Vật liệu Ceramic là gì? Cứng gấp 4 lần đồng hồ thép không gỉ

Vật liệu Ceramic là gì?

Đồng hồ Ceramic được đánh giá cao về độ bền và sang trọng. Vậy vật liệu Ceramic là gì mà đạt chất lượng khiến nhiều thương hiệu phát cuồng đưa vào các mẫu đồng hồ của mình? Cùng Đồng Hồ Hải Triểu khám phá ngay.

MỤC LỤC

› Lợi ích nổi bật của Ceramic trong chế tác đồng hồ

› Đồng hồ nữ dưới 1 triệu có đáng mua không?

1. Chống trầy xước tốt

2. Êm, nhẹ trên cổ tay

3. Độ cứng cao gấp 3 lần thép không gỉ

4. Chống ăn mòn hoá học cao

5. An toàn, thân thiện cho da tay

› Nhược điểm của Ceramic là gì?

› Ứng dụng thực tế của Gốm Ceramic trên đồng hồ

1. Chế tác khung vỏ

2. Hoàn thiện dây đeo đồng hồ

3. Ứng dụng trên vòng Bezel đồng hồ lặn

› Rolex, Omega – Hai nhà sản xuất đồng hồ Ceramic dẫn đầu

1. Gốm độc quyền Cermet trên Omega Seamaster 1973

2. Rolex được cấp bằng sáng chế cho chất liệu Cerachrom – gốm sứ riêng của họ

Chất liệu Ceramic là gì?

“Ceramic” – Vật liệu công nghệ cao làm từ hợp chất vô cơ kết hợp các phi kim loại khác. Trong tiếng Hy Lạp cổ là “keramos”, dùng để chỉ những đồ vật tạo thành bằng cách nung đất sét trong nhiệt độ cao. Chúng còn có tên gọi khác là “Gốm sứ”, một loại vật liệu có khả năng cách điện, không bị từ hóa và độ ổn định cao.

Gốm Ceramic có đặc tính đàn hồi tốt, cứng và bền hơn rất nhiều so với gốm thông thường. Chúng nhẹ, chống trầy tốt hơn thép không gỉ. Đặc biệt có độ vang, độ sáng bóng và độ trong cao, kháng lại các điều kiện ăn mòn của hóa học hay nhiệt độ cao. Càng nung nóng, gốm sứ Ceramic sẽ càng cứng bởi thành phần chủ yếu từ đất và thủy tinh.

Quá trình sản xuất Ceramic thường bao gồm việc tạo hình sản phẩm từ đất sét hoặc bột gốm, sau đó nung ở nhiệt độ cao từ 1.200 °C (2.192 °F) tới 1.400 °C (2.552 °F) để tạo ra Ceramic thành phẩm. Tùy thuộc vào thành phần và nhiệt độ nung và gốm có thể có những đặc tính khác nhau, đáp ứng nhu cầu đa dạng của các ngành công nghiệp chế tác, đặc biệt là đồng hồ.

Đồng hồ Ceramic có màu sắc phong phú như trắng, xám, đen hoặc thậm chí là các màu sáng như xanh lam, xanh dương,… Những mảng màu này đạt được khi trải qua quá trình nung và làm nóng tạo thành gốm. Không đơn giản chỉ là sơn lên.

Lợi ích nổi bật của Ceramic trong chế tác đồng hồ

Gốm Ceramic ứng dụng trên đồng hồ ngày càng phổ biến do những lợi ích tốt đẹp mà chúng mang lại như:

1. Chống trầy xước tốt

Đồng hồ Ceramic có khả năng chống trầy vượt trội. Những bộ phận làm từ gốm đều giữ được độ bóng cũng như màu sắc bền bỉ với thời gian. Rất khó để có thể làm trầy hay hao mòn vật liệu này.

2. Êm, nhẹ trên cổ tay

Đồng hồ bằng Ceramic có cảm giác khá nhẹ, khối lượng riêng sẽ rơi khoảng 2-6g/cc, phần lớn là 3g/cc. Nhẹ hơn so với vật liệu thép không gỉ (8g/cc) và titan (4.5g/cc). Những lớp vỏ làm từ Ceramic nhờ đó có trọng lượng nhẹ nhưng có thể chống tác động lực lớn.

3. Độ cứng cao gấp 3 lần thép không gỉ

Gốm ứng dụng nhiều nhất trong công nghiệp đồng hồ là Ceramic kỹ nghệ. Loại vật liệu này có tính chất cứng cáp hơn gấp 3,4 lần so với thép không gỉ. Do đó, chúng được sử dụng nhiều trên đồng hồ lặn và đồng hồ thể thao, những sản phẩm phải hoạt động liên tục trong điều kiện khắc nghiệt.

4. Chống ăn mòn hoá học cao

Gốm sứ không chỉ nổi tiếng với độ cứng vượt trội so với thép và vàng mà còn sở hữu khả năng kháng tia UV tuyệt vời. Điều này giúp các sản phẩm gốm sứ luôn giữ được màu sắc tươi sáng, không bị phai nhạt dưới tác động của ánh nắng mặt trời.

5. An toàn, thân thiện cho da tay

Đồng hồ Ceramic không chứa kim loại (nickel), không giữ dầu, vi khuẩn hoặc bụi bẩn nên rất an toàn cho những người có làn da nhạy cảm hoặc bị dị ứng.

Lợi ích của Ceramic trên đồng hồ - ảnh 1

Gốm Ceramic ứng dụng trên mặt số đồng hồ IWC

Nhược điểm của Ceramic là gì? 

Độ bền của Ceramic chỉ được phát huy tối đa khi chịu sức nén. Khi bị nén, vật liệu này khả năng chịu lực vô cùng lớn, từ 1000 đến 4000 Mpa. Ví dụ như Titanium, một chất liệu kim loại bền, chỉ chịu được 1000 Mpa, không có kim loại nào chịu đựng 4000 MPa. Tuy nhiên đó là khi bị nén, vì khi căng sức chịu của Ceramic giảm đi 15 lần.

Kim loại có thể uốn nắn một cách linh động, còn Ceramic thì sẽ có khả năng bị vỡ nếu lực bẻ hoặc uốn lớn. Chính vì có độ cứng cao, nên chúng rất giòn và dễ vỡ. Độ dai thấp là do liên kết nguyên tử của chúng, thứ cho chúng sức chịu nén cao. Trên thực tế, liên kết nguyên tử đóng vai trò quyết định đến các tính chất của chất liệu.

Đồng hồ gốm trông có vẻ kém đặc biệt hơn so với các thiết bị bằng thép không gỉ hay bằng vàng. Một phiên bản bằng thép sẽ dễ dàng được nhận ra từ xa, trong khi đồng hồ gốm thì không.

Ứng dụng thực tế của Gốm Ceramic trên đồng hồ

Chính vì tính chất cứng, cách điện và kháng từ trường mà gôm Ceramic được ứng dụng rộng rãi trên đồng hồ, đặc biệt là đồng hồ lặn.

1. Chế tác khung vỏ

Đồng hồ sử dụng Ceramic làm khung vỏ có độ bền và ổn định hơn thép không gỉ rất nhiều. Chúng nhẹ và thoáng khí hơn, không đeo lâu người dùng không bị nặng nề.

Khung vỏ Ceramic chống chịu rất tốt dưới áp lực nước sâu, không bị ăn mòn bởi nước biển nên đặc biệt được sử dụng nhiều trong các mẫu đồng hồ lặn, đồng hồ chống nước chuyên dụng.

Nổi tiếng nhất có lẻ là mẫu đồng hồ Omega Seamaster Cermet ra mắt năm 1973, một mẫu đồng hồ chuyên dụng cho thợ lặn sử dụng chất liệu Cermet – một biến thể của Ceramic ra mắt năm 1973, là một trong những mẫu đồng hồ Ceramic đầu tiên. Hải Triều sẽ khám phá chi tiết mẫu đồng hồ này ở phần tiếp theo.

Hay gần đây, Titoni cũng ứng dụng gốm Ceramic trên các mẫu đồng hồ cao cấp của mình, trong bộ sưu tập Impetus Ceramtech. Một dòng đồng hồ mạnh mẽ, mang phong cách của đồng hồ lặn. Sử dụng loại vật liệu Ceramic ZrO2 làm khung vỏ, một phiên bản có độ bền và chống mài mòn vượt xa Ceramic và gốm kỹ thuạt truyền thống.

bộ sưu tập titoni ceramtech có khung vỏ bằng gốm ceramic

Bộ sưu tập Titoni Impetus Ceramtech với khung vỏ bằng gốm Ceramic đặc trưng

2. Hoàn thiện dây đeo đồng hồ

Tương tự như khung vỏ, gốm Ceramic còn được dùng nhiều làm dây đeo đồng hồ nam và nữ. Như một giải pháp gia tăng độ bền và giảm thiểu trọng lượng, dây đeo Ceramic được sử dụng nhiều trên những mẫu đồng hồ cao cấp.

Ngoài độ bền, dây đeo Ceramic cũng có độ sáng cao. Chúng không bị xuống màu hay cũ kỹ theo thời gian, càng đeo sẽ càng bóng đẹp. Thêm nữa, Ceramic có nhiều biến thể màu sắc bắt mắt, phù hợp với nhiều phong cách và trường phái thiết kế khác nhau.

3. Ứng dụng trên vòng Bezel đồng hồ lặn

Bạn đã từng nhìn thấy những chiếc viền quanh mặt đồng hồ nhiều màu sắc, với các con số hoặc ký hiệu đặc biệt chưa? Đó được gọi là vòng bezel. Có chức năng theo dõi độ sâu hoặc đếm giờ. Thường được làm bằng vật liệu Ceramic hoặc thép không gỉ, giúp các thợ lặn kiểm soát độ sâu và thời gian lặn.

Được ứng dụng lần đầu tiên trên mẫu Rolex GMT-Master II ra mắt năm 2005. Mẫu đồng hồ nổi tiếng với vành bezel bằng Ceramic, cùng phối màu xanh đỏ nổi bật.

So với viền thép không gỉ, viên gốm ceramic có tuổi thọ trung bình cao hơn, chống sốc tốt hơn và đặc biệt là chống nước vượt trội. Nhược điểm lớn nhất có lẻ là công nghệ chế tác và chi phí, chúng đắt đỏ nhưng xứng đáng.

Rolex, Omega – Hai nhà sản xuất đồng hồ Ceramic dẫn đầu

Rolex và Omega đều là những cái tên dẫn đầu xu hướng cho đồng hồ gốm. Họ đã ứng dụng Ceramic vào đồng hồ của mình từ rất sớm.

1. Gốm độc quyền Cermet trên Omega Seamaster 1973

Gốm độc quyền Cermet xuất hiện lần đầu trên chiếc Seamaster Cermet của hãng Omega vào năm 1973.

Cermet (hay Gốm kim loại) là một biến thể khác được phát triển và cải tiến từ gốm Ceramic. Cermet là một loại vật liệu composite, kết hợp hòa trộn giữa giữa gốm và kim loại. Được hòa trộn theo tỉ lệ đồng đều, nhưng kim loại chiếm thấp hơn 20% để vẫn giữ nguyên tính chất của gốm.

Trên phiên bảnSeamaster 1973, Omega đã sử dụng hỗn hợp nhôm oxit và cacbua vonfram để tạo ra một loại gốm cực kỳ cứng, chịu nhiệt và chống ăn mòn.

Toàn bộ vỏ của Seamaster 1973 làm từ vật liệu Cermet. Điều này mang lại cho chiếc đồng hồ một vẻ ngoài độc đáo, bóng bẩy và cực kỳ bền bỉ.

Về ngoại hình, chúng có màu sắc gần như tương đồng với kim loại hay thép không gỉ, nhưng cứng và bền hơn. Không dễ bị biến dạng hay trầy xước. Là một vật liệu tương lai, giải quyết hoàn toàn nhu cầu của người dùng là tìm ra một loại chất liệu giống thép không gỉ, nhưng phải tốt hơn.

Chất liệu Ceramic là gì? - ảnh 2

2. Rolex được cấp bằng sáng chế cho chất liệu Cerachrom – gốm sứ riêng của họ

Rolex là thương hiệu cuồng nhiệt với gồm, họ đã có bằng sáng chế cho vật liệu Cerachrom từ năm 2007. Cũng là một phiên tối ưu và hoàn thiện hơn của gốm Ceramic. Định nghĩa cụ thể thì đây là chất liệu làm từ gốm (loại oxit zirconium tiêu chuẩn) kết hợp với Chrom (theo tiếng Hy Lạp có nghĩa là màu).

Rolex đầu tư rất nhiều thứ để tạo ra quy trình sản xuất gốm khép kín. Đặc tính của vật liệu Cerachrom cũng tương đồng với Ceramic nhưng ở mức cao hơn, là cứng cáp, bền màu, chống trầy vượt trội, không bị hao mòn từ các chất hóa học.

Ban đầu, do hạn chế và công nghệ và kỹ thuật, Cerachrom chỉ có màu đen. Tuy nhiên, với sự phát triển của khoa học, Rolex đã thành công tạo ra nhiều biến thể màu sắc khác nhau như xanh dương, xanh lá, đỏ, nâu, thậm chí là phối hai màu trên cùng một vòng bezel. Vào năm 2013, Rolex đã có một bước đột phá khi phát hành phiên bản đồng hồ GMT-Master II Ref. 1157610BLRN sở hữu vành bezel bằng gốm xanh lam và đen.

Chất liệu Ceramic là gì? - ảnh 3

Tham khảo thêm vật liệu chế tác trên đồng hồ

Chia sẻ này có hữu ích cho bạn?
Hữu ích
Không hữu ích

THẢO LUẬN

Chưa có thảo luận nào.

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *