46 nhà phát minh và bậc thầy đồng hồ vĩ đại nhất mọi thời đại

Những bậc thầy đồng hồ vĩ đại nhất mọi thời đại, họ là ai? Họ có thể là thợ đồng hồ, kiến trúc sư, nhà thiên văn, … nhưng đều có điểm chung là dẫn đầu về các phát minh, tên tuổi của họ vang vọng và ảnh hưởng sâu sắc đến các thế hệ sau, sản phẩm của họ tiên phong phản ánh thời đại vàng son và đặt nền móng cho đồng hồ cơ truyền thống!

MỤC LỤC

Những nhà phát minh & bậc thầy đồng hồ đã lưu danh muôn thuở

1. 2 nhà phát minh đồng hồ nền tảng đầu tiên

2. 12 nhà phát minh và bậc thầy đồng hồ thế kỷ 15-17

Trong lịch sử ra đời và phát triển của ngành đồng hồ, thế giới đã ghi nhận tên tuổi vô số nhà vật lý, nhà thiên văn học, kiến trúc sư, nhà địa lý, nhà toán học, thợ đồng hồ đã dùng những phát minh và sáng kiến của mình để tạo dựng nên một thế giới đồng hồ huy hoàng ngày nay. Họ chính là những bậc thầy đồng hồ vĩ đại nhất mọi thời đại.

46 Nhà Phát Minh Và Bậc Thầy Đồng Hồ Vĩ Đại Nhất Mọi Thời Đại (Phần 1) 1

Để có được những cỗ máy hoàn chỉnh biết bao nhà phát minh và bậc thầy đồng hồ đã ghi tên mình vào sử sách

Những nhà phát minh & bậc thầy đồng hồ đã lưu danh muôn thuở

“Thời gian có liên quan đến vạn vật và vạn vật cũng gắn kết chặt chẽ với thời gian, đó là lý cho những khám phá lớn, phát minh những phát minh vẫn còn ảnh hưởng đến hiện tại như: vật lý, hình học, quy luật tự nhiên hoặc các ứng dụng cơ khí chứ không riêng gì lĩnh vực đo đạc thời gian”

1. 2 nhà phát minh đồng hồ nền tảng đầu tiên

Archimedes: Người Đặt Nền Móng

46 Nhà Phát Minh Và Bậc Thầy Đồng Hồ Vĩ Đại Nhất (Phần 1) Archimedes

Archimedes (287-212 Trước Công Nguyên) là nhà toán học, nhà vật lý, kỹ sư, nhà phát minh, và một nhà thiên văn học người Hy Lạp. Ông là người được cho là đã phát minh ra ròng rọc, các ốc vít và bánh xe có răng và phát hiện ra quy luật cân bằng của đòn bẩy.

Những thứ này chính là các bộ phận thường gặp nhất trên đồng hồ cơ và đồng hồ kim máy quartz ngày nay. Có thể nói, không có Archimedes thì không có đồng hồ hoặc chiếc đồng hồ sẽ ra đời chậm trễ hơn rất nhiều năm.

Giacomo Dondi: Thợ Đồng Hồ Danh Tiếng Nhất

46 Nhà Phát Minh Và Bậc Thầy Đồng Hồ Vĩ Đại Nhất (Phần 1) Giacomo Dondi

Giacomo Dondi (1268 – 1360) là một trong những nhà chế tác công cụ đo thời gian đầu tiên trên thế giới và cũng là người nổi tiếng nhất trong những người này. Đồng thời, ông còn là giáo sư thiên văn học, y học, …, ông đã tạo ra chiếc đồng hồ có chức năng thiên văn cho cung điện ở thị trấn Padua quê hương ông.

Giacomo Dondi đứng đầu một gia đình chuyên làm đồng hồ được hậu thế gọi là Dondi dall’orologio. Con trai của ông Giovanni (1318-1380) cũng là một nhà thiên văn học và bác sĩ; Giovanni đã tạo ra một chiếc đồng hồ còn phức tạp hơn nhiều so với sản phẩm của cha mình.

2. 12 nhà phát minh và bậc thầy đồng hồ thế kỷ 15-17

“Đầu thế kỷ 15 đến hết thế kỷ 17 (từ năm 1400-1699) là giai đoạn ngành đồng hồ thực sự phát triển để chuyển mình trở thành một nghề thực sự chứ không còn trộn lẫn với nhiều phương diện khác”

Leonardo da Vinci (1452 – 1519)

46 Nhà Phát Minh Và Bậc Thầy Đồng Hồ Vĩ Đại Nhất (Phần 1) Leonardo da Vinci

Leonardo da Vinci là họa sĩ của xứ Florentine, nhà điêu khắc, kiến trúc sư và kỹ sư. Ông dành nhiều quan tâm cho cơ học và nghiên cứu kim loại làm việc; ông sử dụng con lắc để điều chỉnh các hoạt động của máy, thường sử dụng truyền động dây xích (fusee), những gì ông làm đã định hướng sự phát triển đúng đắn của bộ máy đồng hồ về sau.

Julien Coudrey (? – 1530)

46 Nhà Phát Minh Và Bậc Thầy Đồng Hồ Vĩ Đại Nhất (Phần 1) Julien Coudrey

Julien Coudrey là một trong những nhà chế tạo công cụ đo thời gian đầu tiên của Pháp, ông là thợ đồng hồ của vua Louis XI và François I. Khoảng năm 1509 trở đi, ông đã tạo ra những chiếc đồng hồ có thể đo được phút.

Reynier Gemma Frisius (1508 – 1555)

46 Nhà Phát Minh Và Bậc Thầy Đồng Hồ Vĩ Đại Nhất (Phần 1) Reynier Gemma Frisius

Reynier Gemma Frisius là bác sĩ, nhà thiên văn học người Hà Lan đã tạo ra quả địa cầu. Ông làm giáo sư tại Đại học Louvain và đã đề nghị sử dụng công cụ đo thời gian để xác định kinh độ và mô tả cụ thể về cách dùng đồng hồ có độ chính xác cao để xác định kinh độ.

Jost Bürgi (1552 – 1632)

46 Nhà Phát Minh Và Bậc Thầy Đồng Hồ Vĩ Đại Nhất (Phần 1) Jost Burgi

Jost Bürgi là một nhà chế tạo công cụ đo thời gian Thụy Sĩ, ông cũng là nhà thiên văn học và toán học, ông được làm việc như một thợ cơ khí của bá tước William IV nhà Hesse-Cassel, sau đó là thợ đồng hồ cho hoàng đế Rudolph II. Ông xây dựng nhiều đồng hồ, quả địa cầu và các thiết bị khác.

Galileo (1564 – 1642)

46 Nhà Phát Minh Và Bậc Thầy Đồng Hồ Vĩ Đại Nhất (Phần 1) Galileo

Galileo là nhà vật lý và thiên văn học nổi tiếng người Ý nổi tiếng đã có nhiều khám phá trong cơ học và thiên văn học. Ông là quan tâm đến nghề chế tạo công cụ đo thời gian bởi vì ông là người đầu tiên khám phá các luật điều chỉnh con lắc và sử dụng nó để đo thời gian. Galileo đã thiết kế một chiếc đồng hồ quả lắc với một cơ chế bánh xe gai-ngựa đặc biệt.

Christian Huygens (1629 – 1695)

46 Nhà Phát Minh Và Bậc Thầy Đồng Hồ Vĩ Đại Nhất (Phần 1) Christiaan Huygens

Christian Huygens mà nhà vật lý, hình học và thiên văn học người Hà Lan. Ông cũng là người phát minh ra đồng hồ quả lắc hoàn thiện, con lắc xycloit, Bánh Lắc-Lò Xo cho đồng hồ cùng một số người khác.

Christian Huygens cũng là tác giả của công trình khoa học nghiên cứu công cụ đo thời gian, thành viên của Académie des Sciences, Paris, Uỷ viên của Hội Hoàng gia, London. Huygens có thể được coi là cha đẻ của ngành khoa học đồng hồ và cũng là một trong bốn bậc thầy đồng hồ vĩ đại nhất mọi thời đại.

Robert Hooke (1635 – 1703)

46 Nhà Phát Minh Và Bậc Thầy Đồng Hồ Vĩ Đại Nhất (Phần 1) Robert Hooke

Robert Hooke là nhà hình học và nhà vật lý người Anh. Ông đóng góp cho thuật làm đồng hồ phát minh đồng hồ với một con lắc hình nói, các bánh xe gai chuyển động giật cho phép biên độ của đồng hồ quả lắc được giảm đáng kể và một chiếc đồng hồ với hai bộ phận cân bằng (tương đương hai bánh lắc).

Robert Hooke cũng nghĩ đến việc sử dụng lò xo để điều chỉnh sự chuyển động của các bánh lắc thật đồng đều, thậm chí ông còn tuyên bố mình đã phát minh ra Bánh Lắc-Lò Xo, bộ phận quan trọng nhất trên chiếc đồng hồ bỏ túi ngày xưa cũng như đồng hồ đeo tay cơ ngày nay có công dụng mang đến độ chính xác.

Tuy vậy, ai là người phát minh ra Bánh Lắc-Lò Xo vẫn là một chủ đề gây tranh cãi vì Robert Hooke có sáng kiến nhưng Christian Huygens mới là người đầu tiên chế tạo ra chiếc đồng hồ dùng Bánh Lắc-Lò Xo.

Thomas Tompion (1639 – 1713)

46 Nhà Phát Minh Và Bậc Thầy Đồng Hồ Vĩ Đại Nhất (Phần 1) Thomas Tompion

Thomas Tompion là một trong những nhà chế tạo công cụ đo thời gian đã đưa nghề chế tạo đồng hồ trở nên nổi tiếng ở Anh trong thế kỷ 18 (khi Thomas Tompion về cuối đời). Ông là một trong những người đầu tiên tạo ra đồng hồ dùng lò xo cân bằng.

Isaac Newton (1642 – 1727)

46 Nhà Phát Minh Và Bậc Thầy Đồng Hồ Vĩ Đại Nhất (Phần 1) Isaac Newton

Isaac Newton là nhà toán học và nhà vật lý người Anh nổi tiếng. Tuy không phải là nhà chế tạo công cụ đo thời gian hay thợ đồng hồ nhưng ông là một trong những người sáng lập chính của lý thuyết cơ học, những lý thuyết này là những tiền đề, nền tảng, chỗ dựa vô cùng quan trọng đối với ngành đồng hồ.

William Clement (khoảng 1675)

46 Nhà Phát Minh Và Bậc Thầy Đồng Hồ Vĩ Đại Nhất (Phần 1) William Clement

William Clement là một nhà chế tạo công cụ đo thời gian nổi tiếng người Anh, ông cũng người đầu tiên sử dụng dụng cơ chế cân bằng chuyển động Anchor Escapement của Robert Hooke và sử dụng một hệ thống lò xo treo cho con lắc đồng hồ.

Nicolas Fatio (1664 – 1753)

46 Nhà Phát Minh Và Bậc Thầy Đồng Hồ Vĩ Đại Nhất (Phần 1) Nicolas Fatio

Nicolas Fatio là toán học Thụy Sĩ đã định cư ở London, là bạn thân của Newton. Năm 1704, ông đã phát minh lỗ để gắn chân kính cho máy đồng hồ. Hiển nhiên, điều này đã khiến tên tuổi ông được lưu danh muôn thuở trong ngành đồng hồ.

Ahasuerus Fromanteel (khoảng thế kỷ 17)

46 Nhà Phát Minh Và Bậc Thầy Đồng Hồ Vĩ Đại Nhất (Phần 1) Ahasuerus Fromanteel

Ahasuerus Fromanteel là nhà chế tạo công cụ đo thời gian nổi tiếng của Hà Lan định cư ở London. Hợp tác với Huygens, Ahasuerus Fromanteel là người đầu tiên chế tạo ra đồng hồ quả lắc ở Anh (1658).

Các Nhà Phát Minh Và Bậc Thầy Đồng Hồ Của Thế Kỷ 17 – Đầu Thế Kỷ 18

Thế Kỷ 17 và Đầu Thế Kỷ 18 là giai đoạn của những phát minh và cải tiến và là khoảng thời gian các nhà phát minh, bậc thầy đồng hồ không đã thành công đưa ngành công nghiệp đồng hồ thoát khỏi cái bóng của các môn khoa học tự nhiên, đề ra những chuẩn mực dần đi đến đích để tạo ra những cỗ máy hoàn hảo như ngày nay.

Daniel Jeanrichard (1672 – 1741)

46 Nhà Phát Minh Và Bậc Thầy Đồng Hồ Vĩ Đại Nhất (Phần 2) Jeanrichard

Daniel Jeanrichard là một thợ đồng hồ Thụy Sĩ, ông là người tiên phong và sáng lập của ngành công nghiệp đồng hồ ở bang Neuchâtel nằm trên dãy núi Jura, đặc biệt tại thành phố Le Locle. Neuchâtel và thành phố của nó Le Locle đều được xem là cái nôi của ngành đồng hồ Thụy Sĩ đến tận bây giờ.

Các thương hiệu nổi tiếng có trụ sở, cơ sở sản xuất tại Le Locle đó là Zodiac, Tissot, Ulysse Nardin, Zenith. Để tưởng nhớ đến công lao của bậc thầy đồng hồ-người cha vĩ đại này, thương hiệu đồng hồ Thụy Sĩ sang trọng Jeanrichard đã ra đời vào gần cuối thế kỷ 20.

Georges Graham (1673 – 1751)

46 Nhà Phát Minh Và Bậc Thầy Đồng Hồ Vĩ Đại Nhất (Phần 2) Graham

Georges Graham là nhà chế tạo công cụ đo thời gian người Anh, Uỷ viên của Hội Hoàng gia. Ông là người phát minh ra hồi với bánh xe gai có móc, hồi với bánh xe gai được neo giữ.

Cả hai đều mang đến độ chính xác hơn nữa cho đồng hồ thời bấy giờ và trở thành chuẩn mực đến hiện tại. Năm 1715, ông cũng phát minh ra một con lắc bù nhiệt nhưng dường như không bao giờ đã sử dụng.

Henry Sully (1680 – 1729)

46 Nhà Phát Minh Và Bậc Thầy Đồng Hồ Vĩ Đại Nhất (Phần 2) Sully

Henry Sully là nhà chế tạo công cụ đo thời gian người Anh đã sống nhiều năm ở Pháp. Đến năm 1718, ông đã thành lập một nhà máy đồng hồ ở xứ Versailles. Henry Sully cũng xây dựng một thiết bị đo thời gian chính xác cao khi đi biển xác định kinh độ.

John Harrison (1693 – 1776)

46 Nhà Phát Minh Và Bậc Thầy Đồng Hồ Vĩ Đại Nhất (Phần 2) Harrison

John Harrison là một thợ mộc, bậc thầy đồng hồ chính xác người Anh, ông đã phát minh ra thiết bị đo thời gian chính xác cao khi đi biển (đồng hồ hàng hải), hồi châu chấu, con lắc bù nhiệt giúp giải quyết vấn đề thay đổi nhiệt độ ảnh hưởng đến độ chính xác của đồng hồ.

Trong lĩnh vực đồng hồ hàng hải, bằng những thiết bị đo thời gian chính xác cao khi đi biển của mình John Harrison đã được trao giải thưởng của Nghị viện Anh về giải pháp thỏa đáng cho “vấn đề của kinh độ” khi mà các thiết bị đo thời gian thông thường không xác định được kinh độ trên biển.

46 Nhà Phát Minh Và Bậc Thầy Đồng Hồ Vĩ Đại Nhất (Phần 2) Hồi Châu Chấu

Ảnh minh họa hồi châu chấu do John Harrison phát minh

Daniel Bernoulli (1700 – 1782)

46 Nhà Phát Minh Và Bậc Thầy Đồng Hồ Vĩ Đại Nhất (Phần 2) Bernoulli

Daniel Bernoulli là nhà triết học, nhà toán học, vật lý học và bác sĩ người Thụy Sĩ-Hà Lan. Năm 1747, ông được trao giải thưởng của Académie des Sciences cho một bài luận về cách tốt nhất để xác định kinh độ trên biển. Ông đã xuất bản nhiều chuyên khảo về trung tâm của các dao động làm nền tảng cho việc nâng cao độ chính xác trên đồng hồ.

Anders Celsius (1701 – 1744)

46 Nhà Phát Minh Và Bậc Thầy Đồng Hồ Vĩ Đại Nhất (Phần 2) Celsius

Anders Celsius là nhà khoa học Thụy Điển đã sáng tạo và đề nghị dùng đơn vị độ C (C) để đo nhiệt độ. Vì nhiệt độ ảnh hưởng vô cùng sâu sắc đến khả năng hoạt động của chiếc đồng hồ nên Anders Celsius đã góp công to lớn vào việc thống nhất những chuẩn mực để chiếc đồng hồ có môi trường hoạt động tốt và làm từ những chất liệu phù hợp.

John Ellicott (1706 – 1772)

46 Nhà Phát Minh Và Bậc Thầy Đồng Hồ Vĩ Đại Nhất (Phần 2) Ellicott

John Ellicott là một trong những nhà chế tạo công cụ đo thời gian người Anh nổi tiếng nhất. Ông là Uỷ viên của Hội Hoàng gia, là người phát minh ra con lắc bù trừ. Ông xây dựng các loại đồng hồ phương trình và đồng hồ và giúp phổ biến cơ cấu kiểm soát kiểm soát dao động và năng lượng tiêu hao do ma sát bằng bánh xe gai có móc.

Thomas Mudge (1715 – 1794)

46 Nhà Phát Minh Và Bậc Thầy Đồng Hồ Vĩ Đại Nhất (Phần 2) Mudge

Thomas Mudge là một bậc thầy đồng hồ chính xác người Anh nổi tiếng và vô cùng quan trọng cho thế giới đồng hồ cơ hiện đại với phát minh năm 1757 là một loại hồi (escapement lever), loại hồi này có bánh xe gai và ngựa được dùng phổ biến nhất hiện nay.

Ông cũng là người dùng các viên đá có chất liệu như chân kính để gắn vào đầu ngựa và hai chân ngựa nhằm giảm tối thiểu sự ma sát làm ảnh hưởng đến độ chính xác, độ bền của các mặt tiếp xúc khi ngựa gõ để đẩy bánh lắc và đẩy bánh xe gai.

Pierre Le Roy (1717 – 1785)

46 Nhà Phát Minh Và Bậc Thầy Đồng Hồ Vĩ Đại Nhất (Phần 2) Leroy

Pierre Le Roy là bậc thầy đồng hồ người Pháp với sản phẩm là những chiếc đồng hồ có độ chính xác cao, ông nổi tiếng vì là người có những công trình nền tảng cho độ chính xác của đồng hồ hiện đại trong đó có đồng hồ Chronometer.

Pierre Le Roy cũng là người phát minh ra cơ cấu bù trừ những cân bằng sai lệch dựa vào việc bổ sung gai cho bánh lắc. Ông phát hiện ra “quy tắc của Pierre Le Roy”, đây là một quy tắc dây tóc đẳng thời, theo quy tắc này thì bất kỳ dây tóc nào cũng chỉ có một độ dài nhất định để mang đến độ chính xác cao nhất.

Từ quy tắc này, có thể xác định được nếu một chiếc đồng hồ có tần số dao động như nhau thì dây tóc là bộ phận chủ yếu quyết định độ chính xác của chúng chứ không phải là con lắc hay bánh lắc và các bộ phận khác.

Jean-Antoine Lépine (1720 – 1814)

46 Nhà Phát Minh Và Bậc Thầy Đồng Hồ Vĩ Đại Nhất (Phần 2) Lepine

Jean-Antoine Lépine là một nhà chế tạo công cụ đo thời gian bậc thầy của Pháp và cũng là người phát minh ra bộ máy đồng hồ vô cùng nổi tiếng mang tên ông. Bộ máy này sử dụng cơ chế truyền động dây xích và dùng các cầu nối thay cho các tấm và cột cho phép đặt bộ phận hồi và Bánh Lắc-Lò Xo lệch sang một bên thay vì đặt ở trên đầu.

Có thể nói, bộ máy Lépine đã khiến cho chiếc đồng hồ hình hộp cồng kềnh trở nên gọn gàng hơn và có hình dáng hộp phẳng mỏng như ngày nay. Lépine cũng tuyên bố đã phát minh ra Virgule escapement – một loại hồi với bánh xe gai có chốt chặn trên các gai.

Pierre Jaquet-Droz (1721 – 1790)

46 Nhà Phát Minh Và Bậc Thầy Đồng Hồ Vĩ Đại Nhất (Phần 2) Jaquetdroz

Pierre Jaquet-Droz là một kỹ sư, bậc thầy đồng hồ Thụy Sĩ. Với con trai của mình Henri-Louis, Pierre Jaquet-Droz đã tạo ra những thiết bị tự động chuyển động một cách kỳ diệu, những chiếc đồng hồ có chuyển động phức tạp, búp bê tự cử động, hộp nhạc, … tất cả đều đạt đến đỉnh cao của cơ học cho đến hiện tại.

Ferdinand Berthoud (1727 – 1807)

46 Nhà Phát Minh Và Bậc Thầy Đồng Hồ Vĩ Đại Nhất (Phần 2) Berthoud

Ferdinand Berthoud là một bậc thầy đồng hồ Thụy Sĩ định cư ở Paris. Ông đã phát minh ra đồng hồ phương trình và thiết bị đo thời gian khi đi biển cùng nhiều người khác, ông cũng phát minh ra một loại hồi gọi là hồi chặn.

Ferdinand Berthoud là thợ đồng hồ cho các vị vua và cho Hải quân. Ông cũng là thành viên của Institut de France và là Uỷ viên của Hội Hoàng gia London. Ông đã làm ra rất nhiều nghiên cứu thử nghiệm ở về nghề làm đồng hồ và xuất bản nhiều tác phẩm.

Về Thiết Bị Đo Thời Gian Chính Xác Cao Khi Đi Biển (Đồng Hồ Hàng Hải)

Một chiếc đồng hồ hàng hải là thiết bị có khả năng đo thời gian chính xác khi thiết bị đo được di chuyển liên tục và có thể sử dụng để xác định vị trí của con tàu (vĩ độ và kinh độ).

Đồng hồ hàng hải đã là một thành tựu kỹ thuật lớn, mang đến sự chính xác về thời gian trên một chuyến đi biển dài và cần thiết cho việc chuyển hướng, thiếu hỗ trợ điện tử hoặc truyền thông.

Bậc Thầy Đồng Hồ Thế Kỷ 18 (Giai Đoạn 1729 Đến 1799)

Ngay bên dưới chính là 12 bậc thầy đồng hồ vĩ đại nhất mọi thời đại của thế kỷ 18 (giai đoạn 1729 đến 1799), họ đến từ Anh, Pháp, Đức, Thụy Sĩ và Đan Mạch. Trong số đó, có những 5 cái tên đã trở thành thương hiệu danh tiếng hàng đầu đến tận ngày nay.

Abram-Louis Perrelet (1729 – 1826)

46 Nhà Phát Minh Và Bậc Thầy Đồng Hồ Vĩ Đại Nhất Mọi Thời Đại (Phần 3) Perrelet

Abram-Louis Perrelet là nhà chế tạo công cụ đo thời gian Thụy Sĩ cực kỳ nổi tiếng. Tên tuổi của Abram-Louis Perrelet trở thành huyền thoại bất tử với các phát minh mang tính lịch sử trong ngành chế tạo đồng hồ gồm đồng hồ có Lịch Vạn Niên, đồng hồ tự động (bỏ túi), đồng hồ đếm bước chân (pedometer).

Cháu trai của Abram-Louis Perrelet là Louis-Frédéric Perrelet (1781-1852) được đích thân ông chỉ dạy đã phát minh ra đồng hồ hàng hải và các công cụ đo thời gian rất chính xác có đến 2 bộ bấm giờ (tương đương Rattrapante Chronograph/Double Chronograph/chronograph split-second ngày nay).

Abram-Louis Perrelet được xem là một trong bốn bậc thầy đồng hồ vĩ đại nhất thế giới. Hiện tại, tên tuổi của Abram-Louis Perrelet hiện diện trên thương hiệu đồng hồ Thụy Sĩ sang trọng Perrelet với lịch sử và kinh nghiệm trong ngành chế tạo đồng hồ từ năm 1777, thuộc hàng lão làng trong số các thương hiệu lâu đời nhất thế giới.

Nevil Maskelyne (1732 – 1811)

46 Nhà Phát Minh Và Bậc Thầy Đồng Hồ Vĩ Đại Nhất Mọi Thời Đại (Phần 3) Maskelyne

Nevil Maskelyne là người nước Anh, ông không phải là một nhà chế tạo công cụ đo thời gian thật sự nhưng ông đã đóng góp to lớn để hỗ trợ trợ cho những bậc thầy đồng hồ hàng đầu làm việc tốt hơn với vai trò là Giám đốc Đài thiên văn Greenwich, nơi có nhiều liên quan với các thí nghiệm thi kế của Harrison và Mudge.

Thi kế trên đồng hồ hoạt động với cơ chế đặc biệt để đảm bảo độ chính xác của nó trong việc xác định kinh độ trên biển hoặc cho bất kỳ mục đích gì cần đến việc đo lường thời gian thật chính xác.

John Arnold (1736-1799)

46 Nhà Phát Minh Và Bậc Thầy Đồng Hồ Vĩ Đại Nhất Mọi Thời Đại (Phần 3) Arnold

John Arnold là một thợ đồng hồ, nhà phát minh nổi tiếng hàng đầu của nước Anh trong lĩnh vực đồng hồ có độ chính xác cao. Ông đã phát minh ra một loại hồi chặn, bổ sung nhiều thành phần vào Bánh Lắc để bù trừ sai số và các đường cong ở đầu và cuối của dây tóc.

So với đồng hồ cồng kềnh phức tạp và tốn kém của Harrison, thiết kế của Arnold đơn giản, chính xác và đáng tin cậy. Chiếc đồng hồ do ông tạo ra có thể cầm tay, dễ dàng di chuyển, bảo trì và sửa chữa, khởi đầu cho những kỷ nguyên của đồng hồ bỏ túi.

Một bí quyết mang đến độ chính xác của Arnold đó là ông trang bị cho đồng hồ tần số dao động rất cao thời bấy giờ (18.000 vph = 2.5 Hz). Arnold là người đầu tiên để sản xuất máy đo thời gian hàng hải và túi với số lượng lớn tại nhà máy của mình từ khoảng 1783.

Arnold cũng là người đầu tiên nghĩ ra khái niệm về bộ phận Tourbillon và đã thử nghiệm với ý tưởng này. Nhưng thật không may là ông đã qua đời vào năm 1799, trước khi ông có thể phát triển Tourbillon hơn nữa.

Breguet – bậc thầy đồng hồ đã chế tạo thành công Tourbillon năm 1795 đã thừa nhận chính Arnold mới là người đã nghĩ ra Tourbillon bằng cách trao tặng Tourbillon đầu tiên do ông tạo ra vào năm 1808 cho con trai của Arnold John Roger sau khi kết hợp bộ phận Tourbillon đó vào một trong những máy đo thời gian bỏ túi đầu tiên của Arnold, đó là đồng hồ Arnold số 11.

John Arnold và bạn thân của mình là Abraham-Louis Breguet đồng thời là tên tuổi vĩ đại nhất cho nghệ thuật chế tác đồng hồ ngày nay với những mẫu mực vẫn được áp dụng cho đến thời điểm hiện tại. John Arnold cũng là một trong bốn bậc thầy đồng hồ vĩ đại nhất thế giới. Hiện nay, cái tên John Arnold được hiện diện trong nhà sản xuất đồng hồ Thụy Sĩ xa xỉ Arnold & Son.

Philipp-Matthaus Hahn (1739 – 1790)

46 Nhà Phát Minh Và Bậc Thầy Đồng Hồ Vĩ Đại Nhất Mọi Thời Đại (Phần 3) Hahn

Philipp-Matthaus Hahn là một Mục sư nổi tiếng người Đức, là nhà chế tạo công cụ đo thời gian và cơ khí, nhà thiên văn học, nhà phát minh. Ông đã tạo ra những chiếc đồng hồ phức tạp, đồng hồ bằng mặt trời cực chính xác, máy tính cơ khí.

Trong Kỷ Yếu của Viện Hàn Lâm Erfurt, Philipp-Matthaus Hahn đã xuất bản nhiều bài báo về sự cải thiện cho đồng hồ ngày càng tốt hơn. Philipp-Matthaus Hahn được xem là một linh mục cơ khí và ông tổ của máy tính chứ không riêng gì đồng hồ.

Jacques-Frédéric Houriet (1743 – 1830)

46 Nhà Phát Minh Và Bậc Thầy Đồng Hồ Vĩ Đại Nhất Mọi Thời Đại (Phần 3) Houriet

Jacques-Frédéric Houriet là một nhà chế tạo công cụ đo thời gian có độ chính xác cao của Thụy Sĩ. Ông đã phát minh ra dây tóc đồng hồ có dạng như một cái lò xo hình cầu tăng thêm độ chính xác sự sang trọng cho bộ máy cơ khí và đã chứng minh được độ chính xác hoàn hảo theo quy tắc đẳng thời mà dây tóc có hình dạng này mang lại.

Ở tuổi 85, Jacques-Frédéric Houriet đã giới thiệu trước Hội nghệ thuật Geneva một chiếc đồng hồ có độ chính xác cao không bị nhiễm từ chỉ với dây tóc và bánh răng được làm từ thép.

46 Nhà Phát Minh Và Bậc Thầy Đồng Hồ Vĩ Đại Nhất Mọi Thời Đại (Phần 3) Dây Tóc

Cận cảnh dây tóc đồng hồ có dạng như một cái lò xo hình cầu

Abraham-Louis Breguet (1747 – 1823)

46 Nhà Phát Minh Và Bậc Thầy Đồng Hồ Vĩ Đại Nhất Mọi Thời Đại (Phần 3) Breguet

Abraham-Louis Breguet là một bậc thầy đồng hồ, nhà chế tạo công cụ đo thời gian vĩ đại nhất mọi thời đại đến từ Thụy Sĩ. Breguet định cư tại Paris và làm ra rất nhiều đồng hồ cho hoàng gia, tầng lớp quý tộc của Pháp, châu Âu. Ông tạo ra những chiếc đồng hồ không chỉ dừng lại ở khái niệm tốt mà còn độc đáo, tinh xảo và sang trọng.

Không chỉ là thợ đồng hồ được cấp bằng thạc sĩ đồng hồ với tay nghề siêu việt, Breguet còn là nhà phát minh ra cơ chế tourbillon (bộ chuyển động chịu trách nhiệm loại bỏ ảnh hưởng của trọng lực lên đồng hồ), cơ chế chống sốc kiểu nhảy dù, bánh xe gai với cạnh giữ nhỏ trên các gai, dây tóc có phần cuối được bẻ gập và uốn cong (Breguet overcoil), một loại Bánh Lắc.

Ngoài trừ bộ máy, chiếc kim Breguet cũng là biểu tượng tuyệt vời nhất cho vẻ đẹp cổ điển, sự sang trọng nhất với lớp màu xanh được tạo ra bằng cách nung kim ở nhiệt độ cao và hình tròn thanh lịch ở gần đầu hai mũi kim.

Breguet và vợ ông đã thành lập công ty đồng hồ của riêng họ vào năm 1775 ở Paris, công ty Breguet đã sản xuất những 17000 chiếc đồng hồ trong suốt cuộc đời ông. Ông trở thành thành viên của Viện Hàn lâm Khoa học Pháp vào năm 1816. Tên của Breguet là một trong những 72 cái tên ghi trên tháp Eiffel.

Trong suốt cuộc đời mình, Breguet đã tạo ra không ít đồng hồ gắn liền với các tên tuổi lịch sử như hoàng hậu Pháp Marie-Antoinette, vua Louis XVI của Pháp, đại đế Napoléon Bonaparte. Mẫu đồng hồ bỏ túi Breguet làm cho hoàng hậu Pháp Marie-Antoinette vẫn còn được hãng Breguet lưu giữ đến ngày nay.

Nói chung, Abraham-Louis Breguet là một bậc thầy đồng hồ dành sự quan tâm cao nhất cho các thiết kế đồng hồ mang tính nghệ thuật và thẩm mỹ. Công ty đồng hồ Breguet cũng như thương hiệu Breguet ngày nay được xem là ông hoàng của thế giới đồng hồ xa xỉ Thụy Sĩ, là thương hiệu đứng trên tất cả thương hiệu.

Frédéric Japy (1749 – 1813)

46 Nhà Phát Minh Và Bậc Thầy Đồng Hồ Vĩ Đại Nhất Mọi Thời Đại (Phần 3) Japy

Frédéric Japy là nhà chế tạo công cụ đo thời gian người Pháp, ông là người đầu tiên sản xuất bộ máy nền tảng cho đồng hồ (Ébauche – bộ máy đồng hồ không có hồi, bánh lắc, dây tóc và dây cót) bằng máy móc vào năm 1776, đi tiên phong của ngành công nghiệp đồng hồ Pháp.

Thomas Earnshaw (1749 – 1829)

46 Nhà Phát Minh Và Bậc Thầy Đồng Hồ Vĩ Đại Nhất Mọi Thời Đại (Phần 3) Earnshow

Thomas Earnshaw là một bậc thầy đồng hồ chính xác người Anh đã phát minh ra một loại hồi chặn, ông cũng tạo ra nhiều công cụ đo thời gian dùng trong hàng hải và làm ra loại Bánh Lắc bằng cách hàn 2 kim loại lại với nhau đầu tiên.

Antide Janvier (1751 – 1835)

46 Nhà Phát Minh Và Bậc Thầy Đồng Hồ Vĩ Đại Nhất Mọi Thời Đại (Phần 3) Janvier

Antide Janvier là thợ đồng hồ người Pháp đã làm ra đồng hồ phương trình và thiên văn, đồng hồ vũ trụ, đồng hồ thủy triều, đồng hồ hai con lắc. Các kiệt tác của cực kỳ phức tạp với thiết kế vô cùng tinh xảo và tay nghề vượt trội.

Louis Moinet (1768 – 1853)

46 Nhà Phát Minh Và Bậc Thầy Đồng Hồ Vĩ Đại Nhất Mọi Thời Đại (Phần 3) Moinet

Louis Moinet là nhà chế tạo công cụ đo thời gian người Pháp, đồng thời cũng là nhà điêu khắc và họa sĩ, ông còn là cố vấn riêng của Breguet, tác giả của Nouveau Traité général astronomique et d’dân horlogerie théorique et pratique. Louis Moinet lưu danh muôn thuở khi đã phát minh ra Chronograph hay còn gọi là “compteur de tierces”.

Trong suốt sự nghiệp của mình, Louis Moinet tạo ra một số đồng hồ đặc biệt cho các nhân vật nổi tiếng như vậy trong thời đại của mình như Napoleon Bonaparte, Sa Hoàng Alexander I, tổng thống Mỹ Thomas Jefferson, vua George IV của nước Anh, cùng nhiều lãnh tụ, nhân vật nổi tiếng ở châu Âu.

Ngày nay, tên của Louis Moinet đã được đặt cho một nhà sản xuất đồng hồ xa xỉ Thụy Sĩ nổi bậc với các mẫu mã sang trọng thể hiện phong cách độc đáo, phức tạp.

Johan Christian Oersted (1777 – 1851)

46 Nhà Phát Minh Và Bậc Thầy Đồng Hồ Vĩ Đại Nhất Mọi Thời Đại (Phần 3) Oersted

Johan Christian Oersted không phải thợ đồng hồ hay đam mê những ngành nghề công việc liên quan đến đo thời gian mà là một vật lý học người Đan Mạch đã phát hiện ra sự ảnh hưởng của một dòng điện vào một kim nam châm. Điều này đã khiến cho thế giới đồng hồ phải thay đổi nhiều quan niệm và tìm cách để đồng hồ chống lại ảnh hưởng xấu của dòng điện lẫn từ trường lên đồng hồ.

Friedrich-Wilhelm Bessel (1784 – 1846)

46 Nhà Phát Minh Và Bậc Thầy Đồng Hồ Vĩ Đại Nhất Mọi Thời Đại (Phần 3) Bessel

Friedrich-Wilhelm Bessel là một nhà toán học người Đức và nhà thiên văn học đã xuất bản nhiều cuốn sách về con lắc. Bản thân ông cũng đã phát minh ra một loại con lắc. Các nghiên cứu của ông đã góp phần to lớn vào các lý thuyết đồng hồ, công trình nghiên cứu đồng hồ.

Những Bậc Thầy Đồng Hồ Thế Kỷ 19 Và 20

“Ngành đồng hồ sau khi bén rễ, đâm chồi, vươn cành thì đã đến lúc nở hoa và trở nên to lớn dần theo năm tháng. Thế kỷ 19 và 20 chính là thời điểm mà ngành đồng hồ và các bậc thầy đồng hồ mang đến cho chúng ta những sản phẩm thật tuyệt vời, không chỉ chính xác mà còn bền bỉ và ổn định”

Georges-Auguste Léschot (1800 – 1884)

46 Nhà Phát Minh Và Bậc Thầy Đồng Hồ Vĩ Đại Nhất (Phần Cuối) Léschot

Georges-Auguste Léschot là kỹ sư người Thụy Sĩ, ông đã phát minh ra cỗ máy sản xuất các bộ phận khác nhau của chiếc đồng hồ để có phụ tùng thay thế khi đồng hồ bị hỏng đầu tiên trên thế giới. Ông cũng phát minh ra quá trình cắt gọn đá với núm chỉnh khảm kim cương đen.

Nhờ có Georges-Auguste Léschot , ngành đồng hồ đã phát triển vượt bậc với việc sản xuất hàng loạt để không phải lo lắng về vấn đề sửa chữa/thay thế khi hư hỏng và giảm giá thành sản phẩm.

Jean Adrien Philippe (1815 – 1894)

46 Nhà Phát Minh Và Bậc Thầy Đồng Hồ Vĩ Đại Nhất (Phần Cuối) Philippe

Jean Adrien Philippe là nhà chế tạo công cụ đo thời gian người Pháp, người đồng sáng lập Patek Philippe tại Geneva, Thụy Sĩ. Không chỉ là một bậc thầy đồng hồ xuất sắc, ông còn phát minh cơ chế để đồng hồ có thể lên dây cót bằng núm chỉnh chứ không cần đến chiếc chìa khóa để vặn cót ở mặt sau nữa.

Phát minh này đã giành được một huy chương vàng tại triển lãm công nghiệp Pháp năm 1844 (ngày nay là hội chợ Thế Giới). Cũng tại Triển lãm này, Jean Adrien Philippe đã gặp San Antonio Patek, một năm sau đó ông đã trở thành thợ đồng hồ đầu ở Patek & Co (tiền thân của Patek Philippe) tại Geneva với thỏa thuận 1/3 tổng lợi nhuận của công ty sẽ là của ông.

Jean Adrien Philippe chứng minh mình rất có năng lực để tạo ra những sản phẩm có giá trị cho công ty, bởi thế đến năm 1851 ông trở thành một trong hai nhà sáng lập ra công ty đồng hồ Patek Philippe. Năm 1863, ông xuất bản một cuốn sách tại Geneva và Paris về các hoạt động của đồng hồ bỏ túi mang tên Les montres sans clef.

Và thương hiệu Patek Philippe thì các lãnh tụ, giới thượng lưu hay chính trị gia đã quá quen thuộc, nếu như thương hiệu Breguet là vua Tourbillon thì Patek Philippe là vua của Lịch Vạn Niên, song song là hai cái tên đỉnh nhất của làng đồng hồ xa xỉ Thụy Sĩ, đẳng cấp về mọi mặt.

Léon Foucault (1819 – 1868)

46 Nhà Phát Minh Và Bậc Thầy Đồng Hồ Vĩ Đại Nhất (Phần Cuối) Foucault

Léon Foucault là nhà vật lý người Pháp, người phát minh ra con lắc Foucault – thiết bị chứng tỏ Trái Đất đang tự quay quanh trục của nó và một phương pháp để xác định vận tốc của ánh sáng; ông cũng phát hiện ra các dòng điện mang tên ông. Thành viên của Académie des Sciences và Uỷ viên của Hội Hoàng gia London.

Các phát minh và công trình của Léon Foucault lần nữa thay đổi suy nghĩ và hoàn thiện các bộ máy của đồng hồ để chúng khó bị những hoạt động của Trái Đất làm ảnh hưởng đến độ chính xác hơn nữa.

Thomas Mercer (1822 – 1900)

46 Nhà Phát Minh Và Bậc Thầy Đồng Hồ Vĩ Đại Nhất (Phần Cuối) Mercer

Thomas Mercer là một bậc thầy đồng hồ có độ chính xác cao người Anh, ông chính là người sáng lập hãng đồng hồ hàng hải nổi tiếng nhất thế giới lúc đó là Thomas Mercer Chronometers, với các sản phẩm vượt qua được thử thách tại Greenwich mà Isaac Newton đặt ra cho đồng hồ có độ chính xác cao (Chronometer thời bấy giờ):

  Đo thời gian chính xác cả khi tàu chuyển động liên tục
  Sự biến đổi thời tiết nhiệt độ (nóng và lạnh, ẩm ướt và khô)
  Sự khác biệt về trọng lực ở các vĩ độ khác nhau

46 Nhà Phát Minh Và Bậc Thầy Đồng Hồ Vĩ Đại Nhất (Phần Cuối) Mercer Marine

Chiếc đồng hồ hàng hải Mercer Marine sản xuất năm 1977 của hãng Thomas Mercer Chronometers

Bahne Bonniksen (1859 – 1935)

46 Nhà Phát Minh Và Bậc Thầy Đồng Hồ Vĩ Đại Nhất (Phần Cuối) Bonniksen

Bahne Bonniksen là một nhà chế tạo công cụ đo thời gian người Đan Mạch định cư ở Anh. Ông đã phát minh ra cơ chế “Karussell” tương tự như Tourbillon, nhưng quay chậm hơn, đồng hồ có cơ chế Karussell có độ chính xác cao như đồng hồ Tourbillon nhưng vẫn bền bỉ ổn định như đồng hồ thường.

Charles-Edouard Guillaume (1861 – 1938)

46 Nhà Phát Minh Và Bậc Thầy Đồng Hồ Vĩ Đại Nhất (Phần Cuối) Guillaume

Charles-Edouard Guillaume là nhà vật lý học Thụy Sĩ, giám đốc văn phòng cân đo quốc tế, được trao giải Nobel Vật Lý. Charles-Edouard Guillaume cũng được biết đến như một nhà chế tạo công cụ đo thời gian với các thí nghiệm về hợp kim thép và nickel để phát minh ra hợp kim Elinvar.

Elinvar bao gồm 59% sắt, 36% niken, và 5% Cr, có khả năng chống ăn mòn, rất ít bị ăn mòn và ảnh hưởng bởi nhiệt độ. Tất cả đều nói lên thứ hợp kim này là lựa chọn hoàn hảo để làm ra các bộ phận cân bằng cho đồng hồ.

Kết quả là thanh của con lắc bằng hợp kim Elinvar ra đời. Hợp kim Elinvar ngày nay được dùng để làm dây tóc trên đồng hồ cơ, bộ phận tương ứng với thanh con lắc mà xưa kia Charles-Edouard Guillaume đã tạo ra.

Paul Ditisheim (1868 – 1945)

46 Nhà Phát Minh Và Bậc Thầy Đồng Hồ Vĩ Đại Nhất (Phần Cuối) Ditisheim

Paul Ditisheim là một bậc thầy đồng hồ có độ chính xác cao nổi tiếng của Thụy Sĩ. Suốt cuộc đời ông là những cuộc nghiên cứu không biết mệt mỏi. Ông đã nghiên cứu ảnh hưởng của áp suất khí quyển và từ trường lên hiệu suất làm việc của các cỗ máy đo thời gian, dầu bôi trơn, khả năng bù đắp của hệ thống cho sự thay đổi của nhiệt độ.

Paul Ditisheim cũng phát minh ra cơ chế cân bằng khép kín và xuất bản nhiều tác phẩm đóng góp sâu sắc cho ngành đồng hồ trên toàn thế giới. Các thế hệ tổng thống Mỹ đã dùng đồng hồ của Paul Ditisheim như Dwight Eisenhower, Harry Truman, Richard Nixon và Lyndon Johnson.

Adrien Jaquerod (1877 – 1957)

46 Nhà Phát Minh Và Bậc Thầy Đồng Hồ Vĩ Đại Nhất (Phần Cuối) Jaquerod

Adrien Jaquerod là giáo sư vật lý thực nghiệm tại Đại học Neuchâtel. Ông đã quan tâm và nghiên cứu về thuật làm đồng hồ và đo thời gian. Adrien Jaquerod đã xuất bản bài viết thú vị về ảnh hưởng của áp suất khí quyển và từ trường đến tần số dao động của đồng hồ, dây tóc, các quy tắc của Hooke,…

Đồng thời, Adrien Jaquerod còn là người sáng lập và chủ tịch của Swiss Chronometry Society và Swiss Laboratory of Horological Research (Phòng thí nghiệm và nghiên cứu thuật đo thời gian của Thụy Sĩ), nơi mà các nhà vật lý, hóa học, luyện kim, bậc thầy đồng hồ và những người quan tâm đến thuật đo thời gian hội tụ để giải quyết các vấn đề trong cỗ máy đồng hồ.

Phần Kết Về Những Bậc Thầy Đồng Hồ Vĩ Đại Nhất Mọi Thời Đại

Hẳn bạn sẽ phải cảm thấy ngạc nhiên khi danh sách những bậc thầy đồng hồ vĩ đại nhất mọi thời đại không có ai nào sinh ra vào những năm 1900 trở đi. Lý do không chỉ là họ không có những phát minh, thành tựu để đời mà còn là thời gian chưa đủ để chứng minh những bậc thầy đồng hồ đương đại có thể vĩ đại nhất mọi thời đại.

Tất nhiên, thế nào thì một hai trăm năm nữa, các bậc thầy đồng hồ thời đại của chúng ta sẽ có vài vị được lưu danh muôn thuở. Trong lòng bạn đã có tên của ứng cử viên nào cho danh sách này chưa? Nếu có, hãy cho Hải Triều biết bằng cách comment bên dưới bài viết nhé!

Chia sẻ này có hữu ích cho bạn?
Hữu ích
Không hữu ích

THẢO LUẬN

Chưa có thảo luận nào.

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *