Văn khấn mùng 1 Tết và mùng 1 hằng tháng chuẩn xác, dễ hiểu

Bài văn khấn mùng 1 ngày rằm thường được các gia đình chuẩn bị trong các dịp cúng bái, thắp hương cho thần linh, tổ tiên. Việc này nhằm cầu mong cho gia đình bình an, may mắn. Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về một bài văn khấn mùng 1 ngày rằm, Tết đúng chuẩn trong bài viết dưới đây.

MỤC LỤC

› Văn khấn mùng 1 và các lễ vật cần chuẩn bị khi cúng

1. Ông Công

2. Thần Tài

3. Thổ Địa

4. Gia tiên

5. Ngoài trời

6. Đi chùa

7. Tại cơ quan

› Những lưu ý khi cúng và đọc văn khấn

› Lời kết

Văn khấn mùng 1 và các lễ vật cần chuẩn bị khi cúng

Tùy theo mâm cúng dành cho đối tượng thần linh hay gia tiên mà bạn sẽ lựa chọn bài vấn khấn mùng 1 ngày rằm cho phù hợp. Bên cạnh bài vấn khấn mùng 1 ngày rằm thì chuẩn bị các lễ vật cúng bái cũng là điều vô cùng quan trọng.

Hãy tham khảo qua một số bài văn khấn thổ công ngày mùng 1, văn khấn thần tài mùng 1, văn khấn mùng 1 gia tiên,… cũng như các lễ vật cần thiết cho các dịp cúng bái ở phần tiếp theo sau đây.

Văn khấn mùng 1 Tết và mùng 1 hằng tháng chuẩn xác dễ hiểu - Ảnh 1

Bên cạnh dùng bài văn khấn ngày mùng 1 hàng tháng thì nhiều người còn dùng vào ngày rằm, ngày 23 tháng chạp âm lịch, dịp Tết Nguyên Đán,…

Tin tức liên quan:

1. Ông Công

Theo sự tích dân gian, ông Công hay còn được gọi là ông Táo là vị thần trông coi, giám sát mọi việc trong gia đình. Cứ đến ngày 23 tháng chạp, tức ngày 23 tháng 12 âm lịch hằng năm, ông sẽ bay về trời để chầu Ngọc hoàng nhằm báo cáo tình hình ở nhân gian suốt một năm vừa qua.

Bên cạnh dịp đặc biệt trên thì mùng 1 hay ngày rằm hằng tháng, nhiều gia đình vẫn cúng bái ông Công với mục đích cầu mong những điều lành. Do vậy, bạn cũng nên bỏ túi bài văn khấn mùng 1 ông Công để có thể sử dụng khi cần đến.

Sự tích ông công ông Táo- Ảnh 2

1.1 Các loại lễ vật cần chuẩn bị

Cúng bái thần linh vào những ngày mùng 1, ngày rằm hằng tháng hay vào các dịp đặc biệt đã trở thành một phong tục ở nước ta. Theo đó, cũng sẽ có một số loại lễ vật cần được chuẩn bị tùy theo vị thần mà bạn cúng bái.

Đối với đồ lễ cúng ông Công/ông Táo, bạn nên chuẩn bị mũ ông Công (hai mũ đàn ông và một mũ đàn bà) và cá chép giấy hoặc thật. Cá chép được xem là phương tiện để ông Công di chuyển về trời. Đối với cá chép thật, bạn có thể đặt cá trong chậu nước. 

Ngoài ra, còn cần có hương nến, tiền vàng, một chiếc áo và một đôi hia bằng giấy cùng một mâm cỗ. Một số món cơ bản cần có trong mâm cỗ bao gồm gạo, muối, thịt heo luộc, thịt gà luộc, rau xào, trái cây tươi, trà, rượu và một lọ hoa nhỏ,…

Bày biện cúng ông công ông Táo - Ảnh 3

Sau khi bày biện các lễ vật thì bạn sẽ tiến hành thắp hương và đọc văn khấn mùng 1 ông Công hàng tháng hay văn khấn ông Công ngày mùng 1 Tết

1.2 Văn khấn

Tùy theo mỗi địa phương cũng như truyền thống gia đình mà bài văn khấn ông Công ngày mùng 1 Tết cũng sẽ khác nhau. Nếu bạn chưa biết cách khấn vái ông Công như thế nào thì có thể tham khảo mẫu văn khấn ông Công ngày mùng 1 Tết sau đây.

Bạn có thể điều chỉnh đôi chút phần văn khấn mùng 1 ông Công sao cho phù hợp với ước nguyện của bản thân và gia đình - Ảnh 4

2. Thần Tài

Thần Tài được biết đến là vị thần cai quản vấn đề tiền bạc, của cải của mỗi gia đình. Không ít người có thói quen cúng bái thần tài để tỏ lòng biết ơn và cầu xin sự phù hộ cho đường tài vận. 

Không chỉ cúng bái vào mùng 1, ngày rằm hằng tháng, mỗi năm sẽ có riêng một ngày đặc biệt dành cho Thần Tài hay còn được gọi là ngày vía Thần Tài. Đó là vào mùng 10 tháng giêng âm lịch hằng năm.

Chuẩn bị văn khấn Thần Tài mùng 1 ngày rằm sẽ giúp lễ cúng bái Thần Tài trở nên hoàn chỉnh hơn - Ảnh 5

2.1 Các loại lễ vật cần chuẩn bị

Một mâm cúng chỉn chu dâng Thần Tài sẽ gồm có thịt luộc, trứng luộc, tôm luộc.. Ngoài ra, cũng sẽ có một số lễ vật quen thuộc như hương đèn, trái cây, hoa tươi, giấy tiền, vàng mã, hũ gạo, hũ muối, 3 chung nước và 2 chung rượu.

Văn khấn mùng 1 Tết và mùng 1 hằng tháng chuẩn xác dễ hiểu - Ảnh 6

Bên cạnh bài vấn khấn Thần Tài mùng 1 ngày rằm thì bạn cũng cần chuẩn bị đầy đủ các lễ vật cần thiết

2.2 Văn khấn

Khấn vái là một cách để bày tỏ lòng thành tâm biết ơn cũng như cầu nguyện mà người dâng lễ muốn gửi gắm đến các vị thần linh. Do vậy mà việc chuẩn bị văn khấn ngày mùng 1 Tết nói chung và văn khấn mùng 1 Thần Tài nói riêng đều cần có sự chỉn chu. 

Bên dưới đây sẽ là một mẫu văn khấn Thần Tài ngày mùng 1 Tết hoàn chỉnh mà bạn có thể áp dụng vào ngày cúng bái Thần Tài dịp Tết Nguyên Đán sắp đến.

Văn khấn Thần Tài - Ảnh 7

Gợi ý đến bạn một mẫu văn khấn Thần Tài mùng 1 ngày rằm và đặc biệt là vào ngày vía Thần Tài mùng 10 tháng giêng

3. Thổ Địa

Theo tín ngưỡng phương Đông, Thổ Địa là vị thần cai quản một vùng đất, một địa phương.Theo đó, mỗi gia đình đều sẽ được bảo vệ và giám sát bởi Thổ Địa trông coi vùng đất mình sinh sống.

Thông thường, phần lớn các gia đình sẽ thờ cúng Thần Tài và Thổ Địa cùng nhau. Ngoài ngày vía Thần Tài ra thì bạn có thể dùng chung các lễ vật và mẫu văn khấn Thần Tài Thổ Địa mùng 1 cho cả hai vị.

Thần tài - Thổ địa có văn khấn ra sao? - hình 8

3.1 Các loại lễ vật cần chuẩn bị

Các lễ vật mà bạn cần phải chuẩn bị để cúng Thần Tài – Thổ Địa cũng khá đơn giản. Chỉ có một số món như hương nến, hoa tươi, trái cây, nước, rượu, bộ tam sên (gồm thịt luộc, tôm luộc, trứng luộc) và một ít bánh kẹo. Đây đều là những lễ vật cơ bản, tùy theo gia chủ mà có thể bổ sung thêm một số lễ vật khác.

Các lễ vật cần chuẩn bị để cúng Thổ Địa cũng khá tương tự với cúng Thần Tài - Ảnh 9

Các lễ vật cần chuẩn bị để cúng Thổ Địa cũng khá tương tự với cúng Thần Tài

3.2 Văn khấn

Bài văn khấn Thần Tài – Thổ Địa mùng 1, ngày rằm khá giống với bài văn khấn Thần Tài mùng 1 ngày rằm. Bạn có thể tham khảo nội dung chính của bài văn khấn Thần Tài Thổ Địa mùng 1 ở hình bên dưới. 

Và đừng quên niệm “Nam Mô A Di Đà Phật” 3 lần trước và sau khi đọc văn khấn Thần Tài Thổ Địa mùng 1 bạn nhé!

Bài văn khấn Thần Tài Thổ Địa mùng 1 vừa thể hiện lòng biết ơn đối với thần linh vừa mong muốn nhận được sự che chở từ chư vị - Ảnh 10

4. Gia tiên

Gia tiên chính là nói đến tổ tiên của gia đình, những thành viên trong dòng họ, gia tộc qua các thế hệ. Thờ cúng tổ tiên được xem là một phong tục truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam ta. Thế nên, việc chuẩn bị lễ vật và văn khấn gia tiên ngày mùng 1 rất được quan tâm.

Văn khấn mùng 1 Tết và mùng 1 hằng tháng chuẩn xác dễ hiểu - Ảnh 11

Nếu bạn chưa biết rõ về văn khấn gia tiên ngày mùng 1 hằng tháng hay vào dịp Tết Nguyên Đán thì có thể tham khảo mẫu bên dưới đây

4.1 Các loại lễ vật cần chuẩn bị

Vào mùng 1, ngày rằm thì bạn có thể chuẩn bị một mâm cúng chay đơn giản gồm có nhang đèn, hoa tươi, bánh kẹo, trầu, cau, hoa quả và nước trà.

Ngoài ra, bạn cũng có thể chuẩn bị thêm một mâm cúng mặn gồm các món cơm canh cơ bản. Tùy theo điều kiện của mỗi gia đình mà các lễ vật sẽ khác nhau đôi chút nhưng quan trọng hơn hết vẫn là tấm lòng thành hướng về tổ tiên.

Dù với mâm cúng chay hay mặn thì bạn cũng sẽ cần soạn một mẫu văn khấn mùng 1 ngày rằm gia tiên hay văn khấn mùng 1 Tết gia tiên kèm theo - Ảnh 12

4.2 Văn khấn

Nói đến các bài văn khấn ngày mùng 1 Tết thì không thể không nhắc đến bài khấn mùng 1 gia tiên. Cũng tương tự như nhiều bài văn khấn khác, trước khi đi vào nội dung chính của văn khấn mùng 1 gia tiên thì bạn sẽ niệm “Nam Mô A Di Đà Phật” 3 lần. Sau đó, bạn sẽ đọc bài văn khấn gia tiên mùng 1 Tết như sau:

Đây là một mẫu văn khấn mùng 1 gia tiên mà bạn có thể tham khảo  - Ảnh 13

5. Ngoài trời

Cúng bái chung thiên hay còn được gọi là cúng bái ngoài trời là một trong những nghi lễ phổ biến ở nước ta. Đặc biệt, bạn sẽ thường thấy nghi lễ này nhất là vào đêm giao thừa hoặc mùng 1, ngày rằm hằng tháng. Qua lễ cúng chung thiên, nhiều người tin rằng thần linh sẽ giúp soi sáng cuộc sống, đẩy lùi được những thứ đen tối trong suốt một tháng hay cả năm.

Một buổi cúng bái chung thiên hoàn chỉnh sẽ cần có nhiều lễ vật cũng như bài văn khấn mùng 1 ngoài trời - Ảnh 14

5.1 Các loại lễ vật cần chuẩn bị

Một mâm cúng ngoài trời thường sẽ có những lễ vật như hương/nhang, trái cây, trầu, cau, tiền vàng, nước, rượu trắng, bánh kẹo. Bên cạnh đó, tùy theo vùng miền mà sẽ có thêm một số lễ vật như gà luộc, xôi, cháo,…

Văn khấn mùng 1 Tết và mùng 1 hằng tháng chuẩn xác dễ hiểu - Ảnh 15

5.2 Văn khấn

Bên cạnh phong tục cúng bái và đọc văn khấn sáng mùng 1 Tết trong nhà thì còn có phong tục cúng bái ngoài sân. Trong trường hợp bạn chưa rõ về nội dung văn khấn mùng 1 ngoài sân thì mẫu văn khấn ngày mùng 1 Tết ngoài sân sau đây có thể sẽ giúp ích cho bạn.

Mẫu văn khấn mùng 1 ngoài trời này có thể được áp dụng hàng tháng để mong cầu bình an cho gia đình - Ảnh 16

6. Đi chùa

Việc đi đến chùa để cầu bình an, cầu tài lộc,… đã quá quen thuộc trong văn hóa người châu Á nói chung và người Việt nói riêng. Để khi đến chùa, bạn cũng có thể chuẩn bị các lễ vật cùng với văn khấn để thể hiện tấm lòng thành của bản thân.

Văn khấn mùng 1 Tết và mùng 1 hằng tháng chuẩn xác dễ hiểu - Ảnh 17

Chuẩn bị trước văn khấn đi chùa mùng 1 là điều cần thiết để có thể đọc lời cầu khấn suôn sẻ hơn

6.1 Các loại lễ vật cần chuẩn bị

Khi đến lễ chùa, bạn chỉ nên dâng hương và chuẩn bị một số lễ vật chay như hoa tươi, trái cây tươi, bánh kẹo, xôi, chè,… Bạn tuyệt đối không được sắm sửa các lễ vật mặn như thịt, các món ăn được chế biến từ thịt, rượu, bia,…

Văn khấn mùng 1 Tết và mùng 1 hằng tháng chuẩn xác dễ hiểu - Ảnh 18

Đây là hình ảnh một mâm lễ vật cúng chùa cơ bản gồm có trái cây, hoa, nước, giấy tiền, vàng mã

6.2 Văn khấn

Về văn khấn sáng mùng 1 Tết khi đi chùa, văn khấn mùng 1 tại miếu hay văn khấn Phật ngày mùng 1, bạn có thể cân nhắc mẫu văn bên dưới đây.

Văn khấn mùng 1 Tết và mùng 1 hằng tháng chuẩn xác dễ hiểu - Ảnh 19

Bài văn khấn đi chùa mùng 1 này được dùng để cầu nguyện ở ban Tam Bảo (Phật Bảo, Pháp Bảo, Tăng Bảo)

7. Tại cơ quan

Sau một thời gian làm việc vất vả và được ân trời che chở thì hầu hết các cơ sở kinh doanh, cơ quan nhà nước đều không thể bỏ qua việc cúng bái thần linh để tạ ơn, thường thấy nhất là tổ chức vào dịp Tết Nguyên Đán.

Đối với lễ cúng bái ở cơ quan, bạn cũng sẽ cần chuẩn bị mâm cúng và văn khấn mùng 1 Tết tại cơ quan. Cụ thể như thế nào thì hãy tiếp tục theo dõi phần bên dưới.

Văn khấn mùng 1 Tết và mùng 1 hằng tháng chuẩn xác dễ hiểu - Ảnh 20

7.1 Các loại lễ vật cần chuẩn bị

Trên mâm cúng tại cơ quan, bạn có thể chuẩn bị hương nến, hoa quả, giấy tiền, vàng mã, rượu trắng, trà và một ít bánh kẹo. Nếu nơi làm việc có điều kiện tốt hơn thì có thể chuẩn bị thêm một ít món mặn như heo quay, thịt gà, xôi, chè,…

Dù cầu kỳ hay đơn giản thì mâm cúng tại cơ quan cũng phải có đầy đủ những vật phẩm cơ bản như hoa quả, hương đèn, trà bánh, vàng mã - Ảnh 21

7.2 Văn khấn

Văn khấn lễ ngày mùng 1 tại cơ quan, cơ sở kinh doanh cũng rất quan trọng. Bởi nhiều người quan niệm rằng điều này sẽ ảnh hưởng đến phong thủy của cả cơ quan, cả cơ sở trong suốt một năm. Vậy nên bài văn khấn lễ ngày mùng 1 đầu năm mới tại cơ quan cũng cần được chuẩn bị kỹ lưỡng.

Văn khấn mùng 1 Tết và mùng 1 hằng tháng chuẩn xác dễ hiểu - Ảnh 22

Những lưu ý khi cúng và đọc văn khấn

Dù đọc văn khấn mùng 1 Tết thần linh, Tết gia tiên hay một số bài văn khấn khác, bạn cũng sẽ cần chú ý một số điều sau đây.

  • Chú ý giọng đọc không quá to hoặc quá nhỏ. Nếu bạn đọc quá nhỏ thì thần linh và gia tiên có thể sẽ không nghe thấy. Còn nếu bạn đọc quá to thì phạm húy. Theo dân gian thì điều này sẽ làm cho những vong hồn ngoài đường xâm nhập vào nhà để hưởng lễ vật cúng bái.
  • Nếu không thể học thuộc các bài văn khấn thì bạn hoàn toàn có thể in hoặc viết ra giấy để cầm đọc.
  • Khi cúng bái và đọc văn khấn, bạn cần ăn mặc chỉnh tề, lịch sự. Tuyệt đối không chọn những trang phục quá ngắn, phản cảm.
  • Hãy giữ thái độ nghiêm túc, thành tâm. Bạn cần tránh đùa giỡn, nói chuyện riêng khi đang đọc văn khấn.
Văn khấn mùng 1 Tết và mùng 1 hằng tháng chuẩn xác dễ hiểu - Ảnh 23

LỜI KẾT

Qua bài viết trên, hy vọng bạn đã biết thêm nhiều bài văn khấn thần linh và gia tiên ngày mùng 1 chuẩn chỉnh. Tùy theo những dịp cúng bái trong năm mà bạn có thể lựa chọn sử dụng các mẫu văn khấn Thần Tài Thổ Địa mùng 1, văn khấn đi chùa mùng 1, văn khấn rằm mùng 1 gia tiên hay văn khấn mùng 1 ngoài sân,…

Có thể bạn quan tâm:

Chia sẻ này có hữu ích cho bạn?
Hữu ích
Không hữu ích

THẢO LUẬN

2 thảo luận
  1. M
    Mỹ Ái

    Bài tổng hợp đầy đủ quá, có cả hình văn khấn nữa. Cảm ơn ad

    1 năm trước
    • ĐỒNG HỒ HẢI TRIỀU

      Chào chị,
      Cảm ơn chị đã quan tâm và để lại chia sẻ tại bải viết Hải Triều ạ ^^
      Chúc chị 1 ngày tốt lành
      _hg_

      1 năm trước
Thêm đánh giá

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *