Có Những Thử Thách Nào Mà Đồng Hồ Chịu Nước Phải Trải Qua?

Tất cả đồng hồ chính hãng hiện nay đều có khả năng chịu nước nhưng trước khi đến tay bạn, chúng đã phải trải qua những thử thách rất khó khăn và khắt nghiệt trong môi trường nước. Hải Triều sẽ tiết lộ cho bạn những thử thách đồng hồ chịu nước phải trải qua ngay bây giờ!

 

Có Những Thử Thách Nào Mà Đồng Hồ Chịu Nước Phải Trải Qua?

Mọi chiếc đồng hồ chính hãng các thương hiệu uy tín đều có khả năng chịu nước ít hoặc nhiều tùy theo mẫu mã. Những thử thách đồng hồ chịu nước phải trải qua tùy theo hãng, thể loại và chức năng nhưng tất cả đều nhằm mục đích đem đến độ bền tối ưu cho người dùng.

Có Những Thử Thách Nào Mà Đồng Hồ Chịu Nước Phải Trải Qua? 1Một chiếc đồng hồ chịu nước sẽ giúp cho cuộc sống của bạn tiện nghi và bớt đi nhiều lo lắng

 

Vẻ đẹp dành cho người phụ nữ hiện đại: đồng hồ citizen nữ chính hãng < < < ĂN KHÁCH NHẤT!

Hiện nay, phần lớn các hãng đồng hồ trên thế giới đều chấp nhận hai tiêu chuẩn đánh giá khả năng chịu nước của đồng hồ đó là tiêu chuẩn ISO 2281 dành cho đồng hồ thường và tiêu chuẩn ISO 6425 dành cho đồng hồ lặn.

Hai tiêu chuẩn ISO 2281 và ISO 6425 áp dụng những thử thách đồng hồ chịu nước phải trải qua khác nhau. Đồng hồ vượt qua các cuộc thử thách của tiêu chuẩn ISO 6425 sẽ chịu nước tốt hơn tiêu chuẩn ISO 2281

 

Những Thử Thách Đồng Hồ Chịu Nước Phải Trải Qua

Đồng hồ chịu nước được phân làm hai loại:

Đồng hồ thường: chiếm phần lớn đồng hồ đeo tay hiện nay, đồng hồ chịu nước ở mức độ tương đối và phân ra 4 cấp độ chính như: rửa tay (3 ATM/30m), đi mưa (5 ATM/50m), bơi lội (10 ATM/100m), lặn da (20 ATM/200m). Lưu ý là chỉ số chịu nước không phải là độ sâu mà đồng hồ có thể chống nước xâm nhập.

Đồng hồ lặn: (Diver’s) là những mẫu dành cho thợ lặn, người làm việc ở dưới nước, người thích chơi các môn thể thao nước như lướt sóng, lặn sâu, lặn bình khí… đồng hồ lặn có khả năng chịu nước rất cao. Chỉ số chịu nước của đồng hồ lặn tương ứng với độ sâu khi lặn.

Có Những Thử Thách Nào Mà Đồng Hồ Chịu Nước Phải Trải Qua? 2Tùy theo mục đích của nhà sản xuất mà đồng hồ chịu nước sẽ được kiểm tra tiêu chuẩn ISO 2281 hoặc ISO 6425

 

Chỉ số chống nước của đồng hồ sẽ giúp bạn làm được gì?

mui-ten Hướng Dẫn Sử Dụng Nước Cho Đồng Hồ Đeo Tay

 

Thử Thách Của Tiêu Chuẩn ISO 2281

Tổ Chức Tiêu Chuẩn Hóa Quốc Tế có trụ sở tại Genève, Thụy Sĩ đã ban hành tiêu chuẩn ISO 2281 cho đồng hồ chịu nước vào năm 1990 dành cho các mẫu mã sử dụng thông thường hàng ngày để đảm bảo chúng có khả năng không thấm nước khi rửa tay, tắm, bơi trong một thời gian ngắn.

Đồng hồ chịu nước vượt qua các kiểm tra quy định trong tiêu chuẩn ISO 2281 có thể được sử dụng trong điều kiện áp lực nước và nhiệt độ khác nhau. Tuy nhiên, bất kẻ là có khả năng chống nước tốt thế nào, các mẫu này đều không được dùng để lặn sâu, lặn bình khí.

 

6 bài kiểm tra bắt buộc của tiêu chuẩn ISO 2281 dành cho đồng hồ chịu nước thường:

Không thấm nước khi ngâm trong nước ở độ sâu 10 cm trong 1 giờ

Không thấm nước khi núm chỉnh và các nút bấm chịu lực đẩy vuông góc mạnh 5N lúc đang bị ngâm trong nước ở độ sâu 10 cm trong 10 phút

Đặt đồng hồ trên một tấm làm nóng ở nhiệt độ từ 40 ° C đến 45 ° C cho đến khi đồng hồ đã đạt đến nhiệt độ của tấm làm nóng (trong thực tế, thời gian làm nóng từ 10 đến 20 phút tùy thuộc vào loại đồng hồ).

Sau đó sẽ nhỏ một giọt nước có nhiệt độ từ 18° C – 25° C lên mặt kính của đồng hồ. Sau khoảng 1 phút, kính được lau bằng giẻ khô. Bất kỳ đồng hồ nào có hơi nước bám bên trong thành kính sẽ bị loại bỏ.

Ngâm đồng hồ trong nước 40° C ở độ sâu 10 cm, sau 5 phút sẽ ngâm đồng hồ trong nước 20° C, sau 5 phút sẽ ngâm đồng hồ trong nước 40° C ở độ sâu 10 cm. Thời gian giữa 3 đợt ngâm không được quá 1 phút. Đồng hồ nào không bị vào nước hoặc ngưng tụ nước bên trong mới được chấp nhận.

Đặt đồng hồ trong nước có áp suất tương ứng với khả năng chịu áp lực nước khi thành phẩm (3 bar, 5 bar, 10 bar, 20 bar, 30 bar …) trong vòng 10 phút. Nếu vượt qua, đồng hồ sẽ phải chịu tiếp áp lực ở mức độ cao hơn (thường là +2 bar nếu hãng đồng hồ không áp dụng tiêu chuẩn bổ sung riêng) trong vòng 1 phút. Đồng hồ nào không bị vào nước hoặc ngưng tụ nước bên trong mới được chấp nhận.

Đặt trong áp suất không khí tương đương 2 bar, đồng hồ không để không khí xâm nhập vượt quá 50 mg/phút sẽ được chấp nhận.

▬ ▬   Vượt qua tất cả các bài kiểm tra thì đồng hồ mới được xem là đồng hồ chịu nước. Tiêu chuẩn ISO 2281 cũng định nghĩa: 1=105 Pa = 105 N/m2

 

Thử Thách Của Tiêu Chuẩn ISO 6425

Tiêu chuẩn ISO 6425 cũng được quy định bởi Tổ Chức Tiêu Chuẩn Hóa Quốc Tế dành cho đồng hồ được thiết kế để chịu được nước khi lặn ở độ sâu ít nhất là 100 m. Đồng hồ chịu nước đạt tiêu chuẩn ISO 6425 có khả năng chịu nước đến độ sâu tương ứng với chỉ số chịu nước của nó.

Có Những Thử Thách Nào Mà Đồng Hồ Chịu Nước Phải Trải Qua? 3Đồng hồ chịu nước vượt qua các kiểm tra của tiêu chuẩn ISO 6425 sẽ được gọi là đồng hồ lặn

 

Đồng hồ chịu nước dành cho lặn được kiểm tra chất lượng trong môi trường nước tĩnh có áp lực cao hơn chỉ số chịu nước của nó 125%. Theo định nghĩa này, nếu đồng hồ chịu nước 200 m đạt tiêu chuẩn ISO 6425 thì có khả năng chịu được nước tĩnh ở độ sâu 250 m.

 

5 bài kiểm tra bắt buộc của tiêu chuẩn ISO 6425 dành cho đồng hồ lặn:

Ngâm đồng hồ trong nước 18-25 ° C ở độ sâu 30 ± 2 cm trong 50 giờ. Trong thời gian này, tất cả các chức năng đều phải hoạt động chính xác. Kiểm tra ngưng tụ sẽ được thực hiện trước và sau phần kiểm tra này để đảm bảo rằng kết quả tốt nhất.

Kiểm tra ngưng tụ bằng cách đặt đồng hồ trên một tấm làm nóng ở nhiệt độ từ 40 đến 45°C cho đến khi đồng hồ đã đạt đến nhiệt độ của tấm làm nóng (trong thực tế, thời gian làm nóng từ 10 phút đến 20 phút, tùy thuộc vào loại đồng hồ).

Sau đó sẽ kiểm tra ngưng tụ nhỏ một giọt nước có nhiệt độ từ 18° C – 25° C lên mặt kính của đồng hồ. Sau khoảng 1 phút, kính được lau bằng giẻ khô. Bất kỳ đồng hồ nào có hơi nước bám bên trong thành kính sẽ bị loại bỏ.

Đặt đồng hồ trong môi trường nước có áp suất cao hơn chỉ số chịu nước của nó 125% trong thời gian 10 phút đồng thời núm chỉnh và các nút bấm cũng sẽ chịu lực đẩy vuông góc mạnh 5N. Kiểm tra ngưng tụ sẽ được thực hiện trước và sau kiểm tra này.

Đặt đồng hồ trong môi trường nước có áp suất cao hơn chỉ số chịu nước của nó 125% trong thời gian 2 giờ. Trong vòng 1 phút sau đó áp suất nước sẽ giảm 0.3 bar và duy trì suốt 1 giờ nữa. Sau đó, đồng hồ sẽ được lấy ra, lau khô và kiểm tra ngưng tụ.  

Ngâm đồng hồ trong nước có nhiệt độ 40°C ở độ sâu 30 ± 2 cm 10 phút, sau đó ngâm đồng hồ trong nước có nhiệt độ 5°C ở độ sâu 30 ± 2 cm 10 phút, sau đó ngâm đồng hồ trong nước có nhiệt độ 40 ° C ở độ sâu 30 ± 2 cm 10 phút một lần nữa. Thời gian giữa 3 đợt ngâm không được quá 1 phút. Đồng hồ nào không bị vào nước hoặc ngưng tụ nước bên trong mới được chấp nhận.

Kiểm tra không bắt buộc: Đặt trong áp suất không khí tương đương 200 kPa, đồng hồ không để không khí xâm nhập vượt quá 50 mg/phút sẽ được chấp nhận.

+   Áp suất thử nghiệm có biên độ an toàn tránh sự biến đổi tăng của áp suất trong thực tế, sự thay đổi mật độ nước (do nước biển nặng hơn nước ngọt là 2% – 5%) và sự xuống cấp của các gioăng/ron cao su.

▬ ▬   Vượt qua tất cả các bài kiểm tra thì đồng hồ mới được xem là đồng hồ lặn (đồng hồ chịu nước dành cho thợ lặn). Tiêu chuẩn ISO 6425 cũng định nghĩa: 1=105 Pa = 105 N/m2

Ngoài các cuộc kiểm tra trên, đồng hồ lặn còn cần thêm nhiều yếu tố khác như bezel xoay để đếm thời gian dưới nước, dạ quang trên kim và các cọc số, dễ đọc ở khoảng cách 25 cm (9,8 in) trong bóng tối, dấu hiệu cho thấy chiếc đồng hồ đang chạy (phần đuôi kim giây có dạ quang)…

Khám phá thêm nhiều: đồng hồ đẹp giá rẻ ● ● được chuyên gia đánh giá cao!

Có Những Thử Thách Nào Mà Đồng Hồ Chịu Nước Phải Trải Qua? 4Nếu là máy quartz, đồng hồ lặn sẽ trải qua thêm nhiều kiểm tra nữa

 

Đồng Hồ Chịu Nước Cho Thợ Lặn Máy Quartz

Riêng đồng hồ lặn máy quartz sẽ phải trải qua thêm một số bài kiểm tra nữa ngoài các kiểm tra đã kể trên.

Bài kiểm tra bắt buộc bổ sung của tiêu chuẩn iso 6425 dành cho đồng hồ lặn máy quartz:

+   Độ chính xác của nó đến ± 30 giây/ngày khi chạy trong môi trường có từ trường 4 800 A/m.

+   Chịu hai cú sốc, một tại vị trí 9:00, một tại vị trí vuông góc với mặt kính) tạo ra bằng búa nhựa cứng, cụ thể là một cái búa 3 kg với vận tốc 4,43 m/s. Sai số sau hai cú sốc không quá ± 60 giây/ngày.

+   Đặt đồng hồ dung dịch chứa 30 g/l NaCl (natri clorua) có nhiệt độ 18-25 ° C trong 24 giờ. Hết thời gian sẽ kiểm tra xem vỏ, dây, núm chỉnh, bezel… có thay đổi gì hay không, các chức năng hoạt động có chính xác không.

+   Dây đeo sẽ được kéo bằng lực 200 N cho mỗi mắt dây hoặc điểm liên kết.

 

Đồng Hồ Lặn Cho Môi Trường Giàu Khí Helium

Riêng đồng hồ lặn cho môi trường giàu khí Helium (lặn rất sâu) sẽ phải trải qua thêm một số bài kiểm tra nữa ngoài các kiểm tra đã kể trên.

 

Bài kiểm tra bắt buộc bổ sung của tiêu chuẩn ISO 6425 dành cho đồng hồ lặn cho môi trường giàu khí Helium:

+   Đặt đồng hồ trong môi trường nước có áp suất cao hơn chỉ số chịu nước của nó 125% trong 15 ngày. Sau đó giảm nhanh chóng áp suất để tương đương với áp suất khí quyển trong thời gian không quá 3 phút.

Sau kiểm tra này, các đồng hồ có tất cả chức năng hoạt động chính xác sẽ được chấp nhận. Nếu là đồng hồ quartz và đồng hồ cơ có thời gian trữ cót trên 15 ngày thì các chức năng phải hoạt động bình thường ngay khi lấy ra, nếu là đồng hồ cơ có thời gian trữ cót dưới 15 ngày thì các chức năng sẽ hoạt động bình thường khi lên cót.

+   Tháo gỡ núm chỉnh và trục núm, thông qua lỗ hở sẽ dẫn vào hỗn hợp khí đến khi bên trong đồng hồ có áp suất lên đến 20 bar và duy trì tình trạng này trong thời gian 10 giờ. Sau khi thử nghiệm này, các đồng hồ có tất cả chức năng hoạt động chính xác sẽ được chấp nhận.

Có Những Thử Thách Nào Mà Đồng Hồ Chịu Nước Phải Trải Qua? HeliumVan helium trên một mẫu đồng hồ lặn ở nơi giàu khí Helium

 

Nhận Dạng Đồng Hồ Chịu Nước Thông Thường Và Đồng Hồ Lặn

Các mẫu đồng hồ chịu nước thông thường sẽ ghi rõ chỉ số chịu nước của mình trên mặt số hoặc trên nắp lưng. Đồng hồ lặn tiêu chuẩn ISO 6425 sẽ có dòng chữ DIVER’S WATCH xxx M hoặc DIVER’S xxx M trên mặt số, đồng hồ lặn cho môi trường giàu khí Helium sẽ có dòng chữ DIVER’S WATCH xxx M FOR MIXED-GAS DIVING. Trong đó, xxx là độ sâu mà đồng hồ có thể chịu nước.

Trong thực tế, khả năng sống sót của đồng hồ không chỉ phụ thuộc vào độ sâu của nước mà còn bị ảnh hưởng bởi tuổi đời của vật liệu, do chấn động, do nhiệt độ, …. Hầu hết các nhà sản xuất khuyên nên đem các mẫu đồng hồ lặn đến trung tâm dịch vụ và cơ sở sửa chữa được ủy quyền để kiểm tra sơ bộ hoặc thay thế ron cao su mỗi 2-3 năm.

 

Bí mật về khả năng chịu nước của đồng hồ:

Kỳ Tích Đến Từ Núm Chống Nước Của Đồng Hồ Kỳ Tích Đến Từ Núm Chống Nước Của Đồng Hồ

BFSThao

 

Chia sẻ này có hữu ích cho bạn?
Hữu ích
Không hữu ích

THẢO LUẬN

Chưa có thảo luận nào.

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *