Cây huyết dụ có tác dụng gì, chữa bệnh gì, có mấy loại?

Trong y học cổ truyền, cây huyết dụ nổi tiếng là loại thảo dược quý hiếm có tác dụng cầm máu, trị ho ra máu,… rất hiệu quả. Vậy cách chế biến bài thuốc trị bệnh từ huyết dụ như thế nào?  Hãy cùng Hải Triều tìm hiểu đặc điểm, công dụng chữa bệnh của dược liệu quý này trong danh mục cây cảnh ngay sau đây.

 

MỤC LỤC

› Đặc điểm của cây huyết dụ

1. Cây huyết dụ là cây gì?

2. Sự tích cây huyết dụ

3. Cây huyết dụ có mấy loại?

› Cây huyết dụ có tác dụng gì?

1. Tác dụng làm cảnh

2. Tác dụng phong thủy

› Cây huyết dụ chữa bệnh gì?

1. Chữa rong kinh

2. Chữa sỏi thận

3. Chữa yếu sinh lý

4. Chữa thổ huyết

5. Các bệnh lý khác

› Cách sử dụng, chế biến cây huyết dụ trị bệnh

› Một số lưu ý khi sử dụng cây huyết dụ

1. Liều lượng sử dụng

2. Đối tượng khuyến cáo

3. Tác dụng phụ

› Giải đáp một số câu hỏi liên quan

1. Bà bầu có uống được cây huyết dụ không?

2. Cây huyết dụ có trồng trong nhà được không?

3. Mua cây huyết dụ ở đâu, giá bao nhiêu?

› Tổng kết

 

Đặc điểm của cây huyết dụ

Cây huyết dụ được trồng rất nhiều tại các vùng quê ở Việt Nam vừa để làm cảnh vừa dùng để chữa những bệnh về máu huyết. Dưới đây, bạn đọc hãy cùng Hải Triều tìm hiểu chi tiết hơn về đặc điểm của thần dược chữa bách bệnh này. 

 

Tin tức liên quan:

 

1. Cây huyết dụ là cây gì?

Huyết dụ đỏ hay còn gọi là long huyết hay phát dụ, loài cây này thuộc họ huyết dụ (Dracaenaceae). Trong khoa học có tên là Cordyline Terminalis Kunth. Huyết dụ là loài thực vật có kích thước nhỏ và có một số đặc điểm nổi bật như:

  • Thân cây phát dụ mảnh, nhỏ, chiều cao khoảng 2m, ít phân nhánh và có nhiều đốt sẹo trên thân.
  • Lá cây giống như hình lưỡi kiếm, xếp thành hai dãy và mọc tập trung ở phần ngọn cây.  Lá dài khoảng 20 – 35cm, kích thước hẹp khoảng 1.2 – 2.4 cm.
  • Hoa của cây phát dụ mọc thành cụm ở ngọn thân, hoa màu trắng pha tím dài khoảng 30 – 40 cm mọc thành từng cụm. 
  • Quả của cây mọng và có hình cầu, cây ra hoa và kết quả vào tháng 12 đến tháng 1 hằng năm.

Cây huyết dụ có tác dụng gì, chữa bệnh gì, có mấy loại? - Ảnh 1

Cây huyết dụ có tác dụng gì, chữa bệnh gì? Lá huyết dụ đỏ là dược liệu quý có tác dụng bổ huyết, cầm máu, mát máu, tiêu ứ,…

 

2. Sự tích cây huyết dụ

Ngày xửa ngày xưa, có một người chuyên làm nghề chọc tiết giết lợn. Nhà người này ở gần một ngôi chùa. Mỗi khi tờ mờ sáng, hễ nghe thấy tiếng chuông chùa vang lên là bác đồ tể sẽ thức giấc để bắt đầu công việc mổ lợn. Vào một hôm nọ, trong lúc nằm mộng sư cụ đã nhìn thấy người mẹ dắt theo năm người con đến chùa xin cứu mạng.

Người mẹ nói với sự cụ rằng sáng sớm ngày mai hãy đánh chuông chùa chậm hơn ngày thường. Sư cụ chợt tỉnh giấc và không hiểu sự tình như thế nào. Tuy nhiên qua sáng ngày hôm sau, sư cụ vẫn thực hiện theo đúng lời thỉnh cầu của người mẹ đánh chuông trễ.

Cho đến khi mặt trời lên cao khoảng chừng một cây sào, tiếng chuông chùa lúc này vang lên. Bác giật mình choàng tỉnh giấc, nhìn thấy trời đã quá giờ trưa nên bác không dám mổ lợn. Vì nếu làm giờ này mang ra chợ sẽ không còn ai mua.

Cây huyết dụ có tác dụng gì, chữa bệnh gì, có mấy loại? - Ảnh 2

Cây huyết dụ kiếm bắt nguồn từ câu chuyện cổ trong Phật giáo

 

Quá bực bội nên bác đồ tể đã nhanh chóng đi đến chùa trách móc sư cụ tại sao lại đánh chuông trễ. Khi nghe sư cụ kể lại toàn bộ câu chuyện nằm mộng đêm qua, bác đồ tể quay về nhà ngạc nhiên khi thấy con lợn nái mua hôm qua đã đẻ được năm con lợn con.

Lúc này, bác đồ tể suy nghĩ hồi lâu nhận thấy rằng bàn tay mình trước giờ đã từng cướp mất đi biết bao nhiêu là sinh mạng. Trong thân tâm bác giờ đây hối hận lên đến cực điểm. Bác liền chạy vào nhà cầm con dao giết lợn hằng ngày chạy sang sân chùa bộc bạch với sư cụ. 

Sau đó bác đã cắm con dao của mình xuống trước sân chùa và thề trước Đức Phật từ nay về sau xin bỏ nghề. Bỗng nhiên con dao bầu giết mổ lợn của bác đồ tể hóa thành một loại cây lá đỏ như máu, ngọn cây nhọn như lưỡi dao. Từ đó trở về sau người ta gọi đây là huyết dụ.

Cây huyết dụ có tác dụng gì, chữa bệnh gì, có mấy loại? - Ảnh 3

Sự tích cây huyết dụ đỏ – Lá huyết dụ có công dụng chữa bệnh băng huyết, ra máu, cầm máu

 

3. Cây huyết dụ có mấy loại?

Có hai loại cây long huyết chính đó chính là: Loại thứ nhất huyết dụ có đặc điểm hai mặt lá đều đỏ, loại thứ hai thì một mặt lá đỏ và mặt còn lại lá xanh. Người ta phân biệt điểm khác nhau giữa hai loại huyết dụ này thông qua màu sắc của lá cây.

Cây huyết dụ có tác dụng gì, chữa bệnh gì, có mấy loại? - Ảnh 4

Có hai loại cây huyết dụ chính là: Cây huyết dụ xanh và cây huyết dụ đỏ. Hình ảnh cây huyết dụ tím

 

TOP đồng hồ Daniel Wellington bán chạy

Cây huyết dụ có tác dụng gì?

Tại Việt Nam, chúng ta không khó để bắt gặp hình ảnh cây phát dụ có màu đỏ tía bắt mắt được trồng trong vườn nhà hay trước cửa của nhiều hộ gia đình. Vậy công dụng của cây huyết dụ lá nhỏ là gì?

 

1. Tác dụng làm cảnh

Huyết dụ được trồng nhiều để làm cảnh trong trang trí nội thất phòng khách, bàn làm việc, khách sạn, nhà hàng,… Bởi loại cây này có màu sắc đỏ tía bắt mắt, lá cây dài và thon. 

Đặc biệt, cây phát dụ còn có tác dụng làm sạch không khí, giúp loại bỏ các chất độc hại như benzen, formaldehyde và amoniac hiệu quả. Cây long huyết có nguồn gốc xuất xứ từ vùng nhiệt đới, mọc ở ngoài trời rất dễ trồng và chăm sóc. Chúng sinh trưởng và phát triển tốt trong nhiều loại đất khác nhau.

Tác dụng của cây huyết dụ làm cảnh trang trí trong nhà - Ảnh 5

Tác dụng của cây huyết dụ làm cảnh trang trí trong nhà

 

2. Tác dụng phong thủy

Theo phong thủy cây cảnh những tán lá cây màu đỏ sẽ giúp mang đến may mắn, tài lộc và giữ tiền cho gia chủ. Bên cạnh đó, huyết dụ còn được trồng nhiều để xua đuổi tà ma, tiêu trừ năng lượng xấu trong ngôi nhà. 

Trong phong thủy ngũ hành âm dương, lá huyết dụ màu đỏ nên sẽ thuộc hành Hỏa, có tính dương mạnh. Chính vì thế, loại cây này hợp với người mệnh Hỏamệnh Thổ. Hai mệnh này khi trồng cây phát dụ lá đỏ làm cảnh tại phòng khách, bàn làm việc,… sẽ gặt hái được nhiều thành công, công việc phất lên như diều gặp gió.

Ngược lại, những người nào thuộc mệnh Kim tuyệt đối không nên trồng cây phát dụ làm đồ vật trang trí trong nhà. Vì mệnh Kim sẽ khắc Hỏa, lửa nóng sẽ làm cho kim loại tan chảy, thay đổi hình dạng ban đầu. Hai yếu tố xung khắc đối lập nhau dẫn đến cuộc sống gặp nhiều biến cố, gian nan, công việc lẫn chuyện tình cảm đều không thuận lợi. 

Phong thủy cây huyết dụ lá đỏ mang đến may mắn, tài lộc cho gia chủ mệnh Thổ và Hỏa - Ảnh 6

Phong thủy cây huyết dụ lá đỏ mang đến may mắn, tài lộc cho gia chủ mệnh Thổ và Hỏa

 

Cây huyết dụ chữa bệnh gì?

Trong Đông y và Tây y, cây huyết thụ là loại thảo dược quý hiếm có tính mát. Không độc và vị nhạt, quy vào kinh thận, can được sử dụng để chế biến làm thuốc chữa bệnh:

 

1. Chữa rong kinh

Rong kinh là hiện tượng hành kinh kéo dài hơn khoảng 1 tuần lễ, nguyên nhân là do rối loạn hormon, lạc nội mạc tử cung, đông máu,… Lá huyết dụ có chứa nhiều glycosid cholestin, axit amin, flavonoid, polyphenol,… có tác dụng kháng khuẩn, tiêu viêm hiệu quả. 

Hỗ trợ bổ sung khí huyết, cầm máu, điều hòa kinh nguyệt trở lại chu kỳ bình thường. Đồng thời, cây phát dụ có tác dụng tốt trong việc điều hòa nội tiết tố. Ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập gây ra các bệnh lý nguy hiểm cho phụ nữ.

Cây huyết dụ đỏ có tác dụng gì? Cây huyết dụ chữa rong kinh an toàn trong nhân gian - Ảnh 7

Cây huyết dụ đỏ có tác dụng gì? Cây huyết dụ chữa rong kinh an toàn trong nhân gian

 

2. Chữa sỏi thận

Trong Đông y, huyết dụ có vị nhạt, tính mát, có tác dụng cầm máu, bổ huyết, điều trị bệnh tiểu tiện ra máu và giảm đau xương khớp hiệu quả. Trong cây phát dụ có chứa các hoạt chất như như flavonoid, saponin và isoflavonoid. 

Các hợp chất này có tác dụng lợi tiểu, chống viêm, giảm đau, giúp phá vỡ và đào thải sỏi ra khỏi cơ thể. Ngoài ra, lá huyết dụ còn có tác dụng giảm cholesterol, hỗ trợ điều trị một số bệnh khác như viêm khớp, hen suyễn, ho, sốt rét và bệnh gan.

Cây huyết dụ chữa sỏi thận giúp giảm đau, đào thải sỏi ra khỏi cơ thể - Ảnh 8

Cây huyết dụ chữa sỏi thận giúp giảm đau, đào thải sỏi ra khỏi cơ thể

 

3. Chữa yếu sinh lý

Nghiên cứu cho thấy huyết dụ chứa một số hoạt chất có tác dụng kích thích sự sản xuất hormone testosterone. Lá và rễ huyết dụ có chứa các hoạt chất flavonoid, isoflavonoid giúp kích thích sản xuất testosterone ở nam giới và estrogen ở nữ giới. Thêm vào đó, cây phát dụ còn có tác dụng giảm stress và tăng cường sức khỏe tổng thể. Cải thiện tình trạng yếu sinh lý ở nam giới và nữ giới hiệu quả.

Cây huyết dụ chữa yếu sinh lý ở nam giới và nữ giới hiệu quả - Ảnh 9

Cây huyết dụ chữa yếu sinh lý ở nam giới và nữ giới hiệu quả

 

TOP đồng hồ Casio nam bán chạy

4. Chữa thổ huyết

Trong rễ và thân cây long huyết có chứa các hoạt chất như flavonoid, isoflavonoid và saponin. Có tác dụng kháng khuẩn, giảm viêm, giảm đau và giúp khôi phục chức năng gan. Bên cạnh đó, huyết dụ còn có tác dụng giải độc cơ thể và hỗ trợ hoạt động miễn dịch, giảm nguy cơ mắc các bệnh khác.

 Lá huyết dụ đỏ có vị nhạt, tính mát, bổ huyết, làm tan máu ứ - Ảnh 10

Cây huyết dụ có tác dụng gì? Lá huyết dụ đỏ có vị nhạt, tính mát, bổ huyết, làm tan máu ứ

 

Tin tức liên quan:

 

5. Các bệnh lý khác

Theo y học cổ truyền, huyết dụ có hiệu quả trong việc hỗ trợ cải thiện tình trạng ứ huyết, thông ứ, giúp cầm máu và bổ máu,… Dược liệu quý hiếm này được chỉ định để điều trị một số bệnh như: bệnh lao phổi có thổ huyết, ho gà ở trẻ em. Điều trị kiết lỵ ra máu, xích bạch đới, giảm đau nhức xương khớp, chấn thương và phong thấp.

Còn trong y học hiện đại cây long huyết có chứa chất chống oxy hóa, anthocyanin, acid amin, phenol,.. Hợp chất này có tác dụng kháng viêm, loại bỏ một số vi khuẩn gây hại, ức chế hoạt động của các tế bào ung thư. Hỗ trợ điều trị một số bệnh lý về phụ khoa, lao phổi, chảy máu cam, nôn ra máu,, sốt xuất huyết, xương khớp,….

YouTube video

 

Video một số tác dụng chữa bệnh của cây huyết dụ

 

Cách sử dụng, chế biến cây huyết dụ trị bệnh

Dưới đây là một số bài thuốc Đông y chữa bệnh từ cây long huyết được các chuyên gia chỉ định liều lượng sử dụng như sau:

  • Bài thuốc trị bệnh băng huyết, rong kinh: Sử dụng 8g rễ cỏ rừng, 20g lá huyết dụ tươi, 10g đài hoa mướp, 10g rễ cỏ tranh. Đem tất cả nguyên liệu đem đi sắc cùng với 300ml nước lọc. Đợi đến khi nước trong ấm cô đặc lại còn khoảng 100ml thì tắt bếp. Để nguội sau đó sử dụng nước này uống hết 2 lần trong một ngày. Uống liên tục 2 – 3 tuần.
  • Bài thuốc chữa bệnh chảy máu cam, ho ra máu: Dùng 10g lá huyết dụ tươi, 8g rễ cây rẻ quạt, 4g lá thài lài tía, 4g trắc bách diệp (đã sao cháy). Sau khi đã sơ chế tất cả nguyên liệu, bạn hãy đem chúng đi sắc cùng với nước rồi uống hằng ngày. Mỗi ngày nên uống từ  2 -3 lần.
  • Chữa bệnh sốt xuất huyết: Chuẩn bị 20g cỏ nhọ nồi, 20g lá huyết dụ tươi, 20g trắc bá đã sao đen. Bạn cũng đem tất cả nguyên liệu này nấu với nước, chia thành 2 – 3 lần uống trong một ngày.
  • Chữa bệnh kiết lỵ ra máu: Sử dụng 20g lá huyết dụ tươi, 12g cỏ nhọ nồi, 20g lá rau má. Tất cả đem đi rửa sạch, sau đó dùng chày đâm nhuyễn hoặc đem đi xay, cho thêm ít nước rồi vắt lấy nước cốt uống. Uống liên tục 2- 3 ngày, một ngày 2 – 3 lần.
  • Chữa bệnh kinh nguyệt không đều: Sử dụng 30g lá huyết dụ tươi, 30g vỏ rễ cây dâm bụt. Tất cả đem đi phơi khô trong bóng mát rồi sắc nước uống. Thực hiện bài thuốc chữa bệnh này cho đến khi nào kinh nguyệt đều thì thôi.
  • Chữa bệnh trĩ: Chuẩn bị 20g lá huyết dụ tươi rửa sạch sau đó đợi đến khi ráo nước. Đem lá huyết dụ đi sắc cùng với 200ml nước lọc cho đến khi nước cô đặc còn 100ml. Sử dụng nước cô đặc chia ra uống hết trong một ngày.
  • Chữa bệnh khí hư, bạch đới, viêm dạ dày, hậu môn lở loét ra máu, trĩ nội: Đem 30g lá huyết dụ tươi, 20g lá thuốc bỏng và 20g xích đồng nam sắc nước uống mỗi ngày 1 thang. Uống 2 -3 lần/ngày.

YouTube video

 

Video hướng dẫn cách chế biến, sử dụng lá huyết dụ đỏ trong điều trị bệnh 

 

Một số lưu ý khi sử dụng cây huyết dụ

Sử dụng cây huyết dụ làm bài thuốc chữa bệnh hiện nay được rất nhiều người quan tâm và áp dụng thực hiện vào mỗi ngày. Tuy nhiên, trong quá trình uống thuốc Đông y từ lá huyết dụ, bạn đọc cần phải lưu ý một số vấn đề như sau:

 

1. Liều lượng sử dụng

Hiệu quả chữa trị của các bài thuốc nhân gian có thời gian lâu hơn thuốc Tây. Chính vì thế, người bệnh cần phải kiên trì thực hiện, không được bỏ ngang, ngắt quãng. Tùy vào tình trạng bệnh lý, sức khỏe cơ địa của mỗi người mà sẽ được thầy thuốc chỉ định liều dùng khác nhau. 

Theo khuyến cáo của chuyên gia Đông y, người bệnh tốt nhất chỉ nên sử dụng huyết dụ khô từ 6 – 8g, 20 – 30g ở dạng tươi. Trước khi sử dụng cần phải tham vấn ý kiến của bác sĩ chuyên môn trước, tuân thủ theo hướng dẫn y khoa. 

Không được tự ý bỏ uống thuốc Tây để uống thuốc Nam khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối đừng vì muốn nhanh chóng khỏi bệnh mà lạm dụng thuốc một cách vô tội vạ với số lượng lớn. 

Liều lượng, cách dùng lá cây huyết dụ chữa bệnh không được vượt quá 30g tươi và 8g khô - Ảnh 11

Liều lượng, cách dùng lá cây huyết dụ chữa bệnh không được vượt quá 30g tươi và 8g khô

 

2. Đối tượng khuyến cáo

Thận trọng sử dụng lá huyết dụ cho trẻ em, người lớn tuổi. Không nên sử dụng cho phụ nữ đang mang thai.  Lá huyết dụ tươi không nên dùng cho phụ nữ sau khi sinh con bị sót nhau thai, người vừa mới nạo phá thai, vừa bị sảy thai hoặc trước khi sinh con.

 

3. Tác dụng phụ

Cũng giống như bất kỳ thảo dược quý hiếm nào khác. Trong quá trình sử dụng huyết dụ để điều trị bệnh, cây phát dụ cũng có thể gây ra một vài tác dụng phụ đối với sức khỏe con người như: buồn nôn, tiêu chảy, đầy hơi, táo bón. Huyết áp không ổn định, dị ứng, kích ứng da hoặc rối loạn giấc ngủ,… 

Do đó, trước khi dùng lá huyết dụ tươi hay bất kỳ nguyên liệu đi kèm trong bài thuốc bạn cần phải rửa thật sạch. Khi cơ thể xuất hiện triệu chứng bất thường, hãy lập tức ngừng sử dụng và thông báo ngay với bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn, xử lý kịp thời, đúng cách.

Một số tác dụng phụ của cây huyết dụ lá đỏ như buồn nôn, tiêu chảy, táo bón,... - Ảnh 12

Một số tác dụng phụ của cây huyết dụ lá đỏ như buồn nôn, tiêu chảy, táo bón,…

 

TOP vòng tay Saga Charm bán chạy

Giải đáp một số câu hỏi liên quan

Sau đây Hải Triều sẽ giúp bạn đọc giải đáp một số câu hỏi liên quan về tác dụng chữa bệnh của cây huyết dụ.

 

1. Bà bầu có uống được cây huyết dụ không?

Việc dùng lá huyết dụ trong thời kỳ mang thai cần được thận trọng. Bởi vì các thành phần của cây có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. Huyết dụ chứa một số hoạt chất như tannins,… có thể gây ra tình trạng co bóp tử cung và làm tăng nguy cơ sảy thai. 

Do đó, phụ nữ đang mang thai, tốt nhất là nên tránh sử dụng lá huyết dụ. Hoặc bất kỳ loại thuốc hay thực phẩm bổ sung có thành phần huyết dụ, trừ khi được sự cho phép của bác sĩ chuyên khoa. 

Mặc dù được xem như là thần dược trị bệnh liên quan đến máu. Nhưng mẹ bầu tuyệt đối không nên sử dụng - Ảnh 13

Cây huyết dụ có tác dụng gì, bà bầu có uống được không? Mặc dù được xem như là thần dược trị bệnh liên quan đến máu. Nhưng mẹ bầu tuyệt đối không nên sử dụng

 

2. Cây huyết dụ có trồng trong nhà được không?

Huyết dụ có nguồn gốc xuất xứ từ vùng nhiệt đới, trồng nhiều ngoài trời. Tuy nhiên, cây phát dụ vẫn thích hợp trồng trong nhà, nơi có điều kiện ánh sáng trung bình, bóng râm. Huyết dụ có thể sống trong điều kiện ít ánh sáng nhưng màu sắc của lá sẽ không quá sặc sỡ. 

Cây trồng trong nhà mỗi năm thay đất một lần, bón thêm phân hữu cơ, vi sinh để cây tươi tốt hơn - Ảnh 14

Cây trồng trong nhà mỗi năm thay đất một lần, bón thêm phân hữu cơ, vi sinh để cây tươi tốt hơn

 

3. Mua cây huyết dụ ở đâu, giá bao nhiêu?

Huyết dụ hiện đang được bán rất nhiều tại các cửa hàng chuyên về cây cảnh hoặc trang web chuyên về cây, sàn thương mại điện tử Lazada, Shopee,… Do đó bạn có thể tìm mua tại bất kỳ nơi đâu gần nhà. Trên thị trường, mỗi cây phát dụ có giá bán khá rẻ dao động từ 55.000 VNĐ – 150.000 VNĐ.

 

Tổng kết

Trên đây, Hải Triều đã chia sẻ đến bạn đọc toàn bộ thông tin về đặc điểm huyết dụ, tác dụng cây huyết dụ chữa bệnh cũng như bài thuốc chế biến chi tiết nhất. Mặc dù là loại thảo dược quý hiếm, trị nhiều bệnh. Nhưng bạn tuyệt đối không được sử dụng tùy tiện, nên tham khảo ý kiến thầy thuốc trước khi sử dụng.

 

 

Có thể bạn quan tâm:

 

 

Nguồn tham khảo:

  • Website: medlatec.vn – Link tham khảo:  https://medlatec.vn/tin-tuc/than-duoc-cay-huyet-du–giai-phap-cho-nguoi-bi-benh-mau-s195-n31399
  • Website: vinmec.com – Link tham khảo: https://www.vinmec.com/vi/y-hoc-co-truyen/duoc-lieu/cac-cong-dung-cua-cay-huyet-du/
  • Website: suckhoedoisong.vn – Link tham khảo: https://suckhoedoisong.vn/cay-huyet-du-than-duoc-cho-nguoi-bi-benh-mau-16911547.htm
Chia sẻ này có hữu ích cho bạn?
Hữu ích
Không hữu ích

THẢO LUẬN

Chưa có thảo luận nào.

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *