Bạch kim là gì? Vì sao bạch kim khiến giới thượng lưu mê mẩn

Bạch kim là gì? Vì sao bạch kim khiến giới thượng lưu mê mẩn

Bạn đọc muốn tìm hiểu chuyên sâu về bạch kim là gì? Vì sao trang sức hay các vật phẩm đính, khảm, nạm kim loại này được biết đến là chỉ dành cho giới tài phiệt. Hãy để trang thuyết minh trực quan nhất về bạch kim này giúp bạn hiểu hơn về “nữ hoàngkim loại hiếm có khó tìm chỉ trong tích tắc.

MỤC LỤC

› Bạch kim là gì? Ký hiệu là gì? Phân loại hợp kim Pt phổ biến

› Tìm hiểu nguồn gốc thú vị của bạch kim

› Top 5 lý do giải mã sức hút diệu kỳ của trang sức bạch kim

1. Bạch kim không gây dị ứng

2. Bạch kim không bị oxy hóa trong không khí

3. Độ sáng bóng hấp dẫn

4. Độ tinh khiết cao

5. Độ bền cao

Bạch kim là gì? Ký hiệu là gì? Phân loại hợp kim Pt phổ biến

Bạch kim có tên gọi là Platin, ký hiệu là Pt. Tên gọi Platin bắt nguồn từ thuật ngữ tiếng Tây Ban Nha “platina del Pinto”, nghĩa đen là “sắc óng ánh trên đầu những cơn sóng của dòng sông đỏ Rio Tinto” độc đáo.

Pt là một trong 6 nguyên tố chuyển tiếp trong Nhóm VIII của bảng tuần hoàn thuộc nhóm kim loại PMG, vì vậy Pt sở hữu các tính chất vật lý và hóa học tuyệt vời như độ ổn định và khả năng chịu nhiệt độ cao cùng đặc tính chống mài mòn và xỉn màu rất phù hợp để làm đồ trang sức cao cấp. 

Sau đây là một vài thông số bạn cần biết về Pt:

  • Mật độ: Pt là một trong những chất đặc nhất trên Trái Đất. Nó đặc hơn vàng 11%, trọng lượng đáng kể của Pt lên đến 21,45 g/cm³, trong khi mật độ của vàng là 19,32 g/cm³.
  • Độ cứng: Trên thang đo độ cứng Mohs, Pt đạt 3.5/10. Điều này cho thấy chúng có khả năng bị trầy xước 
  • Tính dễ uốn: Tính dẻo và mềm của Pt cho phép việc uốn cong trong chế tác trang sức mà không bị gãy. Điều này giúp chúng không bị vỡ khi rơi hay bị va đập. Tuy nhiên, vì tính mềm nên có thể gây méo, biến dạng khi bị tác động mạnh.
  • Điểm nóng chảy cao: Đạt ngưỡng 3190 F khiến việc sử dụng Pt làm đồ trang sức bị hạn chế cho đến khi phát minh ra đèn khò oxyhydro vào giữa những năm 1800.

Có thể nói, số lượng bạch kim được khai thác chỉ đủ để chứa vừa một phòng khách trung bình. Pt là kim loại hiếm hơn cả vàng, vì sản lượng vàng khai thác đến từ khắp nơi trên thế giới, trong khi phần lớn sản lượng khai thác chính chỉ đến từ Nam Phi và sản lượng phụ đến từ Nga.

Theo ước tính chỉ có khoảng 133 tấn bạch kim được khai thác mỗi năm so với 1.782 tấn vàng

Theo ước tính chỉ có khoảng 133 tấn Pt được khai thác mỗi năm so với 1.782 tấn vàng

Pt có sáu đồng vị xuất hiện trong tự nhiên, lân lượt là 190 Pt, 192 Pt, 194 Pt, 195 Pt, 196 Pt và 198 Pt. Nhưng khi tham gia vào quá trình chế tác trang sức, Pt được ở dưới dạng hợp kim thay vì nguyên chất. Bảng dưới đây tổng hợp một số hợp kim Pt điển hình.

Hợp kim Pt

Đặc điểm

Ứng dụng

950 Pt 50 Ir (95% Platinum, 5% Iridium) 

Độ cứng thấp.Được khuyên nên sử dụng công nghệ hàn thay vì đúc.

Đồ trang sức ở Hoa Kỳ, Đức và Nhật Bản.

900 Pt 100 Ir (90% Bạch kim, 10% Iridi)

Cứng, bền và dễ gia công. Được sử dụng để đúc và chế tạo.

Là hợp kim đa dụng phổ biến nhất ở Hoa Kỳ.Nó cũng được sử dụng ở Đức và Nhật Bản. 

950 Pt 50 Ru (95% Platinum, 5% Rutheni)

Vừa cứng vừa dẻo. Được sử dụng để đúc, gia công và chế tạo.

Là hợp kim đa dụng được sử dụng ở Châu Âu, Hồng Kông và Hoa Kỳ.

950 Pt 50 Pd (95% Bạch kim, 5% Paladi)

Sử dụng cho các thiết kế tinh xảo và đồ trang sức dập khuôn.

Được sử dụng ở Nhật Bản, Hồng Kông và Châu Âu.

900 Pt 10 Pd và 850 Pt 15 Pd (90% Bạch kim, 10% Paladi và 85% Bạch kim, 15% Paladi)

Độ cứng thấp nên không đánh bóng được. Do vậy, chúng thường được mạ rhodium để tạo ra lớp hoàn thiện sáng hơn và bề mặt cứng hơn.

Được sử dụng ở Nhật Bản và Hồng Kông.

850 Pt 15 Pd (85% Platinum, 15% Paladi)

Chế tác dây chuyền, khung và đồ trang sức đúc.

Sử dụng rộng rãi ở Nhật Bản.

950 Pt 50 Co (95% Platinum, 5% Coban)

Có độ nhớt, có xu hướng bị oxy hóa khi tiếp xúc với đèn khò và có tính từ tính.Chế tạo các sản phẩm đúc cực kỳ tinh xảo, nhẫn cưới và dây kim loại mỏng.

Sử dụng ở Hồng Kông, Châu Âu và Hoa Kỳ.


950 Pt 50 Cu (95% Platinum, 5% Copper)

Độ cứng trung bình, không “trắng” như các hợp kim platinum khác.

Sử dụng cho mục đích chung ở Châu Âu và Hồng Kông. 

Tìm hiểu nguồn gốc thú vị của bạch kim

Có nhiều ghi chép lịch sử phong phú về kim loại bạch kim được con người Tân Thế giới ngày nay biết đến. Từ các học thuyết về các vụ nổ siêu tân tinh trong vũ trụ không gian đến tận sâu thẳm các mỏ trầm tích phù sa trong lòng đất.

Hơn 5000 năm trước, người Ai Cập cổ đã tạo ra đồ trang sức bằng vàng với dấu vết được cho là bạch kim. Nhưng chúng được cố ý pha trộn với vàng mà nó chỉ là một thành phần tự nhiên của quặng được họ khai thác ở dọc sông Nile nằm ở Bắc Sudan và Nam Ai Cập. Dù rằng người Ai Cập cổ đại biết đến bạch kim đầu tiên nhưng có rất ít hiện vật từ Ai Cập cổ đại còn sót lại. 

Năm 1499, bạch kim xuất hiện trong các hiện vật thời tiền Columbus bao gồm các vật phẩm trang trí từ đồ trang sức và tượng nhỏ cho đến đồ dùng thiết thực như nhíp và lưỡi câu.

Năm 1557, Julius Caesar Scaliger – nhà khoa học người Pháp gốc Ý đã phân tích kim loại mới và phát hiện ra Pt không phải là bạc. Nhưng điều này không thu hút nhiều sự chú ý và chúng tiếp tục bị lãng quên trong hơn 200 năm tiếp theo.

Mãi cho đến năm 1735, sĩ quan hải quân Antonio de Ulloa gây tiếng vang khi phát hiện ra Pt và được giới nhà giả kim công nhận.

Nhận thức này đã thay đổi khi đồ trang sức bạch kim được giới thiệu đến triều đình của Pháp năm thập kỷ sau đó. Vua Louis XVI tuyên bố chúng là kim loại duy nhất phù hợp với hoàng gia. Kể từ đó, nó gắn liền với sự giàu có và địa vị xã hội.

Vào năm 1751, Theophil Scheffer – nhà khoa học người Thụy Điển chính thức tuyên bố đây là kim loại quý đã thiết lập bối cảnh cho sự trỗi dậy nhanh chóng của Pt trong sự tối tăm thành đối tượng của sự khao khát. 

Năm 1783, nhà hóa học người Pháp tên là François Chabaneau đã khám phá ra phương pháp tinh chế bạch kim. 

Mặc dù được giới sành sỏi đánh giá cao, chúng vẫn khá mơ hồ cho đến những năm 1890 khi Cartier ở Pháp và Tiffany & Co. ở New York bắt đầu sử dụng bạch kim trong đồ trang sức cao cấp xa xỉ. Đây là mốc son hiện đại đánh dấu cho sự phát triển trang sức kim loại quý đến ngày nay. 

Ngôi sao thần tượng K-pop Jisoo sáng bừng khí chất quý giá trong trang sức Cartier tại Seoul cho buổi dạ tiệc High Jewelry kỷ niệm Le Voyage Recommencé trở về nguồn cội sáng tạo của Cartier

Ngôi sao thần tượng K-pop Jisoo sáng bừng khí chất quý giá trong trang sức Cartier tại Seoul cho buổi dạ tiệc High Jewelry kỷ niệm Le Voyage Recommencé trở về nguồn cội sáng tạo của Cartier

Top 5 lý do giải mã sức hút diệu kỳ của trang sức bạch kim

Tinh khiết, hiếm có, vĩnh cửu là những phẩm chất khiến bạch kim trở nên khác biệt. Tuy chỉ mới được sử dụng làm đồ trang sức từ thế kỷ 19 nhưng đã trở nên phổ biến và gây sốt vào cuối thế kỷ 19 – đầu thế kỷ 20 trong giới hoàng gia châu Âu và Hollywood.

Bên cạnh những phẩm chất đẹp đẽ tượng trưng đó, bạch kim trở thành nữ hoàng được săn đón của vùng đất chất liệu chế tác trang sức với 5 lý do sau.

1. Bạch kim không gây dị ứng

Theo nghiên cứu Dermatitis thực hiện vào năm 2008 trên 446 người, chỉ có hai người có phản ứng với bạch kim. Chúng được tìm thấy trong đồ trang sức dưới dạng hợp kim với độ tinh khiết cao, nằm ở mức 90 – 95%, tức chỉ được trộn lẫn 5 – 10% các chất khác đã được đề cập ở bảng tổng hợp hợp kim Pt điển hình. 

Chính nhờ Độ tinh khiết lý tưởng mà nó không gây dị ứng và hoàn toàn an toàn cho những người có làn da nhạy cảm.

2. Bạch kim không bị oxy hóa trong không khí 

Pt là kim loại quý trơ về mặt hóa học, vì vậy chúng không phản ứng với hóa chất hoặc độ ẩm trong không khí. 

Tuy nhiên, bạch kim bị ăn mòn bởi xyanua, halogen, lưu huỳnh và kiềm ăn da, do đó hãy cẩn thận và hạn chế để đồ trang sức của bạn tiếp xúc với hóa chất gia dụng.

3. Độ sáng bóng hấp dẫn

Đồ trang sức bạch kim không phai màu hay xỉn màu và giữ được vẻ đẹp trong suốt thời gian sử dụng.

Không giống như vàng trắng cần mạ rhodium thường xuyên để giữ màu, kim loại này vẫn giữ được màu trắng bạc trong suốt thời gian sử dụng, không bao giờ mất đi độ bóng và luôn trông tuyệt đẹp như khoảnh khắc đầu tiên bạn đeo lên người.

Tuy nhiên, chúng chỉ đạt 3.5/10 thang đo độ cứng Mohs, do đó có khả năng bị trầy xước. Hiện tượng này gọi là lớp gỉ Patrona, xảy ra khi kim loại bị dịch chuyển dọc theo bề mặt của nó. Sự dịch chuyển kim loại do nhiều vết mài mòn nhỏ sẽ làm đồ trang sức mất đi bề mặt nhẵn bóng và có vẻ ngoài cũ kỹ. 

4. Độ tinh khiết cao

Độ tinh khiết của bạch kim được mô tả bằng độ mịn, được thể hiện bằng phần nghìn. Ở trạng thái nguyên chất, Pt đạt 999 phần mịn.

Có nhiều cách để kiểm tra độ tinh khiết bạch kim, cách đơn giản nhất là bạn có thể xem ký hiệu xuất hiện trên mặt, trong lòng món trang sức hoặc trên tem thông tin sản phẩm.

Ví dụ, để bảo vệ người tiêu dùng Hoa Kỳ, Ủy ban Thương mại Liên bang Hoa Kỳ FTC đã yêu cầu dấu hiệu cụ thể cho bất kỳ hợp kim kim loại quý nào, chỉ hợp kim có hàm lượng cao từ 950 phần Pt trở lên mới được đánh dấu 950Pt, 950, plat hoặc platinum.

Trong khi ở Ấn Độ, hầu hết đồ trang sức bạch kim được đánh dấu là Pt950.

5. Độ bền cao

Được mệnh danh là kim loại dành cho giới quý tộc và hoàng gia, bạch kim sở hữu nhiều đặc tính quý mà hiếm có kim loại nào có được. Trong đó, độ bền cao là một đặc tính nổi trội nhờ mật độ và trọng lượng riêng. Nó cũng có điểm nóng chảy và điểm sôi cao hơn cả palladium và rhodium. 

Chính vì độ bền này mà nó hội tụ đủ 4 chữ tế, đó là tinh tế, kinh tế, thực tế và tử tế. Nhẫn bạch kim được ưu chuộng nhất trong các buổi cầu hôn giới siêu giàu, lễ cưới hoàng gia vì vẻ đẹp thanh lịch vượt thời gian tượng trưng cho tình yêu vĩnh cửu.

Nhẫn bạch kim có mức giá cao, 7.000.000đ - 15.000.000đ là con số trung bình, thậm chí còn cao hơn thế nữa

Nhẫn Pt có mức giá cao, 7.000.000đ – 15.000.000đ là con số trung bình, thậm chí còn cao hơn thế nữa

Cập nhật tin tức mới nhất:

Chia sẻ này có hữu ích cho bạn?
Hữu ích
Không hữu ích

THẢO LUẬN

Chưa có thảo luận nào.

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *