Bóng đè là gì, dấu hiệu, giải mã nguyên nhân, cách trị

Khi khoa học vũ trụ chưa phát triển, người ta xem bóng đè như một hiện tượng tâm linh khó giải thích. Họ cho rằng bị bóng đè là do có một thế lực bí ẩn đang cố tác động vào bạn trong giấc ngủ. Vậy thực hư ra sao? Hiện tượng bóng đè khi ngủ trưa là gì? Hãy cùng Đồng Hồ Hải Triều giải đáp qua bài viết dưới đây.

MỤC LỤC

› Giải thích hiện tượng bóng đè là gì?

1. Bóng đè là gì?

2. Dấu hiệu bị bóng đè

3. Những ai dễ bị bóng đè

› Nguyên nhân bị bóng đè theo khoa học

1. Rối loạn giấc ngủ

2. Chấn thương tâm lý

3. Căng thẳng

4. Trầm cảm

› Nên làm gì khi bị bóng đè

› Mẹo hạn chế tình trạng bóng đè, cải thiện giấc ngủ

› Lời kết

Giải thích hiện tượng bóng đè là gì?

Nhiều người vẫn đang lao đao đi tìm câu trả lời cho hiện tượng bóng đè khi ngủ. Có nhiều giả thuyết được đặt ra, nhưng sự thật thì chỉ có một.

Tin tức liên quan:

1. Bóng đè là gì?

Hiện tượng bóng đè khi ngủ được các bác sĩ giải thích là chứng tê liệt khi ngủ. Đó là khi bạn không thể kiểm soát và điều khiển được cơ thể của mình. Kèm theo đó là một số ảo giác như nhìn thấy bóng đen ở trong phòng, cảm thấy khó thở, tưởng như có ai đó đang cố gắng đè chặt mình xuống giường,… Hiện tượng này thường xảy ra trong lúc bạn đang ngủ hoặc sau khi thức dậy.

Bóng đè là gì, dấu hiệu, giải mã nguyên nhân, cách trị - ảnh 1

Bóng đè liên tục được hiểu là chứng tê liệt khi ngủ

Chứng tê liệt khi ngủ bao gồm những hành động bất thường không thể kiểm soát trong lúc ngủ. Chúng liên quan đến giai đoạn chuyển động mắt nhanh (rapid eye movement – REM).

Khi ngủ, chúng ta sẽ nằm mơ mình đang thực hiện một hành động nào đó. Tuy nhiên ta lại không thể điều khiển cơ thể, tay chân của mình. Điều này dẫn đến chúng ta chỉ có thể nằm yên mà không hành động theo như trong giấc mơ.

Các nhà nghiên cứu cho rằng, thường xuyên bị bóng đè liên quan đến trạng thái pha trộn giữa thức và giấc ngủ REM. Trên thực tế, kể cả khi ta đã thức dậy và tỉnh táo, trạng thái mất kiểm soát cơ thể và hình ảnh giấc mơ trong giấc ngủ REM vẫn tồn tại.

Bóng đè là gì, dấu hiệu, giải mã nguyên nhân, cách trị - ảnh 2

Bóng đè là trạng thái pha trộn giữa thức và sự chuyển động mắt nhanh trong chu kỳ ngủ

Như vậy có thể thấy rằng, bóng đè không phải là một hiện tượng tâm linh. Nó không phải do ma quỷ hay một hiện tượng siêu nhiên gây ra. Đây chỉ là chứng tê liệt khi ngủ mà phần đông mọi người đều trải qua trong suốt cuộc đời của mình. Nó không phải là một bệnh lý cần điều trị, trừ trường hợp nặng hoặc diễn ra với tần suất cao.

Nằm mơ thấy đồng hồ đeo tay đánh con gì, hên hay xui?

Nằm mơ thấy đồng hồ đeo tay đánh con gì, hên hay xui?

︽ ︽ ︽ ︽ ︽ ︽ ︽ ︽ ︽ ︽

2. Dấu hiệu bị bóng đè

Tuy không phải là một bệnh lý, nhưng dấu hiệu của chứng tê liệt khi ngủ lại khá rõ ràng. Nhiều người lo lắng không biết bị bóng đè có sao không. Nó không hề gây nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên những dấu hiệu của nó đôi khi khiến con người cảm thấy sợ hãi, lo lắng, ám ảnh trong một thời gian dài.

Bóng đè là gì, dấu hiệu, giải mã nguyên nhân, cách trị - ảnh 3

Dấu hiệu của hiện tượng bóng đè khá rõ ràng, khiến bạn lo lắng, sợ hãi, mệt mỏi

Chứng tê liệt trong khi ngủ có thể diễn ra duy nhất một lần. Nó xảy ra khi bạn vừa bắt đầu chìm vào giấc ngủ, hoặc khi chuẩn bị thức giấc. Nhưng nó cũng có thể xuất hiện nhiều lần trong một giấc ngủ của bạn.

Một số dấu hiệu của hiện tượng này bạn có thể đã từng gặp phải như:

Không thể kiểm soát hành động, cử động tay chân, di chuyển cơ thể trong vài giây hoặc vài phút.

Không thể nói dù rất cố gắng, chỉ có thể thốt ra những âm thanh nhỏ.

TOP vòng tay DW bán chạy

Cổ họng bạn sẽ nghẹn ứ lại như đang bị ai bóp chặt. Cảm giác khó thở cũng vì vậy mà xuất hiện.

Nhìn thấy có một bóng đen đứng ở trong góc phòng đang cố tiến lại gần mình.

Xuất hiện nhiều ảo giác khác và cảm thấy sợ hãi.

Bóng đè khiến bạn không thể cử động tay chân hay nói ra một lời nào - ảnh 4

Bóng đè khiến bạn không thể cử động tay chân hay nói ra một lời nào

Cảm thấy như có một vật gì đó rất nặng đè lên ngực, khó thở.

Tưởng như có người đang dùng một lực rất mạnh đè lên cơ thể của mình

Tưởng như cái chết đang đến rất gần.

Đổ nhiều mồ hôi, cảm thấy sợ hãi, lo lắng, chỉ muốn nhanh chóng thoát khỏi cảm giác này.

Những điều trên đây là biểu hiện mà hầu hết những người đã từng trải qua kể lại. Sau khi bị bóng đè một lần, bạn có thể bị ám ảnh, sợ hãi. Đôi khi cũng là cảm giác lo lắng và buồn bã. Tuy nhiên chúng chỉ diễn ra trong một thời gian ngắn, và không gây tổn thương đến cơ thể của bạn.

3. Những ai dễ bị bóng đè

Nhiều khảo sát cho thấy rằng, những người khỏe mạnh, tinh thần lạc quan, vui vẻ sẽ ít gặp phải tình trạng này. Hoặc tình trạng này xuất hiện nhưng không quá nghiêm trọng và không kéo dài quá lâu. Ngược lại, những người có lối sống kém lành mạnh hơn sẽ có nguy cơ cao bị bóng đè.

Những người có lối sống buông thả, kém lành mạnh rất dễ bị bóng đè - ảnh 5

Những người có lối sống buông thả, kém lành mạnh rất dễ bị bóng đè

Đó có thể là những đối tượng sau:

Thanh thiếu niên và người trẻ tuổi là những đối tượng thường hay gặp phải tình trạng này.

Những người thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, ủ rũ. Bởi đây là một dạng rối loạn thần kinh, gây giảm mức độ tỉnh táo, dẫn đến mất kiểm soát giấc ngủ.

Thời gian ngủ không ổn định, thường xuyên trằn trọc, mất ngủ vào ban đêm. Trong khi đó ban ngày lại ngủ rất nhiều.

Tư thế ngủ không đúng cách. Nằm sấp sẽ gây áp lực lên vùng ngực, dẫn đến khó thở. Đây cũng là một nguyên nhân phổ biến dẫn đến chứng tê liệt khi ngủ.

Nằm sấp khi ngủ sẽ khiến cho việc lưu thông máu và hơi thở trở nên khó khăn hơn - ảnh 6

Nằm sấp khi ngủ sẽ khiến cho việc lưu thông máu và hơi thở trở nên khó khăn hơn

Những người trầm cảm, đã từng trầm cảm, rối loạn cảm xúc, huyết áp tăng,… Tất cả đều là đối tượng dễ bị chứng tê liệt khi ngủ.

Những người có đồng hồ sinh học không hợp lý, thường xuyên mất ngủ, giờ giấc không ổn định.

Việc sử dụng thường xuyên các loại thuốc điều trị chuyên dụng cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng tê liệt khi ngủ. Những loại thuốc này tác động nhiều đến hệ thần kinh, gây ảnh hưởng đến não bộ và nhận thức trong lúc ngủ.

Nguyên nhân bị bóng đè theo khoa học

Nhiều người vẫn tin rằng, bóng đè là một hiện tượng siêu nhiên, do các thế lực tâm linh gây ra. Vậy rốt cuộc, tại sao bị bóng đè? Sau nhiều nghiên cứu, các chuyên gia đã có những giải thích khoa học đầy thuyết phục cho vấn đề này.

1. Rối loạn giấc ngủ

Nguyên nhân đầu tiên được các nhà khoa học đưa ra là do sự rối loạn giấc ngủ. Giấc ngủ của chúng ta diễn ra theo chu kỳ. Mỗi chu kỳ được chia thành 2 pha: pha ngủ nhanh (REM, hay pha chuyển động mắt nhanh) và pha ngủ chậm (NREM). Sự gián đoạn hoặc phân mảnh giấc ngủ mắt chuyển động nhanh (REM) là nguyên nhân dẫn đến ngủ bị bóng đè.

Rối loạn giấc ngủ là nguyên nhân đầu tiên dẫn đến bóng đè - ảnh 7

Rối loạn giấc ngủ là nguyên nhân đầu tiên dẫn đến bóng đè

Một chu kỳ REM và NREM kéo dài trong khoảng 90 phút. Phần lớn thời gian để bạn chìm sâu vào giấc ngủ là ở NREM. Trong thời gian NREM, cơ thể hoàn toàn thư giãn. Ở REM cũng tương tự, tuy nhiên mắt bạn chuyển động nhanh. Giai đoạn này chính là khi giấc mơ xảy ra.

Chứng tê liệt khi ngủ xuất hiện khi não bộ đã thức tỉnh và nhận thức được mọi thứ. Nhưng cơ thể bạn vẫn đang ở trạng thái thư giãn trong pha ngủ nhanh.

2. Chấn thương tâm lý

Theo tiến sĩ Clete Kushida ở Trung tâm Y tế Sleep Stanford ở Redwood, California (Hoa Kỳ), cảm giác bị bóng đè cũng là triệu chứng của một số bệnh tâm thần. 

Chấn thương tâm lý khiến nhiều người hoang mang, mất niềm tin vào mọi thứ xung quanh. Cảm xúc của họ cũng sẽ bị xáo trộn và ảnh hưởng rất nhiều.

30 liên khúc nhạc chill tiktok, buồn nhẹ, học bài, dễ ngủ

︽ ︽ ︽ ︽ ︽ ︽ ︽ ︽ ︽ ︽ ︽

Những người đã từng trải qua chấn thương tâm lý, đối mặt với trầm cảm, rối loạn cảm xúc sẽ phải chịu những tổn thương nhất định. Vì vậy họ có nguy cơ cao gặp phải chứng tê liệt khi ngủ.

3. Căng thẳng

Bên cạnh đó, bị căng thẳng, stress cũng là một trong những nguyên do dẫn đến bóng đè.

Căng thẳng kéo dài khiến cơ thể áp lực, dễ bị bóng đè - ảnh 8

Căng thẳng kéo dài khiến cơ thể áp lực, dễ bị bóng đè

Cuộc sống hiện đại khiến nhiều người phải chịu áp lực công việc và học tập rất lớn. Từ đó dẫn đến tình trạng mệt mỏi, ủ rũ, thiếu sức sống, thiếu tập trung khi làm việc. Điều này gây áp lực lên giấc ngủ của họ. Những người này sẽ khó đi vào giấc ngủ, hoặc ngủ không sâu, thường xuyên tỉnh giấc. Ngoài ra, căng thẳng quá mức, mệt mỏi cũng khiến bạn dễ bị chứng tê liệt khi ngủ.

Ngoài ra, việc sử dụng đồ uống có cồn, chất kích thích, hút thuốc lá thường xuyên cũng có hại. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến bạn rơi vào trạng thái tê liệt, ảo giác và hoảng sợ trong lúc ngủ.

4. Trầm cảm

Trầm cảm là chứng rối loạn cảm xúc. Những người bị trầm cảm thường buồn bã, ủ rũ, mất động lực, hứng thú làm việc. Điều này gây áp lực lên cảm xúc, cuộc sống của họ. Đôi khi nó sẽ trở thành nỗi ám ảnh nếu kéo dài quá lâu.

Sự rối ren về mặt cảm xúc khi bị trầm cảm dẫn đến bị bóng đè - ảnh 9

Sự rối ren về mặt cảm xúc khi bị trầm cảm dẫn đến bị bóng đè

Chính những nỗi đau về cảm xúc, tinh thần này khiến họ dễ bị chứng tê liệt khi ngủ. Nó gây áp lực lên giấc ngủ, khiến bạn trằn trọc. Vì vậy, hiện tượng ngủ hay bị bóng đè có thể sẽ kéo dài lâu hơn và nặng hơn người bình thường.

Nên làm gì khi bị bóng đè

Khi rơi vào trạng thái bóng đè, chúng ta thường sẽ hoảng loạn và sợ hãi. Tuy nhiên, đó không phải là cách để thoát ra khỏi hiện tượng này. Sau đây sẽ là một số cách để bạn nhanh chóng trở lại trạng thái bình thường.

Tập trung vào hơi thở: Bạn càng hoảng loạn, áp lực lên vùng ngực sẽ càng cao. Việc giữ hơi thở đều đặn cũng trở nên khó khăn hơn. Vì vậy, điều bạn cần làm lúc này là cố gắng bình tĩnh, giữ hơi thở ổn định cho đến khi trạng thái này kết thúc.

Cố gắng ổn định hơi thở để nhanh chóng kết thúc tình trạng bóng đè - ảnh 10

Cố gắng ổn định hơi thở để nhanh chóng kết thúc tình trạng bóng đè

Chuyển động nhẹ: Lúc rơi vào trạng thái này, bạn sẽ rất khó để điều khiển tay chân của mình. Tuy nhiên bạn hãy cố gắng thực hiện những cử động nhỏ. Chẳng hạn như co nắm bàn tay, duỗi bàn chân, nhăn mặt, mím môi,… Những hành động này sẽ giúp bạn nhanh chóng thoát khỏi cảm giác bóng đè nhanh hơn.

Cố gắng nói chuyện: Khi đối mặt với chứng tê liệt khi ngủ, bạn sẽ gặp khó khăn trong việc nói chuyện. Cổ họng bạn sẽ nghẹn ứ lại như có vật gì đang chặn lại. Tuy nhiên để nhanh chóng kết thúc tình trạng này, bạn nên cố gắng nói một từ gì đó. Hoặc nếu không, bạn có thể ho khan một cái như một hình thức tự đánh thức cơ thể mình.

Bóng đè khiến bạn không thể nói hay phát ra bất kỳ âm thanh nào - ảnh 11

Bóng đè khiến bạn không thể nói hay phát ra bất kỳ âm thanh nào

Giữ nguyên tư thế: Một trong những biểu hiện của bóng đè là bạn cảm thấy giống như có ai đang đè lên mình. Lúc này bạn hoàn toàn không thể cử động. Mọi cố gắng chống cự đều vô nghĩa. Vì vậy, lúc này bạn nên thả lỏng cơ thể, tự trấn an bản thân để vượt qua.

Những lời khuyên trên đây chỉ mang tính chất tương đối. Bởi cơ thể của mỗi người là khác nhau, không thể chắc chắn về kết quả. Chúng chỉ là biện pháp cầm chừng khi bạn đang ở trong con hoảng loạn.

Để hạn chế tình trạng này, mỗi người cần có những biện pháp khoa học hơn, tác động trực tiếp đến sức khỏe. Chỉ như vậy thì bạn mới có thể có một giấc ngủ sâu và ngon hơn.

Mẹo hạn chế tình trạng bóng đè, cải thiện giấc ngủ

Bóng đè không phải là một bệnh lý, và nó có thể tự chấm dứt. Vì vậy không hề có cách trị bóng đè. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể hạn chế tình trạng này xảy ra bằng cách điều chỉnh lại lối sống của mình. Cách sinh hoạt hàng ngày tác động rất nhiều đến giấc ngủ của bạn. Một số biện pháp mà các bạn có thể tham khảo như: 

Thay đổi giờ giấc sinh hoạt, nghỉ ngơi hợp lý, cố định, khoa học.

Ổn định giờ giấc sinh hoạt là một trong những cách giảm thiểu tình trạng bóng đè - ảnh 12

Ổn định giờ giấc sinh hoạt là một trong những cách giảm thiểu tình trạng bóng đè

Đi ngủ và thức dậy vào một thời gian cố định, phù hợp.

Nên ngủ trưa từ 15 đến 30 phút mỗi ngày. Điều này giúp nạp năng lượng giữa ngày, ổn định sức khỏe.

Đảm bảo môi trường ngủ thoải mái, không gian yên tĩnh, không có nhiều tiếng động ồn.

Giường ngủ cần sạch sẽ, êm ái. Chăn và vỏ gối nên được thay và vệ sinh mỗi tuần một lần.

Mặc đồ ngủ thoải mái, không quá bó, quá chật để dễ dàng lưu thông máu trong quá trình ngủ.

Tư thế ngủ đúng cách, không nằm sấp. Như vậy sẽ gây áp lực lên vùng ngực, khiến máu khó lưu thông, dễ bị gặp phải chứng tê liệt và nhiều bệnh lý khác.

Đồ uống có cồn khiến bạn khó đi sâu vào giấc ngủ - ảnh 13

Đồ uống có cồn khiến bạn khó đi sâu vào giấc ngủ

Không nên sử dụng đồ uống có cồn, chất có chứa caffeine trước giấc ngủ tối từ 3 đến 5 giờ. Hạn chế uống trà và cà phê trước khi đi ngủ.

Không hút thuốc lá, thuốc lào và sử dụng các chất kích thích khác. Chúng gây khó ngủ, dễ gây ảo giác, mê man trong lúc ngủ.

Tránh xa các điện bị điện tử, điện thoại, máy tính trước khi ngủ. Các ánh sáng xanh phát ra từ chúng rất có hại cho quá trình đi vào giấc ngủ. Chúng khiến bạn khó ngủ, giấc ngủ không sâu, ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.

TOP vòng charm saga bán chạy

Đi khám sức khỏe đều đặn để phát hiện ra các chứng bệnh như trầm cảm hay rối loạn lo âu. Quản lý tốt những chứng bệnh này giúp bạn giảm thiểu việc bị bóng đè trong lúc ngủ.

Bên cạnh đó, có một số cách trị bóng đè dân gian mà ông cha ta đã đúc kết từ thời xa xưa. Bạn cũng có thể tham khảo để có một giấc ngủ ngon hơn:

Dân gian ta cũng có những cách giảm tình trạng bị bóng đè liên tục  - ảnh 14

Dân gian ta cũng có những cách giảm tình trạng bị bóng đè liên tục

 

Không nên để đèn quá to ở đầu giường, chỉ nên sử dụng những loại đèn ngủ nhỏ với ánh sách dịu nhẹ.

Không nên đặt ảnh quá to ở đầu giường. Người ta quan niệm như vậy sẽ tạo ra nhiều sát khí.

Khi sắp xếp nội thất không nên đặt đầu giường hướng thẳng về cửa sổ.

Không nên đặt gương đối diện giường ngủ. Đây là quy tắc thiết yếu mà bất kỳ ai có ý định xây nhà cũng nên chú ý.

Đặt một cụ tỏi lên đầu giường để xua đuổi tà ma, an tâm hơn trong lúc ngủ.

Lời kết

Trên đây là câu trả lời của Đồng Hồ Hải Triều cho những câu hỏi: bị bóng đè có sao không, cách giảm tình trạng bóng đè liên tục. Hy vọng đây sẽ là những kiến thức quý giá giúp bạn có một giấc ngủ ngon và một cuộc sống thoải mái hơn.

Có thể bạn quan tâm:

Khủng hoảng tuổi 30: tình yêu, sự nghiệp, sức khỏe,…

Thần số học là gì? Cách tra cứu và ý nghĩa các con số

Bản đồ sao là gì? Cách tạo lập, đọc, giải mã bản đồ sao

Quỳnh Anh

Chia sẻ này có hữu ích cho bạn?
Hữu ích
Không hữu ích

THẢO LUẬN

Chưa có thảo luận nào.

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *