Tứ niệm xứ là gì, giảng giải ý nghĩa, cách thiền Phật giáo chuẩn

Đức Phật đã nói rằng “Nếu ai thực hành được tứ niệm xứ thì trong 7 ngày, 7 tuần hoặc 7 tháng có thể đắc đạo”. Vậy bài kinh giảng tứ niệm xứ là gì, ý nghĩa như thế nào mà mang đến hiệu quả đến như vậy? Hãy cùng Hải Triều giải đáp chi tiết về phương pháp thiền xứ này trong danh mục Phật pháp nhiệm mầu ngay sau đây.

 

MỤC LỤC

› Tìm hiểu về tứ niệm xứ

1. Tứ niệm xứ là gì?

2. Ý nghĩa tứ niệm xứ trong Phật Giáo

› Giảng giải các bài kinh tứ niệm xứ

1. Thân Quán Niệm Xứ

2. Thọ Quán Niệm Xứ

3. Tâm Quán Niệm Xứ

4. Pháp Quán Niệm Xứ

› Phương pháp thiền tứ niệm xứ

1. Nhân duyên và điều kiện thực hành

2. Thực hành tứ niệm xứ

› Hướng dẫn thiền tứ niệm xứ chuẩn

1. Tứ niệm xứ Thích Chân Quang

2. Tứ niệm xứ Sư Bà Hải Triều Âm

3. Tứ niệm xứ Thích Giác Khang

› Tổng kết

 

Gợi ý quà tặng phong thủy cầu an

Banner đồng hồ phong thủy

Banner vòng tay phong thủy

 

Tìm hiểu về tứ niệm xứ

Kinh tứ niệm xứ được quý Phật tử biết đến là bài kinh giảng dạy về phương pháp thiền định quan trọng trong hành trình tu tập tìm lại bản ngã bên trong. Cùng tìm hiểu về định nghĩa này sau đây.

 

Tin tức liên quan:

 

1. Tứ niệm xứ là gì?

Tứ niệm xứ là thuật ngữ sử dụng rất phổ biến trong Phật giáo, bài giảng pháp giúp cho con người thiết lập, xây dựng chánh niệm giác ngộ và tâm thức tỉnh. Tứ niệm xứ nghĩa là gì? Tứ có nghĩa là bốn, niệm là suy nghĩ, nhớ và xứ là địa điểm, nơi chốn. 

Tứ niệm xứ là bốn chỗ, bốn điều mà tất cả những người tu hành học Phật cần phải ghi nhớ, coi trọng và quan sát. Bốn nền tảng đó chính là: Quán Thân bất tịnh, Quán Tâm vô thường, Quán Pháp vô ngã và Quán Thọ thị khổ.

Trong Phật giáo nguyên thủy Đức Phật cũng có nói, việc thực hành thiền quán định tập trung vào bốn đối tượng chính. Bao gồm: Cơ thể (Thân), Cảm giác (Thọ), Nguyên tắc và phạm trù giáo lý chính của Đức Phật (Tâm và Pháp).

Tứ niệm xứ là gì, giảng giải ý nghĩa, cách thiền Phật giáo chuẩn - Ảnh 1

Thiền tứ niệm xứ là gì? Thân – Tâm – Pháp – Thọ là bốn phép nền tảng về sự tỉnh giác mà người học Phật phải ghi nhớ, quan sát – Nguồn ảnh: anvientv.com.vn

 

TOP đồng hồ hợp mệnh Thủy

2. Ý nghĩa tứ niệm xứ trong Phật Giáo

Thiền tứ niệm xứ là con đường duy nhất, độc nhất giúp tất cả chúng sanh muôn loài thanh lọc tâm, đoạn trừ tam độc tham sân si. Diệt tận sầu bi, buồn khổ, ưu phiền buồn não, thành tựu chánh trí và sớm chứng ngộ Niết Bàn. 

Lời chánh pháp của Phật Thích Ca Mâu Ni ẩn chứa triết lý nhân văn sâu sắc, giá trị thiết thực của đời sống. Thông qua những lời thuyết giảng trong kinh để chuyển hóa tâm thức của chúng sinh sớm tìm đến con đường giác ngộ, thể hiện tấm lòng từ bi, cứu khổ ban vui. 

Mục đích chính của quán “Tứ niệm xứ” là dạy cho hàng đệ tử xuất gia và phật tử tu tập tại gia thiền định, hành trì giữ giới nghiêm. Đi đứng nằm ngồi đều có chánh niệm, an trú nội tâm, như định tâm lại, sống và làm việc theo chánh niệm.

Tất cả chúng sanh không phân biệt giàu nghèo, sang hèn và chủng tộc chỉ cần áp dụng lời giảng kinh mà tu tập sẽ giải thoát khỏi những khổ đau. Không còn phiền não u sầu, thực hành trì tụng, soi xét và quán chiếu lại cuộc sống của chính mình.

Tứ niệm xứ là gì, giảng giải ý nghĩa, cách thiền Phật giáo chuẩn - Ảnh 2

Tứ chánh cần và tứ niệm xứ đều là bài kinh giúp chúng ta sớm thoát khỏi ưu phiền, vượt qua phiền não

 

TOP đồng hồ hợp mệnh Hỏa

Giảng giải các bài kinh tứ niệm xứ

Quán niệm xứ gồm có: Quán Thân bất tịnh, Quán Thọ thị khổ, Quán Tâm vô thường và Quán Pháp vô ngã. Thiền tứ niệm xứ giúp tất cả chúng sanh muôn loài hiểu được giá trị ý nghĩa cốt lõi mà Đức Phật đã thuyết giảng. Sau đây là bài giảng niệm xứ chi tiết.

Tứ niệm xứ là gì, giảng giải ý nghĩa, cách thiền Phật giáo chuẩn -Ảnh 3

Thực hành tứ niệm xứ và bát chánh đạo có mối liên hệ tương quan với nhau không? Tứ Niệm Xứ là con đường cốt lõi để sinh ra 8 tâm Bát Chánh Đạo

 

1. Thân Quán Niệm Xứ

Thân Quán niệm xứ nghĩa là thực hành thiền định về thân để mang đến sự an nhiên, thanh tịnh trong tâm hồn, trí tuệ. Đó là sự ghi nhận của trạng thái thân thể thông qua:

Hơi thở: Bản thân chúng ta phải tự nhận thức được sự quan trọng của hơi thở ra vào của chính mình. Con người có thể nhịn ăn, nhịn uống trong khoảng thời gian nhất định nhưng tuyệt đối không thể nín thở. Hơi thở không còn thì mạng sống của chúng ta cũng không còn. 

Hành động: Thông qua cử chỉ đi, đứng, nằm ngồi của hoạt động cơ thể trong từng hành động. Con người phải luôn nhận thức được mình đi đâu, đứng ở đâu, ngồi như thế nào cho đúng,… Qua quán thân giúp cho mỗi người kiểm soát được hành động bản thân bằng chánh niệm, quay về cuộc sống hiện tại, không quá mưu cầu viển vông, xa hoa.

Bộ phận cấu thành: Đức Phật cũng đã nói rằng thân thể con người do bốn yếu tố: nước, gió, đất, lửa hợp thành. Cơ thể chịu sự chi phối của vòng lặp sinh lão bệnh tử. Quán thân là bất tịnh và vô thường tuy nhiên bản thân mỗi người không được hủy diệt hay bỏ rơi nó. Bởi lẽ mục đích chính của quán thân niệm xứ là giúp con người vượt qua khổ đau, phiền não.

YouTube video

 

Quán tứ niệm xứ giảng giải về Thân Quán có ý nghĩa gì? Bài giảng giúp tất cả chúng sanh biết cách kiểm soát hành động, suy nghĩ của mình

 

Trang sức hợp mệnh

2. Thọ Quán Niệm Xứ

Quan sát những cảm giác, khảo sát tâm lý, cảm xúc dấy lên bên trong tâm thức của chúng sanh. Thọ Quán Niệm Xứ bao gồm 3 trạng thái sau:

  • Niệm Thọ Lạc: Cảm giác dễ chịu, thích thú, phấn khởi.
  • Niệm Khổ Lạc: Cảm giác khó chịu, tâm lý buồn chán, tràn ngập u sầu, buồn não.
  • Niệm Bất khổ bất lạc: Cảm giác trung tính, tâm lý ung dung, không buồn cũng không vui.

Để có thể nhận diện được thọ không thể thiếu đi sự góp mặt của ý thức. Không có ý thức thì chúng ta sẽ không có cảm giác về thọ lạc, khổ lạc hay bất khổ bất lạc. Thọ càng nhiều thì bản thân mỗi người sẽ càng thấy hạnh phúc. 

Nhưng thọ lạc luôn đi cùng với khổ lạc, hạnh phúc phải có khổ đau. Chính vì thế, an lạc hay khổ đau đều tùy vào mức độ giác ngộ của mỗi người, tự tin làm chủ tâm thức cảm thọ của mình.

YouTube video

 

Giảng giải chi tiết về ý nghĩa của Thọ Quán Niệm Xứ

 

 

3. Tâm Quán Niệm Xứ

Quán niệm về tâm đức là chúng ta cần phải chú ý đến một số ý nghĩ đang hiện hành bên trong tâm trí. Hiểu rõ nó là tham hay vô tham, sân hay vô sân, si hay vô si. Tâm hữu hạn hay không hữu hạn, tâm giải thoát hay không giải thoát, tâm quảng đại hay không quảng đại,…

Tâm thức chúng ta vẫn tồn tại đau khổ và an tịnh, vì thế con người luôn có tâm bệnh bên trong. Nguyên nhân chính của tâm bệnh này xuất phát từ lòng tham thâm sân si tình cảm, của cải vật chất, mong cầu bản thân mà sinh ra bệnh sầu não, khổ đau.

YouTube video

 

Giảng giải Tâm Quán Niệm Xứ đầy đủ, dễ hiểu

 

TOP vòng tay Saga Charm bán chạy

4. Pháp Quán Niệm Xứ

Trong các bài thuyết giảng đạo lý nhà Phật, chữ Pháp có ý nghĩa bao hàm cả vũ trụ và nhân sinh, vật chất của cải và tinh thần. Có hai nhóm pháp chính đó là:

  • Tâm pháp: Pháp không có hình tướng, con người chúng ta không thể nào nhìn thấy được nhưng tâm pháp vẫn có tri giác.
  • Sắc pháp: Pháp có hình dáng cụ thể ví dụ như nhánh hoa, cành cây, cái bàn, ly nước, bàn ghế,… nhưng không có tri giác.

Sắc pháp và tâm pháp cấu thành do nhân duyên nên chúng có thể được gọi là hư vong. Pháp Quán Niệm Xứ giúp chúng ta quan sát để hiểu rõ mọi pháp đều phụ thuộc lẫn nhau, tất cả đều vô ngã. Biết rõ Năm Triền Cái (5 màn che mờ nội tâm) có hiện hành hay không. 

Bản thân mỗi người không biết đến pháp vô ngã, nên đôi khi thân tâm muốn an vui nhưng không bao giờ được an nhiên. Tâm trí luôn bị cuốn vào cuộc chiến sinh tử, tranh đoạt, nhỏ nhen, ích kỷ. Do đó, quan niệm về pháp quán chính là muốn chúng ta đưa thân xác và tâm trí cùng quay trở về cuộc sống thực tại, biết trân quý những gì mình đang có.

YouTube video

 

Giảng giải pháp quán niệm xứ bao gồm: tâm pháp và sắc pháp

 

Phương pháp thiền tứ niệm xứ

Thiền là phương pháp tu tập thực hành đưa tâm trí trở về nơi an tĩnh, minh mẫn, sáng suốt trong hành động, ý nghĩ. Để có thể thực hiện phương pháp thiền tứ niệm xứ quý vị Phật tử cần phải nắm vững trình tự hệ thống sau đây:

 

1. Nhân duyên và điều kiện thực hành

Mặc dù phương pháp hành thiền này trông có vẻ như tầm thường, không có điều gì quá cao siêu nên nhiều người cho rằng cách làm này vô ích. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể dễ dàng thực hiện được mà cần phải dựa vào nhân duyên và điều kiện như:

  • Ý thức được chân lý không có ngoài đời sống thực tại, cần phải biết quán chiếu nội tâm, hành động của bản thân mình.
  • Hoàn toàn tin tưởng vào phương pháp hành thiền này để sớm giác ngộ, giải thoát khỏi khổ đau.
  • Phát nguyện, hồi hướng công đức cho tất cả chúng sanh đói khổ lầm than, ông bà tổ tiên từ muôn lượng kiếp trước,… Lời phát nguyện không cần quá hoa mỹ nhưng cần phải có hai ý chính sau: “Nguyện muôn đời kiếp kiếp không lìa xa Tam Bảo. Nguyện mau chóng giải thoát cứu độ chúng sanh”.
  • Cố gắng xây dựng cho mình bối cảnh sống thuận duyên, tinh tấn tu tập và kiên nhẫn. Nếu chỉ đọc sơ qua và thực hành qua loa thì chắc chắn sẽ rất nhanh nản chí, từ bỏ, không thấy được sự nhiệm mầu của Phật pháp vô biên.

Nhân duyên và điều kiện thực hành thiền tứ niệm xứ - Ảnh 4

Nhân duyên và điều kiện thực hành thiền tứ niệm xứ

 

TOP đồng hồ hợp mệnh Thổ

2. Thực hành tứ niệm xứ

Trước khi bắt đầu thực hành tứ niệm xứ quý vị Phật tử cần phải lựa chọn nơi nào yên tĩnh. Ngồi xuống theo tư thế bán già, lưng thẳng, hai bàn tay xếp bằng, gác trên chân ngay dưới bụng và bắt đầu quán niệm như sau:

 

2.1 Thân Quán Niệm Xứ

Quý vị bắt đầu hít vào ba hơi thật sâu và thở ra hơi thật mạnh. Hơi thở ra mạnh này nhằm mục đích tống khứ hết tất cả mọi thứ ô uế trong người ra ngoài. Sau đó, quý vị hô hấp bình thường, tự nhiên cho tâm tính hoàn toàn thức tỉnh.

Trong lúc hít vào quý vị hãy niệm thầm trong đầu từ “Hít” kéo dài theo hơi thở vào. Khi thở ra, bạn cũng niệm thầm “Thở” kéo dài theo hơi thở ra. Hãy chú ý theo dõi, quan sát và ghi nhận sự phồng lên xẹp xuống của bụng trong quãng thời gian ngồi thiền.

YouTube video

 

Phương pháp thực hành thiền Thân Quán Niệm Xứ

 

 

2.2 Thọ Quán Niệm Xứ

Quý vị Phật tử khi ngồi thiền lâu sẽ có cảm giác mệt mỏi, đau nhức và ngứa ngáy. Chính vì thế, quý vị nên niệm Thọ để nhận thức và ghi nhận cảm giác khó chịu đó. Tất cả cảm giác sẽ trải qua quá trình phát sanh, tăng trưởng, suy yếu và tan biến. Khi cảm giác biến mất, quý vị hãy niệm “cảm giác đã hết”. 

Nếu cảm giác đau nhức không hết mà vẫn tăng thêm thì bạn hãy niệm “cảm giác đang tăng” rồi quay trở lại quán niệm sự “phồng xẹp”. Khi đã thuần thục, quý vị không cần niệm như vậy nữa, chỉ cần quan sát giác tỉnh từng cử động là được.

YouTube video

 

Cách thức thực hành thiền Thọ Quán Niệm Xứ

 

TOP đồng hồ hợp mệnh Kim

2.3 Tâm Quán Niệm Xứ

Niệm Tâm là phương pháp quan sát và ghi nhận hoạt động của tâm trí để diệt trừ vọng tưởng trong Thiền Đốn Ngộ. Khi có ý nghĩ xuất hiện, quý vị hãy ghi nhận nó một cách thoải mái và trở lại quan sát hiện tại. Tuyệt đối không suy nghĩ quá nhiều hay đánh giá về ý nghĩ đang xuất hiện. 

Thực hành Tâm Quán niệm xứ giúp quý vị Phật tử duy trì sự giác tỉnh và không bị cuốn vào vọng tưởng, không bị lạc trôi quá xa. Trong cuộc sống hàng ngày, khi ý nghĩ tốt xuất hiện, quý vị không nên tự cho rằng mình là tốt mà cho rằng đó là tâm khởi một ý nghĩ tốt. Khi có ý nghĩ xấu, quý vị cũng không nên tự cho mình là xấu mà nhận ra đó là tâm khởi một ý nghĩ xấu, rồi tiếp tục giữ chánh niệm một cách bình thản.

YouTube video

 

Thực hành thiền tâm quán niệm xứ 

 

2.4 Pháp Quán Niệm Xứ

Trong lúc thiền định niệm xứ, quý vị Phật tử nếu nghe tiếng động từ bên ngoài thì hãy niệm “nghe”. Hoặc niệm “có tiếng động” rồi quay trở lại quan sát trạng thái “phồng xẹp” hơi thở của bụng. Khi cảm thấy buồn ngủ, hãy niệm “có sự buồn ngủ đang phát sanh” hoặc “có sự buồn ngủ”. Quý vị Phật tử tuyệt đối không nên niệm “Tôi đang buồn ngủ”.

YouTube video

 

Phương pháp thực hành Pháp Quán Niệm Xứ

 

TOP đồng hồ hợp mệnh Mộc

Hướng dẫn thiền tứ niệm xứ chuẩn

Đối với những ai mới bắt đầu hành trình tu tập và lần đầu thực hành phương pháp thiền tứ niệm xứ có thể làm theo hướng dẫn thiền của các sư thầy, sư bà sau:

 

1. Tứ niệm xứ Thích Chân Quang

Thượng tọa Thích Chân Quang là người có vốn kiến thức uyên bác, sâu rộng về Phật pháp. Thầy đã tham gia thuyết giảng hơn 2000 bài giảng pháp khác nhau về rất nhiều chủ đề nóng trong xã hội. Thông qua giọng nói ấm áp, mộc mạc và giản dị khiến cho người nghe vô cùng yêu mến.

YouTube video

 

Hướng dẫn thiền tứ niệm xứ của thầy Thích Chân Quang

 

2. Tứ niệm xứ Sư Bà Hải Triều Âm

Cố Đại Lão Sư Trưởng Hải Triều Âm là bậc trưởng lão ni được rất nhiều người yêu mến. Trong mỗi bài giảng kinh pháp, Sư bà luôn cố gắng nhắc đi nhắc lại cặn kẽ từng lời nói mong cho quý vị Phật tử thấm nhuần kinh Pháp. Những lời giảng dạy của Sư bà vô cùng giản dị, dễ hiểu, đúng với tâm trạng của rất nhiều người. 

YouTube video

 

Hướng dẫn thiền tứ niệm xứ Sư Bà Hải Triều Âm trọn bộ, dễ hiểu

 

TOP vòng tay phong thủy may mắn

3. Tứ niệm xứ Thích Giác Khang

Những bài giảng pháp của Cố sư Thầy Thích Giác Khang vô cùng ý nghĩa và gần gũi nên nhận được rất nhiều sự quan tâm của quý vị Phật tử. Một số bài thuyết pháp của Sư thầy ngày nay vẫn được lưu truyền qua nhiều thế hệ. 

YouTube video

 

Sư thầy Thích Giác Khang giảng pháp về cách thiền tứ niệm xứ

 

Tổng kết

Trên đây, Hải Triều đã chia sẻ đến bạn đọc toàn bộ thông tin về tứ niệm xứ là gì, giảng giải ý nghĩa của bốn nền tảng Thân, Thọ, Tâm, Pháp chi tiết nhất. Những người con Phật tử sau khi thực hành thiền định quán niệm xứ xong cần phải quán chiếu lại cuộc đời. Luôn luôn ghi nhớ giữ giới tâm định, phát ra trí tuệ sáng suốt và giữ tâm hồn luôn an lạc.

 

Có thể bạn quan tâm:

Nguồn tham khảo:

  • Website: Phatgiao.org.vn – Link bài viết: https://phatgiao.org.vn/tu-niem-xu-d71663.html
  • Website: Vatphamphatgiao.com – Link bài viết: https://vatphamphatgiao.com/tu-niem-xu/
  • Website: thuvienhoasen.org – Link bài viết: https://thuvienhoasen.org/a8904/05-phuong-phap-hanh-thien-tu-niem-xu
Chia sẻ này có hữu ích cho bạn?
Hữu ích
Không hữu ích

THẢO LUẬN

Chưa có thảo luận nào.

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *