Đền Ông Hoàng Mười ở đâu, cầu gì, 5 lưu ý khi đến đền

Đền Ông Hoàng Mười Hà Tĩnh, Nghệ An được biết đến là một trong số những điểm tham quan du lịch tâm linh nổi tiếng. Nơi đây thu hút đông đảo khách du lịch thập phương về dâng hương, cầu bình an, phong thủy, may mắn.

MỤC LỤC

› Giải đáp tất tần tật về đền lăng mộ Ông Hoàng Mười

1. Đền Ông Hoàng Mười ở đâu? Nghệ An hay Hà Tĩnh?

2. Thờ ai?

3. Sự tích đền Ông Hoàng Mười

› Đi đền ông Hoàng Mười cầu gì?

1. Đến đền Ông cầu công danh, sự nghiệp

2. Đến đền Ông cầu tài lộc

3. Đến đền Ông cầu sức khỏe, hạnh phúc, gia đạo bình an

› 5 lưu ý khi đi đền thờ Ông Hoàng Mười

1. Sắm lễ

2. Bài khấn

3. Thời điểm đi

4. Di chuyển

5. Chấp hành đúng quy định chung

› Tổng kết

Giải đáp tất tần tật về đền lăng mộ Ông Hoàng Mười

Người dân vẫn luôn truyền tai nhau về ngôi đền linh thiêng này, cũng như ca ngợi công lao của ông Mười trong các cuộc đấu tranh. Vậy điểm tham quan, lễ bái đền Ông Hoàng Mười ở Nghệ An hay Hà Tĩnh? Tại sao có 2 đền Ông Hoàng Mười?

Tin tức liên quan

1. Đền Ông Hoàng Mười ở đâu? Nghệ An hay Hà Tĩnh?

Đền Ông nằm xa làng mạc nơi người dân sinh sống, xung quanh bao bọc bởi cây cối tươi xanh. Non nước hữu tình, tạo nên bức tranh phong cảnh thôn quê yên bình, mộc mạc. Đền thờ Ông Hoàng Mười ở đâu, tỉnh nào, thờ ai?

1.1 Đền Ông Hoàng Mười Nghệ An

Đền Ông Hoàng Mười Nghệ An nằm ở bên bờ sông Lam của làng Xuân Am thuộc địa phận xã Hưng Thịnh, Hưng Nguyên, Nghệ An. Người dân tại đây còn gọi đền Ông với tên gọi thân thương khác như đền Mỏ Hạc. Bởi lẽ nhìn từ không trung xuống khung cảnh đền Ông mang hình dạng đầu Hạc. 

Ngôi đền Ông Hoàng Mười Nghệ An được xây dựng vào năm 1964 dưới thời Lê Trung Hưng. Trải dài theo dòng chảy của thời gian, giờ đây ngôi đền đã trở thành trung tâm văn hóa tín ngưỡng nổi tiếng khắp khu vực Bắc Trung Bộ. 

Đền Ông Hoàng Mười Nghệ An địa điểm di tích lịch sử văn hóa tâm linh - Ảnh 1

Đền Ông Hoàng Mười Nghệ An địa điểm di tích lịch sử văn hóa tâm linh

1.2 Đền Ông Hoàng Mười Hà Tĩnh

Đền Ông còn có địa điểm khác ở xã Xuân Hồng, Nghi Xuân, Hà Tĩnh. Đền Ông Hoàng Mười Hà Tĩnh được gọi với tên dân dã là đền Chợ Củi, gắn liền với truyền thuyết về vị tướng tài ba Lê Khôi. Hai ngôi đền mộ Ông Hoàng Mười Nghệ An và Hà Tĩnh chỉ cách nhau một dòng sông Lam trong xanh.

Đền Ông Hoàng Mười Hà Tĩnh hay còn được gọi với tên thân quen là đền Chợ Củi - Ảnh 2

Hình ảnh đền Ông Hoàng Mười Hà Tĩnh hay còn được gọi với tên thân quen là đền Chợ Củi

1.3 Tại sao có 2 đền ông Hoàng Mười?

Nhiều người thắc mắc không hiểu tại sao có 2 đền Ông Hoàng Mười, một đền ông Hoàng Mười Hà Tĩnh và một đền ông Hoàng Mười Nghệ An. Sổ sách và người dân nơi đây giải thích rằng do khi xưa thuyền của ông Quan Mười bị sóng dữ nhấn chìm trên dòng sông Lam.

Mà ở phía bên này sông là Nghệ An và phía bên kia sông là Hà Tĩnh nên người dân ở cả hai bên sông đã cùng lập nên đền thờ. Đền Ông Hoàng Mười Hà Tĩnh chủ yếu là thờ vọng của Ông, còn đền Ông Hoàng Mười Nghệ An mới là đền thờ chính. 

Cả hai ngôi đền tọa lạc địa hình đắc địa hội tụ đầy đủ yếu tố sông nước hữu tình. Phía đối diện đền Ông là dòng sông Lam êm dịu, uốn quanh bờ như một tấm dải lụa xanh mát giữa ngày hè oi bức. Phía sau là ngọn núi cao trùng điệp bao la. Phóng tầm nhìn ở hướng xa xa ngôi đền chúng ta có thể bắt gặp những cánh đồng ruộng lúa bao la bát ngát. 

Tại sao có 2 đền ông Hoàng Mười? - Ảnh 3

2. Đền thờ ai?

Ắt hẳn khi nghe qua tên đền lăng mộ Ông Hoàng Mười trong tâm trí mỗi người chúng ta cũng đã biết đến đền thờ vị thần nào. Ngôi đền này thờ Quan Hoàng Mười, Đức Thánh linh thiêng trong hệ thống tín ngưỡng thờ Mẫu của dân tộc Việt Nam từ xa xưa. 

Tuy nhiên, nơi đây còn thờ một số vị Phúc Thần như: Song Đồng Ngọc Nữ, tam tòa Thánh Mẫu,… Công trình văn hóa lịch sử tâm linh sở hữu nhiều kiến trúc văn hóa có giá trị, hình thức thờ cúng trang nghiêm, truyền thống. 

Ngôi đền thờ cúng Ông Quan Hoàng Mười và các vị Phúc Thần - Ảnh 4

Đền lăng mộ Ông Hoàng Mười ở đâu, thờ ai? Ngôi đền thờ cúng Ông Quan Hoàng Mười và các vị Phúc Thần 

Bên trong đền bao gồm: thượng điện, trung điện, tòa hạ điện, lầu cô, lầu cậu, tam quan, ngũ hổ…. Tại đền Ông còn lưu giữ nhiều tài liệu, hiện vật có giá trị tâm linh cao quý như hệ thống tượng pháp, sắc đạo… Họa tiết chạm khổ đền công phu, chi tiết hội tụ đầy đủ bộ tứ “Long, Lân, Quy, Phụng”. Phản ánh nét đẹp tài hoa của những con người nghệ nhân nơi đây.

3. Sự tích đền Ông Hoàng Mười

Qua lời kể nhân gian của người xưa Ông Hoàng Mười là thần tiên trên trời, con trai thứ 10 của Bát Hải Động Đình. Vì thấy nhân gian con dân sống cực khổ, cuộc đời vất vả cơ cực, nên Ông đã quyết định hạ trần để giúp đỡ dân làng.

YouTube video

Tìm hiểu sự tích về đền ông Hoàng Mười

3.1 Sự tích đền Ông Hoàng Mười Nghệ An

Có rất nhiều câu chuyện kể về hiện thân cuộc đời Ông ở trần gian. Nhưng dị bản được người dân xứ Nghệ kể về Quan Hoàng Mười phổ biến nhất đó chính là chân thân Nguyễn Xí. Một trong những vị tướng tài ba dân tộc, văn võ song toàn, công thần khai quốc thời Hậu Lê. 

Ông có nhiều đóng góp to lớn trong việc giúp vua Lê Thái Tổ đánh đuổi giặc Minh, xóa bóng quân thù. Sau khi đất nước thái bình, quốc thái dân an, Quan Hoàng Mười được Vua giao cho việc trấn giữ, cai quản vùng đất Nghệ An ngày nay. 

Giới thiệu lịch sử đền lăng Ông Hoàng Mười Nghệ An - Ảnh 5

3.2 Sự tích đền Ông Hoàng Mười Hà Tĩnh

Còn đối với người dân Hà Tĩnh, Ông Hoàng Mười là hiện thân của vị tướng tài ba Lê Khôi, cháu của Lê Lợi. Người lập nhiều chiến công vang dội trong việc đánh đuổi giặc Minh xâm lược nước nhà. Ông đã giữ nhiều chức quan quan trọng 3 đời của triều đại nhà Lê. 

Vào một ngày nọ, khi Ngài đang du truyền qua núi Hồng Lĩnh, thì xuất hiện một đợt gió to nổi lên. Phong ba bão táp cuồng phong kéo đến làm cho con thuyền bị lật, nhấn chìm tất cả người và đồ vật xuống dòng sông Lam. Trong lúc mọi người chuẩn bị thủ tục tiến hành tang lễ thì trời quang mây tạnh, thi thể ông nổi lên mặt nước với sắc dáng hồng hào.

Lúc bấy giờ thiên binh thiên tướng xuất hiện trên bầu trời thoắt ẩn thoắt hiện trong đám mây ngũ sắc kết thành xích mã. Họ xuống rước ông về Thiên Đình, để tưởng nhớ Ông người dân ở Hà Tĩnh, Nghệ An đã lập đền thờ. Tôn Ông Hoàng Mười lên làm “Đức thánh minh”, mong Ông phù hộ cho, mưa thuận gió hòa, nhà nhà no ấm.

Các nhà nghiên cứu lịch sử văn hóa dân gian cho rằng. Ông Hoàng Mười là hình tượng “thần thành hóa” của người dân về nhân vật có thật trong đời sống. Mặc dù mỗi vùng miền sẽ có nhiều câu chuyện tích xưa về đền Ông khác nhau. Nhưng chung quy lại cả hai người đều là người anh hùng trượng nghĩa, hết lòng vì nước vì dân.

Giải thích sự tích tại sao có 2 đền ông Hoàng Mười Hà Tĩnh và Nghệ An - Ảnh 6

Đi đền ông Hoàng Mười cầu gì?

Đền Ông Hoàng Mười Hà Tĩnh, Nghệ An được biết đến là ngôi đền cổ lâu đời, rất linh thiêng. Thu hút đông đảo khách thập phương đến dâng hương, vậy đi đền ông Hoàng Mười cầu gì? 

1. Đến đền Ông cầu công danh, sự nghiệp

Truyền thuyết kể lại rằng, Ông Hoàng Mười là vị đại tướng quân tài ba, văn ôn võ luyện uyên bác, có nhiều chiến công hiển hách. Người có công lớn trong việc phù trợ Vua đánh đuổi giặc Minh, thống nhất nước nhà. 

Nắm giữ chức vụ, quyền uy to lớn, lập nhiều chiến công, con người nhân hậu phúc đức. Vì thế nên người dân xem Ông Hoàng Mười là vị thần may mắn trong con đường công danh sự nghiệp. 

Những ai đang trong giai đoạn xây dựng phát triển sự nghiệp, học hành, thi cử, hay đầu tư kinh doanh lớn,… Họ thường mua lễ đến dâng hương, cầu mong cho mọi việc suôn sẻ, thăng tiến, làm đâu thắng đó. Xin Ông phù trợ con đường quan lộ hanh thông, có quyền lực lớn, giữ nhiều vị trí chủ chốt, người đời kính nể.

Người dân đến đền Ông cầu cho công danh sự nghiệp phát triển - Ảnh 7

Người dân đến đền lăng mộ ông Hoàng Mười cầu cho công danh sự nghiệp phát triển

2. Đến đền Ông cầu tài lộc

Nhân gian truyền tai nhau rằng khi Ông Hoàng Mười cùng thiên binh thiên tướng về trời đã để lại rất nhiều của cải. Ban phát tất cả cho người dân đói khát, lam lũ, lầm than, giúp họ có cuộc sống ổn định hơn.

Sau khi được người dân lập đền thờ cúng, Ông cũng thường xuyên hiển linh ban phát tài lộc cho dân chúng. Có người còn kể rằng trong lúc ngủ được Ông báo mộng, chỉ cách làm ăn. Chỉ dẫn đường đi nước bước, của cải ăn nên làm ra, gia tài bát ngát.

Đền Ông Mười là ngôi đền mà bất kỳ ai đang làm nghề kinh doanh buôn bán nên đến đây xin tài lộc một lần. Chắp tay thành tâm cầu nguyện, khấn vái mong Ông phù trợ cho công việc buôn bán thuận lợi. Cửa hàng đông khách ghé thăm, mua may bán đắt, thu nhiều lợi nhuận.

Đền lăng Ông Hoàng Mười Hà Tĩnh, Nghệ An là nơi gửi gắm niềm tin của con dân - Ảnh 8

3. Đến đền Ông cầu sức khỏe, hạnh phúc, gia đạo bình an

Khi còn sống ở trần gian, Ông luôn chăm lo cho đời sống con dân. Trong lúc cai quản vùng đất này thì vào một ngày nọ tự dưng xuất hiện trận cuồng phong lớn làm sập đổ hết nhà cửa. Ông lập tức hạ lệnh cho quân lính lên rừng đốn gỗ về xây nhà cho dân, mở kho cứu tế phân phát lương thực. Vị quan hết lòng vì cuộc sống bình an của con dân.

Do đó, nhiều người đến đây với ước nguyện giản đơn là cầu mong cho bản thân và gia đình có sức khỏe, bình an. Gia đạo thuận hòa, trong ấm ngoài êm, chuyện dữ hóa lành, luôn yêu thương nhau.

Đền lăng mộ Ông Hoàng Mười cầu sức khỏe, bình an, gia đạo hạnh phúc - Ảnh 9

Đền lăng mộ Ông Hoàng Mười cầu sức khỏe, bình an, gia đạo hạnh phúc, sum vầy

5 lưu ý khi đi đền thờ Ông Hoàng Mười

Sự nhiệm mầu và linh thiêng của Ông Hoàng Mười vang xa, “cầu được ước thấy”. Chính vì lẽ đó, nên đền thờ Ông thu hút hàng trăm khách du lịch thập phương đến dâng hương. Sau đây, là 5 lưu ý quan trọng khi đi đền thờ Ông du khách cần nắm rõ:

1. Sắm lễ

Du khách khi đến đền lăng Ông Hoàng Mười có thể chuẩn bị mâm lễ vật đơn giản. Gồm có hương hoa, giò, thịt, hoa quả tươi, xôi oản, tiền công đức tùy tâm hoan hỷ. Những ai nếu có điều kiện, tài chính dư dả có thể chuẩn bị mâm lễ vật đầy đủ như:

  • Trầu cau, rượu (1 chai), nước lọc (1 chai).
  • Bánh chưng.
  • Hoa tươi dâng lên Ông.
  • Gà trống nguyên con, chân giò luộc, heo quay.
  • Mâm xôi trắng, xôi gấc.
  • Đèn nhang hương thơm.
  • Tiền chẵn (tùy tấm lòng hoan hỷ mỗi người).
  • Mâm tiền quan, sớ điệp.
  • Mâm vàng quang màu vàng 5 dây.
Chuẩn bị sắm lễ đi đền lăng mộ Ông Hoàng Mười bao gồm những gì? - Ảnh 10

Ngoài việc dâng lễ lên Ông Hoàng Mười, du khách khi đến đây thường sẽ chuẩn bị thêm mâm lễ dâng lên quan ngũ hổ. Cụ thể:

  • 1 dây vàng trắng.
  • 1 chai rượu.
  • Giấy tờ tiền vàng.
  • Đèn nhang thơm.
  • Tiền công đức (tùy tấm lòng hoan hỷ).
  • 1 dĩa muối.
  • 1 dĩa gạo.
  • 5 quả trứng rửa sạch.
  • 1 bó hoa tươi (hoa sen, hoa hồng, hoa cúc vàng).
Du khách cũng nên chuẩn bị lễ vật dâng lên các bàn thờ khác trong đền Ông - Ảnh 11

Du khách khi đến đền lăng mộ Ông Hoàng Mười cũng nên chuẩn bị, sửa soạn lễ vật dâng lên các vị quan thần ngũ hổ

2. Bài khấn

Đến đền Ông viếng lễ nhưng không biết khấn vái sao cho chính xác thì bạn có thể tham khảo lời khấn sau:

Niệm Nam Mô A Di Đà Phật 3 lần trước khi bắt đầu khấn vái

Con xin cúi đầu lạy chín phương trời, mười phương đất, chư phật mười phương.

Con xin cúi đầu lạy toàn thể chư Phật, chư Tiên, chư Thánh.

Con xin cúi đầu lạy Ông Hoàng Mười tối linh.

Con họ tên là: (Nêu tên tuổi đầy đủ bản thân), hiện đang ngụ tại (địa chỉ sinh sống hiện tại). Hôm nay là ngày (nêu rõ ngày âm và ngày dương), nay con về đền Ông có chút cơi trầu, bát nước thanh bông, hương hoa, trái cây, trà quả, gà luộc,… Con xin dâng lên Ông Hoàng Mười, chư tiên, chư thánh, cảm tạ công đức các Ngài. 

Hôm nay con đến đây với tất cả tấm lòng thành kính. Xin các ngài phù hộ độ trì cho gia đình chúng con các việc (nêu rõ việc cầu nguyện cụ thể ra). Con xin cảm tạ ơn đức của Ông Quan Hoàng Mười linh thiêng cùng các chư Phật, chư Tiên, chư Thánh.

Cuối cùng, niệm 3 lần Nam Mô A Di Đà Phật trước khi kết thúc bài khấn.

Hướng dẫn bài, bài văn khấn đền Ông Hoàng Mười Hà Tĩnh, Nghệ An chi tiết - Ảnh 12

3. Thời điểm đi

Đền Ông Hoàng Mười có mở cửa không? Đền Ông mở cửa vào tất cả các ngày trong năm từ thứ 2 đến Chủ nhật, kể cả các ngày Lễ, Tết. Khách du lịch thập phương và người dân có thể đến đền bất kỳ thời điểm nào trong năm. 

Nhưng theo kinh nghiệm đi lễ của nhiều người dân tại đây, đền Ông sẽ hiển linh nhất vào hai ngày lễ lớn là. Ngày giỗ Ông vào ngày 10/10 (ÂL) và ngày Lễ hội rước sắc vào ngày 14/3 (ÂL). Ngoài ra, vào ngày mùng 1 (ÂL) hay ngày rằm hàng tháng cũng có rất nhiều người đến chiêm bái lễ Ông.

  • Lịch trình diễn ra Lễ hội Rước Sắc sẽ kéo dài 3 ngày 14/3, 15/3 và 16/3 (ÂL). Trong suốt ba ngày diễn ra lễ hội, khách tham quan sẽ được chiêm ngưỡng nhiều hoạt động văn hóa truyền thống. Như rước sắc, lễ Yết Cáo, lễ dâng hương, lễ tưởng niệm, tạ ơn, hát Chầu Văn, đánh cờ Người, chọi gà,… 
  • Ngày 10/10 (ÂL) Giỗ Ông sẽ diễn ra lễ dâng hương, rước sắc, tạ ơn,… Người dân thường đến thắp hương và cúng tế cho vị thần linh. Đồng thời tham gia các hoạt động văn hóa truyền thống như hát Chầu Văn.
Đền Ông cũng nơi diễn ra đại Lễ cầu siêu cho các anh hùng liệt sỹ - Ảnh 13

Nơi diễn ra đại Lễ cầu siêu cho các anh hùng liệt sỹ

Người có căn mới được hầu đồng đền lăng mộ Ông Hoàng Mười - Ảnh 14

Người có căn mới được hầu đồng đền lăng mộ Ông Hoàng Mười 

Lễ hội đền Ông Hoàng Mười diễn ra vô cùng náo nhiệt, trang nghiêm - Ảnh 15

Lễ hội đền Ông diễn ra vô cùng náo nhiệt, trang nghiêm

4. Di chuyển

Đối với du khách di chuyển bằng phương tiện cá nhân đến đền lăng mộ Ông Hoàng Mười. Có thể tham khảo hướng dẫn đường đi sau đây:

  • Đường đi đền mộ Ông Hoàng Mười Nghệ An. Từ trung tâm thành phố Vinh, bạn đi theo hướng Đông Nam trên đường Quốc lộ 46 khoảng 20km. Khi đến ngã tư cầu Vĩnh Tân, rẽ trái đi tiếp theo đường QL46A. Tiếp tục đi thêm khoảng 4km, đến ngã ba, rẽ trái vào đường tỉnh 532 và đi thêm 5km nữa. Đến ngã tư, rẽ phải vào đường tỉnh lộ 529. Đi thẳng khoảng 6 km là đến nơi.
  • Đường đi đền mộ Ông Hoàng Mười Hà Tĩnh. Xuất phát từ đền Ông ở Nghệ An bạn hãy chạy qua cầu Bến Thủy 2. Sau đó, quẹo phải sang QL1A đi dọc theo bờ sông Lam, và đi thẳng thêm 7km là đến nơi. 

Cách di chuyển trên chỉ mang tính chất tham khảo, bạn nên sử dụng ứng dụng Google Maps. Hoặc hỏi người dân địa phương nơi đây để tìm đường đi đến đền Ông chính xác hơn. Những ai ở khu vực lân cận có thể bắt xe khách Hà Nội đi nhằm tiết kiệm thời gian. 

Hướng dẫn đường đi đến lăng mộ Ông Hoàng Mười - Ảnh 16

5. Chấp hành đúng quy định chung

Đền Ông Hoàng Mười Hà Tĩnh, Nghệ An là ngôi đền nổi tiếng linh thiêng, chính vì thế khi đến đây cầu nguyện hành lễ. Bạn nên chấp hành một số quy định chung, tránh phạm phải sai lầm cấm kỵ. 

  • Trang phục lịch sự, khiêm tốn, không được mặc áo quần quá ngắn hay quá hở và bó sát vào cơ thể.
  • Mang giày dép có đế bằng hoặc cao không quá 5cm.
  • Giữ tâm luôn trong sáng, thanh tịnh, không tham thâm sân si, ích kỷ.
  • Điện thoại chuyển sang chế độ rung.
  • Đi vào bằng cửa quan bên phải và đi ra bằng cửa không bên trái.
  • Khi vào khuôn viên đền, không nói chuyện to, văng tục, không hút thuốc, không chạm vào tượng thần.
  • Chuẩn bị đầy đủ lễ vật như hoa, nến, hương, trầu, rượu… Có khu vực riêng để sắm sửa mâm lễ, sau khi soạn xong dọn dẹp vệ sinh sạch sẽ.
  • Đỗ xe ở nơi quy định và không được đỗ trước cổng đền gây cản trở cho người đi lễ.

Việc đi lễ vào ngày Giỗ hay ngày Hội rước sắc rất đông người. Do đó, bạn cần phải bảo quản tài sản cá nhân thật kỹ, tránh tình trạng bị móc túi, cướp giật.

Kinh nghiệm đi đền lăng mộ Ông Hoàng Mười người dâng hương phải biết - Ảnh 17

Tổng kết

Trên đây, bài viết đã chia sẻ đến bạn đọc toàn bộ thông tin về địa điểm linh thiêng đền Ông Hoàng Mười Hà Tĩnh, Nghệ An. Mến chúc bạn có chuyến đi lễ Ông thuận lợi, suôn sẻ.

Có thể bạn quan tâm:

Chia sẻ này có hữu ích cho bạn?
Hữu ích
Không hữu ích

THẢO LUẬN

Chưa có thảo luận nào.

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *