Kính cong đồng hồ là gì mà vẫn được áp dụng trong các mẫu đồng hồ ngày nay. Ngoài khả năng chịu được tác động lực mạnh mẽ, loại kính này còn là biện pháp tốt nhất bảo vệ bộ phận bên trong khi lặn và phô diễn được sự đặc sắc bên trong mặt số.
MỤC LỤC › Đồng hồ kính cong là gì? Có dễ vỡ hay không? › 4 “tài lẻ” giúp đồng hồ kính cong được ưa chuộng hiện nay |
Đồng hồ kính cong là gì? Có dễ vỡ hay không?
Đồng hồ kính cong (kính mo) đơn giản là thiết bị có mặt kính cong và nhô cao lên khỏi mặt số, tạo thành hình mái vòm, dạng trụ với cạnh đáy bo tròn. Mặt kính cong thường xuyên ứng dụng trong các sản phẩm của Citizen, Orient, Tissot, Omega.
Kính được uốn cong hoặc tạo thành hình lồi hoặc lõm. Hình dạng này đạt được thông qua nung nóng kính cho đến khi mềm ra rồi chế tác thành hình dạng mong muốn. Còn được gọi là kính cường lực, nó được sản xuất bằng kính ủ, tuy nhiên, nó trở nên cứng hơn gấp 4 lần trong quá trình này. Bằng cách làm nóng và làm lạnh kính nhanh chóng, làm kính cứng lại.
Đồng hồ kính cong liệu dễ vỡ không?
So với những loại kính phẳng, đồng hồ kính cong chịu được lực tốt hơn rất nhiều nên không dễ vỡ. Ở cùng một độ dày, chất liệu kính, chịu cùng một lực va đập chắc chắn kính phẳng sẽ chịu lực kém hơn.
Bởi cong/vòm là hình thái chịu lực tốt nhất, khiến cho lực khi tác động sẽ không tập trung bất kỳ điểm nào mà phân tán đều ra khắp nơi. Đó là lý do mà những thiết kế tàu ngầm, nhà chống động đất, các cây cầu, … đều có những mặt cong vòm. Hay ví dụ kinh điển trong ngành đồng hồ là thiết kế huyền thoại Omega Speedmaster, Seiko Tuna, … đều sử dụng kính cong để có khả năng chịu đựng được các khắc nghiệt trong vũ trụ, đáy đại dương.

Mặt kính cong nhẹ của mẫu Omega Speedmaster
Đồng hồ kính cong có dễ trầy không?
Câu trả lời là tùy vào “chất liệu”. Những năm 80 trở về trước, 99% đồng hồ đeo tay đều là kính nhựa Acrylic (hay còn gọi là Plexiglas) dạng cong. Thời này, chi phí để chế tạo kính cong vòm bằng thủy tinh, sapphire chưa có hoặc rất đắt đỏ, phức tạp. Vì thế cho nên kính cong được làm bằng nhựa, độ cứng thấp, rất dễ dàng trầy xước.
Những năm 2000 về sau, phần lớn kính cong đều được bằng thủy tinh cường lực (còn gọi là kính khoáng, kính cứng, mineral crystal) hoặc kính tinh thể sapphire có độ cứng cao hơn nhựa rất nhiều nên khó trầy hơn.
Đặc biệt, kính cong bằng tinh thể Sapphire, gần như không thể trầy, tất nhiên, giá rất cao do sản xuất khó khăn. Trong đó, kính sapphire cong vòm sẽ đắt hơn kính sapphire cong thường rất nhiều lần.
Nhìn chung, kính cong có dễ bị trầy hay không tùy thuộc vào chất liệu:
- Bằng nhựa: Rất dễ trầy nhưng dễ dàng đánh bóng với chi phí thấp. Loại này thường chỉ có trên đồng hồ giá rẻ hoặc đồng hồ cổ.
- Bằng thủy tinh cường lực: Khó trầy (dễ trầy hơn kính phẳng), khó đánh bóng do hình dạng cong. Thường gặp trên đồng hồ tầm trung.
- Bằng tinh thể Sapphire: Chống trầy, gần như không thể đánh bóng. Phổ biến trên đồng hồ cao cấp, đồng hồ lặn, đồng hồ yêu cầu khả năng chịu áp lực cực lớn.
4 “tài lẻ” giúp đồng hồ kính cong được ưa chuộng hiện nay
Đặc tính mặt kính cong có thể tạo ra được không gian bao phủ rộng lớn, trong suốt và các hiệu ứng quang học độc đáo.
1. Làm đồng hồ trông mỏng hơn
Phần lớn các loại kính cong trên đồng hồ là loại cong 2 mặt (“trên lồi, dưới lõm”, có “mép thấp tâm cao”), nhờ vậy mà chúng có thể “ăn gian” độ dày của khung vỏ.
Khi kính cong theo 2 mặt, khung vỏ cao hơn mặt số một ít. Phần mép của khung vỏ đồng hồ mỏng hơn bình thường mang lại sự thanh mảnh cho thiết bị. Kết hợp phần kính trong suốt thay thế khung vỏ khiến chúng gần như không tồn tại.
Sự thu hẹp của đồng hồ kính cong trong những năm 1980-2010 không bao giờ là vì vẻ đẹp của chúng hết thời. Chính sự thay thế vật liệu làm kính đã gây ra điều đó. Người ta thích khả năng chống chịu trầy xước của tinh thể Sapphire và thủy tinh cường lực hơn nhựa Acrylic. Tuy nhiên, chi phí để làm chúng “cong” thì rất cao, khoảng năm 2010, giá thành mới dần giảm xuống.
2. Gia tăng khả năng chịu lực
Mặt kính hình cong ra đời mới trọng trách giúp cho mặt kính đồng hồ không vỡ khi vô tình (kể cả có tác động trực tiếp lên nó). Dựa trên những nguyên tắc vật lý, mặt kính có hình cong luôn chịu được lực tốt hơn so với kính phẳng.
Ví dụ: Tinh thể sapphire hình vòm sẽ có mức chống chịu mạnh hơn so với tinh thể phẳng có cùng độ dày. Ở dạng mái vòm, lực chống chịu được phân tán trên diện tích lớn hơn nên ít có khả năng bị vỡ. Ngoài ra, sapphire dạng vòm còn làm giảm phản chiếu ánh sáng (tuy nhiên ở dạng cong sapphire sẽ đắt hơn).
3. Tạo hiệu ứng uốn cong kim để đọc thời gian chính xác hơn
Màn hình cong giúp nâng cao sự tập trung và thoải mái khi sử dụng. Bằng cách uốn cong kính, hướng ánh mắt của người dùng về phía trung tâm của mặt số, giảm thiểu việc phải di chuyển mắt liên tục.
Khi ở dưới nước, kính phẳng làm cho mặt kính khó quan sát hơn rất nhiều so với mặt kính cong. Vì nếu nhìn nghiêng, kính phẳng làm hình dạng đồng hồ bị biến dạng nghiêm trọng, trong khi đó kính cong vòm khắc phục được vấn đề này rất tốt. Chính vì vậy, mặt cong vòm ứng dụng nhiều vào đồng hồ chống nước, đồng hồ lặn hơn là đồng hồ cơ bản.
Tuy nhiên, nếu ở trên bờ hoặc ở nơi có ánh sáng quá chói như bể bơi, biển , mặt kính cong không phải là lựa chọn giúp đọc thời gian dễ hơn do biến dạng lớn, dễ gây chói mặt số (nếu không có lớp phủ chống phản chiếu).
4. Tăng vẻ đẹp cho mặt số
Kính cong cho phép những nhà thiết kế đồng hồ tạo ấn tượng độc đáo trên mẫu sản phẩm của họ. Chúng không gây biến dạng các chi tiết trên mặt số mà vẫn hỗ trợ tầm nhìn tuyệt vời nên được ứng dụng nhiều trên đồng hồ cao cấp.
Hãy chiêm ngưỡng kiệt tác đồng hồ ba lê Fouetté The Ballerina, với lớp kính vòm cao, giúp bạn dễ dàng chiêm ngưỡng vẻ đẹp của người vũ công nữ đang nhảy múa đầy hạnh phúc.
Hay các siêu phẩm như MB & F Legacy Machine 1, Montblanc Tourbillon Cylindrique Geosphères Vasco da Gama, Jacob and Co Astronomia Solar, Christophe Claret Maestro, Deep Space Tourbillon,… sự trong suốt và độ cong vòm của mặt kính đang được lợi dụng để bạn có thể thấy được các chức năng đang hoạt động.

Mẫu đồng hồ Fouetté OR-2 mặt kính cong vòm bằng sapphire
Trong suốt dưới nhiều góc độ khác nhau, lớp kính cong vòm siêu cao chắc chắn là lựa chọn lý tưởng cho những chiếc đồng hồ khắp nơi đều là nghệ thuật biểu diễn này. Đây là thứ mà mặt kính phẳng khó lòng bao giờ làm được.
2 loại kính cong phổ biến: kính cong nhẹ và kính cong vòm
Độ cong và hình dạng mặt kính rất đa dạng, không có một hạn mức chính xác nào. Tuy nhiên để dễ phân biệt, ta có thể chia kính cong thành 2 loại:
Kính cong nhẹ: Mặt kính thể hiện độ cong nhẹ nhàng, nhìn nghiêng có dạng như một cung tròn đẹp mắt. Kính cong nhẹ tạo kiểu dáng thanh thoát hơn cho đồng hồ.
Kính vòm: Mặt kính có độ cong cao hơn phần khung niềng đồng hồ rõ rệt. Nhìn nghiêng thấy giống với hình ảnh của mái vòm hoặc hình trụ với các cạnh đáy bo tròn. Giúp khắc phục hoàn toàn việc biến dạng mặt số, lý tưởng nhất cho thể thao lặn chuyên nghiệp.
Vì sao hiện tại chỉ có loại kính cong 2 mặt
Trước đây, kính cong được chia thành 2 loại là cong 1 mặt và cong 2 mặt (mặt trước lồi, mặt sau lõm). Nhưng theo thời gian, loại kính 1 mặt dần bị loại bỏ vì chúng gây biến dạng mặt số quá nhiều.
Bên cạnh đó, khi làm cong cả 2 mặt kính giúp biến dạng quang học ít hơn, bền bỉ và chống va đập tốt hơn.
Thông tin thêm về vật liệu chế tác trên đồng hồ
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đồng hồ Tachymeter là gì? Lợi ích của chức năng đo tốc độ
HeavyDrive: Công nghệ chống sốc làm thay đổi cuộc chơi của ETA
Dây đồng hồ Oyster Rolex – Biểu tượng thời gian lừng danh
Cerachrom: Vành bezel “bất khả chiến bại” làm nên giá trị đồng hồ lặn Rolex
Chức năng Annual Calendar trên đồng hồ là gì? Công dụng thực tế
Đồng hồ Mechanical là gì? Phân biệt cơ học và thạch anh?
Strap là gì? Ưu nhược điểm của từng loại và cách chọn phù hợp
Slide rule bezel – Vòng xoay thông minh trên đồng hồ đeo tay
THẢO LUẬN