Đeo nhẫn ngón áp út: Ý nghĩa đeo tay phải, trái & 3 bí ẩn

Đeo nhẫn ngón áp út: Ý nghĩa đeo tay phải, trái & 3 bí ẩn

Nhẫn và ý nghĩa khi đeo luôn là chủ đề nhận được nhiều sự quan tâm của các bạn độc giả. Đặc biệt, đeo nhẫn ngón áp út được bình luận sôi nổi trên các diễn đàn bởi thông điệp đẹp đẽ mà chúng truyền tải về tình yêu, khả năng sáng tạo nghệ thuật và thu hút tài vận. Sau đây là cái nhìn toàn diện về ý nghĩa được luận giải dựa trên các lý thuyết lâu đời mà chúng ta tin tưởng & khai mở 3 sự thật huyền bí về vị trí đeo này.

MỤC LỤC

› Đeo nhẫn ngón áp út tay phải có ý nghĩa gì?

› Đeo nhẫn ngón áp út tay trái có ý nghĩa gì?

› Giải mã 3 sự thật độc đáo về đeo nhẫn ngón áp út ít ai biết

1. Sự thật về ngón đeo nhẫn biết nói trong lễ cưới Do Thái Giáo

2. Cẩm nang y học Ayurvedic nói gì về ngón đeo nhẫn?

3. Đeo nhẫn ngón áp út có ý nghĩa to lớn đối với cộng đồng LGBT

Đeo nhẫn ngón áp út tay phải có ý nghĩa gì? 

Đeo nhẫn ngón áp út tay phải được cho là mang lại danh lộc, giúp kích thích sự sáng tạo và khơi dậy năng lực thưởng thức nghệ thuật. 

Trong suốt chiều dài lịch sử loài người, nhiều nền văn hóa đã tin ngón áp út có phép thuật ma mị. Theo cách phân chia lòng bàn tay của nghệ thuật xem tướng học phương Đông, nền khoa học huyền bí này chỉ ra bên dưới ngón đeo nhẫn có sự hiện diện của Gò Thái Dương, tức vị trí gốc ngón tay này, tương đương với vị trí cung Ly, thuộc hành hỏa, mang ý nghĩa về tài vận.

Đặc biệt, ngón đeo nhẫn nếu được ở trên Gò Thái Dương đầy đặn thể hiện bạn người sáng tạo, yêu nghệ thuật và có khả năng nổi tiếng. Nếu Gò này đẹp kết hợp với ngón tay út thon dài chứng tỏ bạn là mẫu người rất giỏi trong kinh doanh.

Có thể bạn quan tâm: Đeo nhẫn ngón nào giữ tiền? Dân kinh doanh không được bỏ qua

Giải mã ý nghĩa nhẫn ngón áp út tay phải

Giải mã ý nghĩa đeo nhẫn ngón áp út tay phải

Xét về góc độ văn hóa Trung Quốc, ngón đeo nhẫn được gọi là “ngón tay vô danh” đại diện cho nhân duyên và tài hoa nghệ thuật.

Do đó, nó có khả năng thể hiện sáng tạo và thẩm thụ khi cảm nghiệm nghệ thuật, hưng phấn và đạt thành tựu trong công việc, cũng như thân thiện và hào sảng trong các mối quan hệ xã giao.

Vào thế kỷ thứ nhất, khi Kitô giáo lan rộng khắp Đế chế La Mã và xa hơn, tập tục đeo nhẫn cưới bắt đầu được đeo bởi những người theo đạo Thiên chúa. Có bằng chứng cho thấy người Công giáo đeo nhẫn cưới ở tay phải vào đầu thời Trung cổ.

Điều này xuất phát từ niềm tin rằng bàn tay phải có ý nghĩa tâm linh hơn, vì Chúa ban phước bằng bàn tay phải và nó cũng được dùng để làm dấu thánh giá. Tuy nhiên, nhẫn đeo ngón áp út trái biểu hiện rõ nghĩa hơn khi nói về tình yêu. Điều này sẽ được bóc trần ngay bên dưới.

Đeo nhẫn ngón áp út tay trái có ý nghĩa gì? 

Đeo nhẫn ngón áp út trái biểu hiện rõ ràng cho thông điệp về tình yêu vĩnh hằng đầy hương vị ngọt ngào, lãng mạn.

Trong văn hóa phương Tây, ngón đeo nhẫn cưới được chỉ định là ngón thứ tư trên bàn tay trái. Điều này bắt nguồn từ niềm tin rằng ngón đeo nhẫn có một tĩnh mạch chạy thẳng đến tim. Người La Mã cổ đại gọi đây là Vena Amoris, hay tĩnh mạch tình yêu kết nối hai trái tim đang yêu.

Đáng buồn thay, Bách khoa toàn thư về sinh trắc học cho thấy tất cả các ngón tay đều có kết nối tĩnh mạch với tim và không có tĩnh mạch đơn lẻ nào như vậy tồn tại, phá vỡ biểu tượng lãng mạn này. 

Mặc dù quan niệm mơ mộng này đã bị vạch trần, truyền thống đeo này vẫn được áp dụng với nhiều cặp vợ chồng trên toàn thế giới. Ngón áp út của bàn tay trái tiếp tục được chỉ định là nơi để thể hiện sự cam kết của cặp đôi trong vô số nền văn hóa.

Minh chứng rõ ràng cho điều này chính là văn hóa Hồi giáo, hiếm khi chúng ta thấy họ đeo nhẫn, kể cả nhẫn cưới, nhưng họ có văn hóa đeo nhẫn đính hôn bằng bạc ở ngón áp út của bàn tay trái. 

Một số người Hồi giáo tin rằng việc tập trung vào mối quan hệ của họ với Chúa quan trọng hơn mối quan hệ của họ với người phối ngẫu. Do đó, họ cảm thấy không cần một biểu tượng vật lý nào để chứng giám cho đời sống hôn nhân của họ.

Giải mã ý nghĩa đeo nhẫn ngón áp út tay trái

Giải mã ý nghĩa đeo nhẫn ngón áp út tay trái

Người Hồi giáo còn cho rằng đeo nhẫn cưới có thể dẫn đến sự phù phiếm hoặc chủ nghĩa vật chất, và chọn không đeo vì lý do tôn giáo.

Cuối cùng, vì một lý do thực tế hơn, hầu hết mọi người đều thuận tay phải. Do đó, đeo nhẫn cầu hôn, đính hôn hay nhẫn cưới ở tay trái với ý định tránh tiếp xúc với bất cứ thứ gì có thể làm chúng bị hư hại và giữ chúng luôn trong tình trạng tốt.

Ngày nay, nhẫn cưới thường được đeo ở ngón áp út của bàn tay trái, trong đó có người Việt. Nhưng ở một số quốc gia, chẳng hạn như Ấn Độ, Đức, Tây Ban Nha, Na Uy và Nga chọn đeo nhẫn cưới ở bàn tay phải theo truyền thống của họ.

Giải mã 3 sự thật độc đáo về đeo nhẫn ngón áp út ít ai biết

Cùng Hải Triều ngược dòng thời gian, khám phá hành trình trao gửi thông điệp của chiếc nhẫn ngón áp út. Từ câu chuyện tình yêu lãng mạn thời cổ đại đến ý nghĩa sâu sắc trong xã hội hiện đại. 

1. Sự thật về ngón đeo nhẫn biết nói trong lễ cưới Do Thái Giáo

Lễ cưới của người Do Thái bắt đầu bằng việc chú rể đeo nhẫn cưới vào ngón trỏ của cô dâu với lời tuyên thệ: “Harei at mekudeshet li b’taba’at zo k’da’at moshe v’yisrael”. Nghĩa là “Này, với chiếc nhẫn trên tay, em được thánh hiến cho anh theo luật của Moses và Israel“. Sau buổi lễ, nhẫn được chuyển sang ngón áp út.

Giải mã sự thật 1: Ngón đeo nhẫn biết nói trong lễ cưới Do Thái Giáo

Giải mã sự thật 1: Ngón đeo nhẫn biết nói trong lễ cưới Do Thái Giáo

Thay vì ngay lập tức đeo nhẫn vào ngón áp út như nhiều nền văn hóa khác, chú rể đeo nhẫn vào ngón trỏ phải của cô dâu trước. Điều này thể hiện rằng chiếc nhẫn không chỉ được chấp nhận như một món quà mà là hành động niêm phong giao dịch quan trọng nhất trong cuộc sống. 

Được biết, luật pháp của Moses là năm cuốn sách đầu tiên của Kinh thánh, hay Torah (tiếng Do Thái có nghĩa là “luật pháp”). Nói một cách chi tiết hơn, Luật pháp của Moses đề cập đến hơn 600 điều răn và quy định trong các cuốn sách thứ hai đến thứ năm của Torah. 

2. Cẩm nang y học Ayurvedic nói gì về ngón đeo nhẫn?

Từ xa xưa, các nền văn hóa khác nhau trên thế giới đã gán cho ngón đeo nhẫn những ý nghĩa đặc biệt. Trong y học Ayurvedic, ngón tay áp út được xem là “liệu pháp chữa bệnh diệu kỳ”, có khả năng dẫn truyền năng lượng sống và hỗ trợ quá trình chữa lành. 

Y học Ayurvedic được nhiều trường phái y khoa trên khắp Ấn Độ sửa đổi và xây dựng lại qua nhiều thế kỷ, những mảnh kiến ​​thức thiêng liêng còn sót lại này đã được lưu giữ trong một tập hợp các chuyên luận và bình luận y khoa mà khoa học gọi là Ayurveda.

Do đó, đeo nhẫn ở ngón áp út được cho là có khả năng cân bằng Kapha – một trong ba năng lượng sống cơ bản của Dosha.

Điều này hoàn toàn có cơ sở khoa học khi ngón đeo nhẫn được liên kết với Mặt Trời và nguyên tố Đất, hai yếu tố đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự cân bằng của cơ thể, mang lại những thay đổi tích cực trong cuộc sống, tăng tốc quá trình trao đổi chất và kích thích tiêu hóa.

Vì vậy, chiếc nhẫn ở ngón áp út đóng vai trò là chất bôi trơn tăng khả năng miễn dịch mạnh mẽ giúp duy trì trạng thái khỏe mạnh, thúc đẩy sự ổn định và gắn kết trong cơ thể. Đồng thời mang đến sự an tâm, sự trung thực, lòng trắc ẩn, lòng trung thành và ổn định về mặt cảm xúc. 

3. Đeo nhẫn ngón áp út có ý nghĩa to lớn đối với cộng đồng LGBT

Nhẫn cưới là một truyền thống có ý nghĩa to lớn đối với các cặp đôi đồng giới. Stephanie Selle – một thợ kim hoàn, nhà sử học trang sức, chủ sở hữu của With These Rings có trụ sở tại Washington cho biết: “Tôi nhớ trước khi các tiểu bang riêng lẻ hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới vào năm 2015, nhiều cặp đôi LGBTQ+ sẽ đeo nhẫn ‘cam kết’, đôi khi ở tay phải”.

Nhưng kể từ khi Tòa án Tối cao phán quyết hôn nhân đồng giới là quyền hiến định, hầu như tất cả các cặp đôi trong cộng đồng mà cô ấy biết và từng làm việc cùng đều chọn vị trí truyền thống là ngón áp út trái để đeo nhẫn nhẫn cưới.

Hình ảnh khoảnh khắc hạnh phúc giữa cặp đôi Anna và Cam được bắt trọn bởi xưởng sản xuất nhẫn handmade With These Rings

Hình ảnh khoảnh khắc hạnh phúc giữa cặp đôi Anna và Cam được bắt trọn bởi xưởng sản xuất nhẫn handmade With These Rings

Nhẫn của Anna và Cam kết hợp mặt trời vàng trên đường chân trời với lá hướng dương

Nhẫn của Anna và Cam kết hợp mặt trời vàng trên đường chân trời với lá hướng dương tượng trưng cho sự tích cực và tìm kiếm ánh sáng trong nhau và trong mối quan hệ

Tình yêu là ngọn lửa bất diệt, cháy sáng qua mọi khoảng cách và vượt qua mọi rào cản. Trang Sức Hải Triều tin rằng, mỗi trái tim đều xứng đáng được yêu và được thương. Chúng tôi trân trọng từng khoảnh khắc ngọt ngào, từng câu chuyện tình đẹp đẽ mà các cặp đôi đã và đang viết nên. 

Thương mời bạn tham khảo các mẫu nhẫn DW phong cách unisex mang vẻ đẹp vượt thời gian tại Trang Sức Hải Triều. Chúng tựa cầu nối gắn kết hai trái tim ngày càng bền chặt để cùng nhau viết nên những chương mới hạnh phúc cho cuốn tiểu thuyết mang tên “Tình yêu vĩnh hằng”.

Bí kíp Chọn trang sức theo phong thủy:

Chia sẻ này có hữu ích cho bạn?
Hữu ích
Không hữu ích

THẢO LUẬN

Chưa có thảo luận nào.

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *