịch đang thực hiện hoặc xác nhận thông tin tài khoản.
Câu trả lời cho mật khẩu nhập OTP là gì chính là mã để xác minh giao dịch cần thiết
Trong quá trình thanh toán những giao dịch qua mạng hoặc đăng ký tài khoản, bạn sẽ ngay lập tức được gửi về mã OTP thông qua số điện thoại mà bạn đã cung cấp trước đó.
Mục đích chính của việc nhập mã OTP là giúp những giao dịch thực hiện qua hình thức online được đảm bảo tối đa sự an toàn. Bên cạnh đó, nó còn tăng thêm tính bảo mật, giảm thiểu nhiều rủi ro như khi bị lộ mật khẩu hay người hack xâm nhập…
2. Tại sao cần sử dụng OTP?
Nếu đã hiểu rõ được định nghĩa và bản chất của mã xác thực OTP là gì, ta biết được rằng, nó như một lớp bảo vệ thứ hai, đảm bảo sự an toàn hơn cho người dùng ở nhiều trường hợp khác nhau.
Mã OTP giúp người dùng đảm bảo được an toàn hơn khi sử dụng các giao dịch online
Ở trường hợp giao dịch online hoặc Internet Banking (ngân hàng điện tử), nếu bạn bị lộ mật khẩu và có người đăng nhập vô tài khoản của bạn thì cũng chẳng thể thực hiện được giao dịch. Bởi họ không nhận được mã xác thực OTP gửi về.
Hơn thế, ở trường hợp xác nhận thông tin tài khoản, nếu bạn có quên mật khẩu, thì mã OTP được gửi về giúp bạn xác minh tài khoản chính chủ. Điều này có thể giúp bạn đặt lại mật khẩu mới hoặc lấy lại tài khoản khi bị kẻ xấu đánh cắp.
Hiện nay, tất cả các trường hợp giao dịch hay xác minh tài khoản trực tuyến đều phải sử dụng mã OTP
3. Các loại mã OTP phổ biến hiện hay
Hiện nay việc xác minh bằng hình thức nhập mã OTP thường có 3 loại phổ biến, đó chính là SMS OTP, Token và Smart OTP. Cũng có nhiều khách hàng chưa hiểu nên thắc mắc rằng SMS OTP là gì, mã pin smart OTP là gì, mã Token OTP là gì… và dưới đây là lời giải đáp.
► SMS OTP: Đây là loại mã OTP phổ biến nhất, được các ngân hàng thương mại tại Việt Nam hay các ứng dụng sử dụng rộng rãi. Với hình thức này, bạn sẽ nhận được tin nhắn chứa mã gửi về số điện thoại mà bạn đã đăng ký trước đó.
SMS OTP là loại bảo mật phổ biến nhất hiện nay
► Token: Đây là thiết bị điện tử cung cấp bảo mật được sử dụng ở đa số các ngân hàng. Bạn sẽ được cấp máy Token khi mở thẻ. Điểm tiện lợi của Token chính là bạn vẫn có thể sử dụng mã khi không kết nối với mạng.
Mã Token được đánh giá là có tính bảo mật cao so với các loại OTP khác, bằng chứng là chưa có bất kỳ trường hợp nào khách hàng bị mất tiền do giao dịch. Tuy nhiên, để sử dụng mã Token, bạn cần phải trả thêm phí làm máy.
Mã Token được đánh giá là có tính bảo mật và an toàn cao nhất so với các loại OTP khác
► Smart OTP: Đây là mã bảo mật được cấp thông qua ứng dụng, ứng dụng này có thể cài đặt cả ở hệ điều hành Android và iOS. Để sử dụng loại OTP này, bạn cần đăng ký tài khoản trên ứng dụng và kích hoạt nó. Smart OTP được hoạt động tương tự với mã Token.
Smart OTP là một trong ba loại mã OTP phổ biến nhất hiện nay
4. Lưu ý để bảo vệ mã OTP an toàn
Lý giải được mã xác thực OTP là gì, ta biết được đây là một tính năng bảo mật cực kỳ quan trọng giúp người dùng có thể an tâm tuyệt đối để bảo vệ những quyền lợi trên những giao dịch trực tuyến.
Thế nên, bạn cũng cần phải cân nhắc và lưu tâm đến một số lưu ý dưới đây để đảm bảo hơn sự an toàn cho mình:
► Không được chia sẻ mật khẩu OTP của mình cho bất kỳ người nào khác.
► Tránh trường hợp người ngoài có thể lấy mã OTP từ điện thoại bạn, cần đặt mật khẩu cho điện thoại đã đăng ký nhận mã OTP.
► Thay đổi mật khẩu tài khoản thường xuyên để đảm bảo tối đa sự an toàn.
► Khi mất điện thoại, bạn cần báo ngay cho ngân hàng để họ nắm bắt thông tin và khóa tạm thời tính năng SMS OTP.
Vì mật khẩu OTP vô cùng quan trọng, nên bạn cần phải lưu ý bảo vệ thật kỹ
5. Rủi ro khi tiết lộ mã OTP
Như đã giải đáp cho thắc mắc mã pin OTP là gì, ta biết được nó là lớp bảo mật cuối cùng của tài khoản. Chính vì thế, khi tiết lộ mã OTP cho người ngoài hoặc những kẻ lừa đảo, bạn sẽ phải gánh nhiều rắc rối lớn.
Rắc rối dễ dàng thấy nhất chính là họ sẽ đổi thông tin tài khoản của bạn, dẫn đến việc tiền trong tài khoản của bạn sẽ “không cánh mà bay”.
Tùy vào độ bảo mật tài khoản của bạn mà quá trình thay đổi thông tin của kẻ xấu bị gián đoạn trong thời gian ngắn. Lúc này, bạn cần liên hệ trực tiếp với ngân hàng để báo cáo tình hình và tạm thời khóa mã OTP.
Tiền trong tài khoản của bạn có thể bị đánh cắp nếu tiết lộ mã OTP cho kẻ xấu
► Gợi ý chính sách mua hàng an toàn: Chính sách mua đồng hồ trả góp tại Đồng Hồ Hải Triều
10 kịch bản lừa đảo OTP thông dụng nhất cần biết
Sự phát triển vượt bậc của hình thức giao dịch trực tuyến đã cung cấp cho khách hàng nhiều hình thức bảo mật tối ưu hơn giúp họ có thể an tâm tuyệt đối. Thế nhưng, song song với sự phát triển này chính là hệ lụy lừa đảo nhằm chiếm đoạt tài sản.
Dưới đây là các chiêu trò, hình thức lừa đảo mã OTP mà bạn cần phải lưu ý kỹ để phòng tránh:
1. Giả mạo người thân
Chiêu thức này thường quá cũ và quen thuộc với người dùng hiện nay, tuy nhiên vẫn có một số người bị mắc lừa và mất tiền oan uổng.
Bằng cách giả mạo người thân hay bạn bè và nhắn những tin nhắn với nội dung: “ anh ơi, em vừa được bạn gửi tiền từ nước ngoài về nhưng không có tài khoản để nhận, anh vào đường link này sau đó đăng nhập tài khoản và nhập mã OTP để nhận dùm em với ạ!”
Chỉ cần những dòng tin nhắn với cử chỉ quen thuộc trên, không ít người đã làm theo chỉ dẫn và gây ra tai họa lớn. Thực chất, đó là đường link độc hại, nó sẽ lấy hết dữ liệu cá nhân và số tiền có sẵn trong tài khoản ngân hàng của bạn.
Giả mạo người thân là chiêu thức lừa đảo cực kỳ phổ biến hiện nay
2. Cảnh báo phạt nguội
Kẻ lừa đảo sẽ gọi điện thoại cho nạn nhân và thông báo rằng họ đã vi phạm luật an toàn giao thông cần phải đóng phạt nguội. Đối tượng này yêu cầu nạn nhân phải cung cấp thông tin cá nhân và thực hiện một số thao tác để nhận được nội dung cụ thể.
Nếu làm theo, chắc chắn bạn sẽ bị lừa đảo dẫn đến việc bị mất thông tin và các mất tiền của oan uổng. Trong tình huống này, bạn cần phải bình tĩnh cúp máy, sau đó gọi đến cơ quan chức năng trình báo để được hỗ trợ.
Giả danh cảnh sát giao thông để phạt nguội là hình thức lừa đảo tinh vi, nhắm vào nỗi sợ của khách hàng – Thông tin chính xác có thể tra cứu tại Cục cảnh sát giao thông (http://www.csgt.vn/tra-cuu-phuong-tien-vi-pham.html)
3. Chiếm đoạt quyền kiểm soát sim
Đây là chiêu thức mới để lừa đảo khách hàng của những tội phạm công nghệ. Họ sẽ mạo danh những nhân viên của nhà mạng, gọi đến nạn nhân và giới thiệu các chương trình hỗ trợ nâng cấp, chuyển đổi sim… sau đó hối thúc nạn nhân thực hiện để hưởng lợi ích tối đa.
Các tên lừa đảo này sẽ hướng dẫn nạn nhân thực hiện các bước thao tác, sau khi hoàn thành thì ngay lập tức số điện thoại của nạn nhân đã bị đánh cắp.
Họ dùng quyền kiểm soát sim này để lấy mã OTP từ những ngân hàng đã được nạn nhân đăng ký, sau đó sử dụng các dịch vụ vay tiền online dưới danh nghĩa của chủ sim. Dẫn đến người dùng vừa mất tiền, vừa phải gánh món nợ lớn.
Chiếm đoạt quyền kiểm soát sim là hành vi lừa đảo phổ biến của những tên tội phạm công nghệ
4. Trúng thưởng ngân hàng
Việc lừa đảo nạn nhân bằng hình thức thông báo trúng thưởng ngân hàng đã không còn quá xa lạ gì ở thời buổi hiện nay.
Đối tượng tội phạm sẽ giả dạng ngân hàng và thông báo với khách hàng rằng họ đã trúng thưởng lớn. Để nhận thưởng trong thời gian sớm nhất, khách hàng cần ấn vào link và cung cấp các thông tin cần thiết bao gồm cả nhập mã OTP.
Và khi làm theo, lúc này toàn bộ thông tin về tài khoản của bạn sẽ bị đánh cắp và lấy tiền trong thẻ.
Bọn tội phạm công nghệ thường xuyên áp dụng chiêu thức trúng thưởng ngân hàng để lừa đảo người dùng, các hình thức này cũng được nhiều ngân hàng cảnh báo người dùng
5. Giả mạo nhân viên ngân hàng
Với chiêu trò này, bọn tội phạm công nghệ sẽ gọi điện đến nạn nhân và tự xưng mình là nhân viên ngân hàng, sau đó đối tượng sẽ thông báo cho bạn biết rằng bạn đang có một món tiền treo trên hệ thống chờ nhận.
Để nhận được số tiền trên, bạn cần phải cung cấp được căn cước công dân và mã OTP của mình để hoàn tất các thủ tục nhận tiền. Nếu làm theo, bạn sẽ bị lừa mất tiền và cả tài khoản Internet Banking, thậm chí họ còn mang hồ sơ của bạn để đi vay nóng.
Trên thực tế, mặc dù các hệ thống ngân hàng hiện nay thường xuyên đăng tải và nhắn tin cho khách hàng của mình những khuyến cáo lừa đảo nhằm chiếm đoạt tài sản như trên, nhưng vẫn có nhiều trường hợp mắc phải, dẫn đến tình trạng tiền mất, tật mang.
Chiêu trò lừa đảo khách hàng thông qua việc giả mạo nhân viên ngân hàng để chiếm đoạt tài sản được khuyến cáo rộng rãi hiện nay
6. Hù dọa khởi tố bắt giam
Chiêu trò hù dọa khởi tố và bắt giam khách hàng hiện nay xảy ra khá phổ biến và nó cũng được báo đài cảnh báo nhiều, thế nhưng vẫn rất nhiều nạn nhân mắc lừa. Đa phần các nạn nhân này là những người ít cập nhật các thông tin từ báo chí, truyền thông.
Cụ thể, chiêu trò này chính là bọn tội phạm công nghệ sẽ giả danh cơ quan chức năng đang điều tra phá án để gọi điện cho nạn nhân và cho biết rằng họ đang liên quan đến đường dây tội phạm nào đó.
Sau đó đối tượng yêu cầu chuyển tiền hoặc gửi các thông tin cá nhân để xác minh. Đánh vào tâm lý hoang mang và lo sợ của khách hàng, từ đó nạn nhân sẽ làm theo lời họ. Và một khi chuyển tiền thì chắc chắn rằng, số tiền đó chính là tiền oan sẽ mất.
Bạn nên nhớ rằng, không có bất kỳ cơ quan chức năng nào yêu cầu công dân chuyển tiền vào tài khoản ngân hàng để xác minh gì cả. Thay vào đó, họ sẽ gửi giấy mời, giấy triệu tập trực tiếp, không có tình trạng gọi điện thoại để thông báo.
Chiêu trò lừa đảo thông qua việc giả dạng cơ quan chức năng để hù dọa khởi tố gây sốt thời gian gần đây
7. Chuyển tiền nhầm tài khoản
Chuyển tiền nhầm lẫn vào tài khoản là việc thường xuyên xảy ra hiện nay và nó cũng chính là một trong những cách thức lừa đảo đầy tinh vi của bọn tội phạm.
Nạn nhân sẽ nhận được một khoản tiền với nội dung cho vay. Sau đó bọn tội phạm gọi điện cho nạn nhân báo rằng chuyển nhầm và nhờ chuyển lại tiền. Một thời gian sau, đối tượng sẽ đóng giả người chủ tài khoản đã chuyển nhầm sẽ đòi lại số tiền đó cùng lãi vay.
Lúc này, tự dưng khách hàng phải gánh một món nợ “từ trên trời rơi xuống” mà mình không hề hay biết.
Hành vi lừa đảo thông qua việc chuyển tiền nhầm lẫn và yêu cầu nạn nhân phải hoàn trả
8. Giả mạo tin nhắn Ngân Hàng
Một trong những cách lừa đảo khách hàng thông dụng nhất chính là giả mạo tin nhắn của ngân hàng. Trường hợp này, đối tượng tội phạm sẽ nhắn tin cho khách hàng với nội dung có người đã chuyển nhầm tiền vào tài khoản và yêu cầu nạn nhân hoàn trả.
Lúc này, họ sẽ hướng dẫn các bước hoàn trả và gửi đường link để khách hàng điền thông tin. Và dễ dàng biết được, nếu điền đầy đủ các thông tin trong đường link độc hại ấy, khách hàng sẽ bị chiếm đoạt tài sản, thậm chí còn bị sử dụng thông tin với nhiều mục đích xấu khác.
Hiện nay, các ngân hàng cũng thường xuyên cập nhật những thông tin liên hệ chính thức của mình qua tin nhắn cho khách hàng để giúp họ phòng tránh những trường hợp lừa đảo do giả danh. Tuy nhiên thì hiện tượng lừa đảo đã và đang xảy ra khá thường xuyên.
Giả mạo tin nhắn ngân hàng để lừa đảo người dùng bằng nhiều cách thức khác nhau
9. Giả danh công ty tài chính
Với hình thức giả danh các công ty tài chính, tội phạm công nghệ sẽ điều tra dữ liệu thông tin của khách hàng đang có khoản vay tại các công ty tài chính. Sau đó, đối tượng này sẽ gọi điện cho khách hàng.
Trong cuộc gọi, tên lừa đảo sẽ chủ động đọc hết các thông tin của khách hàng mà đối tượng đã khai thác được như họ tên, địa chỉ, năm sinh, số căn cước công dân và khoản vay… khiến khách hàng tin tưởng đây là nhân viên của công ty.
Lúc này, đối tượng này sẽ sử dụng thông tin của khách hàng đã cung cấp can thiệp vào tài khoản ngân hàng để hệ thống gửi mã OTP về cho khách hàng. Sau đó họ yêu cầu khách hàng cung cấp mã OTP và thực hiện hành vi chuyển tiền, rút tiền, chiếm đoạt tài sản.
Giả danh các công ty tài chính để lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người bị hại
10. Đặt cọc tiền thuê nhà, mua sắm giá trị lớn
Hình thức lừa đảo tài sản qua tiền đặt cọc hiện nay cũng vô cùng phổ biến. Bằng cách này, đối tượng lừa đảo sẽ nhắn tin cho khách hàng bán sản phẩm có giá trị như đồng hồ đeo tay, trang sức, nước hoa, túi xách hoặc bất động sản… sau đó bàn luận và chốt giá.
Khi đã thỏa thuận xong, đối tượng lừa đảo yêu cầu nạn nhân gửi số tài khoản để họ chuyển tiền đặt cọc. Sau đó, họ nhắn tin bằng số điện thoại cho nạn nhân với nội dung nhập mã giao dịch kèm theo đường link truy cập để xác nhận việc nhận tiền.
Đường link này yêu cầu nạn nhân cung cấp thông tin tài khoản và mã xác thực OTP. Nếu làm theo đầy đủ các bước trên, tài khoản của nạn nhân sẽ bị đối tượng lừa đảo truy cập và rút hết tiền, khiến họ tiền mất tật mang.
Lợi dụng lòng tin của nạn nhân qua việc mua sắm giá trị lớn trên mạng xã hội để lừa đảo

Gợi ý 10 đồng hồ Thụy Sỹ cam kết chính hãng, qui trình thanh toán bảo mật an toàn
Đồng hồ Tissot T063.617.36.037.00 có niềng kim loại bo tròn tinh tế quanh nền số màu trắng trang nhã, kim chỉ và vạch số được dát mỏng tinh tế, dây đeo da màu nâu có vân đem lại phong cách thời trang mang vẻ lịch lãm, nam tính. Mẫu Frederique Constant FC-303LN5B2B phiên bản mặt số xanh tone màu thời trang với kích thước mặt 40mm, thiết kế đơn giản 3 kim cùng các vạch số mạ vàng hồng sang trọng trước nền kính Sapphire. Mẫu đồng hồ D124RBKW mang đến một trải nghiệm nam tính đến từ bộ máy cơ dày dặn, ẩn chứa bên dưới mặt kính Sapphire nền cọc số la mã mang đến một sắc màu thời trang được tạo nét cách tân trẻ trung đến từ thương hiệu Doxa. Mẫu Doxa D201RSV vẻ ngoài sang trọng với mẫu vạch số tạo hình mỏng mang lại sự tinh tế dành cho phái mạnh đầy nổi bật khi các chi tiết kim chỉ được phủ tông vàng hồng trẻ trung đầy cuốn hút. Mẫu Doxa D203SBU kiểu dáng mỏng mang lại vẻ ngoài trẻ trung tinh tế với nền mặt số được tạo hình hoa văn nổi phối cùng tông màu xanh nổi bật thời trang trước nền mặt kính Sapphire. Mẫu Doxa nam D155SST thiết kế chức năng theo phong cách giản dị, mặt số trắng size 39mm đơn giản 3 kim, các vạch số cùng chữ số 12 in theo phong cách chữ la mã được mạ vàng tạo điểm nhấn sang trọng.Tissot Tradition T063.617.36.037.00 – Nam – Quartz (Pin) – Mặt Số 42 mm, Chronograph, Kính Sapphire
Frederique Constant Classic FC-303LN5B2B – Nam – Kính Sapphire Automatic (Tự Động) – Mặt Số 40 mm, Dạ Quang, Chống Nước 5ATM
Doxa Calex D124RBKW – Nam – Kính Sapphire – Automatic (Tự Động) – Mặt Số 41mm, Trữ Cót 41 Giờ, Chống Nước 3ATM
Doxa Executive Slim D201RSV – Nam – Kính Sapphire – Quartz (Pin) – Mặt Số 40mm, Swiss Made, Chống Nước 5ATM
Doxa Executive Slim D203SBU – Nam – Kính Sapphire – Quartz (Pin) – Mặt Số 39mm, Swiss Made, Chống Nước 5ATM
Doxa Executive Slim D155SST – Nam – Kính Sapphire – Quartz (Pin) – Mặt Số 39mm, Swiss Made Chống Nước 3ATM
Kết luận
Bài viết trên đã tổng hợp và chia sẻ đến các bạn tất tần tật các vấn đề về mã pin OTP là gì cùng với đó là các trường lừa đảo tinh ranh thông qua tài khoản ngân hàng. Hy vọng các thông tin này sẽ giúp bạn bỏ túi được những kinh nghiệm bổ ích cho riêng mình!
20 tiệm sửa đồng hồ uy tín, lâu đời nhất tại VN hiện nay
►►►►►►►►►►
Bài viết này có hữu ích cho Bạn không ?