Đồng hồ Citizen Automatic Sapphire kính chống trầy, góp 0%
Tìm kiếm nhiều:
Đồng hồ CitizenCitizen AutomaticCitizen Automatic dây daCitizen dây daCitizen dây kim loạiCitizen Open HeartCitizen 6 kimCitizen Chronographđồng hồ Citizen Moonphaseđồng hồ Citizen Sapphiređồng hồ siêu mỏng Citizenđồng hồ Citizen kim xanhđồng hồ Citizen dạ quangđồng hồ Citizen mặt đỏCitizen Limited EditionCitizen QuartzCitizen Eco DriveĐồng hồ AutomaticĐồng hồ mặt kính Sapphire
Bộ lọc
Đồng hồ Citizen tuy có giá bình dân, nhưng chúng được trau chuốt khi sử dụng chất liệu, bộ máy đắt tiền và bền bỉ. Citizen Automatic Sapphire là ví dụ điển hình với thời gian trữ cót gấp 2 thông thường, mặt kính có khả năng chống trầy,… Khiến đây là bộ sưu tập được giới điệu mộ yêu thích.
Tìm hiểu kính chống trầy trên Citizen Automatic Sapphire
Kính sapphire (tiếng Latin là Sapphirus) là loại kính rất đặc biệt với khả năng chống ăn mòn, chống trầy xước và rất khó phá vỡ. Được tạo thành từ bột nhôm oxit (Al2O3) trải qua quá trình Verneul để tạo thành các khối Sapphire.
Tương tự, độ cứng của kính sapphire ở thang mức 9 trên thang đo Mohs chỉ xếp sau kim cương.
Đồng hồ thường sử dụng kính Sapphire nguyên khối. Đây là loại kính tốt nhất trong các loại kính sapphire. Chúng có khả năng chống trầy cực tốt và được trang bị trên những dòng đồng hồ chính hãng cao cấp.
Chúng có độ trong suốt cao giúp người đeo dễ dàng quan sát thời gian
Cỗ máy trên đồng hồ Citizen Automatic Sapphire có gì đặc biệt?
1. Máy In-House do Miyota tự lắp ráp thủ công tại Nhật
Máy in-house nghĩa là “trong nhà” (nội bộ), cách gọi chung cho máy được vận hành và sản xuất do chính thương hiệu đó. Với Miyota các bộ chuyển động cơ học được thiết kế với độ chính xác và bền bỉ cao.
Trong đó, nổi tiếng nhất là dòng Caliber 8200 – loại máy cơ phổ biến thường được các thương hiệu đồng hồ nổi tiếng ưa chuộng tin dùng như Daniel Wellington, Fossil,…
Để đạt được thành tựu trên, Miyota phải xây dựng quy trình lắp ráp dây chuyền tự động cùng nhiều công nghệ tiên tiến xử lý linh kiện chính xác. Những năm gần đây, họ dùng máy tính chuyên dụng để phân tích, kiểm tra sản phẩm lỗi hay hư hỏng.
Ngoài ra, các công nhân sẽ kiểm tra các bộ phận qua kính hiển vi khi đang lắp ráp lại với nhau, đảm bảo độ chính xác cao nhất.
Nhân viên đang gia công tại nhà máy Miyota
2. Nhiều công nghệ cũ và có bổ sung thêm 3 công nghệ mới đáng chú ý
Hacking Winding: Là hoạt động lên dây cót cho đồng hồ cơ. Chúng được chia làm 2 loại: lên cót bằng tay (lên dây bằng núm vặn) và tự động lên cót (phụ thuộc vào chuyển động cổ tay người đeo).
Hacking Stop: (Còn gọi là Hack) có tác dụng ngăn cản hoạt động của kim giây mỗi khi ta rút núm chỉnh (chốt) để điều chỉnh thời gian. Điều này giúp ta có thể đối chiếu với thiết bị khác và thiết lập thời gian đúng đến từ giây.
Parashock: Là cơ chế chống sốc giúp sản phẩm không sai lệch thời gian bởi những va đập. Khi chịu tác động, chân kính và lò xo xoắn – Khôi phục trục cân bằng về vị trí trung tâm của nó một cách nhanh chóng, lắc theo chiều dọc và ngang để hấp thụ mọi cú sốc.
Công nghệ chống sốc sẽ giảm thiểu tình trạng sai số của đồng hồ cơ khi có va chạm mạnh hay rơi
3. Những đặc trưng khi nhắc về máy Miyota trên Citizen
So với các nhà sản xuất khác, đồng hồ sử dụng máy Miyota đặc trưng bởi tỷ lệ giá/hiệu suất tuyệt vời, ngay cả khi tính đến thuế giá trị gia tăng (VAT). Bộ máy này cung cấp các giải pháp thay thế tiết kiệm chi phí mà không ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu suất.
Mỗi năm Miyota sản xuất khoảng 12 triệu bộ máy và giá máy cơ khoảng $50 (1.200.000 VNĐ), sai số nằm trong khoảng -20/+40 mỗi ngày.
Một tính năng đặc biệt của Miyota là sử dụng chân kính chất lượng cao, giúp giảm thiểu ma sát và tăng tuổi thọ của bộ máy.
Cách sử dụng đồng hồ Citizen Automatic Sapphire
Để đảm bảo Citizen Automatic Sapphire của bạn hoạt động tốt và bền bỉ, bạn nên lưu ý một số điều sau:
Tránh va đập và trầy xước:
Citizen Automatic Sapphire được làm từ những vật liệu cao cấp, nhưng vẫn có thể bị hư hỏng nếu bị va đập mạnh hoặc trầy xước. Nếu bị va đập mạnh hoặc trầy xước, bạn nên mang đồng hồ đến trung tâm bảo hành Citizen để được sửa chữa.
Tránh hóa chất:
Tránh để tiếp xúc với hóa chất như xà phòng, nước hoa, mỹ phẩm,… vì có thể làm hỏng lớp vỏ và dây đeo.
Bảo quản đồng hồ ở nơi khô ráo và thoáng mát:
Không nên để ở nơi có nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp. Nhiệt độ lý tưởng để bảo quản là từ 10°C đến 40°C.
Tránh để tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời trong thời gian dài.
Khi không sử dụng, hãy cất giữ trong hộp đựng chuyên dụng.
Vệ sinh đồng hồ định kỳ:
Nên vệ sinh Citizen Automatic Sapphire ít nhất mỗi tháng một lần.
Để vệ sinh, bạn có thể dùng khăn mềm và ẩm để lau nhẹ vỏ và dây đeo.
Không nên sử dụng hóa chất hoặc dung môi để vệ sinh vì có thể làm hỏng lớp vỏ và mặt .
Lên dây cót cho đồng hồ thường xuyên:
Nếu bạn không đeo thường xuyên, hãy lên dây cót ít nhất mỗi tuần một lần.
Để lên dây cót, hãy xoay núm chỉnh theo chiều kim cho đến khi bạn cảm thấy có lực cản. Không nên vặn quá mức vì có thể làm hỏng.
Bảo dưỡng đồng hồ định kỳ:
Nên bảo dưỡng Citizen Automatic Sapphire tại trung tâm bảo hành Citizen ít nhất mỗi 2 năm một lần.
Việc bảo dưỡng sẽ giúp đảm bảo đồng hồ hoạt động chính xác và bền bỉ.
Các dòng đồng hồ cơ Citizen Sapphire nổi tiếng nhất hiện nay
Hãng nổi tiếng với 2 bộ sưu tập với thiết kế độc đáo cuốn hút người xem và chất liệu bền bỉ
1. Citizen Tsuyosa
Citizen Tsuyosa nổi bật với mặt số hình thùng vô cùng đặc biệt và độc đáo. Kiểu dáng này thường xuất hiện trên thị trường với các thương hiệu nổi tiếng như: Rolex Oyster Pertupetual, Tissot Prx hay Audemars Piguet.
Mặt số tối giản với cọc số dài hình chữ nhật vuông đầy mạnh mẽ, bộ kim có kiểu dáng gọn như bút chì. Chúng đều được phủ thêm lớp dạ quang, hỗ trợ người dùng dễ dàng quan sát trong điều kiện thiếu sáng.
Kính lúp Cyclops tích hợp ở ô cửa sổ lịch ngày giúp người dùng dễ dàng quản lý thời gian. Thiết kế nổi bật bởi đây là loại kính đặc trưng cho các phiên bản Rolex Datejust nổi tiếng.
Bộ sưu tập sử dụng bộ máy Calibre 8210 mang cơ chế lên cót tự động, dự trữ đến 40 giờ. Khả năng chống nước 5ATM đảm bảo bộ máy vẫn an toàn đeo đi rửa tay, trời mưa nhỏ,…
Kính Cyclops hỗ trợ qua sát thời gian rõ hơn, và thiết kế đồng hồ hình thùng tạo nên vẻ ngoài ấn tượng thu hút người nhìn
2. Citizen C7
Bộ sưu tập Citizen C7 ấn tượng bởi mặt số đồng hồ sáng bóng thu hút người nhìn, sở hữu nhiều màu sắc đầy nam tính như đen, xanh rêu, xanh,… Cùng công nghệ tráng men mượt mà không tì vết, chứa hai đường kẻ giao nhau tại đồng tâm, đồng hồ, màu trắng bổi bật chia mặt số làm 4 phần bằng nhau.
Kim chỉ dạng Alpha được vuốt nhọn mang đến phong cách mạnh mẽ hài hòa với cọc số hình chữ nhật nổi khối.
Ô lịch thứ hình thất bát giác lạ mắt, ngụ vị trí 12h dễ dàng quan sát, chuyển sang màu đỏ khi đến Chủ Nhật. Tất cả nhìn qua mặt kính Mineral Crystal cong chống vỡ tốt.
Mặt số xanh nổi bật kết hợp cùng bộ vỏ sáng bóng màu bạc tạo nên vẻ ngoài sang trọng, nam tính
Tư vấn mua đồng hồ Citizen Automatic kính Sapphire theo phong thủy
Phong thủy mang lại nhiều tài lộc, may mắn, sức khỏe… cho người đeo có niềm tin vào tâm linh. Vì thế sở hữu mẫu với màu sắc phù hợp là điều khá quan trọng, sau đây là bảng màu:
Giải đáp thắc mắc thường gặp về đồng hồ Citizen Automatic Sapphire
Khi mua đồng hồ Citizen Automatic Sapphire khách hành đặt nhiều câu hỏi. Hải Triều sẽ giải đáp những thắc mắc thường gặp nhất qua các câu dưới đây:
1. Đồng hồ kính Sapphire Citizen giá bao nhiêu?
Giá bán đồng hồ Citizen Sapphire dao động từ 9.000.000 – 17.000.000 VNĐ.
2. Mua đồng hồ Citizen Automatic Sapphire ở đâu?
Hải Triều là đại lý bán lẻ đồng hồ Citizen chính hãng đã được xác thực. Chúng tôi mang đến đa dạng sản phẩm từ thương hiệu Nhật Bản, đặc biệt là dòng Automatic Sapphire chính hãng, bao gồm Citizen Automatic, Citizen Sapphire,…
Khi mua đồng hồ Citizen chính hãng ở Hải Triều, khách hàng sẽ nhận được những cam kết về chất lượng và chính sách bảo hành vượt trội như sau:
- Cam kết hàng chính hãng 100%, đền gấp 10 nếu phát hiện hàng giả
- Thời gian bảo hành lên đến 5 năm (1 năm về máy và pin theo chính sách quốc tế của Citizen + 4 năm về máy tăng thêm của Hải Triều)
- Miễn phí thay pin máy quartz trọn đời
- Hỗ trợ trả góp 0% lãi suất
- Miễn phí vận chuyển
- Miễn phí COD.
Lịch sử thương hiệu Citizen và những tính năng nổi bật
Citizen trong từ lúc khởi đầu cho đến nay đã tạo nhiều tiếng vang trên toàn thế giới với những công nghệ nổi bật thu hút giới mộ điệu săn đón từng phiên bản.
1. Lịch sử
Giai đoạn 1: Sự khởi đầu
Năm 1924: Viện nghiên cứu đồng hồ Shokosha đã sản xuất chiếc đồng hồ bỏ túi đầu tiên và thị trưởng Tokyo Shimpei Goto đặt tên cho nó là “Citizen. Với mong muốn người dân đều có thể sở hữu sản phẩm này.
Năm 1930: Thương hiệu Citizen Watch Co.,Ltd thành lập dưới sự quản lý của Chủ tịch Yozaburo Nakajima.
Năm 1931: Đồng hồ đeo tay đầu tiên của thương hiệu ra mắt.
Phiên bản đồng hồ bỏ túi đầu tiên của Citizen
Giai đoạn 2: Những phát minh và thành công đầu tiên
Năm 1936: Nhà máy Tanashi được thành lập để sản xuất sản phẩm với số lượng lớn nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường.
Năm 1956: Mẫu đầu tiên trong nước có công nghệ “Parashock”, với thử nghiệm thả vật cách mặt đất 30m nhưng không hư hỏng khi va chạm.
Năm 1958: Sản xuất đồng hồ có tính năng báo thức.
Năm 1959: Ra mắt Parawater – mẫu chống nước hoàn toàn và là ý tưởng phát triển đồng hồ lặn.
Năm 1993: Đồng hồ điều khiển bằng sóng vô tuyến đầu tiên trên thế giới với sai số chỉ 2 nano giây/ngày.
Thử nghiệm độ chống sốc của công nghệ Parashock qua buổi tha rơi đồng hồ từ trực thăng cách mặt đất 30m
Giai đoạn 3: Tiên phong dẫn đầu công nghệ
Năm 1976: Citizen giới thiệu công nghệ Eco-Drive sử dụng năng lượng mặt trời hoặc nguồn sáng nhân tạo. Giúp thương hiệu tiên phong trong sứ mệnh bảo vệ môi trường.
Năm 1978: Chế tạo máy Quartz mỏng chỉ 1mm và sai số chỉ +-10s/tháng.
Năm 1982: Sản xuất mẫu đầu tiên có khả năng chống nước đến 1300m.
Năm 1989: Ra mắt Citizen Promaster có thể đo áp suất và độ cao đầu tiên trên thế giới.
Năm 1993: Citizen giới thiệu chiếc đồng hồ chấm công nguyên tử đa băng tần đầu tiên trên thế giới với sai số chỉ khoảng 2 nano giây/ngày.
Giai đoạn 4: Cải tiến và phát triển không ngừng
Năm 2003: Sản phẩm điều khiển bằng sóng vô tuyến tích hợp anten với vỏ kim loại đầu tiên trên thế giới.
Năm 2005: Phát minh chất liệu Super Titanium cứng, nhẹ hơn loại thông thường
Năm 2006: Citizen Radio Analog Full Metal Eco-drive được công nhận là chiếc đồng hồ mỏng nhất thế giới.
Năm 2016: Sau nhiều năm tái cơ cấu bằng cách sáp nhập, hợp nhất, mua lại,… tập đoàn đổi tên thành Citizen Watch Co., Ltd. với các thương hiệu con nổi tiếng.
Các thành viên trong tập đoàn Citizen
2. Công nghệ nổi bật
GPS sóng vệ tinh: Công nghệ này phủ sóng ở 38 múi giờ trên toàn thế giới, chúng thu thập dữ liệu vị trí và tín hiệu thời gian từ các vệ tinh GPS quay quanh trái đất. Với độ cao 20.000 km mục đích tự động sửa ngày và giờ trên phụ kiện của bạn.
Để đồng bộ hóa đồng hồ, tất cả những gì bạn cần làm là đi ra ngoài nơi không có tòa nhà hoặc cây cối cản trở tín hiệu vệ tinh, hướng mặt sản phẩm về phía bầu trời và thực hiện thao tác thủ công. Bạn chỉ mất 3 giây nhận tính hiệu này.
Thu sóng vô tuyến: Tính năng này có khả năng thu sóng vô tuyến từ 5 trạm radio trên toàn thế giới nhờ vào ăng-ten thu nhỏ. Chúng có thể bắt được sóng cách xa trạm phát 1500km – 2000km, cụ thể là:
40kHz – Núi Otakadoya , gần Fukushima (Nhật Bản).
60kHz – Máy phát Haganeyama tại Núi Hagane (Nhật Bản).
68kHz – BPC tại Shangqiu (Trung Quốc).
60kHz – WWVB tại Fort Collins (Hoa Kỳ).
5kHz – DCF77 77 tại Mainflingen (Đức).
Thông thường chúng sẽ nhận sóng vào 2:AM và 4:AM mỗi ngày. Tính năng này sẽ mất 13 phút để nhận sóng và hiệu chỉnh. Lưu ý thực hiện quá trình thu nhận không gián đoạn, không nên di chuyển đồng hồ trong thời gian này.
Sóng vô tuyến hỗ trợ đồng hồ điều chỉnh thời gian phù hợp với trạm phát mà bạn đến
Bộ máy Eco-Drive: là dòng sản phẩm sử dụng bộ máy năng lượng mặt trời với khả năng chuyển đổi bất kỳ loại ánh sáng nào như: đèn huỳnh quang, đèn bàn,… thành năng lượng vận hành bộ máy. Phần dư được chúng lưu trữ vào pin.
Khi sạc đầy, Eco-Drive có thể chạy trong nhiều tháng ngay cả trong bóng tối, nếu đặt chế độ tiết kiệm pin, sản phẩm có thể hoạt động đến 7 năm.
Phiên bản Eco-Drive đầu tiên với 4 tấm pin năng lượng mặt trời trên mặt số
Tiết kiệm năng lượng: Đồng hồ sẽ tạm dừng hoạt động khi tấm pin mặt trời không tiếp xúc ánh sáng trong một khoảng thời gian nhất định, để tiết kiệm năng lượng cho bộ máy.
Trong khi đó, cỗ máy bên trong vẫn tiếp tục hoạt động để đảm bảo thời gian chính xác. Ngay khi phụ kiện tiếp xúc ánh sáng và tạo ra điện năng, bộ kim sẽ lập tức di chuyển đến vị trí giờ giấc hiện hành, kết thúc trạng thái tiết kiệm năng lượng.
Chỉ báo cường độ ánh sáng (Light-Level Indicator): Citizen là công ty đầu tiên trên thế giới đưa Chỉ báo cường độ ánh sáng (Light-Level Indicator) vào đồng hồ thạch anh analog. Chức năng này cho phép người đeo xác định cường độ ánh sáng chiếu vào mặt số và điện năng được tạo ra.