Từ ngành y tế đến chế tác đồng hồ – thép không gỉ 316L luôn là lựa chọn hàng đầu. Vậy điều gì làm nên đẳng cấp của loại thép này? Cùng tìm hiểu chi tiết hơn trong bài viết này!
Các loại thép không gỉ trên đồng hồ
Để tạo ra những chiếc đồng hồ đẳng cấp, các nhà sản xuất thường phải tập trung nghiêm ngặt vào việc lựa chọn bộ máy và nguyên liệu chế tác sản phẩm. Thép không gỉ được lựa chọn nhiều hơn cả, tuy nhiên chúng lại được chia ra nhiều loại khác nhau. Vậy thép không gỉ là gì và mỗi loại có ưu nhược điểm như thế nào?
1. Thép không gỉ 316L là gì?
Thép không gỉ 316L (với tên gọi khác là thép không gỉ 316L, thép 316L, inox 316L hay 316L Stainless Steel), thuộc nhóm thép không gỉ Austenitic. Được phát minh bởi chuyên gia khoa học ngành thép – ông Harry Brearley, người đã tạo ra một loại thép chịu độ mài mòn cao bằng cách giảm hàm lượng carbon xuống thấp và cho Crom vào trong thành phần thép.
Vật liệu thép 316L chủ yếu sử dụng để chế tạo dụng cụ phẫu thuật – do đó nó có biệt danh là “thép phẫu thuật”. Ngoài ra, vì khả năng kháng clorua cao nên cũng phổ biến trong ngành hóa dầu, thực phẩm và dược phẩm, tái chế hạt nhân và sử dụng hàng hải, đặc biệt thép 316L còn xuất hiện trong chế tác đồng hồ.
Để việc sử dụng thép không gỉ 316L ứng dụng dễ hơn trong việc gia công đồng hồ, hãng thép Krupp của Đức đã cải thiện bằng cách thêm nguyên tố Niken nhằm tăng khả năng chịu ăn mòn axit và làm thép mềm hơn.

Thành phần: Trong thép không gỉ 316L sẽ bao gồm các thành phần: 16,5% – 18,5% Crom, 10% – 13% Niken và 2% – 2,5%, Molypden, 0.045% Phốt Pho, 0.015% Lưu Huỳnh, 0.11% Nitơ và thành phần chủ yếu của nó sẽ là Sắt với khả năng chống bào mòn tốt.
Lưu ý: Đồng hồ sử dụng thép không gỉ 316L thường sẽ có dòng chữ Stainless Steel Case & Band hoặc All Stainless ở nắp đáy đồng hồ.
2. Thép không gỉ 304 là gì?
So với 316L thì thép không gỉ 304 không được đánh giá cao trong chế tác đồng hồ, nếu có thì cũng chỉ xuất hiện ở những chiếc đồng hồ kém chất lượng.
Tuy không phải là chất liệu phổ biến trong sản xuất đồng hồ nhưng thép không gỉ 304 lại là kim loại có lượng tiêu thụ lớn nhất thế giới, cụ thể các vật dụng trong nhà bếp và gia đình: đường ống, dụng cụ nấu nướng, máy giặt, máy rửa chén, chảo, nồi…
Thành phần: Thép không gỉ loại 304 chứa khoảng 18-20% crom và 8-10,5% niken, đặc biệt là cacbon 0.08% và sắt.
Thông qua chi tiết thành phần ta thấy rằng, thép không gỉ 304 thiếu hợp chất Molybdenum và phần trăm Niken lại thấp hơn so với thép không gỉ 316L. Dẫn đến loại thép này dễ bị ăn mòn, nhạy cảm với axit cũng như không đảm bảo hiệu suất hoạt động trong chế tác đồng hồ.
3. Thép không gỉ 904L là gì?
Thép không gỉ 904L – loại thép được chế tạo độc quyền từ thương hiệu đồng hồ Rolex và đặt tên là Oyster Steel đồng thời còn ứng dụng cho các sản phẩm của hãng kể từ năm 2003.
Do chế tạo độc quyền nên thép 904L sẽ thường được áp dụng vào vỏ và dây đeo của đồng hồ Rolex. Ngoài ra, khi sản xuất loại thép này cần phải qua nhiều giai đoạn cũng như yêu cầu mức độ chính xác cao từ những thợ lành nghề.
Thành phần: Trong thép không gỉ 904L sẽ có thành phần chủ yếu chứa nhiều hàm lượng Crom lên tới 19% – 23%, hàm lượng Niken chiếm 23% – 28% và Molypden cùng với Đồng, Mangan và Silicon làm tăng khả năng chống ăn mòn tối ưu nhất cho hợp kim này.
Ứng dụng chất liệu thép không gỉ 904L trong đồng hồ nhằm:
- Chất liệu chống ăn mòn cao hơn cả 316L
- Độ bóng, độ sắc sảo hoàn hảo
- Được gia công với độ chính xác cao và chất lượng
- Chịu nhiệt tốt hơn thép không gỉ 316L
- Độ bền cao hơn khi ở trong môi trường chứa muối
Ưu và nhược điểm khi sử dụng đồng hồ thép không gỉ 316L
1. Ưu điểm
- Độ bền cao, không dễ phai màu
- Tăng tính thẩm mỹ với vẻ ngoài sáng bóng.
- Được cấu thành từ hợp kim sắt – cacbon trộn với crom và niken nên có khả năng chống ăn mòn, chống trầy xước tốt, tiếp xúc được với nước mặn.
- So với các kim loại quý như vàng và bạch kim, thì thép không gỉ có giá thành phải chăng, khiến nó trở thành một lựa chọn dễ tiếp cận đối với nhiều người tiêu dùng.
- Độ cứng và độ bền cao hơn giảm xước khi va chạm
- Dễ tạo kiểu, sơn phủ và uốn nắn
- Thép không gỉ rất dễ làm sạch và bảo trì vì nó có thể lau sạch bằng vải ẩm.
2. Nhược điểm
- Thép không gỉ thường có trọng lượng nặng.
- Gây ra tình trạng phát ban hay khó chịu cho người đeo nếu bị dị ứng với niken trong kim loại.
- Thép không gỉ có thể có dẫn từ, có thể ảnh hưởng đến độ chính xác của một số loại đồng hồ, chẳng hạn như đồng hồ cơ.
- Vẫn bị trầy xước, mất thẩm mỹ và vẫn có dấu hiệu mòn theo thời gian nếu tiếp xúc ở những môi trường nhiều axit.
So sánh thép không gỉ 316L với những vật liệu chế tác khác
1. Với dây Titanium
Titanium còn được gọi là Titan và thường dùng trong các hợp kim nhẹ bao gồm sắt, nhôm hoặc hợp kim cứng và đồng thời còn ứng dụng trong các loại động cơ như phản lực, tên lửa hay phi thuyền, quân đội.
So sánh | Thép không gỉ | Titanium |
Chi phí | Giá thành tầm trung, dễ tìm thấy. | Giá thành cao. |
An toàn | Không phù hợp với người có dị ứng với Niken. | Không gây hại, được sử dụng rộng rãi trong y tế. |
Môi trường | Thân thiện với môi trường. Có thể tái chế. | Thân thiện với môi trường. Có thể tái chế. |
Thiết kế | Màu bạc chủ đạo Không bạc màu. Sáng bóng, nhưng phải đánh bóng định kỳ. | Màu sắc xám chủ đạo. Luôn sáng bóng, không cần đánh bóng định kỳ. |
Độ trầy, xước | Dễ trầy xước khi va đập mạnh. | Khó trầy, nhưng khi đã trầy thì khó đánh bóng. |
Chế tác | Dễ dàng tùy chỉnh, uốn nắn. | Khó khai thác, đúc và xử lý. |
Trọng lượng | Nặng hơn Titanium. | Nhẹ hơn Thép không gỉ. |
Độ bền | Độ bền cao. | Độ bền cao, gần như tuyệt đối. |
2. Với dây da thật
Yếu tố dẫn đến chất lượng cũng như độc quyền của loại dây này là đều được làm từ da thật của động vật như da bò, da cá sấu, da đà điểu, da kỳ đà, … Vậy dây da thật sẽ có gì khác biệt so với dây thép không gỉ?
So sánh | Thép không gỉ | Dây da thật |
Chi phí | Giá thành thấp, dễ tìm thấy. | Giá thành cao hơn thép không gỉ. |
An toàn | Không phù hợp với người có dị ứng với Niken. | Có thể gây dị ứng (tuỳ thuộc vào loại da nhạy cảm). |
Môi trường | Thân thiện với môi trường. Có thể tái chế. | Không thân thiện với môi trường (do quá trình thuộc da, khó tái chế và săn bắt động vật). Có thể tái chế. |
Thiết kế | Màu bạc chủ đạo. Không bạc màu. Sáng bóng, nhưng phải đánh bóng định kỳ. | Đa dạng màu sắc, kiểu dáng. Dễ ứng dụng trong thời trang. Dễ điều chỉnh dây hợp với kích thước cổ tay. |
Độ trầy, xước | Dễ trầy xước khi va đập mạnh. | Chịu va đập kém, dễ trầy xước. |
Chế tác | Dễ dàng tùy chỉnh, uốn nắn. | Công phu, phải qua quá trình thuộc da. |
Trọng lượng | Nặng. | Nhẹ hơn dây thép không gỉ |
Độ bền | Độ bền cao. | Có tuổi thọ từ 6 – 24 tháng (tuỳ vào kỹ thuật chế tác và loại da). Vệ sinh thường xuyên (1-2 tháng/ lần). |
Nếu bạn là người yêu thích thời trang về cổ điển, thanh lịch và linh hoạt khi sử dụng thì đồng hồ dây da sẽ là lựa chọn tốt nhất. Nhưng nếu là người yêu thích sự sang trọng, quý phái thì đừng bỏ qua các mẫu đồng hồ đeo tay kim loại như thép không gỉ, Titan.
3. Với dây Ceramic
Ceramic là gốm sứ có độ cứng cao hơn cả thép không gỉ và khả năng chống nước gần như tuyệt đối, được tạo thành bởi các hợp chất kim loại như oxy, nitro và carbon. Ngoài ra, gốm Ceramic còn có trọng lượng nhỏ hơn so với thép và titanium (chỉ 2-6 gam/centimet khối) nên nó sẽ giúp người đeo cảm thấy nhẹ nhàng, thanh thoát.
Nhờ làm từ các hợp chất trên nên dây Ceramic được đánh giá có độ bóng, bền và có độ bắt mắt hơn những dây đồng hồ khác. Đồng thời các thương hiệu đồng hồ lớn trên thế giới như còn ứng dụng loại dây này trong sản phẩm của mình như: Rolex Submariner, Omega Speedmaster, Rado True Thinline…
So sánh | Thép không gỉ | Dây Ceramic |
Chi phí | Giá thành thấp, dễ tìm thấy. | Giá thành cao hơn thép không gỉ. |
An toàn | Không phù hợp với người có dị ứng với Niken. | Không gây dị ứng do không chứa các lớp phủ kim loại. |
Môi trường | Thân thiện với môi trường. Có thể tái chế. | Thiện với môi trường (vì không gây kích ứng, không độc hại khi tiếp xúc với da tay nên tuyệt đối an toàn với sức khỏe của người dùng). Có thể tái chế. |
Thiết kế | Màu bạc chủ đạo. Sáng bóng, nhưng phải đánh bóng định kỳ. | Đa dạng màu sắc, kiểu dáng. Dễ ứng dụng trong thời trang. |
Độ trầy, xước | Dễ trầy xước khi va đập mạnh Không bạc màu. | Không bạc màu, chống xước, chống nước, luôn mới và sáng siêu bền với thời gian. Chịu lực tốt hơn so với thép không gỉ. Có khả năng sứt mẻ nếu va chạm mạnh. Không đánh bóng được. |
Chế tác | Dễ dàng tùy chỉnh, uốn nắn. | Khó chế tác dẫn đến giá thành đắt hơn so với thép không gỉ. |
Trọng lượng | Nặng. | Nhẹ hơn dây thép không gỉ. |
Độ bền | Độ bền cao. | Độ bền cao. |

Với độ bóng và độ bắt mắt vượt trội, dây đồng hồ Ceramic luôn đem lại sự thẩm mỹ và thiết kế đa dạng cho các loại đông hồ – Tham khảo mẫu R27010102
4. Với dây vải
Trong những năm gần đây, đồng hồ dây vải đã trở thành hiện tượng bởi sự yêu thích của giới trẻ. Đây là một chất liệu khá phổ biến với đa dạng những màu sắc, mang lại sự mới mẻ, tươi sáng và cũng là điểm nhấn cho đôi tay của bạn. Đồng thời, tính linh hoạt của vải cũng làm cho dây đồng hồ này dễ dàng phối hợp với nhiều loại trang phục và hoàn cảnh khác nhau.
So sánh | Thép không gỉ | Dây vải |
Chi phí | Giá thành thấp, dễ tìm thấy. | Giá thành rẻ hơn dây thép không gỉ. |
An toàn | Không phù hợp với người có dị ứng với Niken. | Không gây dị ứng. |
Môi trường | Thân thiện với môi trường. Có thể tái chế. | Thiện với môi trường. Có thể tái chế. |
Thiết kế | Màu bạc chủ đạo. Sáng bóng, nhưng phải đánh bóng định kỳ. | Đa dạng màu sắc, kiểu dáng. Dễ ứng dụng trong thời trang. Dễ thay đổi dây. Dễ dàng điều chỉnh dây tuỳ ý để phù hợp với kích cỡ tay. |
Độ trầy, xước | Dễ trầy xước khi va đập mạnh. Không bạc màu. | Thấm hút tốt, chịu được va đập mạnh. |
Chế tác | Dễ dàng tùy chỉnh, uốn nắn. | Dễ chế tác dẫn đến giá thành rẻ hơn thép không gỉ. |
Trọng lượng | Nặng. | Vì làm bằng vải nên dây rất nhẹ, thuận tiện khi đeo cả ngày dài. |
Độ bền | Độ bền cao. | Dễ thấm hút nước và mồ hôi nên sẽ nhanh chóng khiến dây đồng hồ bị đổi màu theo thời gian. Lâu khô khi tiếp xúc với nước, mồ hôi. |

Với sự đa dạng về màu sắc và họa tiết, dây đồng hồ vải trở thành phụ kiện thời trang phổ biến, phản ánh phong cách và cá tính của người sử dụng – Tham khảo mẫu SSA426J1
Mua đồng hồ thép không gỉ 316L, cần cân nhắc điều gì?
Nếu đã lựa chọn cho mình chiếc đồng hồ làm từ thép không gỉ thì có 2 yếu tố bạn cần chú ý: kiểu dáng dây phù hợp cùng công nghệ gia tăng độ bền cho chất liệu này. Điều này sẽ giúp bạn lựa chọn được mẫu ưng ý và chất lượng.
1. Kiểu dáng dây thép không gỉ
Các dáng dây thép không gỉ rất đa dạng bao gồm 12 kiểu dây đeo bằng kim loại và mỗi loại sẽ phù hợp với từng dáng tay khác nhau. Có quá nhiều chất liệu cũng như quá nhiều kiểu dây khác nhau sẽ khiến chúng ta bị “ngợp” giữa nhiều sự lựa chọn. Dưới đây là một số gợi ý để bạn có thể chọn lựa dây đồng hồ phù hợp:
- Làn da: Cần xác định làn da của bạn trước khi lựa chọn đồng hồ thép không gỉ hoặc đồng hồ da, vì mỗi người sẽ có nền da khác nhau. Nếu bạn là người dị ứng kim loại thì tốt nhất bạn nên lựa chọn những sản phẩm về dây da, dây ceramic, dây vải, …
- Phong cách ăn mặc: Đồng hồ được xem là một món trang sức không thể thiếu. Do đó, tuỳ “gu” ăn mặc mà chúng ta có thể lựa chọn chiếc đồng hồ phù hợp. Nếu bạn là người có cá tính mạnh mẽ thì các loại dây về thép không gỉ sẽ là lựa chọn tuyệt vời dành cho bạn.
- Kích thước cổ tay: Mỗi người sẽ sở hữu kích thước cổ tay khác nhau, nên nếu bạn là người sở hữu cổ tay nhỏ, thì dây da, dây Ceramic, dây vải sẽ phù hợp với bạn, vừa có thể điều chỉnh, vừa ôm sát cổ tay trông rất mềm mại. Còn nếu bạn là người có cổ tay to thì dây thép không gỉ sẽ giúp người đeo trông vừa vặn, mạnh mẽ hơn đấy.
- Môi trường làm việc: Môi trường cũng là yếu tố trong việc quyết định sở hữu chiếc đồng hồ như thế nào. Vì nếu bạn là học sinh, làm việc văn phòng thì bạn nên lựa chọn những mẫu đồng hồ nhẹ nhàng, thoải mái. Hoặc đối với những công việc đặc biệt hơn thì chúng ta cần sở hữu những chiếc đồng hồ có tính năng cũng như tính ứng dụng cao hơn như đồng hồ dành cho bơi lội, phi công, …
- Lựa chọn nơi bán uy tín: Hãy xác định nơi mua đồng hồ uy tín để có thể sở hữu cho mình chiếc đồng hồ chất lượng và chính hãng bạn nhé! Điển hình như Đồng Hồ Hải Triều nơi có đa dạng nhiều mẫu mã và cam kết 100% chính hãng, đền bù gấp 10 lần nếu phát hiện hàng giả.
2. Công nghệ có trên thép không gỉ
2.1. Mạ vàng
Mạ vàng (mạ vàng PVD) là quá trình lắng đọng chân không thông qua phủ một lớp mỏng màu vàng lên bề mặt của thép không gỉ nhằm tăng độ bền, tăng tính thẩm mỹ và quy trình này còn là phương pháp thay thế tối ưu chi phí cho các sản phẩm trang sức so với vàng thật.
Ưu điểm của phương pháp mạ vàng PVD:
- Chống xỉn màu, ố màu và không thải ra dư lượng độc hại khi sử dụng lâu dài. Quá trình này vô hại với môi trường.
- Độ bền của mạ PVD bảo vệ đồng hồ từ 1 đến 3 năm. Nếu giữ gìn kỹ có thể lên đến 5 năm, một số có thể lên đến 20 năm tùy thuộc vào độ dày của lớp phủ.
- Tăng thẩm mỹ, giữ đồng hồ sáng bóng.
- Tối ưu chi phí so với đồng hồ vàng nguyên khối.

Mạ vàng PVD là phương pháp làm đẹp, biến hoá thép không gỉ trở thành phiên bản đẹp nhất – Mẫu NJ0153-82X
2.2. Đánh bóng
Khi đồng hồ đã cũ hoặc xuất hiện nhiều vết trầy xước thì đánh bóng sẽ giúp đồng hồ của bạn trông như mới. Chúng ta có thể đánh bóng tại nhà hoặc sử dụng dịch vụ đánh bóng đồng hồ tại trung tâm đồng hồ uy tín.
Việc đánh bóng này thường diễn ra 1 tháng 1 lần nhằm giúp chiếc đồng hồ dây thép của bạn được loại bỏ bụi bẩn, hạn chế bị bào mòn và hoạt động tốt.
2.3. Chải xước
Khác hoàn toàn so với đánh bóng, chải xước (còn có nghĩa là khắc) sẽ là thao tác tô điểm cho chiếc đồng hồ của bạn thêm tinh xảo bằng máy hoặc nhờ vào bàn tay của những nghệ nhân lâu đời. Kiểu chải xước này thông thường được áp dụng cho cả bên trong và bên ngoài mặt đồng hồ với đa dạng các hình dáng khác nhau:
- Sọc Geneva: Thường áp dụng bởi các thương hiệu đồng hồ trên thế giới với kiểu dáng đơn giản (có thể thẳng hoặc cong) và được chải xước trong cầu nối, roto.
- Perlage (mẫu vân tròn nhỏ): Một trong những kỹ thuật hoàn thiện đồng hồ phổ biến đó, được áp dụng cho các bề mặt như tấm chính, tấm hoặc cầu nối. Quá trình này đòi hỏi bàn tay của một người thợ đồng hồ khéo léo, có tay nghề cao để tạo ra các kiệt tác cho sản phẩm đồng hồ.
- Guilloché: Hiệu ứng này đòi hỏi phải tạo ra các thiết kế hoặc mẫu hình học phức tạp (có thể là các đường thẳng hoặc hình tròn) trên một bề mặt, nên phải sử dụng máy tiện thủ công để điêu khắc.

Sọc Geneva được khắc hoạ trên mặt sau của đồng hồ
3. Hiểu được sự khác nhau giữa thép không và kim loại thường
Kim loại thường sẽ không được trọng dụng trong chế tác đồng hồ vì nó không có khả năng chống ăn mòn, độ dẻo, độ bền, tính thẩm mỹ, … như thép không gỉ. Mức độ chịu nhiệt giữa thép và kim loại cũng có sự khác nhau như:
- Thép không gỉ có độ dẫn nhiệt thấp nhất so với kim loại thông thường, thậm chí còn có khả năng chống chịu nhiệt độ tốt hơn nhờ vào hàm lượng Crom cao.
- So với kim loại thông thường thì thép không gỉ có thể chịu nhiệt liên tục lên đến 1700 độ F (tương đương 927 độ C) mà không bị đun chảy.
- Độ dẫn nhiệt của kim loại thường sẽ tăng lên khi nhiệt độ giảm xuống và ngược lại, dẫn đến những lúc thời tiết nóng sẽ có nhiệt độ của kim loại sẽ cao hơn nhiệt độ cơ thể, khác hoàn toàn so với thép không gỉ vì chúng có khả năng làm mát, giúp giảm sự tích tụ nhiệt linh kiện của đồng hồ.
Lời kết
Thép không gỉ trở thành vật liệu ưu ái trong chế tác đồng hồ ngày nay nhờ ưu điểm vượt trội về khả năng chống ăn mòn cùng vẻ đẹp sáng bóng. Những chất liệu đem lại độ bền cao đều là tiêu chí xem xét chất lượng đồng hồ và thép không gỉ cũng là một trong các yếu tố được đánh giá cao nên thường xuất hiện ở những dòng đồng hồ trung đến cao cấp.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Mạ DLC là gì? Đồng hồ mạ DLC cứng tương đương kim cương
Kính Nhựa (kính Acrylic là gì? Ưu và nhược điểm ứng dụng trên đồng hồ
Vật liệu Silicon trên đồng hồ là gì? Kỷ nguyên mới ngành đồng hồ
Ứng dụng gốm Ceramic ZrO2 trong sản xuất đồng hồ Titoni Impetus
Đồng hồ Hand winding là gì? Điểm khác biệt với Automatic
Power reserve là gì? Ưu điểm và 4 cách hiển thị trên đồng hồ cơ
Novodiac là gì? Lá chắn thép trên đồng hồ cơ Thụy Sỹ
Perpetual Calendar là gì? Đồng hồ lịch vạn niên chính xác 100 năm
THẢO LUẬN