Mạ Rhodium là gì? Đặc tính và tiết lộ 7 sự thật gây ấn tượng

Mạ Rhodium là gì? Đặc tính và tiết lộ 7 sự thật gây ấn tượng

Mạ rhodium, lớp phủ quý hiếm từ kim loại quý tộc, mang đến vẻ đẹp sáng bóng và bền bỉ cho đồ trang sức. Rhodium có độ hiếm cao, quá trình khai thác rất phức tạp nên được xem là 1 trong 10 vật chất đắt đỏ nhất thế giới. Nhưng Rhodium là gì và vì sao mạ Rhodium được ứng dụng rộng rãi trong chế tác? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu thuật ngữ này ngay sau đây.

MỤC LỤC

› Mạ Rhodium là gì?

› Top 4 lý do khiến mạ Rhodium trở thành lựa chọn hàng đầu

› Mạ Rhodium: 7 khám phá kinh ngạc được khoa học kiểm chứng

1. Công nghệ mạ Rhodium ra đời tận 3 lần? Sự thật hay nhầm lẫn

2. Rhodium trong lớp vỏ Trái Đất cực kỳ hiếm

3. Rhodium đắt hơn bất kỳ kim loại nào khác

4. Rhodium được mạ lên hầu hết các bề mặt kim loại

5. Mạ Rhodium đòi hỏi kỹ thuật sản xuất cao

6. Tất cả hợp chất Rhodium được coi là cực độc & gây ung thư

7. Đồ trang sức mạ Rhodium rất tuyệt để đeo hằng ngày

Mạ Rhodium là gì?

Rhodium là một loại kim loại cứng, có màu bạc và độ sáng bóng cùng khả năng phản chiếu cao. Tên Rhodium bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp “rhodon”, có nghĩa là hoa hồng, ý chỉ màu đỏ nâu của hợp chất muối Rhodium Clorua Hydrat (RhCl3).

Giải mã thuật ngữ Rodium và mạ Rhodium

Giải mã thuật ngữ Rodium và mạ Rhodium

Biểu tượng hoa hồng này thường được tìm thấy với khẩu hiệu ‘Dat Rosa Mel Apibus’ (Hoa hồng cho ong mật). Theo Hội hồng thập tự, hoa hồng Mặt trời tượng trưng cho mê cung, con đường và cuộc hành hương của một kiếp người cụ thể. Hành trình vào trung tâm có thể đầy chông gai, nhưng đích đến thì ngọt ngào, giống như mật ong đối với ong.

Rhodium nguyên chất rất giòn, chúng có thể dễ dàng nứt và vỡ giống thủy tinh. Do đó, không dễ định và tạo hình trực tiếp thành món đồ trang sức. Vì vậy, công nghệ mạ Rhodi ra đời mở ra một hướng đi mới cho việc ứng dụng kim loại quý hiếm này và ngành công nghiệp chế tác kim hoàn.

Mạ Rhodium là quá trình kết tủa Rhodium trên bề mặt kim loại nhằm “khoác” thêm chiếc áo cho món phụ kiện trông bóng bẩy và bắt sáng tốt hơn. Để tạo ra lớp mạ, người thợ sẽ nhúng món đồ vào dung dịch có chứa Rhodium sulfate, axit sulfuric và nước.

Tiếp theo, một dòng điện mang điện tích dương được sử dụng để kết dính rhodium vào bề mặt kim loại. Quá trình mạ diễn ra trong vòng 90 phút. Cuối cùng, đồ trang sức sẽ được rửa sạch để không để lại dấu vết dư thừa. 

Hầu hết lớp mạ có độ dày từ 0.75 đến 1.0 micron

Hầu hết lớp mạ của Rhodium có độ dày từ 0.75 đến 1.0 micron

Thợ mạ phải đảm bảo độ dày lý tưởng của lớp mạ. Nếu lớp mạ quá dày, chúng sẽ bị nứt vì Rhodium có tính giòn như đã đề cập. Nhưng nếu quá mỏng sẽ khiến món đồ bị phai màu nhanh.

Top 4 lý do khiến mạ Rhodium trở thành lựa chọn hàng đầu

Với khả năng phản chiếu ánh sáng xuất sắc, Rhodium mang đến cho vẻ ngoài trang sức đẹp sáng bóng và lấp lánh khó cưỡng. Sau đây là bốn lợi ích hàng đầu khiến công nghệ mạ này trở thành lựa chọn hàng đầu trong ngành chế tác phụ kiện thời trang:

  • Cải thiện độ sáng bóng: Rhodium có hệ số phản xạ nhất trong tất cả các kim loại thuộc nhóm Platin, đối với mẫu Rh điển hình, nó có hệ số tiêu quang ở 632,8 nm. Do vậy, chất này có khả năng phản xạ ánh sáng vô cùng tốt, tôn lên vẻ đẹp hiếm có cho món đồ mạ. Từ đó, tạo nên sự hấp dẫn về mặt thị giác cho món đồ quý giá của bạn.
  • Gia tăng độ bền: Lớp mạ Rhodi như tấm khiên bảo vệ vật liệu chế tác chính trong món đồ của bạn, tránh tình trạng bị trầy xước hoặc có những hư hỏng nhỏ.
  • Chống mài mòn, xỉn màu: Rhodium không bị oxy hóa và hầu như không bị ăn mòn bởi axit, thậm chí là hỗn hợp có tính axit mạnh như Aqua regia hay còn gọi là nước cường toan, chúng chỉ có dấu hiệu bị hòa tan một lượng vô cùng nhỏ.
  • Không gây dị ứng:  Rhodium là một kim loại quý hiếm có tính trơ hóa học cao, không gây phản ứng với các chất khác, bao gồm cả các chất có trong cơ thể người. Do đó, khi tiếp xúc với da, rhodium không gây kích ứng, mẩn đỏ hay các phản ứng dị ứng khác. 
Top 4 lý do khiến kỹ thuật mạ Rh trở thành lựa chọn hàng đầu

Top 4 lý do khiến mạ Rhodium trở thành lựa chọn hàng đầu

Mạ Rhodium: 7 khám phá kinh ngạc được khoa học kiểm chứng

Mạ Rhodium là cầu nối giữa khoa học và nghệ thuật nhờ hành trình kiến tạo nên những món trang sức trở nên quý phái và bền bỉ. Đằng sau vẻ đẹp ấy ẩn chứa nhiều bí mật khoa học thú vị mà không phải ai cũng biết. Ngay sau đây, Hải Triều sẽ bóc tách 7 sự thật ấn tượng về loại hình công nghệ mạ này.

1. Công nghệ mạ Rhodium ra đời tận 3 lần? Sự thật hay nhầm lẫn

Câu chuyện về mạ Rhodi bắt nguồn từ cuộc hành trình phát hiện nguyên tố Rhodium.

  • Năm 1803: Rhodium được nhà hóa học và nhà phát minh người Anh William Hyde Wollaston phát hiện. Wollaston đã phát hiện ra Rhodium khi nghiên cứu một mẫu quặng bạch kim có nguồn gốc từ Nam Mỹ, trước khi xác định rhodium là một nguyên tố riêng biệt, ông đã cô lập và phát hiện palladium thành công từ quặng đó.
  • Năm 1930: một số nhà sản xuất đồ bạc bắt đầu sử dụng mạ điện Rhodium để sản xuất đồ bạc nguyên chất không cần đánh bóng thường xuyên. Công nghệ mạ này dần lan sang đồ trang sức bằng vàng trắng và bạc nguyên chất như một phương tiện tạo ra bề mặt có độ bền cao, chống xỉn màu. 
  • Ngay từ năm 1932, những người giàu có đã đặt hàng bộ đồ ăn bằng bạc mạ Rh theo yêu cầu. Ngoài ra, những sản phẩm phổ biến nhất được mạ Rh như bút sang trọng, bật lửa thuốc lá theo phong cách Art Deco và dao kéo. 
  • Đến Thế chiến thứ II, Rhodium và các kim loại bạch kim khác được chỉ định là kim loại chiến lược và không được sử dụng rộng rãi cho các ứng dụng thương mại cho đến đầu những năm 1950. 
  • Năm 1950: Đánh dấu sự phổ biến và ứng dụng rộng rãi của công nghệ mạ Rhodi trong ngành công nghiệp đồ trang sức. Lớp phủ Rhodium trở thành một tiêu chuẩn cho các sản phẩm trang sức cao cấp, đặc biệt là trang sức bạc.
Nguồn gốc của Rhodium và công nghệ mạ Rhodium là khác nhau, bạn cần phân biệt rõ để hiểu đúng bản chất của từng giai đoạn

Nguồn gốc của Rh và công nghệ mạ Rh là khác nhau, bạn cần phân biệt rõ để hiểu đúng bản chất của từng giai đoạn.

2. Rhodium trong lớp vỏ Trái Đất cực kỳ hiếm

Rhodium là kim loại hiếm nhất trong số tất cả các kim loại không phóng xạ. Chúng là một sản phẩm phụ của các quá trình địa chất phức tạp, xảy ra trong điều kiện đặc biệt. 

Rhodium tồn tại không kết hợp trong tự nhiên, cùng với các kim loại bạch kim khác, trong cát sông ở Bắc và Nam Mỹ. Chúng được thu được trong thương mại như một sản phẩm phụ của quá trình tinh chế đồng và niken. 

Để hình dung rõ hơn về độ hiếm của Rhodi, so sánh với tổng sản lượng nhôm năm 2019 là 64,4 triệu tấn, chỉ có khoảng 30 tấn rhodium được khai thác mỗi năm.

3. Rhodium đắt hơn bất kỳ kim loại nào khác

Là một phần của kim loại nhóm bạch kim (PGM), Rhodium không chỉ là một trong những kim loại quý hiếm mà còn có giá trị nhất trên Trái đất. Thậm chí vượt qua giá trị của vàng và bạch kim. 

Theo Chemistry Libretexts – nền tảng nghiên cứu trực tuyến Mỹ, Rh hiếm nhất trong nhóm bạch kim, chỉ xuất hiện ở mức một phần trên 200 triệu trong lớp vỏ Trái đất.

Rhodium không bao giờ được tìm thấy ở dạng khoáng chất, chỉ được tìm thấy ở dạng vết trong quặng bạch kim hoặc niken. Trong khi trữ lượng tự nhiên của kim loại nhóm bạch kim trong lớp vỏ Trái đất vào khoảng 80.000 tấn, với trữ lượng khai thác được vào khoảng 71.000 tấn.

Rh có nhiều ứng dụng quan trọng trong các ngành công nghiệp như ô tô, điện tử và đồ trang sức…

Rhodium có nhiều ứng dụng quan trọng trong các ngành công nghiệp như ô tô, điện tử và đồ trang sức…

Như vậy, lý do chính khiến kim loại này có giá cao là do nguồn cung hạn chế nhưng nhu cầu cao dẫn đến được săn lùng và có giá trị cao, biến động mạnh theo từng năm phụ thuộc vào nhu cầu của thị trường.

Theo thống kê thực tế năm 2016. giá của Rhodium khoảng 1.800 USD cho 1 ounce, tương đương 45.701.982,54 VND/28,3g.

Đến tháng 4/2021, giá của Rho tăng kỷ lục 27.600 USD/ounce, gấp 20 lần giá vàng. Hiện nay, chúng có mức giá khoảng 29.400 USD/ounce.

4. Rhodium được mạ lên hầu hết các bề mặt kim loại

Lợp mạ của Rhodium có màu trắng bạc được coi là đẹp về mặt thẩm mỹ, điều này làm cho kỹ thuật mạ Rhodium trở nên phổ biến hơn.

  • Đối với bạc nguyên chất bạc và bạc, lớp mạ giúp ngăn ngừa xỉn màu và tăng thêm độ sáng bóng, giúp những kim loại này duy trì được vẻ ngoài bóng bẩy.
  • Đối với vàng trắng, Rh làm tăng độ sáng của kim loại, khiến nó trông sáng hơn.
  • Đối với vàng, Rh tạo thêm lớp phản chiếu và bảo vệ khỏi hao mòn trước tác động môi trường trong khi sử dụng hàng ngày.
  • Đối với bạch kim, duy trì mạ Rh lên vật liệu này sẽ tăng độ bền và ngăn ngừa hiện tượng gỉ đồng.
  • Đối với Palladium, mạ Rh có tác dụng chủ yếu là thẩm mỹ, không làm thay đổi đáng kể độ bền vốn có của kim loại.
Rh thường được mạ trên các vật liệu màu bạc như bạc, paladi và vàng trắng nhằm giúp bề mặt đồ trang sức mịn hơn, sáng bóng hơn và bền hơn

Rh thường được mạ trên các vật liệu màu bạc như bạc, paladi và vàng trắng nhằm giúp bề mặt đồ trang sức mịn hơn, sáng bóng hơn và bền hơn

5. Mạ Rhodium đòi hỏi kỹ thuật sản xuất cao

Trong những năm gần đây, ngành công nghiệp mạ Rhodi đã phát triển với những công nghệ mới, tác động đến cả hiệu quả và kết quả.

Máy mạ điện hiện đại cung cấp khả năng kiểm soát tốt hơn độ dày của lớp mạ. Hệ thống tự động đảm bảo chất lượng đồng nhất, giảm lỗi của con người và tăng tốc độ.

Công nghệ laser trong mạ điện tạo ra liên kết mạnh hơn giữa Rh và kim loại bên dưới. Điều này không chỉ tăng cường lớp mạ mà còn giúp giảm thiểu các vết nứt.

Việc sử dụng vi điện tử trong việc giám sát và điều chỉnh quá trình mạ điện giúp đảm bảo kết quả và độ bền được cải thiện.

Vì Rhodium là kim loại quý đắt nhất, đắt tiền nên đòi hỏi đầu tư lớn vào máy móc, dây chuyền sản xuất. Vật phẩm được mạ Rh thường được dùng để tôn vinh hoặc trao tặng địa vị thượng lưu.

Quen thuộc nhất là chiếc vương miện của cố Nữ vương Hoàng gia Anh Elizabeth II được người thợ kim hoàn Anh kỳ cựu tên là Garrand phủ Rh để thể hiện quyền lực và sự xa hoa cho vương triều kể từ năm 1958.

Cận cảnh chiếc vương miện được coi là biểu tượng của Hoàng gia Anh, trên vương miện được đính nhiều loại đá quý hiếm và đắt đỏ

Cận cảnh chiếc vương miện được coi là biểu tượng của Hoàng gia Anh, trên vương miện được đính nhiều loại đá quý hiếm và đắt đỏ như ruby, đá Spinel 170 carat, kim cương vĩ đại Cullinan II 317 carat và Rh

Một nhạc sĩ phải bán được 500.000 album thì mới được coi là đĩa vàng và 1 triệu album thì mới được coi là đĩa bạch kim. Nhưng bạn có biết rằng vào năm 1979, Sách Kỷ lục Guinness Thế giới đã trao tặng đĩa Rhodium đầu tiên cho Paul McCartney vì là nhạc sĩ có lượng bài hát thu âm bán chạy nhất mọi thời đại.

Sách Kỷ lục Guinness trao tặng chiếc đĩa Rh cho Paul McCartney - thành viên của The Beatles vì là ca sĩ kiêm nhạc sĩ bán chạy nhất mọi thời đại với doanh số bán hơn 100 triệu đĩa đơn và 100 triệu album

Sách Kỷ lục Guinness trao tặng chiếc đĩa Rh cho Paul McCartney – thành viên của The Beatles vì là ca sĩ kiêm nhạc sĩ bán chạy nhất mọi thời đại với doanh số bán hơn 100 triệu đĩa đơn và 100 triệu album

Được biết, Tổ chức Guinness cũng chế tạo các món đồ như “bút đắt tiền nhất”, “bàn cờ đắt tiền nhất” trên thế giới có chứa Rhodium.

Ngoài ra, Sokolov và Swarovski là hai cái tên thường được biết đến là ứng dụng công nghệ mạ đắt đỏ này vào các sản phẩm của mình.

6. Tất cả hợp chất Rhodium được coi là cực độc & gây ung thư

Ở dạng kim loại tinh khiết, Rhodium không được coi là một chất độc hại. Tuy nhiên, khi kết hợp với các nguyên tố khác để tạo thành hợp chất, chúng có tính độc hại nhất định.

Chẳng hạn, Rhodium Chloride gây độc nếu tiếp xúc trực tiếp hoặc hít phải. Nếu hít phải khí dung của kim loại hiếm này, có thể gây ra nguy cơ ngộ độc.

7. Đồ trang sức mạ Rhodium rất tuyệt để đeo hằng ngày

Mạ kim loại Rhodium là sự lựa chọn thay thế hoàn hảo cho những người bị dị ứng với niken – loại chất được sử dụng nhiều trong việc tạo màu đẹp cho trang sức vàng trắng, bạc.

Theo Hội hóa học Hoàng gia, kim loại này không có vai trò sinh học nào được biết đến, nghĩa là trang sức mạ Rh không gây dị ứng da khi đeo, kể cả làn da nhạy cảm. 

Đồ trang sức mạ rất tuyệt để đeo hằng ngày

Nhờ lớp mạ Rhodium, chúng ta có thể đeo đồ trang sức kể cả lúc ngủ, tắm, bơi mà không lo bị xỉn màu

Lưu ý, mặc dù kim loại này không gây phát ban, nhưng khi lớp mạ trên vàng trắng – hợp kim chứa nike bị mòn, bạn có thể bị dị ứng niken khi để da tiếp xúc với kim loại ban đầu.

Lớp mạ Rhodi sẽ không tồn tại mãi mãi. Tuổi thọ khác nhau phụ thuộc vào một số yếu tố bao gồm mức độ sử dụng đồ trang sức, thành phần hóa học cơ thể của từng người, chất lượng lớp mạ và chất lượng hợp kim bên dưới. 

Lớp mạ trên một vật phẩm phải chịu nhiều hao mòn hoặc ma sát. Chẳng hạn như lớp mạ trên nhẫn tồn tại trong 6-24 tháng. Trong khi vòng cổ, trâm cài hoặc hoa tai ít tiếp xúc với da ít bị tác động bởi môi trường, hoặc chỉ đơn giản là đeo ít hơn nên có thể giữ được lớp mạ lên đến 10 năm hoặc hơn.

Tìm hiểu thêm các thuật ngữ trang sức thú vị khác:

Chia sẻ này có hữu ích cho bạn?
Hữu ích
Không hữu ích

THẢO LUẬN

Chưa có thảo luận nào.

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *