Guilloché – Nghệ thuật trang trí Métiers d’Art trên đồng hồ cao cấp đã có hàng thế kỷ trước và vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay.
Guilloché tạo nên những chiếc đồng hồ tuyệt đẹp
Trong ngành công nghiệp đồng hồ xa xỉ, việc phát triển ra cỗ máy siêu chính xác hoặc tích hợp tính năng siêu phức tạp là chưa đủ. Một chiếc đồng hồ được gọi là “di sản” còn ẩn chứa nghệ thuật trang trí đẹp mắt từ trong ra ngoài. Họa tiết phức tạp, đánh bóng hoàn hảo và tinh xảo tạo nên sức hút và giá trị dài lâu.
Métiers d’Art – “Bậc thầy về trang trí” là thuật ngữ mà người trong ngành dùng để nói đến đội ngũ thợ thủ công thực hiện nhiệm vụ trang trí và hoàn thiện. Họ thậm chí trải qua nhiều năm mới có thể trở thành chuyên gia và mất hàng giờ liền để hoàn thành khắc một bộ phận trên đồng hồ.
Bốn nhóm Métiers d’Art nổi tiếng và đắt đỏ được gìn giữ qua hàng thế kỷ là Guilloché (họa tiết lặp đi lặp lại), Engraving (điêu khắc), Miniature Painting (tranh thu nhỏ), Enamel (tráng men).
Và hôm nay, chúng ta cùng tìm hiểu về nghệ thuật Guilloché.

Guilloché là gì?
Guilloché (hoặc Guilloche) là nghệ thuật trang trí mà trong đó có một họa tiết được lặp đi, lặp lại nhiều lần. Quá trình này sử dụng Điều khiển số bằng máy tính (CNC) được lập trình sẵn mà không cần sự can thiệp của con người. Ngoài máy CNC, họa tiết Guilloché còn thực hiện bằng tay bởi đội ngũ nghệ nhân và thường xuất hiện trên những mẫu đồng hồ cao cấp.
Lịch sử của nghệ thuật trang trí Guilloché
Trải qua hơn 250 năm kể từ khi Breguet áp dụng lần đầu tiên, đến nay, Guilloché vẫn là hoạ tiết phổ biến cho thấy vẻ đẹp vĩnh cửu của một trong bốn nghệ thuật trang trí kinh điển mọi thời đại.
Giai đoạn sơ khai
Guilloché đã được phát minh từ thời Trung Cổ và có thể tìm thấy trên đồ vật cổ, tiền cổ, kiến trúc, đền thờ thời Hy Lạp và La Mã cổ điển.
Guilloché trên đồng hồ trở nên phổ biến vào những năm 1770 khi thợ đồng hồ Abraham-Louis Breguet sản xuất các mẫu đồng hồ bỏ túi có mặt số Guilloché để bán ra ngoài thị trường. Vacheron Constantin cũng là thương hiệu đời đầu ứng dụng Guilloché lên đồng hồ bỏ túi.

Những chiếc đồng hồ bỏ túi của Breguet vào những năm 1770 có sử dụng họa tiết Guilloché đã trở thành di sản, và được niêm yết rất cao thông qua các phiên đấu giá
Thời kỳ chuyển giao
Từ năm 1896 đến 1932, trường Nghệ thuật Công nghiệp Ứng dụng ở La Chaux-de-Fonds (Thụy Sỹ) tuyển sinh (tối đa 10 người / khóa) cho khóa đào tạo về Nghệ thuật trang trí Guilloché.
Cựu học viên khóa đào tạo cũng trở thành người sáng lập các thương hiệu đồng hồ xa xỉ về sau. Ví dụ như học viên Fernand Droz là người sáng lập thương hiệu Jacquet Droz, hay Henri Perregeaux thuộc gia đình sản xuất đồng hồ nổi tiếng là Girard-Perregaux.
Lớp học duy trì không lâu đã đóng cửa hoàn toàn do chiến tranh.
Giai đoạn hồi sinh
Năm 1972, Audemars Piguet giúp Guilloché hồi sinh bằng việc tích hợp vào mẫu đồng hồ Royal Oak mà sau đó đã trở thành biểu tượng.
Sự cống hiến với nghệ thuật của Breguet, Vacheron Constantin và Patek Philippe, các hãng này đang miệt mài sử dụng phương pháp truyền thống dưới bàn tay đội ngũ thợ thủ công lành nghề để tạo ra Guilloché cho thấy, đây là một hoạ tiết trang trí đắt đỏ.

Audemars Piguet là thương hiệu đóng góp to lớn trong nghệ thuật trang trí
Các kiểu họa tiết của Nghệ thuật trang trí Guilloché
Trong nghệ thuật Guilloché có nhiều kiểu với các hình dáng khác nhau, chúng sẽ được linh hoạt sử dụng.
1. Clous De Paris (Pavé de Paris/Hobnail)
Là kiểu trang trí phổ biến với những chóp tứ giác đều và có mũi nhọn như kim tự tháp. Chúng nằm thẳng tắp và đều cho cả phương ngang và dọc.


2. Sunburst
Là dạng họa tiết khi nhìn trông giống như những tia nắng mặt trời đang tỏa ra xung quanh. Sunburst tỏa ra từ trung tâm và đường vân thay đổi từ nhỏ cho đến lớn dần khi ra ngoài rìa đồng hồ.

Thay vì tỏa ra từ trung tâm, một số hãng như Piaget và Chopard đã biến tấu dạng họa tiết lệch tâm, tạo nên làn sóng mới của Sunburst Guilloché.
3. Tapisserie
Dạng họa tiết có hình ô vuông nổi hoặc chìm (một số tài liệu gọi là kim tự tháp cắt ngọn) với kích thước đều nhau. Đây là thiết kế mang tính biểu tượng cho dòng Royal Oak của thương hiệu Audemars Piguet.


Tùy vào kích thước của những ô vuông mà Tapisserie chia thành 3 loại:
Petite Tapisserie: Họa tiết có ô vuông nhỏ. Chúng xuất hiện trên các mẫu như Audemars Piguet Extra-Thin Royal Oak Jumbo ref. 15202, the reference 26510 Extra-Thin Tourbillon,…
Grande Tapisserie: Kích cỡ ô vuông lớn hơn ít nhất 50% so với bản Petite Tapisserie. Họa tiết này xuất hiện trên các mẫu Audemars Piguet với các mã số tham chiếu là 15300, 15400, 15450, 15500, 26320 Chronograph, 26330 Day & Date, 26120 Dual Time, 26252 Perpetual Calendar.
Méga Tapisserie: Kích cỡ ô vuông lớn hơn gấp đôi so với Grande Tapisserie. Có thể tìm thấy thông qua bộ sưu tập Audemars Piguet Royal Oak Offshore.
4. Flinqué
Flinqué là quá trình khắc hoa văn hình học Guilloché bằng kỹ thuật số CNC (hoặc thủ công) và sau đó, thợ sẽ phủ một lớp men hoặc sơn mài lên vị trí khắc. Lớp men giúp phản chiếu sắc thái đa chiều khi đưa Guilloché ra ánh sáng nhờ những đường gợn sóng hình học.

Flinqué như một loại hình nghệ thuật khi kết hợp 2 kiểu bày trí khó nhất và đòi hỏi người thợ Guilloché cẩn thận các hoa văn. Người thợ tráng men phải biết pha trộn màu sắc, kiểu dáng sao cho sau khi nung lên vẫn giữ được độ tinh xảo của Guilloché và thể hiện khoảnh khắc tuyệt đẹp bên dưới.
Trong quá trình tạo Flinqué, lớp men sẽ phủ lên mặt số trước khi đưa vào lò ở nhiệt độ cao, khi nung nấu, nếu lớp men bị nứt hoặc nổi bong bóng thì người thợ không thể cạo lớp men ra để phủ và làm lại từ đầu. Các sản phẩm lỗi này ngay lập tức bị loại bỏ và các công đoạn trước đó đều dư thừa. Có nghĩa là phải làm một tấm mới và Guilloché lại từ đầu.
Hiện nay, chưa có công nghệ hoặc máy móc có thể thay thế được vẻ đẹp của Flinqué nên họa tiết này vẫn phụ thuộc vào sự nỗ lực, mức độ tinh tế và tay nghề nghệ nhân.
5. Grain d’Orge (Barleycorn)
Dạng họa tiết có những đường tròn giao cắt nhau, kích cỡ họa tiết sẽ to dần từ tâm ra rìa đồng hồ. Thoạt nhìn hoa văn này tương đối giống cộng lúa mạch nên chúng còn có tên gọi Barleycorn.

Trong số các họa tiết Guilloché thì Grain d’Orge có tính phức tạp cao và thể hiện sự chuyên nghiệp của nghệ nhân chế tác. Từng đường cong đan xen tạo nên tính sâu sắc cho một chiếc đồng hồ đương đại. Dạng này xuất hiện trên nhiều “tác phẩm nghệ thuật” của thương hiệu xa xỉ Breguet.
Sự sáng tạo không ngừng của những nhà sản xuất đồng hồ xa xỉ cũng sản sinh nhiều kiểu họa tiết Guilloché nhưng đa phần, chúng không phổ biến như 5 kiểu tôi vừa liệt kê.

Lợi ích mở rộng của họa tiết Guilloché
Ranh giới của nghệ thuật trang trí được mở rộng nhờ vào sức sáng tạo từ những thương hiệu xa xỉ để mang đến nhiều lợi ích cho người tiêu dùng.
1. Thôi miên thị giác
Vacheron Constantin sử dụng Guilloché trên mặt số đồng hồ và kết hợp thêm các loại hình nghệ thuật khác như chạm khắc, tráng men, nạm đá quý và Tessellation (sự giao thoa giữa Toán học và Nghệ thuật) để khuếch đại hiệu ứng và tạo cảm giác thôi miên thị giác người dùng.

2. Chống phản chiếu và tăng tính dễ đọc
Là nhà sản xuất sành sỏi vì Abraham-Louis Breguet đã sử dụng Guilloché trong suốt lịch sử chế tác. Ông để ý đến kết cấu của họa tiết để làm tính nổi bật đan xen với tính chống phản chiếu và giúp khách hàng dễ dàng đọc hơn.
3. Phân chia bố cục trên mặt đồng hồ
Việc sử dụng Guilloché ngày càng trở nên quan trọng với Breguet, nhờ những cách trang trí khác nhau đã giúp thương hiệu dễ phân chia bố cục trên mặt đồng hồ một cách tinh tế và có chiều sâu. Thương hiệu còn trung thành đến mức vào đầu thế 18, số lượng mặt Guilloché nhiều hơn cả mặt số tráng men và có hẳn dòng chữ “Swiss Guilloché Main” trên đồng hồ.

Sự khác biệt giữa Guilloché trên các phân khúc đồng hồ
Những chiếc đồng hồ có họa tiết Guilloché đều gợi lên vẻ đẹp của sự sang trọng, tinh tế nên cho dù là thương hiệu bình dân, cao cấp đều muốn tái hiện hình ảnh này lên các sản phẩm của mình.
Đồng hồ xa xỉ: Các thương hiệu như Breguet, Vacheron Constantin và Patek Philippe sử dụng đội ngũ nghệ nhân để thực hiện thủ công hầu hết các công đoạn.
Đồng hồ cao cấp, bình dân: Sử dụng hệ thống máy CNC hiện đại từ những nhà sản xuất uy tín, lâu đời như Neuweiler und Engelsberger (Đức), Lienhard SA (Thụy Sỹ) hoặc G Plant & Sons (Anh) để tạo ra những đường nét tinh xảo và đều nhau. Đồng hồ càng đắt tiền thì họa tiết càng tinh xảo.
Đồng hồ giá rẻ: Một số thương hiệu giá rẻ tái hiện lại họa tiết Guilloché bằng cách dập nổi để tiết kiệm chi phí.
Tổng hợp nhiều thuật ngữ đồng hồ quan trọng
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Super-LumiNova là gì? 9 sự thật khiến giới mộ điệu mê mẩn
Mạ DLC là gì? Đồng hồ mạ DLC cứng tương đương kim cương
Kính Nhựa (kính Acrylic là gì? Ưu và nhược điểm ứng dụng trên đồng hồ
Vật liệu Silicon trên đồng hồ là gì? Kỷ nguyên mới ngành đồng hồ
Ứng dụng gốm Ceramic ZrO2 trong sản xuất đồng hồ Titoni Impetus
Đồng hồ Hand winding là gì? Điểm khác biệt với Automatic
Power reserve là gì? Ưu điểm và 4 cách hiển thị trên đồng hồ cơ
Novodiac là gì? Lá chắn thép trên đồng hồ cơ Thụy Sỹ
THẢO LUẬN