Đồng hồ lặn Tissot Seastar 1000 đạt tiêu chuẩn ISO 22810
Tìm kiếm nhiều:
TissotĐồng hồ chống nước 30ATM (lặn)Tissot PRXTissot SportsTissot Powermatic 80Tissot PR 100Tissot Le LocleTissot TraditionTissot CouturierTissot CarsonTissot Classic DreamTissot ChronographTissot Open HeartTissot màu Vàng Gold
Bộ lọc
Thiết kế tinh xảo, chất lượng hứa hẹn vô cùng vượt trội, vật liệu chế tác cao cấp, còn điều gì thú vị ở bộ sưu tập Tissot Seastar của thương hiệu Tissot?
Sự ra đời của bộ sưu tập đồng hồ Tissot Seastar
Năm 1950, Tissot cải tiến mô hình đồng hồ kháng nước và đặt tên là Seastar. Sản phẩm này nhanh chóng được hãng đăng ký thương hiệu vào năm 1952 và trở thành biểu tượng của hãng.
Từ những phiên bản đầu tiên vào năm 1950 đến nay, Tissot Seastar đã trải qua một hành trình không ngừng phát triển về tính năng, thiết kế và bộ máy. Cụ thể như:
Vào năm 1956, Tissot cho ra đời Seastar T12 có khả năng chống nước ở độ sâu lên đến 120m. Năm 1963, Seastar Seven được cải tiến về thiết kế với phần vỏ mỏng hơn phiên bản cũ. Và năm 1978, Tissot đã trang bị cỗ máy thạch anh – công nghệ tiên tiến nhất lúc bấy giờ, cho đồng hồ Tissot Seastar Quartz.
Năm 2003, Tissot lần lượt giới thiệu những phiên bản cải tiến khác như: Seastar 660 với khung bezel xoay, mức độ kháng nước 20ATM; Diver Seastar sở hữu đa dạng thiết kế mặt số và độ chống nước lên đến 30ATM.
Gần đây nhất, Tissot tiếp tục cho ra mắt 2 dòng Seastar 1000 và Seastar 2000 đã được cải tiến để trở thành cỗ máy vượt trội có tính ứng dụng cao trong việc khám phá đại dương.
Khám phá khả năng chống nước của đồng hồ Tissot Seastar
Van xả khí Heli: Để Tissot Seastar 1000 đạt mức độ chống nước 30ATM – khả năng chịu áp lực nước ở độ sâu 300m, Tissot đã trang bị van xả khí Heli cho sản phẩm. Bộ phận này đảm nhận nhiệm vụ quan trọng trong quá trình lặn biển của người dùng, cụ thể như:
Khi lặn ở độ sâu lớn, áp lực nước sẽ tăng lên và khí Heli bên trong bộ máy cũng bắt đầu tích tụ. Nếu người thợ lặn trở về mặt nước đột ngột, áp suất bên ngoài giảm đi nhanh chóng trong khi áp lực bên trong máy vẫn cao sẽ dẫn đến tình trạng căng bề mặt số và gây hư hỏng nặng.
Để tránh tình trạng này, van xả khí Heli đã ra đời. Khi áp suất bên ngoài giảm xuống, van sẽ tự động mở ra và cho phép khí Heli thoát ra một cách an toàn, mà không ảnh hưởng đến cấu trúc hay phá huỷ bộ máy đồng hồ Tissot Seastar.
Lưu ý: Người đeo cần đảm bảo van xả khí Heli được đóng kín khi không sử dụng hoặc trước khi thực hiện lặn ở độ sâu lớn (từ 300m), nhằm duy trì tính năng hoạt động bền bỉ theo thời gian.
Vòng bezel xoay: Viền bezel đặc trưng của đồng hồ lặn thường chia thành 60 phần, tương đương với 60 phút trong 1 giờ. Thiết kế này không chỉ cho phép thợ lặn đánh dấu và theo dõi thời gian trong suốt quá trình lặn, mà còn hỗ trợ người đeo tính toán hành trình quay về đất liền dựa trên lượng oxy trong bình của họ.
Tất cả viền bezel của Tissot Seastar đều chỉ có thể xoay theo 1 hướng nhằm đảm bảo an toàn cho người đeo trong quá trình lặn, tránh trường hợp vô tình vòng bị lệch khỏi vị trí được thiết lập ban đầu.
Tissot Seastar với thiết kế viền bezel cứng cáp, cọc chỉ giờ khối hình học dễ nhìn
Review chi tiết tại sao nên mua Tissot Seastar
Bên cạnh khả năng chống nước vượt trội cùng các tính năng ưu việt phục vụ quá trình lặn biển, còn điều gì thú vị ở những chiếc đồng hồ Tissot Seastar 1000?
1. Thiết kế mang phong cách thể thao mạnh mẽ
Tissot Seastar là mẫu đồng hồ thể thao sang trọng, đáng sở hữu nhờ chất lượng bền bỉ và thiết kế đẹp mắt, được hoàn thiện bởi khung vỏ thép không gỉ 316L có đường kính mặt số từ 36-46mm, độ dày 10mm. Đây cũng là thông số phù hợp với phần lớn chu vi cổ tay của nam giới Châu Á, giúp tôn lên vẻ đẹp nam tính và thể thao.
Vẻ đẹp đầy lôi cuốn, bí ẩn của thế giới đại dương thể hiện qua các tôn màu đen, xanh lam, xanh ngọc,… của sản phẩm. Ngoài ra, thiết kế đặc trưng gồm viền bezel cứng cáp, cọc chỉ giờ khối hình học to, kết hợp cùng mặt kính cong giúp giảm hiện tượng lệch ánh sáng cho phép người đeo xác định thời gian dễ dàng khi ở dưới nước.
Tissot Seastar cũng trang bị núm điều chỉnh, nắp lưng dạng vít vặn với ren và miếng đệm cao su non hình chữ O tạo thành lớp niêm phong kín ở bên trong bộ máy, hạn chế tối đa tình trạng nước và bụi bẩn thâm nhập vào.
Ở một số phiên bản Tissot Seastar Chronograph có thiết kế mặt số 6 kim độc đáo đặt tại vị trí 3-6-9 giờ tương ứng bộ đếm 1/10 giây, bấm giờ 60 giây và 30 phút của tính năng Chronograph.
Phiên bản T120.410.27.051.00 mang phong cách thể thao mạnh mẽ
2. Vật liệu gia công chất lượng cao
Thép không gỉ 316L: Đây là loại vật liệu được sử dụng nhiều trong chế tác đồng hồ và thường xuất hiện ở các dòng đồng hồ nổi tiếng. Với thành phần gồm sắt, crom, niken, molypden,… giúp thép không gỉ 316L có khả năng chống ăn mòn, tuổi thọ cao và chất lượng vô cùng bền bỉ.
Chất liệu này còn sở hữu nhiều ưu điểm nổi trội như:
- Khả năng chống ăn mòn, chống oxy hoá vô cùng tốt, hạn chế tình trạng bị xỉn màu, gỉ sét khi sử dụng trong thời gian dài.
- Thép không gỉ chịu lực tốt nên tuổi thọ sản phẩm cực kỳ cao, giảm tình trạng trầy xước, bị biến dạng khi xảy ra va chạm.
- Khả năng chịu nhiệt tốt.
- Chất liệu an toàn cho người dùng.
Gốm (Ceramic): Không chỉ sở hữu bảng thành phần tinh khiết gồm oxit, cacbua, nitrit,… Ceramic còn có khối lượng riêng (khoảng 2-6g/cc) nhẹ hơn so với thép không gỉ (8g/cc) và titan (4.5g/cc), mang lại chất lượng bền bỉ, khối lượng nhẹ và độ cứng cao.
Đặc biệt, chất liệu này còn được dùng trong ngành hàng không vũ trụ và trong quân sự, chẳng hạn như áo giáp chống đạn giúp lớp áo có trọng lượng nhẹ và có thể làm phân tán năng lượng của những tác động tốc độ cao.
Kính sapphire: Là loại đá quý hình thành từ khoáng chất Corundum (gồm: Nhôm oxit Al2O3 và các nguyên tố như sắt, titan, crom…), sapphire cũng có độ cứng đạt 9 độ Mohs, chỉ đứng sau kim cương (10 độ Mohs) và kim cương nhân tạo (9.5 độ Mohs).
Ngoài ra, sapphire còn có nhiều ưu điểm vượt trội như:
- Khả năng chống ăn mòn cao có điểm nóng của sapphire đạt đến 2040 độ C (gấp 5 lần thuỷ tinh Silica) và trọng lượng không thay đổi khi tiếp xúc với hoá chất.
- Hạn chế tình trạng trầy xước, biến dạng tốt nhờ độ cứng đạt 9 độ trên thang đo Mohs.
- Độ trong suốt cao giúp người đeo có thể quan sát trọn vẹn màu sắc của mặt số.
Dây đeo cao su: Được biết, cao su là chất liệu thường xuất hiện ở các dòng đồng hồ thể thao hoặc phong cách thời trang năng động. Bởi vật liệu này sở hữu chất lượng bền bỉ, khả năng chống nước cao, có trọng lượng nhẹ, ôm sát cổ tay và mang lại cảm giác thoải mái khi đeo sản phẩm trong thời gian dài.
Nhờ những ưu điểm trên, Tissot Seastar phiên bản dây cao su trở thành trợ thủ đắc lực của những thợ lặn chuyên nghiệp.
Dây đeo cao su có chất lượng bền bỉ, khả năng chống nước cao
3. Tính năng vượt trội
EOL (End Of Life Battery): Đây là tính năng chỉ xuất hiện ở các dòng máy quartz cao cấp của Tissot. Khi kim giây của Tissot Seastar bắt đầu nhảy 4 giây/ 1 lần chính là lúc chỉ báo sắp hết pin hoạt động và bạn cần thay pin mới cho sản phẩm.
Dạ quang Super Luminova: Super Luminova là chất phát quang cao cấp. Nhờ bảng thành phần không chứa chất phóng xạ gây nguy hiểm cho môi trường và con người, cũng như sở hữu chất lượng bền bỉ, độ sáng cao gấp 10 lần những dòng dạ quang khác, Super Luminova đã trở thành lựa chọn hàng đầu trong chế tác đồng hồ hiện nay.
Chronograph: Chức năng bấm giờ tính hợp trên đồng hồ Tissot Seastar Chronograph nhằm giúp người đeo có thể theo dõi, đo thời gian của một hoạt động nào đó cần sự chính xác cao, đặc biệt là trong quá trình lặn biển.
4. Bộ máy ETA độc quyền
Powermatic 80: Được kế thừa tinh hoa từ cỗ máy huyền thoại ETA 2824-2, Powermatic 80 có chất lượng bền bỉ, độ chính xác cực kỳ cao và đặc biệt, thời gian trữ cót ấn tượng lên đến 80 giờ.
Để sở hữu khả năng trữ cót vượt trội này, Tissot đã trang bị cho dòng đồng hồ Tissot Seastar tần số dao động 21.600 vph với 23-25 chân kính, góp phần hạn chế sự hao mòn và tăng thời gian dự trữ năng lượng dài hơn cho sản phẩm.
Tissot Seastar 1000 còn thành công trong việc khắc phục nhược điểm về mức sai số tăng theo thời gian ở đồng hồ cơ bằng cách sử dụng lò xo cân bằng làm từ silicon. Ngoài ra, chất liệu này còn có khả năng chống từ tính tốt.
Powermatic 80 còn tích hợp cơ chế chống sốc Novodiac do Thuỵ Sỹ sản xuất, gồm hình nón và thiết kế lò xo độc quyền. Mặc dù chỉ là một bộ phận nhỏ trong tổng thể bộ máy nhưng cơ chế này đảm nhận vai trò quan trọng trong việc chống lại tác động ngoại lực từ những va chạm từ bên ngoài.
Quartz EOL: Tissot Seastar Quartz sử dụng cỗ máy Swiss Quartz – bộ máy có ít nhất 60% chi phí sản xuất được thực hiện tại Thuỵ Sỹ (bao gồm các bộ phận cấu thành và quá trình lắp ráp), với độ chính xác cao nằm trong khoảng sai số +/-15 giây mỗi tháng và sử dụng loại pin Renata 371, bổ sung chức năng chỉ báo sắp hết pin EOL.
Phiên bản T120.410.11.041.00 sử dụng bộ máy Swiss Quartz có độ chính xác cao
Một số câu hỏi thường gặp về đồng hồ lặn Tissot Seastar
Sau đây là một số câu hỏi thường gặp về Tissot Seastar Swiss Made, cùng Hải Triều giải đáp nhé!
1. Tissot Seastar đạt các tiêu chuẩn chống nước nào?
Đồng hồ Tissot Seastar 1000 đã trải qua quá trình kiểm tra nghiêm ngặt về nhiều yếu tố như nhiệt độ, áp suất,… để đạt tiêu chuẩn chống nước 30ATM, cụ thể như:
Tiêu chuẩn ISO 22810 (WR300m): Là tiêu chuẩn xác định quy trình kiểm tra chi tiết về độ bền của đồng hồ kháng nước. Sản phẩm đạt tiêu chuẩn này sẽ đáp ứng được 4 yêu cầu về khả năng chống nước, kháng ẩm, chống thấm nước ở độ sâu nhất định và khi tiếp xúc với sự sốc nhiệt.
Tuy nhiên, để đáp chuẩn ISO 22810 sản phẩm cần vượt qua các bước kiểm tra như sau:
- Khả năng hoạt động dưới nước: Tissot Seastar sẽ ngâm trong thời gian 1 giờ ở mực nước 10cm. Nếu sản phẩm vẫn hoạt động ổn định như ở điều kiện bình thường sẽ vượt qua bài test.
- Kiểm tra ngưng tụ: Đặt đồng hồ trên một chiếc đĩa trong môi trường nhiệt độ từ 40-45 độ C cho đến khi nhiệt độ đồng hồ bằng nhiệt độ của dĩa. Sau đó, nhỏ giọt nước từ 18-25 độ C lên mặt kính. Sau 1 phút, nếu không có hiện tượng ngưng tụ hơi nước ở bên trong mặt kính, thì Tissot Seastar 1000 đạt chuẩn.
- Kiểm tra núm xoay và các tính năng: Sản phẩm sẽ ngâm trong nước ở độ sâu 10cm và núm vặn sẽ bị tác động vuông góc với lực 5 Newton trong khoảng thời gian hơn 10 phút. Trong trường hợp nước thấm qua núm vặn thì sản phẩm sẽ không đạt yêu cầu.
- Kiểm tra mức độ chịu nhiệt: Ở độ sâu 10cm dưới nước, Tissot Seastar sẽ trải qua sự thay đổi liên tục về nhiệt độ từ 20-40 độ C, mỗi mức nhiệt trong khoảng 5 phút và thời gian chuyển đổi giữa các mức nhiệt độ không quá 1 phút. Khi kết thúc bài test về mức độ chịu nhiệt, sản phẩm đạt yêu cầu sẽ không có bất kỳ dấu hiệu ngưng tụ hơi nước nào.
- Kiểm tra độ kín nước và chịu áp lực: Tissot Seastar được đặt trong bể và phải chịu áp suất định mức từ 1-10 phút. Sau đó, trong vòng 1 phút tiếp theo, áp suất xung quanh sẽ giảm xuống và nếu sản phẩm không có dấu hiệu của sự xâm nhập hay ngưng tụ nước, thì đồng hồ đã đạt chuẩn.
- Kiểm tra khả năng chống áp lực không khí: Để vượt qua bài test này, Tissot Seastar phải chịu áp suất không khí với mức 2BAR, đồng thời luồng không khí thoát ra từ sản phẩm không vượt quá 50μg/phút.
Tiêu chuẩn ISO 6425 (DIVER’S 300m): Là tiêu chuẩn quốc tế dành riêng cho đồng hồ lặn chuyên nghiệp để đảm bảo khả năng kháng nước ở độ sâu ít nhất 100m. Quá trình kiểm tra sẽ bao gồm các bước sau:
- Khả năng hoạt động dưới nước: Tissot Seastar 1000 sẽ ngâm dưới nước với độ sâu ít nhất 30cm trong 50 giờ liền và nhiệt độ trong khoảng 18-25 độ C. Nếu sản phẩm vẫn hoạt động ổn định như ở điều kiện bình thường thì sẽ vượt qua bài test.
- Kiểm tra ngưng tụ: Đặt sản phẩm trên chiếc đĩa ở môi trường nhiệt độ cao từ 40-45 độ C, cho đến khi nhiệt độ của đồng hồ bằng nhiệt độ của đĩa. Sau đó, đồng hồ sẽ chuyển vào môi trường nhiệt độ thấp hơn (từ 18-25 độ C) bằng cách đổ trực tiếp nước lên mặt số. Trong vòng 1 phút, nếu không xuất hiện sự ngưng tụ, thì sản phẩm đã vượt qua bài test.
- Kiểm tra núm xoay và các chức năng: Đặt Tissot Seastar ở độ sâu lớn hơn 125% so với chỉ số chống nước công bố, ví dụ như khả năng chống nước là 300m thì đặt sản phẩm ở mức áp suất tương đương 375m. Đồng thời, núm vặn sẽ chịu tác động từ một lực tương đương 5 Newton trong suốt 10 phút. Trường hợp nước thấm qua núm vặn thì đồng hồ sẽ không đạt yêu cầu.
- Kiểm tra độ kín nước và chịu áp lực: Đặt Tissot Seastar vào bể nước kín có áp suất tương đương 125% (khoảng 375m) so với mức chịu nước công bố trong vòng 2 giờ. Sau đó, trong khoảng 1 phút, áp suất sẽ đột ngột giảm xuống còn 0,3BAR và duy trì trong 1 giờ tiếp theo. Nếu bộ máy vẫn hoạt động bình thường thì sản phẩm đã vượt qua bài test.
- Kiểm tra mức độ chịu nhiệt: Ngâm đồng hồ Tissot Seastar dưới độ sâu khoảng 30cm và trải qua sự thay đổi liên tục về nhiệt độ từ 5-40 độ C, mỗi mức nhiệt được duy trì trong khoảng 10 phút và thời gian chuyển đổi giữa các mức nhiệt không quá 1 phút. Trường hợp không xuất hiện dấu hiệu thấm nước, ngưng tụ nước thì sản phẩm đã vượt qua bài test.
- Kiểm tra kháng từ tính: Tissot Seastar sẽ tiếp xúc với từ trường của dòng điện một chiều có cường độ 4.800A/m (trong 3 lần) và nếu duy trì được độ chính xác của thời gian đến +/-30 giây/ngày (như số đo trước khi thực hiện thử nghiệm) sẽ đạt chuẩn ISO 6425.
Ngoài ra, để đạt chuẩn ISO 6425, sản phẩm bắt buộc phải trang bị các đặc điểm như:
- Tính năng đo, đánh dấu thời gian.
- Sử dụng bộ kim có lớp dạ quang.
- Chống từ tối thiểu 4800 A/m.
- Chống sốc, vật liệu chống nước mặn tốt.
2. Cách sử dụng và bảo quản đồng hồ lặn Tissot Seastar đúng cách
Kiểm tra kỹ tình trạng núm vặn: Bạn cần đảm bảo núm điều chỉnh của đồng hồ Tissot Seastar 1000 được khoá chặt sau mỗi lần điều chỉnh thời gian. Đặc biệt, hạn chế điều chỉnh núm vặn ở môi trường thời tiết ẩm nhằm tránh nước hoặc bụi bẩn xâm nhập vào.
Núm điều chỉnh dạng vít vặn của đồng hồ Tissot Seastar
Hạn chế để sản phẩm ở môi trường khắc nghiệt: Nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp có thể làm hỏng hoặc biến dạng linh kiện bên trong bộ máy, ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của đồng hồ Tissot Seastar. Biểu hiện chung là tình trạng hoạt động kém chính xác, tiêu hao nhiều năng lượng hoặc chết/ đứng hẳn.
Đặt sản phẩm ở môi trường có từ trường mạnh (như gần thùng loa, tivi, nam châm,…) cũng sẽ làm giảm độ chính xác.
Tránh để sản phẩm tiếp xúc với hóa chất: Vì các loại hoá chất như nước hoa, nước có clo, xà phòng,… có thể làm bề mặt Tissot Seastar bị gỉ sét, xỉn màu. Hay nghiêm trọng hơn, hoá chất này sẽ gây hại đến miếng đệm gioăng và làm giảm khả năng chống nước.
Tránh xảy ra va chạm mạnh: Việc va chạm mạnh sẽ dễ dẫn đến hỏng hóc, trầy xước mặt kính và ảnh hưởng đến khả năng kháng nước khi tham gia hoạt động lặn.
Không lắc đồng hồ mạnh: Tình trạng đồng hồ bị rung lắc mạnh sẽ dễ gây xáo trộn, chấn động đến bộ phận bên trong bộ máy, dẫn đến hiện tượng tính năng hoạt động không ổn định hoặc đứng máy.
Vệ sinh đúng cách: Bạn có thể sử dụng khăn mềm hoặc nước để làm sạch Tissot Seastar sau khi lặn biển hoặc khi sản phẩm tiếp xúc trực tiếp các loại hóa chất. Lưu ý, bạn nên làm sạch hở xung quanh viền bezel để loại bỏ bụi bẩn, mồ hôi tích tụ lâu ngày.
Bảo dưỡng định kỳ: Tissot khuyến khích người dùng nên bảo dưỡng sản phẩm 1 năm/lần đối với mức độ sử dụng thường xuyên và từ 2-5 năm/lần với mức độ trung bình, để đội ngũ kỹ thuật viên có thể kiểm tra, sửa chữa lỗi kịp thời.
Chính sách bảo hành khi mua đồng hồ Tissot Seastar tại Hải Triều
Khi mua Tissot Seastar chính hãng tại Đồng Hồ Hải Triều – đại lý uỷ quyền chính hãng từ thương hiệu Tissot, khách hàng sẽ nhận được chính sách bảo hành vượt trội RED GUARANTEE gồm nhiều điều khoản hấp dẫn như:
- Thời gian bảo hành đến 4 năm, gồm: 2 năm về máy, 1 năm về pin của hãng + 2 năm về máy tại Hải Triều.
- Miễn phí thay pin máy quartz trọn đời.
- 1 đổi 1 trong vòng 7 ngày nếu không vừa size, không ưng ý.
- Được ưu tiên bảo hành tại Trung tâm bảo dưỡng của Hải Triều.
- Tư vấn và cập nhật tình trạng bảo hành sản phẩm nhanh chóng qua điện thoại cho khách hàng.
- Miễn phí 4 năm đánh bóng đồng hồ.
- Miễn phí vận chuyển.
- Miễn phí COD