Máy Powermatic 80 là gì? Các lợi ích mang lại cho người đeo

Bộ máy powermatic 80 là gì?

Bền bỉ, chính xác, thời gian trữ cót dài vượt trội – đó là những gì người ta thường nói về Powermatic 80. Nhưng thật sự thì máy Powermatic 80 là gì?

MỤC LỤC

› Máy Powermatic 80 là gì?

› Khám phá quyền năng từ bộ máy Powermatic 80

1. Được phát triển từ bộ máy ETA 2824-2 & thông số kỹ thuật

2. Hiệu năng, độ chính xác cao

3. Sử dụng hợp kim ARCAP & lò xo cuộn Silicon giảm ảnh hưởng từ tính

4. Có 2 loại: Powermatic 80 và Powermatic 80 Chronometer

5. Được chứng nhận bởi COSC

› Nhược điểm của bộ máy Powermatic 80

Máy Powermatic 80 là gì?

Powermatic 80 (ETA C07.111) là bộ máy cơ tự động do ETA sản xuất và được sử dụng phổ biến trên đồng hồ đeo tay của 3 thương hiệu: Tissot, Certina và Hamilton.

Điểm đặc biệt của Powermatic 80 là khả năng trữ cót 80 giờ, vượt trội so với mức trữ cót 36-40 giờ của hầu hết đồng hồ Thụy Sỹ hiện nay. Khả năng trữ cót 80 giờ cho phép người dùng sử dụng đồng hồ suốt 3 ngày mà không cần phải lo lắng về việc nạp năng lượng. Ngoài ra, với việc giảm tần suất phải nạp năng lượng, đồng hồ ít bị đứng máy, từ đó hoạt động ổn định và bền bỉ hơn.

Mặt sau của một chiếc đồng hồ Tissot sử dụng máy Powermatic 80

Powermatic 80 không ngừng áp dụng công nghệ tiên tiến, bao gồm việc sử dụng các vật liệu tổng hợp hiện đại cho thành phần quan trọng như Escapement (bộ thoát) và bánh lắc, nhằm nâng cao hiệu suất lẫn độ tin cậy của sản phẩm.

Với việc sử dụng Escapement nhẹ nhàng hơn và bánh lắc công nghệ cao, Powermatic 80 đã đạt được hiệu năng cao hơn so với những phiên bản trước đó. Các công nghệ tiên tiến này không chỉ giúp máy hoạt động ổn định mà còn tạo ra một sản phẩm đáng tin cậy, có độ chính xác cao.

Máy Powermatic 80 là gì? Các lợi ích mang lại cho người đeo - Ảnh 1

Ký hiệu Powermatic 80 thường được khắc trên mặt số đồng hồ

Khám phá quyền năng từ bộ máy Powermatic 80

Để thấu hiểu đầy đủ về bộ máy này, câu chuyện về tiền thân và quyền năng của Powermatic 80 sẽ là một hành trình đầy thú vị, sâu sắc.

1. Được phát triển từ bộ máy ETA 2824-2 & thông số kỹ thuật

ETA 2824-2 là một trong những bộ máy cơ tự động nổi tiếng và phổ biến nhất trong thế giới đồng hồ Thụy Sỹ. Xuất hiện lần đầu vào năm 1982 và được phát triển từ bộ máy Eterna calibre 1427 ban đầu, ETA 2824-2 đã trở thành một tiêu chuẩn không thể thiếu trong thế giới đồng hồ.

Được sao chép cũng như ứng dụng rộng rãi, ETA 2824-2 đã trở thành nguồn cảm hứng cho nhiều bộ máy khác của ngành công nghiệp đồng hồ, trong đó có Powermatic 80.

Nhờ vào những thông số kỹ thuật của bộ máy ETA 2824-2, Powermatic 80 đã có nhiều cải tiến hơn trong sản xuất đồng hồ ngày nay. Cụ thể: 

ETA 2824-2Powermatic 80 (ETA C07.111)
Nhà sản xuất: ETANhà sản xuất: ETA
Tiền thân bộ máy: ETA 2824-2Tiền thân bộ máy: ETA 2824-2
Loại máy: AutomaticLoại máy: Automatic
Đường kính: 25.6 mmĐường kính: 25.6 mm
Độ dày: khoảng 4.60 mmĐộ dày: khoảng 4.60 mm
Tần số dao động: 28,800 A/h (4Hz)Tần số dao động: 21,600 A/h (3Hz)
Thời gian trữ cót: 38 giờThời gian trữ cót: 80 giờ
Số chân kính: 25Số chân kính: 23 trên Powermatic 80.111 và 25 trên Powermatic 80.811
Hacking Second: CóHacking Second: Có
Lên dây thủ công: CóLên dây thủ công: Có
Chức năng: giờ, phút, giây, lịch ngàyChức năng: giờ, phút, giây, lịch ngày
Nước sản xuất: Thụy Sỹ (Swiss Made)Nước sản xuất: Thụy Sỹ (Swiss Made)
Năm ra mắt: 1982Năm ra mắt: 2013

2. Hiệu năng, độ chính xác cao

Bộ máy Powermatic 80 nổi tiếng với độ chính xác ấn tượng, được tinh chỉnh bằng laser (không có sự can thiệp thủ công) để đảm bảo độ sai số chỉ dao động từ -15 đến +15 giây mỗi ngày. Sự chính xác này không chỉ đến từ việc cải tiến trong quá trình lắp ráp mà còn nhờ vào hiệu suất hoạt động của bộ thoát.

Ngoài ra, nhờ quy trình sản xuất hiện đại, tần số của máy đã được giảm xuống còn 21.600 vph (vòng/phút) thay vì 28.800 vph. Nhưng điều này không làm giảm đi độ chính xác của chuyển động. Việc giảm tần số này sẽ giúp cân bằng giữa tốc độ lẫn kích thước của đồng hồ, đồng thời còn giảm độ hao mòn, từ đó tăng tuổi thọ và khả năng dự trữ năng lượng cho đồng hồ trong thời gian dài. 

3. Sử dụng hợp kim ARCAP & lò xo cuộn Silicon giảm ảnh hưởng từ tính

Trong thiết kế của đồng hồ Powermatic 80, việc sử dụng hợp kim ARCAP và lò xo cuộn Silicon đóng vai trò quan trọng, không chỉ giảm thiểu ảnh hưởng từ từ tính mà còn nâng cao hiệu suất hoạt động.

Hợp kim ARCAP được tạo ra từ nhiều thành phần như niken, đồng, coban, thiếc, chì lẫn kẽm, nhằm loại bỏ hoàn toàn ảnh hưởng của từ tính. Đồng thời, ARCAP mang lại độ bền kéo cao và khả năng chịu ăn mòn hóa học. Hợp kim này sử dụng để chế tạo các cầu máy, thay thế cho đồng thau truyền thống, tạo điều kiện cho hiệu suất hoạt động ổn định và lâu dài hơn.

Máy Powermatic 80 là gì? Các lợi ích mang lại cho người đeo - Ảnh 4

Silicon không có từ tính, do đó dây tóc làm từ Silicon sẽ ít bị ảnh hưởng bởi từ trường. Vật liệu này còn có khả năng chịu nhiệt độ cao hơn so với các hợp kim thông thường, giúp cải thiện độ chính xác trong phạm vi nhiệt độ rộng hơn. 

Bề mặt của vật liệu Silicon mịn hơn so với các hợp kim khác, dẫn đến ma sát trong chuyển động thấp hơn. Sự giảm ma sát này đồng nghĩa với việc dòng năng lượng hoạt động hiệu quả hơn, cải thiện khả năng dự trữ năng lượng và độ chính xác của đồng hồ.

Silicon cũng ít nhạy cảm hơn với các tác động bên ngoài như dầu và chất bôi trơn, giúp dây tóc có tuổi thọ cao hơn, đồng thời kéo dài thời gian bảo trì của đồng hồ. 

Nhờ sự kết hợp giữa hợp kim ARCAP và lò xo cuộn Silicon, đồng hồ Powermatic 80 không chỉ đem lại hiệu suất vượt trội mà còn tăng cường trải nghiệm sử dụng và độ tin cậy cho người tiêu dùng.

4. Có 2 loại: Powermatic 80 và Powermatic 80 Chronometer

Hiện nay, bộ máy này được phân làm hai loại chính: Powermatic 80 và Powermatic 80 Chronometer. Trong đó: 

  • Powermatic 80 đạt độ sai số chỉ từ -10 đến +30 giây mỗi ngày
  • Powermatic 80 Chronometer thậm chí còn chính xác hơn với độ sai số chỉ từ -4 đến +6 giây mỗi ngày. 

5. Được chứng nhận bởi COSC

COSC là tổ chức kiểm định độc lập, thành lập bởi Chính phủ Thụy Sĩ vào năm 1973, chịu trách nhiệm đánh giá cũng như chứng nhận độ chính xác của đồng hồ cơ. Một chiếc đồng hồ đạt chứng nhận COSC được xem là biểu tượng của độ chính xác cao và giá trị đắt đỏ. Để đạt chứng nhận này, đồng hồ phải trải qua quá trình kiểm nghiệm nghiêm ngặt, nhưng không phải hãng đồng hồ nào cũng có thể đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe của COSC. Cụ thể: 

  • Chuẩn bị ban đầu: Bộ chuyển động của đồng hồ đặt trong một móc cài có 5 rãnh. Bộ chuyển động sẽ quấn theo hướng dẫn và đặt trong một vỏ bọc kiểm soát nhiệt độ ở 73,4°F (23°C) trong vòng 12 giờ.
  • Kiểm tra trong 15 ngày: Sau giai đoạn chuẩn bị, đồng hồ sẽ tiếp tục được kiểm tra trong vòng 15 ngày ở những mức nhiệt độ khác nhau và tại nhiều vị trí khác nhau.

Để đạt chứng nhận COSC, một chiếc đồng hồ cần phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau:

  • Tốc độ trung bình một ngày: Sự sai lệch về tốc độ chỉ được dao động từ -4 đến +6 giây/ngày sau 10 ngày thử nghiệm.
  • Tốc độ thay đổi trung bình: Trong 10 ngày, tốc độ của đồng hồ được theo dõi tại 5 điểm khác nhau (2 theo chiều nằm ngang và 3 theo chiều thẳng đứng). Điều kiện đạt chuẩn khi tổng cộng có 50 điểm và sự sai lệch không vượt quá 2 giây.
  • Tốc độ thay đổi lớn nhất ở 5 vị trí khác nhau: Sai lệch không lớn hơn 5 giây/ngày.
  • Sai lệch trung bình theo chiều thẳng đứng so với chiều nằm ngang: COSC trừ giá trị trung bình theo chiều thẳng đứng cho giá trị trung bình theo chiều nằm ngang, độ sai lệch phải nằm trong khoảng -6 đến +8 giây.
  • Sự khác biệt giữa tốc độ lớn nhất trong ngày và tốc độ trung bình trong ngày: Không vượt quá 10 giây/ngày.
  • Sự sai khác về thời gian ở nhiệt độ khác nhau: Tại 8°C và 38°C, sai lệch không được lớn hơn 0.6 giây/ngày.
  • Sai số lũy tiến: Sai số giữa tốc độ trung bình trong ngày ở 2 ngày thử nghiệm đầu tiên so với 2 ngày cuối cùng không được vượt quá 5 giây.

Những tiêu chuẩn này đảm bảo rằng đồng hồ có độ chính xác và độ bền cao nhất mới nhận được chứng nhận COSC, một dấu ấn uy tín về chất lượng trong ngành công nghiệp đồng hồ.

Và tuỳ vào các mẫu đồng hồ sở hữu bộ máy Powermatic 80 sẽ có chứng nhận COSC. Trong đó, một số phiên bản của Tissot Le Locle 1853 được trang bị bộ máy Powermatic 80 đã vinh dự nhận chứng nhận COSC cao cấp. 

Theo thống kê, mỗi năm chỉ có khoảng 3% đồng hồ Thụy Sỹ đạt chứng nhận COSC, điều này làm cho các nhà sản xuất đồng hồ luôn nỗ lực không ngừng để đạt được sự công nhận này như một minh chứng cho chất lượng vượt trội của thương hiệu. Tissot cũng không phải là ngoại lệ, luôn chú trọng cũng như đầu tư vào việc đạt chứng nhận COSC để khẳng định vị thế và uy tín của mình trên thị trường đồng hồ cao cấp.

Máy Powermatic 80 là gì? Các lợi ích mang lại cho người đeo - Ảnh 3

Mẫu Tissot Le Locle 1853 sở hữu chứng nhận COSC

Nhược điểm của bộ máy Powermatic 80

  • Giá thành cao: Các vật liệu và công nghệ tiên tiến được sử dụng trong bộ máy này nhằm làm tăng giá thành của đồng hồ. 
  • Chi phí bảo trì cao: Do sử dụng các vật liệu và công nghệ tiên tiến nên những linh kiện đặc biệt này đòi hỏi kỹ thuật bảo dưỡng chuyên nghiệp, góp phần làm tăng chi phí và khiến cho cho phí bảo trì lẫn sửa chữa của Powermatic 80 thường cao hơn.

Tham khảo thêm về thuật ngữ bộ máy

Chia sẻ này có hữu ích cho bạn?
Hữu ích
Không hữu ích

THẢO LUẬN

Chưa có thảo luận nào.

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *