Cơ chế chống sốc Parashock trong bộ máy Miyota của Citizen

bia-co-che-chong-soc-trong-bo-may-miyota-cua-citizen

Cơ chế Parashock là thuật ngữ khá phổ biến với những chiếc đồng hồ Nhật Bản, được tích hợp sẵn trong bộ máy do Citizen sản xuất, có mặt trong nhiều chiếc đồng hồ thuộc Citizen, Seiko, Orient và Bulova. Vậy Parashock là gì? Thông tin và cơ chế này ra sao?

MỤC LỤC

› Parashock là gì? Cấu trúc của Parashock

1. Parashock là gì?

2. Cấu trúc của Parashock?

› Cơ chế hoạt động và nhiệm vụ của Parashock

1. Cơ chế

2. Nhiệm vụ

› Lịch sử ra đời cơ chế chống sốc Parashock và cuộc thí nghiệm do Citizen tiến hành

Parashock là gì? Cấu trúc của Parashock

1. Parashock là gì?

Chiếc Citizen Tsuyosa có cơ chế Parashock đặc trưng nhà Citizen - hình 1

Citizen là thương hiệu nghiên cứu và ứng dụng Parashock – Citizen Tsuyosa NJ0154

Parashock là cơ chế độc quyền do Citizen nghiên cứu, phát triển để hạn chế tác động của va chạm, chấn động cho bộ máy đồng hồ. 

Cơ chế này được tích hợp sẵn trong bộ máy để bảo vệ các chi tiết máy, đặc biệt là bánh xe cân bằng để đảm bảo bộ máy luôn hoạt động tốt khi bất ngờ bị va chạm hay rơi từ trên cao. Citizen thông tin rằng có thể giúp kim giây không bao giờ bị trượt ngay cả khi đồng hồ bị va đập với Parashock.

Cơ chế chống sốc do Citizen phát minh, sử dụng rộng rãi trên những bộ máy của mình, trong đó có bộ máy của Miyota (công ty con của Citizen). Miyota, một trong những nhà máy sản xuất cỗ máy đồng hồ có quy mô lớn nhất thế giới, chuyên cung cấp máy đồng hồ cho các bên như HMT, Xeric, Invicta, Boldr, Bulova, Bernhardt, Casio, Corgeut, Timex…

Vì thế mà chất lượng bộ máy Miyota cũng phải đáp ứng nhiều tiêu chí, trong đó là cơ chế chống sốc. Miyota giới thiệu trên trang chính thức Parashock là niềm tự hào khi có khả năng chống sốc tuyệt vời, độ bền cao, khả năng giữ dầu tốt, dễ tháo lắp, bảo dưỡng,…

Ngoài ra thì cơ chế này cũng được đồn đoán là ra đời để cạnh tranh với Diashock của Seiko nổi đình đám thời điểm đó. 

Tìm hiểu thêm về nhà máy các bộ máy Miyota:

Cơ chế Parashock xuất hiện trên hầu hết máy Miyota - hình 2

Bộ phận Parashock có phần chân kính màu tím trên Miyota 9039  

2. Cấu trúc của Parashock?

Bản vẽ và mô tả cách hoạt động của Parashock - hình 3

Bản vẽ cấu trúc Parashock do Miyota công bố

Parashock là bộ phận gắn nối với trục cân bằng (balance staff), có cấu trúc bao gồm các bộ phận:

  • Chân kính chống sốc (Shock Jewel): Sản xuất bằng vật liệu ruby hoặc ruby tổng hợp (synthetic ruby), giúp giữ thăng bằng trục cân bằng không bị nghiêng và bảo vệ trục khỏi hư hỏng khi bị tác động.  Chân kính này đặt trên đỉnh của trục cân bằng theo phương thẳng đứng.
  • Lò xo (Spring): Lò xo thường làm từ vật liệu như thép không gỉ, có tính linh hoạt, co giãn tốt. Lò xo này nằm dưới chân kính theo phương ngang, vai trò chính là hấp thụ cũng như làm giảm áp lực tác động. 
  • Chốt lò xo (Spring Retainer): Để giữ lò xo hoạt động tốt, đảm bảo tính linh hoạt thì chốt giữ lò xo có thể tích hợp thêm để phát huy cơ chế này.
  • Khung giữ (Bridge): Đóng vai trò như cầu nối, khung này là bộ phận có trách nhiệm giữ  các bộ phận ở vị trí chính xác, tạo sự chắc chắn và ổn định cho toàn bộ hệ thống này.

Cơ chế chống sốc này là cơ chế độc quyền mà Citizen nghiên cứu và đưa vào đồng hồ để gia tăng khả năng bảo vệ khỏi va đập và chấn động.

Cơ chế hoạt động và nhiệm vụ của Parashock

1. Cơ chế

Cơ chế hoạt động chủ yếu dựa trên cấu trúc với các bước hoạt động mang tính linh hoạt, cơ bản thì cơ chế này bao gồm các giai đoạn như sau: 

  • Hấp thụ tác động bằng chân kính: Khi tiếp nhận một lực tác động bên ngoài như va đập hay rơi từ trên cao, chân kính bị tác động sẽ di chuyển theo phương thẳng đứng, đồng thời nén lò xò phía dưới lại. Quá trình này sẽ hấp thụ lực tác động vào trong cơ chế chống sốc.
  • Phân phối áp lực bằng lò xo: Giai đoạn này lo xo đóng vai trò phân tán áp lực ra khắp các phần của cơ chế bằng chuyển động co giãn để ngăn và giảm thiểu tối đa ngoại lực tác động trực tiếp vào bộ phận cần bảo vệ (thường là các bộ phận nhạy cảm trong đồng hồ như bánh xe cân bằng…).

2. Nhiệm vụ

Phần chống sốc này giữ vai trò như một tấm chắn ngoại lực cho các chi tiết, hoạt động của máy đồng hồ. Hiểu nôm na sau khi tiếp nhận một lực bất ngờ từ bên ngoài thì nhiệm vụ của bộ phận chống sốc là hấp thụ, phân phối, chuyển hóa ngoại lực sao cho nó ít hoặc không tác động đến bộ phận cần bảo vệ, giảm va chạm gây hư hỏng hay ảnh hưởng đến hoạt động của bộ máy. 

Ngoài ra việc tích hợp Parashock vào bộ chuyển động với các chi tiết được đặt để chặt chẽ và kỹ thuật chế tạo được tính toán kỹ càng giúp giảm ma sát khi bộ máy chuyển động bằng khả năng giữ dầu. Nhờ tác động này mà bộ máy cơ hoạt động trơn tru, tháo lắp và bảo trì dễ dàng hơn.

Lịch sử ra đời cơ chế chống sốc Parashock và cuộc thí nghiệm do Citizen tiến hành

Thí nghiệm Parashock giúp Citizen khẳng định vị thế trong chế tác đồng hồ  - hình 4

Hình ảnh một buổi thí nghiệm Parashock năm 1956 ở Osaka

Chiếc đồng hồ Parashock lần đầu tiên ra mắt vào năm 1956, khi Seiko đang dần chiếm ưu thế trong bí quyết bảo vệ đồng hồ thông qua Diashock. Đây cũng là chiếc đồng hồ đeo tay đầu tiên ở Nhật Bản có khả năng chống sốc. Để chứng minh vị thế và khả năng của mình, Citizen đã tiến hành nhiều cuộc thí nghiệm công khai với quy mô toàn quốc bằng cách thả chiếc đồng hồ có Parashock từ độ cao 30m từ trực thăng tại 11 tỉnh thành trong nước.

Chiếc Citizen Parashock đầu tiên được thí nghiệm tại nhiều nơi ở Nhật Bản - hình 5

Parashock Citizen – Chiếc đồng hồ đeo tay chống sốc đầu tiên Nhật Bản

Sự ra đời Parashock trên đồng hồ được xem là một thành tựu đáng tự hào và cột mốc lịch sử của Citizen. Cơ chế này giúp bảo vệ bộ máy đồng hồ khỏi va chạm, giữ bộ máy bền bỉ, hoạt động trơn tru và kéo dài tuổi thọ đồng hồ. Cơ chế này phủ sóng toàn cầu vì có trong các bộ máy Miyota nhiều thương hiệu yêu thích.

Thuật ngữ bộ máy:

Chia sẻ này có hữu ích cho bạn?
Hữu ích
Không hữu ích

THẢO LUẬN

Chưa có thảo luận nào.

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *