Ý nghĩa đeo nhẫn tay phải: Giải mã dựa theo nhân chủng học

Ý nghĩa đeo nhẫn tay phải: Giải mã dựa theo nhân chủng học

Xu hướng đeo nhẫn tay phải được không chỉ được hội mê phụ kiện nhẫn tích cực lăng xê mà những người mới cũng rất ưa chuộng. Nhưng liệu bạn đọc đã biết hết ý nghĩa đeo nhẫn tay phải được đề cập sau đây? Bài viết cũng tiết lộ sự thật về câu chuyện Tay phải & Chiếc nhẫn đầy thú vị trong 3 nền văn hóa, tôn giáo khác nhau. Tìm hiểu ngay…

MỤC LỤC

› Ý nghĩa đeo nhẫn tay phải?

1. Biểu tượng của đức tin và lòng tôn thờ đạo

2. Biểu hiện của sự thẳng thắn & trung thành

3. Thể hiện sự cao quý & quyền lực

› Tìm hiểu ý nghĩa đeo nhẫn tay phải thú vị từ các nền văn hóa

1. Đối với Phật giáo

2. Đối với Ấn Độ giáo

3. Đối với Chính Thống giáo & các hệ phái Tin Lành

Ý nghĩa đeo nhẫn tay phải? 

Qua lăng kính của Ấn Độ giáo, đeo nhẫn tay phải có ý nghĩa đại diện cho sự tuân thủ và phục tùng, lòng trung thực và thẳng thắn, và sự giàu có và thịnh vượng.

Theo thông tin sưu tầm từ Hindupedia và Yogapedia, trong Hindu giáo, con đường Dakshina hay được biết đến là con đường bên phải có sự chấp thuận của xã hội và tôn giáo.

Trong tiếng Phạn, Dakshina cũng là một nữ thần Hindu – người hiện thân của sự “cúng dường” và của khái niệm cho đi. 

1. Biểu tượng của đức tin và lòng tôn thờ đạo

Đeo nhẫn ở tay phải, nhất là khi chiếc nhẫn có ý nghĩa tâm linh như nhẫn kim tiền, nhẫn tỳ hưu, nhẫn thánh giá… hoặc nhẫn mang hình tượng của vị thần quyền năng vô song là cách để thể hiện lòng thành kính, sự tôn trọng và biết ơn đối với các vị ơn trên đã ban phước lành, trao gửi may mắn, bình an đến người đeo nhẫn.

Nhẫn ngự trị trên ngón trỏ bàn tay phải còn mang ý nghĩa là chiếc la bàn chỉ đường cho chủ nhân vững niềm tin để đi đúng hướng trên con đường tôn giáo của mình. Còn ngón áp út tay phải biểu hiện cho đức tin, tình yêu vĩnh cửu không chỉ với tôn giáo mà còn với gia đình và người thân yêu

Nhẫn ngự trị trên ngón trỏ bàn tay phải còn mang ý nghĩa là chiếc la bàn chỉ đường cho chủ nhân vững niềm tin để đi đúng hướng trên con đường tôn giáo của mình. Còn ngón áp út tay phải biểu hiện cho đức tin, tình yêu vĩnh cửu không chỉ với tôn giáo mà còn với gia đình và người thân yêu

2. Biểu hiện của sự thẳng thắn & trung thành

Trong câu Pharaoh nói với Giuse: “Này, ta đã lập ngươi cai quản toàn bộ đất Ai Cập” và rút nhẫn khỏi tay mình mà trao tay cho Giuse (St. 41,39-42). Quyền cai quản tượng trưng trên chiếc nhẫn là dấu chỉ giao ước một đời phục vụ.

Trong nghi lễ tấn phong Giám mục của Kitô giáo, Đức tân Giám mục cũng được đeo nhẫn có dấu ấn giám mục ở tay phải. Hành động này nói lên ý nghĩa ngài đã kết hôn với giáo phận nên phải luôn trung thành với giáo phận được trao phó thể hiện sự gắn bó khắng khít với Thiên Chúa và Giáo Hội.

Tuy nhiên, nhẫn cai quản mà thiếu phục vụ thì sẽ trở thành nhẫn thành độc tài. Để tránh điều này, chiếc nhẫn trên tay người Giám mục là lời nhắc nhở về trách nhiệm dạy dỗ, chăm sóc thiêng liêng của mình đối với những người người con của Chúa.

Đồng thời, nhẫn còn giúp những người tín hữu Giáo dân biết được vị Giám mục và thể hiện lòng tôn kính.

3. Thể hiện sự cao quý & quyền lực 

Hindu giáo cũng cho rằng con đường Dakshina bên phải được coi là cao hơn con đường bên trái Vamachar. Do vậy, tay phải cao quý hơn tay trái yếu kém. Điều này được lý giải là vì hai bàn tay chung sức làm việc, nhưng tay thuận được phân công là lao động chính.

Tay phải người Ấn dùng để sửa soạn đồ thờ cúng, khêu bấc châm đèn, vẩy phẩm vật vào hỏa thiêng dâng Thần Lửa Agni để chuyển lên cho các thần. Còn tay trái bao giờ cũng kề bên nhưng chỉ là phụ tá nâng đỡ trợ giúp. 

Trong một số truyền thống Hindu, nữ thần còn là đại diện cho Lakshmi, ban phước cho những người làm từ thiện. Do vậy thần Lakshmi là hiện thân của sự thịnh vượng và hạnh phúc.

Nữ diễn viên điện ảnh người Mỹ Anne Jacqueline Hathaway với vẻ quyến rũ quý giá và khí chất ngút ngàn khi trưng diện trên tay phải của mình phụ kiện vòng tay và nhẫn nạm kim cương đặc trưng đến từ nhà mốt xa xỉ Bvlgari

Nữ diễn viên điện ảnh người Mỹ Anne Jacqueline Hathaway với vẻ quyến rũ quý giá và khí chất ngút ngàn khi trưng diện trên tay phải của mình phụ kiện vòng tay và nhẫn nạm kim cương đặc trưng đến từ nhà mốt xa xỉ Bvlgari

Tìm hiểu ý nghĩa đeo nhẫn tay phải thú vị từ các nền văn hóa

Chọn trang sức theo phong thủy là yếu tố mà giới phong thủy quan tâm hàng đầu, do đó không phải ngẫu nhiên mà nhiều người lại chọn đeo nhẫn ở tay phải. Ứng với mỗi nền văn hóa, tôn giáo khác nhau, câu chuyện sâu sắc về Tay phải & Chiếc nhẫn ẩn chứa ý nghĩa thiêng liêng không giống nhau. Ngay sau đây, Trang Sức Hải Triều sẽ khui mở những bí ẩn đầy thú vị này.

Xem thêm: Chọn trang sức theo phong thủy

1. Đối với Phật giáo

Vòng tròn nhẫn giống như ấn dharmachakra mudra – biểu tượng quan trọng nhất của Phật giáo vì biểu thị Bài giảng đầu tiên của Đức Thích Ca Mâu Ni trong vườn Lộc Uyển Sarnath.

Giống với luật Phật giáo hoàn hảo và vĩnh cửu, bàn tay phải tượng trưng cho trí tuệ, sâu xa hơn, ngón cái phải tượng trưng cho thiền định và ngón trỏ phải tượng trưng cho nguyên tố không khí. Kết hợp với nhẫn mang năng lượng thanh khiết để gột rửa tâm hồn, đem lại sự bình an trong tâm trí. 

Vì vậy, các Phật tử thường mang xâu chuỗi Bồ Đề, chuỗi ngọc hoặc nhẫn, dây chuyền mặt Phật như là lời nhắc nhở của Phật về việc khuyên răn chúng ta tu tập nhiều hơn, sâu hơn.

Việc tu tập đến từ lời nói ôn hòa, cử chỉ đúng mực, lòng kiên nhẫn và từ bi. Một chiếc nhẫn hoa sen với niềm tin nuôi dưỡng, tăng trưởng lòng từ bi, xóa bỏ Tham – Sân – Si để cuộc sống thơm ngát như đóa hoa sen.

2. Đối với Ấn Độ giáo

Trong văn hóa tâm linh Ấn Độ, con người dùng bàn tay phải để ban phước lành. Nhẫn được đeo tay phải với ý nghĩa đầu tiên là chứng giám việc cầu xin sự bảo vệ hoặc ưu ái của thần thánh, vừa là phương tiện xua đuổi tà ma trú ngụ trong cơ thể.

Xét về mặt vũ trụ học Ấn Độ giáo, bên phải là hướng chuyển động tự nhiên theo chiều kim đồng hồ. Người Ấn thường đeo nhẫn có thiết kế tròn trơn để thể hiện chuyển động thời gian tuần hoàn theo chiều kim đồng hồ, tượng trưng cho sự chuyển động tự nhiên, của sự tuần hoàn và phát triển không ngừng. 

Người Ấn tin rằng đeo nhẫn tay phải là cách hòa mình vào dòng chảy của vũ trụ để đón nhận những năng lượng tích cực và thu hút vận may

Người Ấn tin rằng đeo nhẫn tay phải là cách hòa mình vào dòng chảy của vũ trụ để đón nhận những năng lượng tích cực và thu hút vận may

3. Đối với Chính Thống giáo & các hệ phái Tin Lành

Người theo đạo Kitô giáo có quan niệm đeo nhẫn và nhẫn cưới ở tay phải. Trong tiếng Latinh, từ “sinister” ngoài nghĩa là “ở bên trái”, nó còn ám chỉ đến bóng tối và cái ác. Do đó, truyền thống đeo nhẫn tay phải này dựa trên niềm tin rằng bàn tay trái có hàm ý tiêu cực và liên tưởng đến điềm gở và đe dọa.

Các cặp đôi chọn những cặp nhẫn tròn khép kín tượng trưng cho lời thề vĩnh cửu trước Thiên Chúa về tình yêu vĩnh hằng, sự gắn kết và lòng chung thủy son sắt của đôi vợ chồng.

Tin tức liên quan:

Chia sẻ này có hữu ích cho bạn?
Hữu ích
Không hữu ích

THẢO LUẬN

Chưa có thảo luận nào.

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *