Ý nghĩa các loại đèn trung thu truyền thống đẹp, hài hước

y nghia cac loai den trung thu truyen thong dep hai huoc

Các loại đèn Trung thu truyền thống là những món quà tinh thần mang đậm nét văn hóa Việt Nam, chứa đựng nhiều câu chuyện thú vị và ý nghĩa sâu sắc. Cùng tìm hiểu về những loại đèn huyền thoại của thế hệ 7x 8x ngày xưa trong dịp Tết Trung thu sắp tới này nhé.

MỤC LỤC

› Các loại đèn Trung thu hiện nay và ý nghĩa truyền thống

1. Lồng đèn giấy

2. Đèn ông sao

3. Đèn kéo quân

4. Lồng đèn cá chép

6. Lồng đèn điện

› Phong tục rước đèn ngày trung thu có ý nghĩa gì?

› Gợi ý các địa chỉ mua đèn trung thu hiện nay

1. Phố lồng đèn Lương Nhữ Hộc

2. Cửa hàng Đèn Lồng Thanh Trà

3. Lồng đèn Làng Phú Bình

› Lời kết

Các loại đèn Trung thu hiện nay và ý nghĩa truyền thống

Trung thu là một trong ngày lễ truyền thống của người Việt Nam, được tổ chức vào ngày rằm tháng Tám âm lịch. Trong dịp này, một trong những hoạt động không thể thiếu là rước đèn. Dưới đây là những loại đèn Trung thu và ý nghĩa của từng loại.

Tin tức liên quan:

1. Lồng đèn giấy

Chiếc đèn lồng giấy là một trong những món đồ chơi vui nhộn cho trẻ em vào mỗi dịp Tết Trung thu. Không những vậy, chúng còn mai ý nghĩa sâu sắc về văn hóa và tâm linh.

Theo một truyền thuyết, chiếc lồng đèn Trung thu bằng giấy giấy có nguồn gốc từ việc xua đuổi con cá quỷ, một loài yêu quái có thể hóa thành người và lừa gạt phụ nữ. Ông Bao Công đã chỉ cho người dân treo các loại lồng đèn có hình con vật để khiến con cá quỷ sợ hãi và không dám lại gần. Từ đó, người ta treo lồng đèn vào dịp Trung thu để cầu mong sự bình an và may mắn.

Ở thời xưa, người ta dùng giấy làm vật liệu chính để tạo ra các sản phẩm bằng đèn. Lý giải cho việc đó là vì giấy rất nhẹ và mỏng. Chúng có thể phản chiếu ánh sáng của lửa bên trong chiếc lồng đèn.

Ý nghĩa các loại đèn trung thu truyền thống đẹp, hài hước - Ảnh 1

Đèn Trung thu bằng giấy thuộc một trong những loại đèn thông dụng vào dịp Tết Trung thu

Đặc điểm của chiếc lồng đèn giấy

  • Được làm hoàn toàn bằng giấy
  • Có một lõi nến ở bên trong giúp lồng đèn sáng hơn
  • Phần cán cầm tay thường được làm bằng tre hoặc đũa
  • Lồng đèn giấy thường có nhiều kiểu dáng khác nhau, phụ thuộc vào sự sáng tạo của người tạo ra nó

Ngày nay, chiếc lồng đèn giấy đã mai một dần. Chúng nhường chỗ cho những chiếc lồng đèn hiện đại hơn như lồng đèn điện. Tuy vậy, chúng vẫn là một phần ký ức, phần tuổi thơ của biết bao nhiêu thế hệ đã lớn.

Chiếc lồng đèn giấy là một phần không thể thiếu trong ngày Tết Trung thu của người Việt Nam. Nó không chỉ làm cho không khí thêm rộn ràng và ấm áp, mà còn là một biểu tượng của nền văn hóa truyền thống giàu có và đẹp đẽ.

Ý nghĩa các loại đèn trung thu truyền thống đẹp, hài hước - Ảnh 2

Những chiếc đèn Trung thu truyền thống bằng giấy vẫn được duy trì cho đến ngày nay

2. Đèn ông sao

Chiếc đèn Trung thu ông sao là một biểu tượng trong dịp lễ Trung thu. Đối với con người Việt Nam, chúng mai trong mình rất nhiều ý nghĩa. Một trong số đó là thắp sáng bầu trời đêm và soi sáng, dẫn lối những đứa trẻ thơ.

Theo một số quan niệm, đèn ông sao là biểu tượng của ánh sáng chân thành, soi sáng tâm hồn trẻ thơ, giúp chúng lớn lên khỏe mạnh và thông minh.Đèn ông sao cũng thể hiện sự hy vọng vào một khởi đầu mới thuận lợi hơn với những mục tiêu rõ ràng.

Người xưa tin rằng, nguồn ánh sáng từ những chiếc lồng đèn ông sao sẽ giúp xua đuổi ma quỷ, mang lại sự may mắn trong cuộc sống.

Đặc điểm của chiếc lồng đèn ông sao

  • Đèn lồng ông sao làm bằng khung tre và nối lại với nhau cho ra 5 cánh
  • Bọc bên ngoài là giấy bóng kín hoặc giấy màu
  • Môi cánh được dán giấy sẽ đục lỗ ánh sáng đi vào và phản chiếu
  • Đền sẽ được treo bằng một sợi dây thừng trên đỉnh ngôi sao và nối với cán cầm bằng tre.
  • Có thể thiết kế nan tre ở giữa thân để đặt đèn
Ý nghĩa các loại đèn trung thu truyền thống đẹp, hài hước - Ảnh 3

Đèn Trung thu truyền thống loại đèn ông sao là một trong những thiết kế lâu đời nhất trong mỗi dịp Tết Trung thu

Ngoài ra, chiếc đèn ông sao còn có liên quan đến một câu chuyện cảm động về tình yêu của một cặp đôi. Theo truyền thuyết, chàng trai yêu một cô gái qua những bức thư, nhưng khi gặp nhau, chàng phát hiện ra cô gái đã có người yêu khác.

Chàng trai buồn bã và lo lắng, nhưng được ông bụt giúp đỡ bằng cách tặng cho chàng một chiếc mặt nạ cùng với một chiếc đèn ông sao. Chiếc mặt nạ giúp chàng che giấu nỗi buồn của mình, còn chiếc đèn ông sao giúp chàng hiểu được tình cảm thật sự của cô gái.

Tóm lại, chiếc đèn ông sao là một phần không thể thiếu trong Tết Trung thu của người Việt Nam. Nó mang lại cho chúng ta những ý nghĩa sâu sắc về tình yêu, hy vọng và ánh sáng.

YouTube video

Chiếc đèn Trung thu ông sao gắn bó với tuổi thơ của biết bao nhiêu người Việt Nam ở thế hệ cũ

3. Đèn kéo quân

Đèn kéo quân là một loại đồ chơi bằng giấy có nguồn gốc từ Trung Quốc, được yêu thích bởi nhiều thế hệ trẻ em Việt Nam trong dịp Tết Trung thu.

Cấu tạo của chiếc lồng đèn kéo quân

  • Đèn kéo quân có cấu tạo đơn giản gồm một khung tre, một lồng quay bên trong trang trí các hình ảnh, và một cánh quạt ở phía trên.
  • Khi thắp nến vào giữa lồng đèn, không khí nóng sẽ làm cho cánh quạt và lồng quay xoay vòng, tạo ra hiệu ứng hình ảnh chuyển động như một màn diễn rối bóng tự động.
Ý nghĩa các loại đèn trung thu truyền thống đẹp và hài hước - Ảnh 4

Lồng đèn Trung thu kéo quân có nguồn gốc từ Trung Quốc

Đèn kéo quân có ý nghĩa truyền thống rất sâu sắc gắn liền với văn hóa của nhiều thế hệ ở Trung Quốc. Theo một truyền thuyết, đèn kéo quân được Thái Thượng Lão Quân ban cho một nông dân hiếu thảo để dâng lên vua.

Ý nghĩa ban đầu của những chiếc đèn kéo quân là để trẻ em nhớ về lịch sử của dân tộc. Cũng như giáo dục tinh thần yêu nước trong chúng. Vì thế, hình ảnh trên chiếc đèn thường liên quan đến việc nghĩa, đến những đoàn quân lính ra chiến trường (nguyên nhân của tên gọi “kéo quân”).

Về sau, người ta mở rộng nhiều đề tài khác như ông quan trạng, tứ linh, nông dân, mục đồng, hay các nhân vật hiện đại và giải trí.

Đèn kéo quân là một biểu tượng của sự sáng tạo, sự vui tươi và sự gắn kết trong ngày Tết Trung thu. Đèn kéo quân không chỉ làm cho bầu không khí thêm rực rỡ và sinh động, mà còn mang lại niềm vui và học hỏi cho các em nhỏ. Đèn kéo quân cũng là một phần của di sản văn hóa dân gian Việt Nam, được bảo tồn và phát triển qua nhiều thế hệ.

YouTube video

Hướng dẫn tạo lồng đèn Trung thu kéo quân đơn giản

4. Lồng đèn cá chép

Trong những ngày Tết Trung thu, hình ảnh quen thuộc và đẹp đẽ nhất là những chiếc lồng đèn cá chép lung linh sắc màu. Lồng đèn cá chép không chỉ là một món đồ chơi vui nhộn cho trẻ em mà còn mang nhiều ý nghĩa sâu sắc trong văn hóa dân gian Việt Nam.

Đặc điểm của chiếc lồng đèn cá chép

  • Lồng đèn cá chép được làm từ các nguyên liệu gần gũi với cuộc sống như giấy, tre, nến,…
  • Chúng được trang trí rất lung linh và lộng lẫy với giấy nilon đỏ cùng các họa tiết đủ màu khác.

Theo truyền thuyết, cá chép là loài có ý chí kiên cường và nỗ lực vượt qua vũ môn để hóa thành rồng. Cá chép cũng là phương tiện đưa ông Táo về trời vào ngày 28 Tết âm lịch hàng năm.

Vì thế, lồng đèn cá chép tượng trưng cho sự cầu tiến, mong muốn đỗ đạt trong học hành thi cử, vượt qua số phận để trở thành phiên bản tốt nhất của bản thân. Lồng đèn cá chép còn biểu trưng cho sự đoàn kết, sức mạnh và thành công.

Ý nghĩa các loại đèn trung thu truyền thống đẹp và đáng yêu - Ảnh 5

Lồng đèn cá chép là một trong những lồng đèn Trung thu đẹp nhất mà nhiều trẻ em mong muốn được sở hữu

6. Lồng đèn điện

Trong thời đại hiện đại, đèn Trung thu được làm bằng điện. Chúng không chỉ mang ý nghĩa truyền thống mà còn phù hợp với nhu cầu của trẻ em thành thị. Đèn điện có thể phát sáng và phát nhạc, tạo ra âm thanh sống động với nhiều màu sắc, thu hút sự chú ý, thích thú của các em nhỏ.

Các loại đèn Trung thu hài hước bằng điện cũng an toàn hơn cho trẻ em, không lo bị cháy nổ hay bị thổi tắt bởi gió. Loại lồng đèn này cũng dễ dàng sử dụng và bảo quản, không cần phải chuẩn bị nến hay dầu.

Với xã hội hiện đại, lồng đèn Trung thu điện vẫn giữ được những hình dáng truyền thống như đèn ông sao, đèn cá chép, đèn kéo quân… Tuy nhiên, chúng cũng khoác lên mình một diện mạo mới đó là có thêm những hình dáng mới lạ và độc đáo như đèn siêu nhân, đèn công chúa, đèn xe hơi….

Đặc điểm của chiếc lồng đèn điện

  • Đa màu sắc, kiểu dáng và mẫu má
  • Dễ dàng sử dụng
  • Sử dụng bằng pin
  • Có thể dùng lâu dài
Ý nghĩa các loại đèn trung thu truyền thống đẹp và đáng yêu cho bé - Ảnh 6

Các loại đèn trung thu độc lạ bằng điện có lượng tiêu thụ hằng năm khá lớn

Phong tục rước đèn ngày trung thu có ý nghĩa gì?

Rước đèn Trung thu trong dịp Tết Trung thu là một phong tục truyền thống của người Việt Nam có nguồn gốc từ Trung Quốc. Theo đó, hằng năm sẽ có một con thủy quái xuất hiện đúng trong dịp này. Chúng có khả năng biến thành người và hãm hại, lừa gạt những người phụ nữ.

Vì thế, một quan công thông minh, nổi tiếng với sự công bằng là Bao Công đã chỉ chó người dân cách làm ra các loại đèn đèn bằng giấy với hình thù là con vật để treo trước nhà. Những lồng đèn này đã làm các con quỷ sợ hãi và không dám lại gần.

Từ đó, hễ tới dịp Trung thu, nhà nhà lại kéo nhau lồng đèn đặt trước cửa hoặc rước đèn đi quanh làng để cầu sự bình an và may mắn.

Ý nghĩa các loại đèn trung thu truyền thống đẹp, cực đáng yêu cho bé - Ảnh 7

Ý nghĩa việc rước đèn Trung Thu

Ngoài ra, việc rước đèn còn mang ý nghĩa tâm linh và văn hóa sâu sắc. Đèn lồng biểu tượng cho sự sáng suốt, thông thái. Người ta tin rằng ánh sáng từ lồng đèn sẽ soi sáng con đường của con người trong cuộc sống, giúp họ vượt qua những khó khăn, thử thách. Đèn lồng cũng là biểu hiện của lòng hiếu thảo và tình yêu thương gia đình.

Trong ngày Tết Đoàn viên, người con ở phương xa thường gửi những chiếc lồng đèn về cho bố mẹ. Hành động này được cho là thể hiện sự gắn bó và biết ơn đến các bậc sinh thành.

Trong văn hóa của người Việt Nam, đèn lồng được trang trí với nhiều màu sắc và hình dáng khác nhau, tạo được sự đa dạng, phản ánh được tâm hồn phóng phú đầy sắc màu của người Việt. Tạo ra những điểm khác biệt độc đáo trong Tết Trung thu so với các nước láng giềng như Trung Quốc, Hàn Quốc,….

  • Lồng đèn ông sao: biểu trưng cho ngũ hành âm dương;
  • Lồng đèn cá chép: biểu trưng cho sự cố gắng và vươn lên
  • Lồng đèn kéo quân: biểu trưng cho sự hiếu nghĩa và trung thành
  • Lồng đèn tròn: biểu trưng cho sự hài hòa và hoàn thiện (Đây là loại lồng đèn dùng để trang trí trước nhà)

Gợi ý các địa chỉ mua đèn trung thu hiện nay

Dưới đây là địa chỉ mua các loại đèn Trung thu truyền thống đẹp nhất HCM mà bạn có thể tham khảo.

1. Phố lồng đèn Lương Nhữ Học

Đây là một trong những con phố đông đúc nhất vào dịp Tết Trung Thu, có nhiều cửa hàng bán lồng đèn, bánh trung thu, và các sản phẩm liên quan khác.

Địa chỉ: khu đường Lương Nhữ Học, đường Trần Hưng Đạo, Quận 5, thành phố Hồ Chí Minh.

Ý nghĩa các loại đèn trung thu truyền thống đẹp, cực đáng yêu cho bé nhỏ - Ảnh 8

Phố lồng đèn Trung thu Lương Nhữ Hộc nhộn nhịp mùa lễ hội Trăng rằm hằng năm.

2. Cửa hàng Đèn Lồng Thanh Trà

Cửa hàng cung cấp các loại lồng đèn trung thu truyền thống bằng giấy kiếng hoặc giấy bóng mờ với nhiều mẫu mã và màu sắc khác nhau.

Địa chỉ: Số 264 đường Linh Trung, Quận Thủ Đức, TPHCM

3. Lồng đèn Làng Phú Bình

Đây là khu chợ bán sỉ lồng đèn lớn nhất của Thành phố Hồ Chí Minh. Đồng thời cũng là nơi duy nhất trong thành phố sản xuất lồng đèn bằng kỹ thuật truyền thống. Làng Phú Bình nằm dọc theo đường Lạc Long Quân và được thành lập từ những năm 1950 bởi các thợ làm lồng đèn từ Nam Định.

Các sản phẩm được làm từ giấy trong suốt đặc biệt, thay vì sử dụng lụa như các sản phẩm khác.

Địa chỉ: 423/32D Đường Lạc Long Quân, Quận 11, TPHCM

Lời kết

Như vậy, bài viết đã cung cấp đến quý độc giả đầy đủ thông tin về nguồn gốc và ý nghĩa của các loại đèn Trung thu từ truyền thống đến hiện đại. Hy vọng rằng, bài viết sẽ là nguồn tài liệu giúp bạn có thể hiểu hơn về dịp tết, lễ của Việt Nam.

Có thể bạn quan tâm:

Chia sẻ này có hữu ích cho bạn?
Hữu ích
Không hữu ích

THẢO LUẬN

Chưa có thảo luận nào.

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *