Những chiếc đồng hồ đeo lâu ngày sẽ bị bám bẩn, tích tụ các chất trên mồ hôi cơ thể, làm giảm độ sáng bóng của kim loại. Ngoài ra, sự tác động ngoại cảnh khiến đồng hồ bị trầy xước làm ngoại hình kém hấp dẫn, trở nên cũ kĩ. Để tránh điều đó, chúng ta nên tiến hành đánh bóng đồng hồ để lấy lại vẻ đẹp như khi mới mua về.
1. Đánh bóng đồng hồ gồm đánh bóng những chi tiết gì?
1.1. Vỏ đồng hồ
Khung viền bằng thép của một chiếc đồng hồ
Tất nhiên, vỏ đồng hồ đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc bảo vệ bộ máy bên trong và quyết định độ thẩm mỹ của mặt số. Vỏ đồng hồ gồm phần viền khung, mặt lưng và vấu đồng hồ, tùy vào thiết kế mà bề mặt này sẽ được đánh bóng hoặc chải xước.
Tùy theo phong cách hoàn thiện của mỗi thương hiệu đồng hồ, các vân chải xước sẽ làm khác nhau, nên điều này nên được chú ý hết sức trong khi đánh bóng, để không làm thay đổi thiết kế của thương hiệu.
Trong vài trường hợp vỏ đồng hồ bị khiếm khuyết lớn hoặc vết trầy sâu, phải tiến hành bù khuyết điểm. Ví dụ, trường hợp bề mặt viền benzel bị xước sâu phải đắp 1 phần kim loại thép tương tự lên vết khuyết đó và tiến hành đánh bóng hoàn thiện. Cách làm này đòi hỏi người thực hiện có chuyên môn và trang bị máy đánh bóng đồng hồ đeo tay tiêu chuẩn.
1.2. Mặt kính đồng hồ
Hiện nay, trên thị trường có tất cả 4 loại mặt kính: kính Mica, kính khoáng (Mineral Crystal), kính Hardlex và kính Sapphire. Với một số vết xước không quá khó khăn, người dùng có thể đánh bóng để lấy lại vẻ đẹp ban đầu, mà không cần phải tốn tiền thay một mặt kính mới.
Riêng với kính Sapphire, có độ chống trầy gần như tuyệt đối, đến mức chỉ có kim cương thiên nhiên mới có thể gây ra vết trầy trên loại kính này. Vì thế kính Sapphire sẽ không đánh bóng được, nên tốt nhất bạn sẽ phải thay kính mới đối với loại kính này nhé!
Tìm hiểu thêm: Dịch vụ thay mặt kính đồng hồ chuẩn Quốc tế tại Hải Triều
1.3. Dây đeo đồng hồ
Tương tự với vỏ đồng hồ, dây đeo cũng có cách đánh bóng như thế, nhưng độ phức tạp thường cao hơn một tí. Nếu chỉ tích tụ vết bẩn và kém sáng bóng, bạn có thể thao tác bằng bộ dụng cụ đánh bóng tại nhà một cách dễ dàng. Còn nếu bạn mong muốn ngoại hình mới tinh thì nên gửi gắm đến các trung tâm uy tín.
Bạn có thể lựa chọn đánh bóng tại nhà hoặc mang ra nơi bảo dưỡng chuyên nghiệp
Một số loại dây đeo kim loại như kiểu dây Jubilee, Oyster có thể bị dãn dây trong quá trình đeo, bạn cũng có thể nhờ chuyên gia đồng hồ sửa chữa lại trong quá trình đánh bóng luôn.
1.4. Các chi tiết bên trong bộ máy
Độ hoàn thiện cao của các chi tiết có thể được remake một cách chuyên nghiệp
Chắc chắn với phần này bạn nên đem ra các trung tâm sửa chữa chuyên nghiệp rồi, vì các chi tiết bên trong bộ máy, đặc biệt là máy cơ sẽ cực kỳ phức tạp. Một thao tác nhỏ cũng có thể ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống.
Việc đánh bóng các chi tiết bên trong bộ máy thường làm trên các chiếc đồng hồ có thiết kế lộ cơ (semi-skeleton, skeleton).
Hoặc các sản phẩm bị va đập mạnh, các linh kiện bị rơi ra ngoài, trầy xước dẫn đến việc hoạt động của bộ máy không được trơn tru như ban đầu. Khi mang ra các trung tâm, chắc chắn sẽ được tư vấn cụ thể để bạn có thể nắm rõ.
2. Trọn bộ dụng cụ đánh bóng đồng hồ?
2.1. Máy đánh bóng đồng hồ
a) Máy đánh bóng đồng hồ mini
Hiện nay, có rất nhiều máy đánh bóng đồng hồ mini được bán với giá hơn 100.000 vnđ đến vài trăm ngàn. Với kích thước nhỏ gọn, dễ cầm trên một bàn tay và dễ thao tác, bất kỳ ai cũng có thể sắm một chiếc về để đánh bóng cho chiếc đồng hồ của mình.
Ngoài ra, với chiếc máy nhỏ gọn này, kèm theo nhiều kiểu đầu đánh bóng, bạn có thể sử dụng để đánh bóng trang sức, các bề mặt nhỏ, khe hở lâu ngày bị tích vết bẩn.
Nhưng vì là loại máy nhỏ để cầm tay, nên công suất chắc chắn sẽ không lớn mà chỉ đánh bóng được các bề mặt xước nhẹ. Công dụng chủ yếu là giúp tăng độ sáng bóng, dọn sạch các vết bụi bẩn tích tụ trong các ngõ ngách của dây đeo, vỏ đồng hồ.
Nếu muốn xử lý bề mặt có nhiều vết xước hơn, hoặc tái tạo lại bộ mặt mới toanh cho đồng hồ, bạn nên tìm đến các loại máy đánh bóng đồng hồ công nghiệp.
Một chiếc máy đánh bóng mini đa năng
b) Máy đánh bóng đồng hồ công nghiệp
Máy đánh bóng đồng hồ công nghiệp (máy tiện) thường được sử dụng trong các nơi sửa chữa đồng hồ uy tín. Bạn có thể dễ dàng sắm một em máy này về với mức giá chỉ hơn 1 triệu đồng, nhưng khá nặng và cồng kềnh đấy nhé.
Loại máy này có công suất lớn và thao tác sử dụng không đơn giản, nên nếu không có kinh nghiệm, tốt nhất bạn nên đem đồng hồ ra các trung tâm đánh bóng uy tín để thực hiện.
2.2. Dụng cụ đánh bóng đồng hồ đơn giản
Bên cạnh máy móc đó, bạn có thể sử dụng các dụng cụ đơn giản, có sẵn tại nhà để đánh bóng đồng hồ.
Một số phương pháp đánh bóng đồng hồ tại nhà thường gặp:
- Đánh bóng đồng hồ bằng kem đánh răng
- Đánh bóng dây đồng hồ bằng bột Baking Soda
- Sử dụng giấy nhám để đánh bóng mặt kính đồng hồ
- Xi Cana đánh bóng chuyên dụng hoặc các loại xi bột đánh bóng dành riêng cho đồng hồ;…
Và còn nhiều phương pháp đánh bóng nữa, tùy từng kiểu đồng hồ. Nhưng nhìn chung, bạn nên quan tâm đến thông số chống nước cũng như chất liệu kim loại mà đồng hồ sử dụng là gì. Để lựa chọn cách đánh bóng phù hợp, không gây tổn hại gì đến bộ máy bên trong.
Hoặc bạn có thể tìm cách tháo dây đeo ra để đánh bóng dây đeo riêng, và ngâm vào dung dịch và sử dụng bàn chải để kì cọ các ngóc ngách (nếu nhà sản xuất cho phép).
Còn nếu sử dụng giấy nhám, bạn nên thật sự cân nhắc và chỉ nên thực hiện khi đã có kinh nghiệm nếu như không muốn phải đi thay mặt kính mới nhé!
Tìm hiểu thêm: Cách đánh bóng đồng hồ mạ vàng tại nhà
2.3. Dùng Cana đánh bóng đồng hồ
Cana là một loại xi (sáp) khá phổ biển, được dùng cho việc đánh bóng giày, gỗ và máy móc. Với đặc tính làm sạch tốt và dễ sử dụng, Cana cũng được dùng cho việc đánh bóng đồng hồ.
Thành phần của Cana bao gồm các hạt nhỏ li ti và các hóa chất tẩy mạnh. Chúng có tác dụng làm mài mòn và nhẵn mịn bề mặt, đồng thời làm sạch sẽ, sáng bóng đồ vật. Nhưng khả năng của Cana không quá đáng kể khi gặp những vết xước sâu, chúng chỉ giúp bạn loại bỏ những vết xước nhẹ, nông và làm chiếc đồng hồ của bạn trông sáng hơn thôi.
Về bản chất, một vết xước có thể nhìn thấy được bằng mắt thường có thể gây ra bằng một hạt cát hoặc vết cắt bằng một vật thể nào đó có kích thước khoảng 1/10 hoặc 1/100 mm khoảng 100µm – 10µm.
Chúng ta sẽ làm mờ các vết xước có kích thước lớn đó bằng cách sử dụng các hạt có kích thước nhỏ hơn để tạo ra các vết xước nhỏ đè lên nó, cho đến khi không thể nhìn thấy vết xước ban đầu bằng mắt thường nữa đó là nguyên lý của đánh bóng. Điều này tương tự khi chúng ta sử dụng kem đánh răng.
Tuy vậy, Cana vẫn được sử dụng vì giá thành của nó khá hợp lý, các bước thao tác cũng không quá khó khăn, như sau:
Bước 1: Làm sạch bề mặt và lau thật khô
Bước 2: Thoa Cana lên bề mặt muốn đánh bóng
Bước 3: Dùng khăn mềm sạch, thoa nhẹ nhàng và đều tay
Bước 4: Dùng khăn sạch lau lại thật sạch nơi vừa đánh xong.
Lưu ý: Nếu chà sát quá mạnh có thể dẫn đến các vết trày xước mới
2.4. Bột đánh bóng đồng hồ
Chúng ta đã có sáp đánh bóng (Cana và các loại sáp Watch chuyên dụng), kể cả nước rửa chén, kem đánh răng. Nhưng có lẽ bột đánh bóng đồng hồ sẽ ít được sử dụng như những dụng cụ trên.
Bột kim cương dạng chiết
Bột đánh bóng đồng hồ quen thuộc nhất với tất cả mọi người là Baking Soda, chỉ cần hòa một ít Baking Soda với nước, khuấy thành một hỗn hợp hơi sệt và tiến hành đánh bóng như dùng kem đánh răng vậy. Cách thực hiện cực kỳ đơn giản.
Nhưng bạn có biết đến một loại một chuyên dùng để đánh bóng kính Sapphire có tên là “bột kim cương” chưa? Đây là phương pháp được các trung tâm đánh bóng kính Sapphire thực hiện, và rất ít nơi nhận đánh bóng loại mặt kính này.
Về cơ bản kim cương được coi là tinh thể có độ cứng cao nhất trong các nguyên tố hóa học. Nên việc sử dụng bột kim cương để chà xát với các bề mặt kính đồng hồ bằng Sapphire sẽ làm cho mặt kính bị ăn mòn và làm mờ vết xước.
Sử dụng hạt kim cương có kích thước càng lớn vết xước sẽ mờ đi càng nhanh (do bề mặt bị ăn mòn nhanh) tuy nhiên sẽ để lại nhiều vết xước nhỏ trên bề mặt. Ngược lại các loại hạt kim cương kim có kích thước nhỏ hơn sẽ cần rất nhiều thời gian để hoàn thành quá trình đánh bóng nhưng bề mặt sẽ mịn và hoàn hảo hơn.
Tinh thể bột kim cương đánh bóng
3. Các lưu ý cần biết khi đánh bóng đồng hồ?
3.1. Có nên đánh bóng đồng hồ tại nhà không?
Chắc chắn rằng việc mang đồng hồ ra trung tâm bảo dưỡng sẽ hiệu quả hơn. Nhưng việc đánh bóng đồng hồ đơn giản tại nhà sẽ giữ cho chiếc đồng hồ của bạn luôn được sạch sẽ và bóng bẩy, giữ nguyên giá trị của chiếc đồng hồ theo thời gian.
Giống như việc vệ sinh răng miệng và rửa mặt hàng ngày, chiếc đồng hồ của bạn cũng thế. Sử dụng một chiếc khăn vải lau sạch mồ hôi và kem dưỡng da tay bám trên chiếc đồng hồ của bạn mỗi ngày cũng là cách hiệu quả.
Tuy nhiên, đánh bóng đồng hồ tại nhà sẽ có một số rủi ro mặc dù có một số loại đồng hồ có thể được đánh bóng mà không cần tháo rời:
- Các miếng đệm dễ bị tích tụ bụi bẩm và không được làm sạch chi tiết nhất
- Các bộ phận có thể bị mài mòn quá mức hoặc vô tình trầy xước.
- Nút cài, vít có thể bị bung, lệch
- Hành động xả nước trực tiếp xuống đồng hồ có thể khiến nó bị thấm nước dù độ chống nước có lên đến 10 ATM
Nhìn chung, việc đánh bóng đồng hồ tại nhà rất đơn giản. Nhưng nếu bạn lo lắng về việc thực hiện, đừng ngần ngại mang đồng hồ của bạn đến cửa hàng vệ sinh chuyên nghiệp. Kỹ thuật viên sẽ có những dụng cụ chuyên nghiệm và kinh nghiệm chuyên môn để “khám” chiếc đồng hồ của bạn.
Tìm hiểu thêm: Dịch vụ đánh bóng Đồng hồ đeo tay lấy ngay tại Hải Triều
3.2. Đánh bóng đồng hồ giá bao nhiêu?
Giá đánh bóng đồng hồ đeo tay hiện nay trên thị trường dao động từ khoảng 200.000 vnđ đến vài triệu đồng, tùy vào thương hiệu và mức độ trầy xước của chiếc đồng hồ đó.
Và một khi đã mang đến nơi đánh bóng chuyên nghiệp, bạn nên lựa chọn một nơi thật uy tín, để đảm bảo trong quá trình tháo lắp các chi tiết sẽ không xảy ra bất kỳ sai sót nào. Đặc biệt với những chiếc đồng hồ có bộ máy phức tạp, khó bảo dưỡng thì hãy gửi đến các trung tâm được chính thương hiệu ủy quyền tại Việt Nam.
Lý do nên chọn đánh bóng tại đồng hồ hải triều
Số lượng khách hàng phục vụ hàng năm
+3000
Số lượng đội ngũ kỹ thuật viên của Hải Triều
40
Kinh nghiệm sửa chữa trong ngành đồng hồ
33
Số lượng chi nhánh trên khắp cả nước
Trung tâm bảo dưỡng Đồng Hồ Hải Triều
|
|
|
|
Đội ngũ kỹ thuật viên chuyên môn cao
Hơn 70% đội ngũ được cấp chứng chỉ bởi các thương hiệu Thụy Sĩ
Đội ngũ kỹ thuật viên có kinh nghiệm, được đào tạo bài bản và thường xuyên.
Máy móc nhập khẩu từ châu âu
- ELMA RM90 REINIGUNGSMASCHINE Cleaning machine
Vệ sinh, làm sạch dây, vỏ, khóa cho đồng hồ
Máy vệ sinh linh kiện Elma RM90 Reinigungsmaschine là dòng máy mới nhất thị trường và tự động hoàn toàn 100% --> Tiết kiệm thời gian và nâng cao năng suất, chất lượng.
- Witschi Watch Expert – Mechanical Watch Timing Machine
Kiểm tra độ chính xác của đồng hồ Automatic
Đây là dòng máy cao cấp và lâu đời nhất trong ngành được rất nhiều thương hiệu lớn như: Rolex, Rado, Tissot, Longines,.. sử dụng.
Hiện tại ở Việt Nam hơn 90% nơi sửa đồng hồ không được trang bị máy đo độ chính xác đồng hồ Automatic của thương hiệu Witschi như Hải Triều
- Witschi New Tech Handy II Quartz Watch Testing Machine
Kiểm tra độ chính xác của đồng hồ Quartz
Tương tự với dòng máy trên, máy đo độ chính xác Witschi New Tech Handy II Quartz Watch Testing Machine hiện tại ở Việt Nam sẽ rất hiếm nơi sửa đồng hồ nào được trang bị máy đo độ chính xác đồng hồ Quart của thương hiệu Witschi như Hải Triều.
- ProofMaster PRO
Máy kiểm tra độ chống nước của đồng hồ có xuất thân từ Thụy Sỹ đảm bảo cho độ chống nước tốt nhất cho chiếc đồng hồ của quý khách.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Thay pin đồng hồ có mất chống nước không? Làm sao để giữ mức chống nước cho đồng hồ?
Giải đáp: Đồng hồ Citizen Eco Drive có phải thay pin không?
Trung tâm bảo hành đồng hồ Tissot Thụy Sỹ: Địa chỉ & Bảng giá
Hướng dẫn cách đánh bóng đồng hồ bị xước cho người đeo
Thay dây đồng hồ Casio chính hãng: Bảng giá & Địa chỉ
Sửa chữa đồng hồ Tissot – Thay mặt kính, thay Pin đồng hồ Tissot chính hãng
Sửa đồng hồ Daniel Wellington (DW) – Thay mặt kính, thay Pin đồng hồ DW chính hãng
Nơi sửa đồng hồ Longines – Bảo dưỡng, thay Pin đồng hồ Longines chính hãng
THẢO LUẬN