
Theo từ điển y học cổ truyền phương Đông ghi lại, cây thù lù là dược liệu dân gian có nhiều công dụng tốt đối với sức khỏe con người. Vậy cây thù lù trị bệnh gì? Có thể dùng trực tiếp hay phải trải qua chế biến? Có thể trồng tại nhà được không? Mời quý độc giả theo chân Đồng Hồ Hải Triều để giải mã những thắc mắc trên nhé!
Cây thù lù là cây gì?
Thù lù là loài thực vật mọc hoang dại tại nhiều vùng miền Việt Nam. Cây thuộc họ nhà cà, thân thảo và có nhiều tên gọi khác nhau chẳng hạn như cây tầm bóp, bùm bụp, lồng đèn, thù lù cạnh, bôm bốp,… Thân cây cao dao động từ 50 – 90 cm và có nhiều chiếc lá màu xanh, hình bầu dục mọc so le, nối với nhau bằng một cuống dài.
Mặt khác, nhiều nhà khoa học khi phân tích cây tầm bóp đã phát hiện ra loài thực vật này chứa nhiều hoạt chất tốt cho sức khỏe. Trong đó, có thể kể đến như carbohydrate, protein, chất xơ, vitamin A, vitamin C,… cùng nhiều khoáng chất khác.
Những điều bạn cần biết về cây tầm bóp
Tin tức liên quan:
- Mật ong rừng nguyên chất giá bao nhiêu, cách phân biệt, tác dụng
- Quả la hán có tác dụng gì, uống hàng ngày có tốt không, cách nấu
- Cây rau mương trị bệnh gì, có tác dụng gì, uống nhiều tốt không?
Cây thù lù trị bệnh gì?
Công dụng cây thù lù là một trong những đề tài không chỉ được nhiều gia đình quan tâm mà còn đón nhận sự chú ý nồng nhiệt của giới y học. Vậy trên thực tế, cây thù lù có tác dụng gì, trị được những căn bệnh ra sao? Cùng theo chân Hải Triều khám phá tất tần tật tác dụng của cây tầm bóp nhé!
1. Ngừa bệnh tim, đột quỵ
Như Hải Triều đã đề cập ở trên, bên trong cây tầm bóp chứa nhiều loại vitamin, đặc biệt là vitamin C. Nhờ vào hoạt chất này, bạn không chỉ hạn chế được các tế bào gốc tự do phá hủy kinh mạch mà còn có thể giảm lượng cholesterol đáng kể trong máu.
Từ đó, phòng ngừa các căn bệnh liên quan đến tim mạch cũng như biến chứng nguy hiểm như đột quỵ, xơ vữa động mạch, tăng huyết áp,…
Cách sử dụng cây thù lù để phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm liên quan đến tim mạch
2. Ngừa đau nhức mô cơ thể
Ngoài tác dụng phòng ngừa bệnh tim, biến chứng đột quỵ, hoạt chất vitamin C trong cây bùm bụp còn giúp làm giảm đau cũng như tổn thương tế bào mô cơ sau khi vận động mạnh. Do đó, nếu bạn vừa đi tập thể dục mà cảm thấy đau nhức vùng cơ thì nên dùng loại dược liệu này để ngăn ngừa tổn thương mô cơ.
Có thể sử dụng cây thù lù ngâm rượu để phòng ngừa đau nhức mô cơ thể không?
3. Hỗ trợ điều trị bệnh ung thư
Theo Báo Lao Động Việt Nam, cây tầm bóp còn có công dụng trị bệnh ung thư. Đây là một trong những đặc tính quan trọng khiến nhiều người tôn sùng loại dược liệu này tựa thần dược. Những căn bệnh ung thư mà cây tầm bóp có thể hỗ trợ chữa trị là ung thư phổi, ung thư miệng, ung thư ruột kết và ung thư dạ dày.
Ngoài ra, trong quá trình chữa căn bệnh này, bạn nên nhờ bác sĩ điều trị tư vấn và hướng dẫn kỹ lưỡng để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Thực hư về cây thù lù trị bệnh ung thư
4. Điều trị tiểu đường
Cây tầm bóp là loại dược liệu chứa nhiều vitamin và khoáng chất thiết yếu. Điều này góp phần khiến loài thực vật này có tác dụng lớn trong việc hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường ở người. Không chỉ giúp gia tăng lượng insulin có trong máu mà còn sản xuất nhiều canxi photphat ngăn ngừa bệnh sỏi tiết niệu.
Vì thế, nếu bạn đang mắc bệnh tiểu đường thì đừng quên hỏi thăm bác sĩ có nên sử dụng bài thuốc về cây tầm bóp để hỗ trợ trị liệu, chóng khỏi bệnh nhanh hơn nhé!
Đôi nét về cây thù lù trị bệnh tiểu đường
5. Tăng cường miễn dịch
Có lẽ bạn đã biết, vitamin A lẫn vitamin C là những hoạt chất có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch. Mà trong cây tầm bóp lại chứa nhiều các loại vitamin này. Do đó, khi bạn sử dụng dược liệu cây tầm bóp, hệ miễn dịch của bạn sẽ được cải thiện đáng kể. Thậm chí, còn có thể giúp hình thành cũng như tăng cường số lượng tế bào bạch cầu trong cơ thể người.
Cây tầm bóp có tác dụng tăng cường hệ thống miễn dịch ở người
6. Sáng mắt
Một trong những công dụng đặc trưng của cây tầm bóp là giúp đôi mắt trở nên khỏe mạnh hơn. Bởi loài thực vật này sở hữu một lượng vitamin A rất lớn. Nhờ đó, khi sử dụng dược liệu, hoạt chất vitamin này không chỉ giúp đôi mắt thích nghi tốt với ánh sáng, bóng tối mà còn ngăn ngừa trạng thái khô, mỏi và phòng triệu chứng đục thủy tinh thể.

Quy trình đo mắt chuẩn quốc tế giúp đôi mắt sáng khỏe
7. Trị bệnh cảm lạnh, hạ sốt
Một điểm cộng về tác dụng của cây thù lù là có thể góp phần trị bệnh cảm lạnh, hạ sốt. Trên thực tế, các triệu chứng này là biểu hiện của hệ thống miễn dịch đang bị suy yếu. Do đó, bằng việc sử dụng nước thuốc từ cây tầm bóp, bạn sẽ có đủ lượng vitamin C thiết yếu để chóng khỏe mạnh trở lại.
Cây thù lù có ăn được không?
8. Chữa bệnh về gan
Cây thù lù có trị bệnh gan không là thắc mắc của nhiều người Việt. Theo Phòng khám YHCT Tâm Minh Đường, thảo dược thù lù có khả năng chữa được các căn bệnh liên quan đến gan chẳng hạn như viêm gan, xơ gan, ung thư gan,… Tuy nhiên, hiệu quả trị liệu này chỉ có tác dụng với những căn bệnh nhẹ, vừa khởi phát.
Ngược lại, với những trường hợp mắc bệnh gan nặng thì cần phải đến các cơ sở y tế để được khám và điều trị. Thảo dược này không thể thay thế được các loại thuốc đặc trị về gan.
Loại cây thù lù cái hay đực có thể chữa được bệnh liên quan về gan?
Hỏi xoáy – đáp xoay về thảo dược thù lù
Lá cây thù lù có ăn được không hay uống mỗi ngày có tốt không là những thắc mắc thường gặp khi đề cập đến thảo dược này. Mời các độc giả theo chân Đồng Hồ Hải Triều để tìm ra câu trả lời chính xác liên quan đến vị thuốc dân gian này nhé!
1. Cây thù lù nấu nước uống được không?
Theo kênh Đông y Việt Nam, cây tầm bóp có thể được giã nhuyễn rồi sắc thành nước thuốc để sử dụng. Hoặc bạn có thể nấu thảo dược này với các nguyên liệu khác để tạo thành những ly nước uống thơm ngon, bổ dưỡng.
Ngoài ra, căn cứ vào từng mục tiêu chữa bệnh khác nhau, bạn sẽ phải chế biến cây tầm bóp theo những cách riêng biệt để đạt được hiệu quả cao nhất.
Giải đáp về thắc mắc cây tầm bóp nấu nước uống được không. Giá cây thù lù hiện nay
2. Uống cây thù lù mỗi ngày có sao không?
Như Hải Triều đã đề cập trong bài viết, cây tầm bóp là một loại thảo dược hoang dại có chứa nhiều loại vitamin. Đặc biệt, khi sử dụng hàng ngày có thể cải thiện hệ miễn dịch, ngăn ngừa các bệnh liên quan đến tim mạch, đau nhức mô cơ,… Vì thế, bạn nên uống cây tầm bóp mỗi ngày để sức khỏe ngày càng tốt hơn.
Nên uống cây tầm bóp mỗi ngày để ngăn ngừa nhiều căn bệnh
3. Cây thù lù có độc không?
Dù là một thảo dược tốt cho sức khỏe con người nhưng bản thân cây tầm bóp đực có chứa độc tố. Vì thế, theo các chuyên gia tại bệnh viện Vinmec, bạn tuyệt đối không nên ăn sống quả xanh của loại thù lù đực.
Ngoài ra, khi sử dụng loài thực vật này, bạn nên bỏ phần quả xanh và nấu chín rau. Bởi trong quá trình nấu nướng, chế biến, độc tố của cây sẽ dần giảm bớt và sẽ không gây hại cho cơ thể người.
Cây thù lù đực có chứa độc tố nên cần cẩn thận khi sử dụng
4. Cây thù lù ăn được không?
Vì là một loại thảo dược có vị ngọt, tính mát nhưng hơi độc nên lá cây thù lù có ăn được không đã và đang là vấn đề mà nhiều người đặt ra. Theo bệnh viện đa khoa Vinmec, cây tầm bóp có thể ăn được. Tuy nhiên, cần phải trải qua thao tác nấu chín để ăn, tránh sử dụng trực tiếp.
Ngoài ra, quả cây tầm bóp đực chứa nhiều độc tố hơn bộ phận thân lá. Do đó, bạn sẽ cần loại bỏ phần quả và chỉ có thể lấy lá để xào rau, chế biến thành món ăn.
Thảo dược tầm bóp là loài thực vật mọc hoang dại nên chưa có cách trồng cây thù lù đúng quy chuẩn
5. Ai không nên sử dụng cây tầm bóp?
Dẫu là một loài thảo dược quý, có nhiều đặc tính tuyệt vời dành cho sức khỏe nhưng cây tầm bóp đực vẫn tồn tại chất độc và một số hoạt chất chưa xác định. Do đó, đối với trẻ nhỏ, các chị em phụ nữ đang có thai hoặc cho con bú thì tuyệt đối không nên sử dụng thảo dược này trong bữa ăn hoặc đồ uống thường ngày.
Trẻ nhỏ, phụ nữ đang mang thai và cho con bú thì không nên sử dụng cây tầm bóp
Cách sử dụng, chế biến cây thù lù đúng
Bất kỳ loại thảo dược nào đều cần phải biết cách chế biến và sử dụng thì mới có thể phát huy được hiệu quả tốt nhất. Sau đây, Hải Triều sẽ gửi đến bạn đọc một số bài thuốc hay trị bệnh bằng cây tầm bóp, được cập nhật từ nguồn Đông y Việt Nam nhé!
1. Bài thuốc trị cảm lạnh
Về phương thuốc để trị các triệu chứng cảm lạnh, bạn hãy tham khảo cách làm như sau:
▶ Nguyên liệu chuẩn bị: 20 – 40 gam cây tầm bóp khô
▶ Cách sử dụng: Sắc thảo dược tầm bóp với nước để tạo thành nước thuốc. Lưu ý, mỗi ngày chỉ sắc một thang và hãy chia thành phẩm nước thuốc thành 3 phần, sáng trưa tối sử dụng một phần. Ngoài ra, bệnh nhân cần kiên trì uống nước thuốc mỗi ngày thì bệnh tình sẽ thuyên giảm, khỏi dần.
Cách chế biến cây thù lù để tạo thành bài thuốc trị cảm lạnh
2. Bài thuốc trị ho có đờm
Triệu chứng ho được phân thành nhiều loại như ho khan, ho có đờm, ho khô cổ họng, ho tức ngực,… Trong đó, dược liệu tầm bóp có thể trị được chứng ho có đờm bằng bài thuốc dân gian đơn giản. Cùng khám phá nhé!
▶ Nguyên liệu: 50g cây tầm bóp tươi hay 15g tầm bóp khô (chọn 1 trong 2)
▶ Cách sử dụng thảo dược:
- Rửa sạch dược liệu và để ráo
- Thả dược liệu vào ấm thuốc và đun sôi với 500ml nước
- Chia thang thuốc này thành nhiều phần khác nhau để uống trong ngày
- Kiên trì sử dụng nước thuốc liên tục trong khoảng 3 – 5 ngày thì chứng ho có đờm sẽ thuyên giảm.
Bỏ túi bài thuốc trị bệnh ho có đờm bằng dược liệu tầm bóp
TOP các loài cây tốt sức khỏe bạn nên biết
Ngoài cây tầm bóp, nước ta còn có nhiều loại dược liệu mọc hoang dại tốt cho sức khỏe khác. Trong chuyên mục này, Hải Triều sẽ gửi đến các độc giả về một số loài cây thân thiện với sức khỏe con người nhé!
1. Cây xạ đen
Cây xạ đen là một trong những loại thảo dược quý hiếm, mọc tự nhiên tại các tỉnh miền Bắc nước ta. Loại dược liệu này có tác dụng ức chế khối u và làm hóa lỏng các tế bào ung thư. Bên cạnh đó, nó cũng có thể chống oxy hóa, điều trị về gan, ổn định huyết áp và nhiễm khuẩn ở người.
Tuy nhiên, dẫu cây xạ đen có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe con người nhưng dùng sai cách sẽ ảnh hưởng đến cơ thể của bạn. Do đó, bạn cần hỏi thăm ý kiến bác sĩ điều trị trước khi sử dụng để điều trị bất kỳ căn bệnh nào.
Đôi nét sơ lược về cây xạ đen
2. Lá vối
Sánh vai với cây tầm bóp, xạ đen, lá vối cũng là một loại thảo dược tự nhiên, có nhiều lợi ích cho sức khỏe con người. Một số căn bệnh có thể được điều trị khi sử dụng thảo dược này như bệnh gout, tiểu đường, ghẻ lở, đau bụng,… Ngoài ra, dược liệu này cũng là một nguyên liệu giúp giảm cân hiệu quả.
Lá vối là một loại thảo dược tốt cho sức khỏe mà bạn nên bỏ túi
3. Cây cỏ xước
Nhắc đến các loại thảo dược tốt cho sức khỏe thì không thể không nhắc đến cây cỏ xước. Không chỉ có tác dụng điều trị bệnh tiểu đường, xương khớp, thoát vị đĩa đệm, thảo dược cỏ xước còn có khả năng giúp chữa yếu sinh lý. Tuy nhiên, loại dược liệu này cũng tồn tại nhiều tác dụng phụ như buồn nôn, mẩn ngứa, tức ngực,…
Do đó, bạn cần thăm hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thảo dược này.
Cây cỏ xước là loài cây tốt cho sức khỏe con người
Lời kết
Thông tin bài viết về chủ đề tác dụng của cây thù lù đực cái chỉ mang tính chất tham khảo. Hy vọng rằng với các tư liệu được tổng hợp và biên soạn ở trên sẽ trở thành cẩm nang gối đầu giường cho các độc giả của Đồng Hồ Hải Triều. Chúc bạn ngày càng khỏe mạnh hơn và trở thành nhà thông thái về chăm sóc sức khỏe cho gia đình của mình!
Có thể bạn quan tâm:
- Cây xạ đen có tác dụng gì, mấy loại, trị bệnh gì, hình ảnh
- Lá vối tươi, lá vối khô có tác dụng gì, trị bệnh gì, tốt không?
- Tinh dầu thông đỏ có tác dụng gì, những ai không nên uống
Nguồn tham khảo:
- Website Đông y Việt Nam. Bài viết Cây thù lù. Link tham khảo: https://www.dongyvietnam.org/duoc-lieu/cay-thu-lu
- Website Bệnh viện đa khoa Vinmec. Bài viết công dụng của cây thù lù/ công dụng của cây thù lù đực. Link tham khảo:
- https://www.vinmec.com/vi/y-hoc-co-truyen/duoc-lieu/cong-dung-cua-cay-thu-lu/
- https://www.vinmec.com/vi/y-hoc-co-truyen/duoc-lieu/cong-dung-cua-cay-thu-lu-duc/
- Website Báo Lao Động Việt Nam. Bài viết Công dụng tuyệt vời của cây thù lù mọc dại ở Việt Nam. Link tham khảo: https://laodong.vn/suc-khoe/cong-dung-tuyet-voi-cua-cay-thu-lu-moc-dai-o-viet-nam-850047.ldo
Bài viết này có hữu ích cho Bạn không ?