Cỏ mần trầu có tác dụng gì, trị bệnh gì, uống nhiều tốt không?

Cỏ mần trầu là một loại cây thảo dược quen thuộc với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Trong chuyên mục sức khỏe đời sống lần này, cùng Đồng Hồ Hải Triều tìm hiểu về cỏ mần trầu có công dụng gì, chữa bệnh gì và tác dụng phụ của loại cây này như thế nào nhé!

 

MỤC LỤC

› Cây cỏ mần trầu có tác dụng gì?

1. Tác dụng với tóc

2. Tác dụng với da

› Cây cỏ mần trầu trị bệnh gì?

1. Chống tăng huyết áp

2. Kháng khuẩn

3. Bảo vệ chức năng thận

4. Giảm sốt, chống viêm

5. Điều trị rối loạn lipid máu, bảo vệ gan

› Cách sử dụng cỏ mần trầu chữa bệnh

› Một số lưu ý khi chế biến cỏ mần trầu

1. Liều lượng sử dụng

2. Đối tượng khuyến cáo

› Giải đáp một số câu hỏi liên quan

1. Cỏ mần trầu uống nhiều có tốt không?

2. Cỏ mần trầu chữa tiểu đường thật không?

3. Uống cỏ mần trầu lúc nào tốt nhất?

› Lời kết

 

Cây cỏ mần trầu có tác dụng gì?

Mần trầu còn có nhiều tên gọi khác như vườn trầu, màn trầu, thanh tâm thảo, ngưu cân thảo,… Là loại cây thuộc họ lúa và có tên khoa học là Eleusine indica. 

Mần trầu có chiều cao trung bình từ 20 – 40 cm, và có thể cao đạt đến 90 cm ở những cây trưởng thành. Lá mần trầu hình dải nhọn, mọc so le, hoa mọc thành cụm trên một cán gồm 5 – 7 bông. Quả thuôn dài, có 3 cạnh.

Cỏ mần trầu có tác dụng gì, trị bệnh gì, uống nhiều tốt không? - Ảnh 1

Cây cỏ mần trầu như thế nào? Hình ảnh cỏ mần trầu – một loại thảo dược được biết đến với nhiều công dụng đặc biệt

 

Ở nước ta, cây mần trầu mọc nhiều ở các vùng đồng bằng, trung du và các vùng núi cao. Tuy vậy, nhiều người vẫn chưa biết rõ về tác dụng của loại thảo dược này. Vậy cây cỏ mần trầu có tác dụng gì với tóc, với da?

 

Tin tức liên quan

 

1. Tác dụng với tóc

Chắc hẳn nhiều người sẽ bất ngờ bởi tác dụng của cỏ mần trầu đối với tóc. Người xưa có câu truyền miệng lại rằng: “Bồ kết sạch gàu, mần trầu tốt tóc”. Vậy dùng cỏ mần trầu gội đầu có tác dụng gì? Ngoài công dụng giảm rụng tóc, gội đầu thường xuyên bằng mần trầu còn giúp tóc bạn mọc nhanh hơn và làm giảm tóc bạc sớm.

Cỏ mần trầu có tác dụng gì, trị bệnh gì, uống nhiều tốt không? - Ảnh 2

Gội đầu bằng cỏ mần trầu có tác dụng gì? Dùng cỏ mần trầu trị rụng tóc, tóc bạc sớm là phương pháp dân gian được nhiều người sử dụng

 

Bạn cũng có thể tham khảo dùng mần trầu gội đầu theo công thức dưới đây để cây phát huy được công dụng tối đa:

Nguyên liệu chuẩn bị: 200gr lá mần trầu tươi và nước.

Thực hiện: 

  • Bước 1: Cắt bỏ rễ và đem rửa sạch lại với nước muối loãng.
  • Bước 2: Cho mần trầu vào nước và đun sôi từ 10-20 phút với lửa nhỏ. 
  • Bước 3: Chờ đến khi lượng nước cho vào rút đi nửa phần sau đó tắt bếp. Giữ lại phần nước đã đun, để nguội là bạn có thể sử dụng.

Cách dùng: Bạn có thể dùng nước mần trầu để gội đầu trực tiếp. Hoặc sau khi gội đầu với dầu gội xong, cho nước mần trầu lên tóc và massage nhẹ nhàng 5-10 phút rồi xả lại với nước sạch. 

Ngoài ra nếu không có thời gian, bạn cũng có thể sử dụng dầu gội cỏ mần trầu để thay thế cách làm thủ công trên.

Cỏ mần trầu có tác dụng gì, trị bệnh gì, uống nhiều tốt không? - Ảnh 3

Đây chính là vị cứu tinh cho những mái tóc hư tổn, chẻ ngọn của chị em

 

2. Tác dụng với da

Ngoài tác dụng chăm sóc tóc, loài thảo dược này còn có công dụng vô cùng hữu ích với da. Nhờ vào thành phần flavonoid có trong cây sẽ giúp bảo vệ làn da, tăng cường khả năng chống oxy hóa và chống viêm hiệu quả. Ngoài ra, palmitoyl – một hợp chất peptide làm kích thích quá trình tái tạo collagen, giúp tăng cường độ ẩm cho da thêm mịn màng.

Một số người còn dùng mần trầu để tắm cho trẻ em, vậy việc tắm bằng mần trầu có tác dụng gì? Đây là cách dân gian thường dùng để trị cho các em bé bị viêm, vàng da, nổi rôm sảy, mẩn ngứa.

Cỏ mần trầu có tác dụng gì, trị bệnh gì, uống nhiều tốt không? - Ảnh 4

Không thể phủ nhận những tác dụng của cỏ mần trầu đối với da. Uống nước từ mần trầu còn giúp da loại bỏ những đốm mụn hiệu quả

 

TRANG SỨC DW THANH LỊCH

Cây cỏ mần trầu trị bệnh gì?

Không chỉ dừng lại ở việc chăm sóc cơ thể, loài cây thảo dược này được nhiều người nhắc đến bởi khả năng trị “bách bệnh” của nó. Dựa vào các nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy, tác dụng trị bệnh của mần trầu nhiều đáng kể.

Mần trầu có tính mát, hơi đắng nhẹ, vị ngọt, được dùng trong Y học Cổ truyền lẫn Y học Hiện đại. Vậy cây cỏ mần trầu chữa bệnh gì?

 

1. Chống tăng huyết áp

Tăng huyết áp là căn bệnh phổ biến thường gặp, dễ gây nguy hiểm cho con người. Theo các nghiên cứu, thành phần cloroform và etanolic có trong cây cỏ có khả năng trong việc chống tăng huyết áp. Chính vì thế thường được áp dụng trong các bài thuốc Đông Y chữa tăng huyết áp hiệu quả.

Cỏ mần trầu có tác dụng gì, trị bệnh gì, uống nhiều tốt không? - Ảnh 5

Dùng cỏ mần trầu chữa cao huyết áp được người dân áp dụng lâu đời cho đến ngày nay

 

2. Kháng khuẩn

Với các loại virus như: Pseudomonas aeruginosa, Staphylococcus aureus, Salmonella choleraesuis, mần trầu sẽ có tác dụng kháng khuẩn từ mức độ thấp đến trung bình.

 

3. Bảo vệ chức năng thận

Đối với khả năng bảo vệ thận được thể hiện rõ qua nghiên cứu trên nhóm chuột được tiêm L – NAME. Qua đó thấy được nhóm được điều trị bởi dịch mần trầu (liều 200mg/ kg) đem lại hiệu quả tương đương so với nhóm điều trị bằng Losartan (liều 12.5mg/ kg) trong việc kiểm soát các chỉ số: Creatinine, Urea, ion Na+ và K+.

Cỏ mần trầu có tác dụng gì, trị bệnh gì, uống nhiều tốt không? - Ảnh 6

Uống nước cỏ mần trầu chữa bệnh thận vô cùng hiệu quả

 

4. Giảm sốt, chống viêm

Theo các nghiên cứu được thí nghiệm trên chuột của các nhà khoa học cho thấy, cơ chế làm giảm sốt là nhờ vào dịch tiết của mần trầu. Từ đó làm ức chế biểu hiện cyclooxygenase-2 và quá trình tổng hợp PGE2. Bên cạnh đó, hoạt chất C-glycosylflavones có trong cỏ còn có tác dụng kháng viêm đối với nhóm chuột mắc cúm và viêm phổi.

Cỏ mần trầu có tác dụng gì, trị bệnh gì, uống nhiều tốt không? - Ảnh 7

Làm trà từ lá cỏ mần trầu giúp làm giảm tình trạng sốt ít người biết đến

 

5. Điều trị rối loạn lipid máu, bảo vệ gan

Nghiên cứu được thực hiện trên nhóm chuột được gây béo phì cho thấy nhóm được điều trị bằng cao chiết cây mần trầu trong dung môi hexan có tác dụng làm giảm nồng độ cholesterol toàn phần, LDL và nồng độ HDL tăng.  Cùng với đó, các chỉ số men gan ALT và AST trong thí nghiệm này cũng được cải thiện.

 

Cách sử dụng cỏ mần trầu chữa bệnh

Theo Đông Y, có rất nhiều bài thuốc với cỏ vườn trầu được áp dụng để chữa bệnh. Ngoài việc dùng để sắc thuốc thì trà, ăn cỏ mần trầu cũng là lựa chọn thú vị. Cùng tham khảo các bài thuốc dưới đây để biết uống nước cỏ mần trầu có tác dụng gì nhé:

  • Chữa tăng huyết áp: 500gr mần trầu, rửa sạch, giã nát. Đổ vào một bát nước đun sôi để nguội, lọc lấy nước cốt như pha trà, thêm một ít đường và thưởng thức. Nên uống 2 lần vào mỗi buổi sáng, chiều.
  • Chữa viêm tinh hoàn: lấy 60gr cỏ mần trầu non cùng 10 cùi vải rồi sắc uống hằng ngày.
  • Chữa sốt cao: dùng 120gr mần trầu rửa sạch, sắc với 600ml nước ấm cho đến khi cạn còn 400ml. Thêm chút hạt muối biển, uống trong vòng 12 tiếng.
  • Chữa viêm gan, vàng da: lấy 60gr mần trầu cùng 30gr rễ tổ kén đực sắc uống hằng ngày.
  • Chữa sỏi tiết niệu: 40gr mần trầu, 20gr lá tre, bông mã, 8gr mộc thông, cam thảo, chi tử, cù mạch, 12gr hương phụ chế, 16gr sinh địa. Sắc với nước trong 15 phút, lọc lấy nước và chia thành 3 phần uống trong ngày.
  • Chữa nóng sốt, tiểu ít, mẩn đỏ: lấy 16gr mần trầu và 16gr cỏ tranh sắc lấy nước uống nhiều lần trong ngày.
  • Chữa băng huyết, an thai: 8gr rễ cỏ tranh, mần trầu, cây ké, cam thảo, rau má, 10 lá ngải cứu, sả tươi, 1 củ gừng tươi, quýt tươi. Sắc lấy nước cho cạn xuống còn khoảng 2 chén, dùng uống mỗi ngày.

Cỏ mần trầu có tác dụng gì, trị bệnh gì, uống nhiều tốt không? - Ảnh 8

Chỉ với 12 – 16gr cỏ mần trầu khô đun sôi uống hằng ngày giúp sức khỏe bạn cải thiện hơn

 

Một số lưu ý khi chế biến cỏ mần trầu

Tuy loài cây thảo dược này có thể được dùng làm thuốc đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng chưa có nghiên cứu nào được chứng minh cho nhiều người. Đa số công dụng “hoàn hảo” chủ yếu sử dụng ở những bài thuốc Đông Y hoặc truyền miệng.

Vì thế, chúng ta cũng nên cân nhắc một vài lưu ý dưới đây để tránh các tác dụng phụ của cỏ mần trầu ảnh hưởng đến sức khỏe:

 

1. Liều lượng sử dụng

Vì là cây cỏ mọc dại nên sẽ chứa rất nhiều bụi bẩn, chính vì thế bạn cần nên rửa thật sạch trước khi bắt đầu sử dụng. 

Mặc dù đem lại nhiều lợi ích và hỗ trợ chữa trị tốt các bệnh vặt nhưng bạn không nên sử dụng trong thời gian dài. Việc này dễ gây ảnh hưởng đến nội tạng ở bên trong.

 

2. Đối tượng khuyến cáo

Đối với những người đang có các bệnh lý nền, mạn tính cần phải có sự hướng dẫn của bác sĩ, thầy thuốc để sắc thuốc theo đúng liều lượng.

Ngoài ra, nên lưu ý khi dùng loại cỏ này cho những người có cơ địa nhạy cảm và trẻ nhỏ.

Cỏ mần trầu có tác dụng gì, trị bệnh gì, uống nhiều tốt không? - Ảnh 9

Tuân thủ theo đúng đơn thuốc và hướng dẫn của bác sĩ, thầy thuốc, không nên tự ý thay đổi đơn thuốc

 

TOP VÒNG TAY PHONG THỦY ĐÍNH ĐÁ DÀNH CHO NỮ

Giải đáp một số câu hỏi liên quan

Bên cạnh những thông tin được cung cấp ở trên, chắc hẳn nhiều bạn đọc sẽ hơi băn khoăn không biết nên sử dụng sao cho đúng. Liệu mần trầu uống có tác dụng gì? Hay cỏ mần trầu có ăn được không? 

YouTube video

 

Một số lưu ý về cỏ mần trầu

 

1. Cỏ mần trầu uống nhiều có tốt không?

Mần trầu được xem như một vị thuốc lành tính, nếu sử dụng lâu dài còn mang lại hiệu bất ngờ. Tuy nhiên, như đã đề cập đến ở trên, chúng ta nên thông qua kê đơn của bác sĩ và thầy thuốc để mang lại kết quả tốt nhất.

Một lưu ý nhỏ rằng, bạn không nên sử dụng thuốc Tây Y xen kẽ Đông Y, điều này dễ dẫn đến kết quả không mong muốn.

 

2. Cỏ mần trầu chữa tiểu đường thật không?

Loại thảo dược này có vị thanh mát, nhờ vậy giúp thải độc, mát gan. Đây cũng chính là bài thuốc chữa tiểu đường được nhiều người sử dụng.

 

3. Uống cỏ mần trầu lúc nào tốt nhất?

Việc kết hợp mần trầu trong trị bệnh còn tùy theo bài thuốc mà thầy thuốc kê đơn theo tình trạng của bệnh. Tuy nhiên thông thường bạn nên sử dụng vào 2 lần sáng và tối để đạt hiệu quả tốt nhất.

 

Lời kết

Trên đây là tổng hợp các thông tin về cây thâm tâm thảo (mần trầu) cũng như những tác dụng, các bài thuốc hữu ích của chính loài cây này mang lại. Hy vọng bạn đọc sẽ có thêm nhiều thông tin bổ ích thông qua bài viết.

 

Có thể bạn quan tâm

Nguồn

  • Website Vinmec: Link tham khảo https://www.vinmec.com/vi/y-hoc-co-truyen/duoc-lieu/co-man-trau-co-tac-dung-gi/
  • Website Hello Y Khoa: Link tham khảo https://helloykhoa.com/tac-dung-cua-co-man-trau-doi-voi-toc/
  • Website Viện Y dược Dân tộc: Link tham khảo https://vienyduocdantoc.org.vn/duoc-lieu/co-man-trau/
Chia sẻ này có hữu ích cho bạn?
Hữu ích
Không hữu ích

THẢO LUẬN

Chưa có thảo luận nào.

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *