Bí quyết “chạy” cực chính xác của đồng hồ Omega: Master Chronometer

Kể từ năm 2015, nỗ lực của hãng Omega đó chính là biến tất cả đồng hồ của mình đạt tiêu chuẩn Master Chronometer cho độ chính xác cực cao kèm theo những tính năng mạnh mẽ để phục vụ cuộc sống tốt nhất. Không qua được 8 thử thách máu lửa sẽ không thể trở thành đồng hồ Omega Master Chronometer, bậc thầy của sự chính xác.

MỤC LỤC

› Bí quyết “chạy” cực chính xác của đồng hồ Omega: Master Chronometer

› Sự ra đời của khái niệm “Master Chronometer”

› Hành trình để trở thành một Master Chronometer của đồng hồ Omega

1. Kiểm tra độ chính xác của máy bởi COSC

2. Kiểm tra độ chính xác của đồng hồ bởi Metas

› Vậy Omega Master Chronometer có ý nghĩa gì với người dùng?

Bí quyết “chạy” cực chính xác của đồng hồ Omega: Master Chronometer

Nếu nói đến chạy chính xác thì chắc chắn không thể bỏ qua các mẫu đồng hồ Chronometer (đồng hồ đạt tiêu chuẩn Chronometer do tổ chức COSC cấp) nhưng vẫn còn có tiêu chuẩn về sự chính xác cao hơn, khắt khe hơn, toàn diện hơn đó chính là Master Chronometer giới thiệu năm 2015 của riêng hãng Omega từ Thụy Sĩ.

Bí Quyết “Chạy” Cực Chính Xác Của Đồng Hồ Omega: Master Chronometer 1

Master Chronometer, tiêu chuẩn mới của đồng hồ Omega dành cho độ chính xác, khả năng chống từ và hoạt động tốt

Theo đó, những chiếc đồng hồ Omega sau khi trải qua các quá trình kiểm tra độ chính xác của bộ máy tại tổ chức COSC để được cấp giấy chứng nhận Chronometer thì sẽ đưa đi đóng vỏ và chuyển đến phòng thí nghiệm của tổ chức METAS để đo lường bằng 8 tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động thực tế hàng ngày kể cả khi tiếp xúc từ trường mạnh.

Tiêu chuẩn mới về độ chính xác của đồng hồ Omega Master Chronometer không chỉ đảm bảo chúng chỉ sai số 0/+5 giây mỗi ngày mà còn có khả năng hoạt động tốt ở nơi có từ trường mạnh đến 15000 Gauss và chịu được nước đúng với thông số kỹ thuật của mình để phục vụ người dùng tốt nhất.

Tính cả thời gian ra mắt lẫn mục đích nhắm đến thì những mẫu đồng hồ Omega Master Chronometer và đồng hồ Rolex Superlative Chronometer chính là hai kỳ phùng địch thủ “kẻ tám lạng người nửa cân” trong mảng đồng hồ có độ chính xác cao của Thụy Sĩ. Trước khi đến với phần khám phá đồng hồ chuẩn Master Chronometer của Omega, bạn có thể xem thêm về đồng hồ chuẩn Superlative Chronometer của Rolex tại đây!

Sự ra đời của khái niệm “Master Chronometer”

Bí Quyết “Chạy” Cực Chính Xác Của Đồng Hồ Omega: Master Chronometer 2

Master Chronometer nghĩa là máy đo thời gian có độ chính xác bậc thầy

1974 là năm đánh dấu sự cải tiến vượt bậc của bộ hồi đồng hồ kể từ 250 năm qua khi hồi đồng trục (Co-Axial Escapement) được bậc thầy đồng hồ người Anh George Daniels phát minh. Hồi đồng trục giảm tối đa sự ma sát so với hồi Thụy Sĩ được dùng phổ biến trong hầu hết đồng hồ cơ nên nó mang lại độ chính xác cao hơn nhiều.

Nhưng phát minh hồi đồng trục vĩ đại này chỉ thực sự trở nên nổi tiếng và được công nhận trên toàn thế giới vào năm 1999 khi hãng Omega đưa vào sản xuất trong đồng hồ của mình sau khi họ là công ty duy nhất mua bản quyền năm 1993. Đến năm 2008, hãng Omega lại nâng cấp độ chính xác cho bộ máy sử dụng hồi Co-Axial của mình thêm lần nữa bằng cách sử dụng dây tóc Silicon có khả năng chống từ.

2014 là năm đánh dấu công nghệ chống từ của các máy Omega được hoàn thiện và đánh dấu cho sự kiện này chính là việc hãng Omega ký thỏa thuận  với tổ chức METAS ký thỏa thuận với Omega để đưa ra quy trình kiểm nghiệm và chứng nhận mới cho đồng hồ đeo tay để chúng có khả năng phục vụ tốt hơn cho người dùng toàn diện từ độ chính xác cho đến sức mạnh.

Tổng cộng quy trình kiểm nghiệm của METAS có 8 bài kiểm tra. Từ đó, khái niệm Master Chronometer nghĩa là máy đo thời gian có độ chính xác bậc thầy ra đời để thống nhất và thay thế cho hai khái niệm Master Co-Axial Chronometer và Co-Axial Chronometer trở thành dấu hiệu nói lên độ chính xác được chính thức xác nhận (bởi một cơ quan ngoài Omega) trên mặt số đồng hồ Omega mà không gây nhầm lẫn.

Kể từ năm 2015, dấu hiệu Master Chronometer sẽ dần thay thế cho hai dấu hiệu cũ và được Omega cam kết rằng sẽ sẽ có mặt trên tất cả đồng hồ cơ của hãng vào năm 2020. Điều này đồng nghĩa với việc vào năm 2020 thì toàn bộ đồng hồ Omega cơ sẽ được trang bị bộ máy Co-Axial. Và Globemaste chính là dòng đồng hồ đầu tiên của Omega có dấu hiệu Master Chronometer trên mặt số

Có thể xem Master Chronometer là một tiêu chuẩn bổ sung cho Chronometer vì song song với quy trình kiểm nghiệm đồng hồ của METAS thì riêng máy đồng hồ cũng được kiểm tra bằng các quy trình kiểm nghiệm độ chính xác của COSC.

Hành trình để trở thành một Master Chronometer của đồng hồ Omega

Theo như cam kết, kể từ đây đến năm 2020 thì tất cả đồng hồ Omega phải được trang bị bộ máy Co-Axial. Và để trở thành đồng hồ Omega Master Chronometer ngoài việc trang bị máy Co-Axial thì chúng phải trải qua hai quy trình kiểm tra từ hai tổ chức bên ngoài Omega đó là COSC và METAS.

1. Kiểm tra độ chính xác của máy bởi COSC

Như đã nói trên, trước khi đi vào quy trình kiểm tra của METAS thì máy đồng hồ Omega được đưa đến COSC (Contrôle Officiel Suisse des Chronomètres/Official Swiss Chronometer Testing Institute/Viện kiểm tra Chronometer Thụy Sĩ chính thức), là một tổ chức phi lợi nhuận của Thụy Sĩ chuyên kiểm tra máy đo thời gian do Thụy Sĩ sản xuất thành lập năm 1951.

Trong đó, bộ máy sẽ được đặt ở năm vị trí (mặt úp, mặt ngửa, mặt đứng, núm úp, núm ngửa), ở ba nhiệt độ khác nhau, mỗi vị trí và nhiệt độ kiểm tra trong 24 tiếng, tổng cộng thời gian kiểm tra là 15 ngày. Dựa vào các số đo, bảy tiêu chí sẽ được xem xét, nhìn chung, đồng hồ đạt chuẩn Chronometer sẽ có sai số không quá -4/+6 giây mỗi ngày.

2. Kiểm tra độ chính xác của đồng hồ bởi METAS

Những bộ máy được COSC cấp giấy chứng nhận Chronometer sẽ được đưa đến phòng thí nghiệm METAS (Federal Institute of Metrology/ Viện Liên bang Thụy Sĩ về Đo lường) đặt ngay bên trong trụ sở chính của Omega tại Bienne. METAS là tổ chức chính phủ chịu trách nhiệm về tất cả mọi thứ liên quan đến đo lường của các nước vùng Alpine trong đó có Thụy Sĩ.

8 Quy trình kiểm tra của METAS gồm:

Bí Quyết “Chạy” Cực Chính Xác Của Đồng Hồ Omega: Master Chronometer 3

1. Kiểm tra hoạt động của bộ máy được COSC chứng nhận ở từ trường 15000 gauss (1.5 Tesla)

Kiểm nghiệm này kiểm tra hoạt động của máy đồng hồ bằng cách đặt nó vào hai vị trí khác nhau lần lượt ở từ trường 15.000 gauss trong thời gian 30 giây và đo lường bằng microphone ngay khi diễn tra kiểm tra.

2. Kiểm tra hoạt động của đồng hồ ở từ trường 15000 gauss

Sau kiểm nghiệm 1, máy sẽ được đưa đi đóng vỏ hoàn chỉnh sau đó đưa vào từ trường mạnh 15000 gauss. Đồng hồ sẽ được đo lường hoạt động ngay khi tiếp xúc với từ trường bằng microphone.

3. Kiểm tra độ chính xác hằng ngày sau khi tiếp xúc từ trường 15000 Gauss

Trong bài kiểm tra này, đồng hồ phải chịu một từ trường mạnh 15000 gauss để kiểm tra độ chính xác khi sử dụng thực tế (thường xuyên tiếp xúc với các thiết bị điện tử). Sau khi ngắt tiếp xúc từ trường sau 24 giờ, đồng hồ sẽ được đưa đi xác định độ chính xác, 24 giờ tiếp theo sẽ đo lần thứ 2 và tính toán sai số giữa 2 ngày.

4. Đánh giá độ chính xác hằng ngày

Kiểm nghiệm này được thực hiện trong bốn ngày. Trong những ngày này, đồng hồ được đặt trong từ trường 15000 gauss ở sáu vị trí và nhiệt độ khác nhau (23 độ C và 33 độ C) luân phiên. Sai số được ghi lại mỗi ngày và tính toán kết quả trung bình hằng ngày.

Bí Quyết “Chạy” Cực Chính Xác Của Đồng Hồ Omega: Master Chronometer 4

Kiểm tra độ chính xác bằng cách so sánh độ lệch kim giữa các hình ảnh được ghi nhận trong quá trình kiểm tra

5. Kiểm tra thời gian trữ cót

Thời gian trữ cót thực tế của đồng hồ sau khi lên đầy cót sẽ được đo và so sánh với thông số kỹ thuật để đảm bảo rằng nó sẽ luôn hoạt động trong thời gian đúng với con số được công bố.

6. Kiểm tra giá trị chênh lệch tối đa giữa hai sai số lớn nhất trong các vị trí

Trong kiểm nghiệm này, đồng hồ được đặt trong sáu vị trí khác nhau, mỗi vị trí 30 giây và ghi lại sai số của nó trong mỗi vị trí để tìm ra giá trị chênh lệch tối đa giữa hai sai số lớn nhất (giá trị giữa chạy chậm nhất và chạy nhanh nhất). Điều này đảm bảo hiệu suất của một chiếc đồng hồ không gặp trở ngại khi người đeo làm bất cứ việc gì cho dù đó là ngồi ở bàn làm việc hoặc tích cực chơi thể thao.

7. Kiểm tra độ chính xác khi đồng hồ đạt 100% năng lượng và 30% năng lượng

Trong bài kiểm tra này, trước tiên đồng hồ được đặt ở sáu vị trí khác nhau và độ chính xác của nó được ghi lại ở mức năng lượng 100% cho mỗi vị trí. Tiếp theo, quá trình này được lặp lại khi mức năng lượng của đồng hồ ở 33%.
Kết quả trung bình của sáu vị trí trong cả hai mức năng lượng sẽ cho biết khả năng hoạt động của đồng hồ. Ý nghĩa của bài kiểm nghiệm này là đảm bảo đồng hồ vẫn có độ chính xác tốt cả khi chúng không có nhiều năng lượng.

8 Kiểm tra chịu nước

Kiểm nghiệm này làm ngâm đồng hồ dưới nước dần dần tăng áp suất lên mức độ chống nước công bố trên từng mẫu. Điều này đảm bảo rằng mỗi đồng hồ được kiểm tra đúng đắn rằng chúng có thể chịu được nước theo thông số kỹ thuật.


Kiểm tra chịu nước cho đồng hồ Omega Master Chronometer bởi METAS

Để được gọi là đồng hồ Omega Master Chronometer thì đồng hồ phải vượt qua tất cả bài kiểm tra và đạt được sai số nằm trong khoảng 0/+5 giây mỗi ngày (không chậm giây nào và chỉ được chạy nhanh không quá 5 giây mỗi ngày).

Vậy Omega Master Chronometer có ý nghĩa gì với người dùng?

Theo như các cam kết của Omega, Globemaster sẽ là dòng đồng hồ đầu tiên có dấu hiệu Master Chronometer trên mặt số, tiếp theo đó là De Ville Hour Vision, Seamaster PloProf. Đến khoảng năm 2020, hầu hết các đồng hồ Omega có máy Co-Axial và có giấy chứng nhận Master Chronometer.

Thẻ chứng nhận chiếc đồng hồ là một Master Chronometer và tra cứu các kết quả kiểm tra của chúng

Mỗi đồng hồ Omega Master Chronometer đều đi kèm một thẻ bảo hành chứa một mã số duy nhất mà bạn có thể sử dụng để tra cứu kết quả kiểm nghiệm của mẫu đồng hồ đó online.

Tiêu chuẩn Master Chronometer của Omega cho biết đồng hồ của họ không chỉ chính xác, chống từ trường và chịu nước mà còn đảm bảo rằng những điều này được kiểm tra bởi các tổ chức độc lập với hãng nên kết quả đáng tin cậy và được công bố rõ ràng minh bạch.

Chia sẻ này có hữu ích cho bạn?
Hữu ích
Không hữu ích

THẢO LUẬN

Chưa có thảo luận nào.

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *