Seiko là hãng đồng hồ có tuổi đời khá lâu tại đất nước mặt trời mọc Nhật Bản. Đến nay, những mẫu đồng hồ Seiko cổ xưa để lại ấn tượng trong lòng người dùng về bộ máy chất lượng, bền bỉ với thời gian.
Điều gì khiến đồng hồ Seiko cổ được yêu thích đến vậy?
Nguồn gốc của những chiếc đồng hồ Seiko cổ hiếm này xuất phát từ thời kỳ Mỹ đóng quân ở Nhật Bản. Seiko sản xuất dành cho quân đội Mỹ sử dụng trong môi trường chiến đấu. Chính vì thế mà chất lượng của cỗ máy cơ được trau chuốt cẩn thận và bền bỉ.
Lý do chính cho sự khao khát săn đón đồng hồ Seiko cổ nằm ở giá trị lịch sử của nó. Một chiếc đáng mơ ước nếu sở hữu trong thời kỳ bao cấp, khoảng thời gian tạo nên lịch sử Việt Nam. Những mẫu Seiko cổ có lẽ khá hiếm bởi phải giữ gìn rất cẩn thận mới có thể hoạt động tốt đến bây giờ.
Seiko cổ điển phải có ít nhất 20 năm tuổi và có các ưu điểm:
- Đồng hồ thể hiện được chất lượng, tay nghề thủ công của các nghệ nhân Seiko thông qua các chế tác tinh xảo. Bộ máy sản xuất in-house nên tin cậy và bền bỉ, có thể sử dụng được qua nhiều thập kỷ.
- Phong cách của đồng hồ cổ điển thể hiện được tuyên ngôn thời trang của giai đoạn lịch sử. Đáp ứng sở thích sưu tầm.
- Một số mẫu có khả năng tăng giá theo thời gian. Nhiều người nhận định đó là một khoản đầu tư tiềm năng.
Giá thị trường Seiko cổ hiện nay
Đồng hồ Seiko cổ có biên độ giá khá rộng, từ hơn 1 triệu đồng đến vài chục triệu đồng. Chúng phụ thuộc vào nhiều yếu tố:
- Năm ra đời
- Bộ máy cổ
- Tình trạng
- Mức độ hiếm có
- Phiên bản JDM hay quốc tế
- Tỷ lệ linh kiện thay mới
Tuy vậy, phần lớn chúng do người bán quyết định. Người dùng ngoại trừ việc có kiến thức sâu rộng về đồng hồ cổ thì thực khó để định giá. Bạn có thể tham khảo thêm giá đồng hồ Seiko cổ trên các cộng đồng như Chrono24, Reddit r/Seiko hoặc group ‘Đồng hồ Nhật cổ’ tại Việt Nam
TOP 12+ các dòng đồng hồ Seiko cổ nổi bật nhất
Quay trở lại với các mẫu đồng hồ Seiko vintage hiện nay, Đồng Hồ Hải Triều đã chọn lọc ra 13 dòng được tìm kiếm nhiều nhất. Mức giá tham khảo được tính trung bình giữa các sàn Chrono24, Vintagwatch…
1. Đồng hồ Seiko cổ bọc vàng (những năm 1970 – 1990)

Lý do đáng sưu tầm, đặc điểm
- Cách đây 3 thập kỷ, những chiếc đồng hồ Seiko cổ bọc vàng thực sự rất đắt giá. Trở thành biểu tượng văn hóa đeo tay thời bao cấp. Phần lớn chúng sử dụng bộ máy Quartz có độ ổn định cao, thiết kế cổ điển lịch lãm.
- Seiko cổ bọc vàng là tên gọi chung cho đồng hồ có vỏ hoặc dây đeo sẽ mạ vàng 18k nên lúc bấy giờ chúng khá đắt đỏ. Vẻ ngoài sáng bóng trên nền mặt số đơn giản càng gia tăng thêm sự sang trọng.
- Thiết kế của Seiko cổ bọc vàng khá đa dạng từ analog đến điện tử, mặt tròn đến vuông… Một số mẫu sử dụng thêm họa tiết Guilloché, lịch ngày..
Mức giá: Dao động vài triệu đồng.
2. Seiko Goldfeather (1960 – 1966)

Lý do đáng sưu tầm, đặc điểm:
- Goldfeather chỉ được Seiko sản xuất trong thời gian ngắn từ 1960 đến 1966.
- Bộ máy nổi tiếng 60M 25 chân kính, được dán nhãn dưới cái tên cũ Seikosha. Bộ máy này có kích thước khá mỏng chỉ 2.95mm, trang bị bộ giảm xóc hình bông hoa. Nhiều người dùng đánh giá chúng cao cấp hơn so với bộ giảm xóc của 4R và 6R ngày nay. Thực tế chính xác là kiểu giảm xóc có trong Seiko cổ Goldfeather hiện nay xuất hiện ở các mẫu Grand Seiko hiện đại. Các tấm chuyển động được đánh số seri riêng lẻ chỉ ra hình thức thử nghiệm và chăm sóc đặc biệt trước khi thành phẩm.
- Seiko đã sản xuất rất nhiều mẫu Goldfeather, một số có ngôi sao trên mặt đồng hồ. Như ngôi sao tám cánh có nghĩa là vạch chỉ giờ làm bằng vàng nguyên khối, ngôi sao bốn cánh chỉ mặt số áp dụng hình thức xử lý đặc biệt tạo hiệu ứng tỏa sáng rực rỡ.
- Seiko cổ Goldfeather có kim được mạ vàng, kim giây và phút nhọn ở phần cuối hợp vòi mặt vòm.
- Hầu hết mặt sau của đồng hồ Goldfeather đều được dát vàng 14k, vàng nguyên khối hoặc thép không gỉ. Tổng quan chúng nhỏ với kích thước chỉ 35mm, bezel mảnh so với các thế hệ cũng sản xuất trong giai đoạn này.
Mức giá: khoảng $200 đến $300 (khoảng 5 đến 7.5 triệu đồng).
Lợi ích nếu sở hữu
3. Seiko 5 Sportsmatic (1963 – 1965)

Lý do đáng sưu tầm, đặc điểm:
- Năm 1963 là năm ra đời của Seiko 5 Sportmatic chuyên dụng đáp ứng: khả năng chống nước, chống sốc, lên dây cót tự động, hiển thị ngày và có núm điều chỉnh ở vị trí 4 giờ. Mặt sau đồng hồ khắc nhẹ hình ảnh logo cá heo biểu thị khả năng chống nước.
- Phần vỏ được mạ Crom thay vì thép không gỉ nguyên khối nên chúng có thể bị tàn phá bởi mồ hôi tay hoặc lâu dần qua thời gian.
- Bên trong là bộ máy cơ 6601 với 19 chân kính, lên dây tự động và có sự giúp sức của đòn bẩy ma thuật Magic Lever.
Nếu bạn chưa biết về dòng đồng hồ này, tôi đã đề cập rõ ở đây: Seiko Sportsmatic
Mức giá: khoảng $100 (khoảng hơn 2.5 triệu đồng).
4. King Seiko cổ (1961)

Lý do đáng sưu tầm, đặc điểm:
- Ít được biết đến so với Grand Seiko nhưng lịch sử huy hoàng của “vị vua” này khiến giới mộ điệu yêu thích đồng hồ cổ lại cực kỳ săn lùng. Chính vì King Seiko do Daini sản xuất là dòng tạo ra cuộc cạnh tranh nội bộ nhằm đáp trả Grand Seiko của Suwa. Chung quy cả 2 tạo ra có chất lượng cao cạnh tranh với đồng hồ Thụy Sỹ. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu vì sao King Seiko cổ lại đáng để đầu tư: King Seiko cổ có đáng mua không? – Lời khuyên từ chuyên gia
- Năm 1961 King Seiko đầu tiên ra đời, đây cũng là năm đầu tiên Seiko phát hành đồng hồ thể thao chống nước chuyên dụng. Số seri của các mẫu này giống như nhiều mẫu Seiko đời đầu, chúng nằm ở mặt trong của vỏ thay vì ngoài.
- King Seiko cổ phần lớn là bộ máy tần số cao Hi-beat và có cả lên dây cót thủ công.
Mức giá: dao động từ $500 đến $800 (khoảng 12.5 triệu đồng đến hơn 20 triệu đồng). Thậm chí có mẫu lên đến 60 triệu đồng.
5. Grand Seiko cổ (1960)

Lý do đáng sưu tầm, đặc điểm:
- Grand Seiko nổi bật hơn với thiết kế sang trọng được chế tác theo tiêu chuẩn cao hơn, để có thể sánh ngang với đồng hồ Thụy Sỹ. Trong mỗi chiếc Grand Seiko là tinh thần của Takumi, trong tiếng Nhật có nghĩa là nghệ nhân. Sự cống hiến của mỗi nghệ nhân trong vẻ đẹp và từng chi tiết các sản phẩm mang tên GS.
- Chiếc Grand Seiko cổ đầu tiên vào 1960 gọi là 3180 bắt nguồn từ Seiko Crown ra mắt vào tháng 12 năm trước đó. Bên trong là bộ máy Calibre 57 nổi tiếng, các biến thể của bộ máy này hầu hết được sử dụng cho đồng hồ sản xuất những năm 60s. Hiện nay việc tìm kiếm Grand Seiko đầu tiên là một thử thách.
- Thế hệ thứ 2 của Grand Seiko ra đời vào 1963 nổi nổi tiếng với bộ máy 43999 đạt chứng nhận Chronometer, 35 chân kính và lên dây cót thủ công. Việc sử dụng bộ máy này chỉ tồn tại trong khoảng 2 năm ngắn ngủi. Chúng tuân theo Grammar of Design (ngữ pháp thiết kế) của Taro Tanaka với vấu hình phiến dày.
- Chiếc 44GS năm 1967 là kiểu dáng nguyên mẫu chúng ta thường thấy ở Grand Seiko ngày nay. Vỏ định hình vẫn theo thiết kế của Tanaka, tuân thủ định hình với các mặt được đánh bóng Zaratsu. Đây cũng là chiếc được Daini sản xuất (thời điểm đó vẫn còn sản xuất King Seiko).
Mức giá: khoảng từ $3000 (khoảng hơn 75 triệu đồng) cho mẫu năm 1960, $1.500 (hơn 37.5 triệu đồng) cho mẫu từ 1963. 44GS trên thị trường đồng hồ cổ vẫn tăng qua các năm, có thể lên đến $3000 (khoảng 75 triệu đồng).
6. Seiko Champion (1962 – 1966)
Seiko Champion được giới thiệu với tư cách là sản phẩm Entry (cấp thấp). Ban đầu chúng có thiết kế thanh lịch, cổ điển. Cho đến sau 1963, dòng này có thêm thiết kế thể thao và khả năng chống nước gọi là Champion Calendar.

Lý do đáng sưu tầm, đặc điểm:
- Những sản phẩm Seiko cổ Champion sản xuất vào 1962 đến 1963 có vỏ mỏng làm bằng thép không gỉ hoặc đồng thau mạ vàng, có ký hiệu theo mẫu Jxxxx. Sử dụng bộ máy Seikosha 54 có lịch hoặc không có.
- Đến 1963, Seiko giới thiệu dòng máy mới là Seikosha 850/860 và sửa đổi tên các mẫu thành Champion 850 và Champion Calendar 860. Chúng có vỏ được làm bằng đồng thau mạ Crom hoặc thép không gỉ. Mặt số có thể được mạ bạc, vàng, màu champagne, đen.
- Tiếp đó Seiko cũng giới thiệu Champion Alpinist thay thế cho Laurel Alpinist, núm điều chỉnh có đánh dấu “SW” có nghĩa là “Seiko Waterproof”.
- Từ 1964, Seiko chỉ còn sản xuất các mẫu Calendar với bộ máy 7622-xxxx.
Mức giá: từ 10 – 40 triệu đồng, tuỳ thuộc vào năm sản xuất, tình trạng.
7. Đồng hồ Seiko Crown (1964)

Lý do đáng sưu tầm, đặc điểm:
- Seiko Crown 1964 45899 chính là chiếc được tạo ra nhằm vinh danh sự kiện danh giá Thế vận hội Tokyo vào năm 1964.
Seiko đơn vị bấm giờ chính thức cho sự kiện này và có mức độ nhận diện trên toàn thế giới. Trong Thế vận hội lần này có sử dụng công nghệ chụp ảnh và bộ đếm máy thạch anh. Nhờ tiến bộ công nghệ này mà IAAF đã công nhận và đánh giá kết quả thành tích thể thao chính xác đến 1/100s thay vì 1/10s.
- Seiko Crown cổ chức năng Chronograph có một nút bấm giờ khởi động – dừng – đặt lại duy nhất tại vị trí 2 giờ. Mặt sau có hình ngọn đuốc Olympic.
Mức giá: dao động từ $2000 đến $3000 (khoảng 50 triệu đến 75 triệu đồng).
8. Đồng hồ Seiko hải cẩu cổ (từ 1960)

Lý do đáng sưu tầm, đặc điểm:
Đây thực chất không phải là dòng mà chỉ là tên gọi chung cho các mẫu đồng hồ có nắp đáy khắc hình hải cẩu mà giới chơi đồng hồ truyền tai nhau. Mục đích là biểu thị khả năng chịu nước (chúng tương đương với 3ATM ngày nay).
Seiko hải cẩu cổ bao gồm các dòng:
- Seiko DX (từ 1960), máy Automatic 6619. Dạ quang trên mặt số sử dụng loại Trititum
- Seikomatic, Seiko Selfdater (từ 1963), Seikomatic-R, Seiko Weekdater
- …
Chính bởi chúng xuất hiện ở nhiều dòng nên thiết kế khá đa dạng từ thanh lịch đến thể thao. Đồng hồ làm bằng thép không gỉ nên độ bền cao, mặt kính Mica cao cấp tuy nhiên các mẫu cổ này vẫn có tình trạng trầy xước, nếu nhận một mẫu mới toanh, chắc hẳn đã được thay thế.
Bên trong là bộ máy automatic (6105, 6106…), tùy thuộc vào từng dòng mà có 21, 23, 24 hoặc 30 chân kính.
Mức giá: từ $495 (khoảng hơn 12 triệu đồng).
9. Seiko 62MAS (1965)

Lý do đáng sưu tầm, đặc điểm:
Seiko cổ sưu tầm hiếm 62MAS (6217-9000) là chiếc đồng hồ Seiko cổ lặn chuyên nghiệp đầu tiên của hãng. Tên mẫu là sự rút gọn của SeikoMatic Selfdater. Seiko 62MAS có các ô vạch phát quang lớn, chống nước áp suất tương ứng độ sâu 150m và hình dạng vỏ chịu ảnh hưởng từ đồng hồ lặn cùng thời. Chúng sử dụng cỗ máy 62 với 17 chân kính.
Mức giá: tăng mạnh từ $2000 đến $5000 (khoảng 50 triệu đến 125 triệu đồng).
10. Seiko Lord Marvel (1967 – 1975)

Chiếc Lord Marvel năm 1967
Lý do đáng sưu tầm, đặc điểm:
Đồng hồ Seiko cổ Lord Marvel 5740-8000 ra mắt vào 1967. Cùng với Grand Seiko và King Seiko, mẫu này cung cấp bộ chuyển động Hi beat với tần số dao động 36.000vph. Đây là chiếc thứ 2 trên thế giới có tần số cao như này, trước đó chiếc đầu tiên đến từ Girard Perregaux.
Seiko Lord Marvel được sản xuất từ 1967 đến 1975, đường kính mặt nhỏ 36mm.
Mức giá: khoảng $400 (khoảng 10 triệu đồng).
11. Seiko 5 Actus (1960 – 1970)

Lý do đáng sưu tầm, đặc điểm:
Đồng hồ Seiko 5 Actus xuất hiện từ 1960 đến 1970, là thế hệ JDM cổ điển của Seiko 5 hiện đại. Đáp ứng cả 5 tiêu chí The Five hiện đại như:
- Có lịch thứ – ngày
- Máy cơ tự động lên dây cót
- Có cơ chế chống sốc Diashock (do Seiko phát minh ra, tương đương với Incabloc của Thụy Sỹ)
- Có khả năng chống nước (ở Seiko 5 Actus từ 3ATM đến 10ATM)
- Núm vặn ở vị trí 4 giờ
Đây cũng là dòng có nhiều biến thể vỏ và mặt số không chỉ phù hợp sưu tầm mà còn đeo hằng ngày. Bộ máy sử dụng cho dòng này đều khá nổi tiếng như 6106 (trữ cót 46 giờ) và 7019 (trữ cót 43 giờ), mặc dù chúng có thể sẽ giảm sút do thời gian.
Nếu bạn tò mò Seiko 5 Actus là gì, tôi đã có một bài phân tích rất kỹ về ở bài viết đính kèm.
Mức giá: Chúng có mức giá từ 2 đến 12 triệu đồng tương đương một chiếc G Shock hiện đại.
12. Seiko Bell-Matic (1966 – 1978)

Lý do đáng sưu tầm, đặc điểm:
Bell-Matic đầu tiên ra đời vào 1966 và là đồng hồ báo thức đầu tiên có rô-to lên dây tự động với 27 chân kính. Vì thuế nhập khẩu vào Hoa Kỳ cao đối với đồng hồ hơn 17 chân kính nên lúc đầu chiếc đồng hồ này không thể cập bến ở đây.
Chúng được điều chỉnh giảm dần xuống 21 (vào 1968) rồi còn 17 chân kính đến năm 1969 và bắt đầu có mặt tại Hoa Kỳ. Ngoại lệ duy nhất là chiếc 4006-701xx 27 chân kính vẫn được bán ra tại Nhật Bản.
Đồng hồ có đường kính mặt số 38mm, dày 13mm. Khi nhìn thấy tôi liên tưởng ngay đến chiếc Tissot PRX với dáng thùng đặc trưng. Logo lốc xoáy trên mặt số thể hiện do nhà máy Suwa Seikosha sản xuất (là Seiko Epson sau này).
Bell Matic tồn tại đến 1978 và cũng giống như các dòng đồng hồ cơ khác của Seiko, nhường chỗ cho đồng hồ thạch anh và kỹ thuật số.
Giải mã chuyên sâu cho dân sưu tầm:
Bộ máy sử dụng trong dòng này là 4005 hoặc 4006. Trong đó 4005 được xem là hiếm hơn vì chỉ được sử dụng trong 2 năm 1968 và 1969.
Bộ máy hiếm là một phần, chức năng báo thức của chiếc đồng hồ này được giới sưu tầm yêu thích hơn cả. Đây không phải là chiếc đầu tiên có chức năng này nhưng khá hiếm ở thương hiệu Seiko. Giống như Vulcain, Jaeger-LeCoultre và Tudor, Seiko sử dụng 2 thùng năng lượng riêng biệt. Vì vậy mà năng lượng khi một cái búa nhỏ chạy bằng lò xo liên tục đập để báo thức không ảnh hưởng đến mức trữ cót cho các hoạt động khác của đồng hồ.
Mức giá: từ $45 đến $400 (khoảng từ 1.2 triệu đồng đến 10 triệu đồng).
13. Seiko UFO (1969 – 1979)

Chiếc Seiko 6138 UFO (nguồn ảnh từ Vintage Watch Inc)
Lý do đáng sưu tầm, đặc điểm:
Hay còn gọi là Yachtman, chúng được gọi với cái tên này vì vỏ đồng hồ đặc trưng như một chiếc đĩa bay với kích thước mặt 44mm. Biến thể cuối cùng của dòng này có tên gọi là “Big Eye-Small-Eye”.
Chiếc đồng hồ này ra đời từ 1969/1970 đến 1978/1979 và biết đến rộng rãi nhờ công ty Unimetrics Inc – một nhà phân phối Seiko ở Hoa Kỳ vào những năm 70 quảng cáo.
Không chỉ vậy, những chiếc đồng hồ này còn xâm lấn màn ảnh như Oliver Platt đeo chiếc Seiko UFO trong “Bicentennial Man” (1999), nhân vật Kimura Fumino trong bộ phim điều tra Nhật Bản Stone’s Cocoon (Ishi no Mayu)…
Giải mã chuyên sâu cho dân sưu tầm:
Bên trong chiếc đồng hồ Seiko UFO cổ trang bị các bộ máy 6138A với 21 chân kính, 6138B với 23 chân kính. Sau 1972 6138B bộ máy đều được đánh dấu là 21 chân kính. Mức chống nước 70m.
Chúng có bản phát hành cho thị trường nội địa và một số cho cả quốc tế. Một vài biến thể bạn có thể tham khảo như: 6138-0010, 6138-0011, 6138-0012, 6138-0017, 6138-0019.
Mức giá: Khoảng 20.000 Yên Nhật hoặc $135 tại Hoa Kỳ. Dựa trên mức lạm phát thì con số này có thể lên đến 65.000 Yên Nhật và $870 ngày nay (khoảng hơn 21 triệu đồng).
Không chỉ có 10 dòng trên đây mà Seiko cổ xưa có rất nhiều dòng được săn đón như các mẫu Seiko Astron, Seiko Superior…
Seiko cổ đáng mua nhất là mẫu nào?
Những chiếc đồng hồ Seiko Vintage đều xứng đáng sở hữu, với tôi là vậy. Vì chúng đều mang hình ảnh di sản của thương hiệu Nhật Bản lâu đời này.
Thực tế chúng ta không thể sở hữu hết tất cả, vì vậy phụ thuộc vào nhu cầu sưu tầm hay đầu tư mà bạn chọn lựa.
Ví dụ bạn muốn đầu tư vào đồng hồ cổ thì Grand Seiko cổ, King Seiko cổ và 62MAS là 3 chiếc theo đề xuất của tôi. Ít nhất trung bình mỗi năm chúng có thể tăng 3 – 10% ROI.
Ngược lại, các mẫu khác đều đáp ứng sở thích và đam mê của người dùng là chính. Không thể kỳ vọng mức tăng xứng đáng, chưa kể đến những rủi ro hư hỏng, không còn Zin 100%.
Mua đồng hồ Seiko cổ tại Việt Nam – Nên hay không?
Dù bạn là người mới hay dân sưu tầm kỳ cựu, đồng hồ Seiko cổ vẫn là lựa chọn đầy cảm xúc. Bạn có thể cân nhắc mua Seiko cổ nếu xác định được điểm bán uy tín và sản phẩm chất lượng. Ngược lại, thị trường đồng hồ cổ tại Việt Nam tiềm ẩn nhiều mối nguy hại đến người dùng.
- Hàng giả nhiều, khó phân biệt
Chính vì nhu cầu sở hữu của người dùng mà xuất hiện không ít những điểm bán hàng giả qua mặt người dùng. Nhiều chiếc đồng hồ phải cần đến chuyên gia mới có thể xác minh.
- Chất lượng kém, qua sửa chữa nhiều lần
Chúng ta khó có thể kiểm tra được linh kiện bộ máy bên trong. Lợi dụng sơ hở này mà đồng hồ Seiko cổ sử dụng linh kiện kém chất lượng để thay thế, chúng bị xuống cấp trầm trọng.
- Không nhiều nơi bán đồng hồ Seiko cổ
Số lượng đồng hồ Seiko cổ được sản xuất trước năm 1970 không quá nhiều nên hãy cân nhắc những điểm bán tràn lan.
- Một số công nghệ đã bị lỗi thời
Seiko cổ xưa thường đi kèm với một số chức năng như chống nước, lịch ngày tháng. Qua thời gian chúng không còn hiệu năng như xưa.
Ví dụ nếu đồng hồ đã qua nhiều lần sửa chữa nhiều lần thì khả năng chống nước đã không còn như xưa nữa.
- Giá Seiko cổ có đang bị đẩy ảo?
Chính vì là đồng hồ cổ nên không có mức giá cố định, chúng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như độ hoàn thiện còn tốt hay không, niên đại, số lượng có giới hạn hay không… Hầu hết sẽ do người bán quyết định.
Vì vậy mà người dùng dường như rất khó để xác định chính xác chúng có phù hợp với chi phí bỏ ra hay không.
Đồng hồ Seiko cổ xưa hay bất cứ thương hiệu khác có các mẫu cổ đều được săn đón từ xưa đến nay. Sức hút của chúng luôn được giới sưu tầm tìm kiếm và sở hữu. Tất nhiên với người có kinh nghiệm thì việc lựa chọn mẫu đồng hồ chất lượng sẽ ít khó khăn hơn với người mới. Nếu lo lắng bạn nên chọn những mẫu mới, dễ dàng xác định chính hãng và có được bảo hành.
Nếu bạn muốn trải nghiệm đồng hồ Seiko mới mang tinh thần cổ điển, Đồng Hồ Hải Triều có hơn 400+ mẫu Seiko chính hãng luôn sẵn hàng. Bạn có thể tìm hiểu ở: Các dòng đồng hồ Seiko mang tính biểu tượng 110 năm chế tác.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
8 điểm giúp đồng hồ lặn Seiko Pepsi trở thành biểu tượng
Review Seiko Turtle: Dáng vỏ mai rùa tạo điểm nhấn đặc biệt
Đồng hồ Seiko Monster – 4 thế hệ“quái vật” có gì đặc biệt?
Vì sao Seiko SKX009 khiến dân chơi đồng hồ lặn tiếc nuối?
4R39 Seiko – Bộ máy lộ cơ sang trọng và tính năng vượt trội
5 lý do Seiko SKX007 là huyền thoại trong giới đồng hồ lặn
Trên tay chiếc đồng hồ Seiko SKX013 và trải nghiệm chi tiết
Giải mã 4 đặc trưng làm nên sức hút của Seiko Marinemaster 300
THẢO LUẬN