Bạc 925 là gì? Ý nghĩa khi đeo bạc & 5 thắc mắc thường gặp

Bạc 925 là gì? Ý nghĩa khi đeo bạc & 5 thắc mắc thường gặp

Trang sức được chế tác từ bạc 925 sỡ hữu vẻ ngoài lấp lánh, rạng rỡ không thua gì bạch kim và có giá thành hợp túi tiền với đa số người dùng Việt. Cùng Hải Triều tìm hiểu vì sao chúng được xem là hoa hậu trong làng công nghiệp kim hoàn nhé! 

MỤC LỤC

› Bạc 925 là gì?

› Ý nghĩa đeo bạc 925 trong tâm linh, chiêm tinh & thuật giả kim

1. Ý nghĩa trong tâm linh

2. Ý nghĩa trong chiêm tinh học

3. Ý nghĩa trong thuật giả kim

› Giải mã chi tiết 5 thắc mắc phổ biến

1. Bạc 925 có bị đen, gỉ không?

2. Bạc 925 có bán lại được không?

3. Bạc 925 có bền không?

4. Bạc 925 là thật hay giả?

5. Bạc 925 có tốt không?

Bạc 925 là gì?

Bạc 925 hay còn gọi là bạc Sterling, ký hiệu là S925. Đây là loại vật liệu phổ biến nhất trong các sản phẩm làm từ chất liệu bạc.

Thông số 925 biểu thị món đồ trang sức đó được cấu thành từ 92.5% bạc nguyên chất, 7.5% còn lại được pha trộn với nguyên tố khác trên bảng tuần hoàn, thường là đồng. Tuy nhiên, một số thợ bạc chọn tăng độ bền bằng hợp kim kẽm hoặc niken.

Có một số biến thể của hợp kim bạc trên thị trường, bạc 999, bạc xu (.900 bạc) và đồ trang sức mạ bạc… Nhưng bạc Sterling vẫn là tiêu chuẩn được công nhận trên toàn thế giới, đặc biệt là đối với đồ trang sức.

Bạc 925 hay còn gọi là bạc Sterling, ký hiệu là S925, được cấu thành từ 92.5% bạc nguyên chất, 7.5% còn lại được pha trộn với nguyên tố khác trên bảng tuần hoàn

Bạc Sterling pha trộn với đồng được nhiều nhà sưu tập trang sức ưa chuộng, đặc biệt là những người có làn da nhạy cảm

Ý nghĩa đeo bạc 925 trong tâm linh, chiêm tinh & thuật giả kim

Trong các hoạt động tâm linh, bạc đóng vai trò như một tấm khiên bảo vệ chống lại năng lượng tiêu cực và được sử dụng trong thiền định để thúc đẩy sự bình yên nội tâm và kết nối năng lượng vũ trụ.

1. Ý nghĩa trong tâm linh

Bạc đóng vai trò quan trọng trong nhiều nền văn hóa và tôn giáo khác nhau. Trong Kitô giáo, bạc tượng trưng cho sự cứu chuộc và trong sạch. Trong Ấn Độ giáo, bạc được coi là điềm lành và được sử dụng trong nhiều nghi lễ và lễ vật khác nhau.

Ý nghĩa đeo bạc trong tâm linh

Ý nghĩa đeo bạc trong tâm linh

Ý nghĩa tâm linh của kim loại này vượt qua biên giới và thời đại, phản ánh sức hấp dẫn phổ quát của nó.

  • Tăng cường sự tập trung: Các đồ vật bằng bạc như nhẫn hoặc mặt dây chuyền giúp tập trung tâm trí trong khi thiền định.
  • Tạo không gian linh thiêng: Các vật phẩm bằng bạc tạo ra một không gian thanh bình, linh thiêng để thiền định sâu hơn.
  • Biểu tượng của sự tinh khiết: Bạc tượng trưng cho sự tinh khiết và sáng suốt, giúp xua tan phiền nhiễu.

Ngoài ra, trong văn hóa phương Đông, đeo bạc còn có tác dụng trừ tà, xua đuổi tà ma. Từ ngàn năm trước, người Trung Quốc đã dùng trang sức bạc với ý niệm hóa giải vận xui trong phong thủy và mang đến may mắn, tiền tài.

2. Ý nghĩa trong chiêm tinh học

Trong chiêm tinh học, bạc gắn liền với mặt trăng và tượng trưng cho nguyên lý nữ tính. Chúng gắn liền với chiều sâu cảm xúc, trực giác và tiềm thức.

Ý nghĩa đeo bạc trong chiêm tinh học

Ý nghĩa đeo bạc trong chiêm tinh học

3. Ý nghĩa trong thuật giả kim

Nhà triết học Hy Lạp Thales tin rằng nước là chất đầu tiên được tạo ra trên thế giới và bạc được coi là biểu tượng của mặt trăng và nguyên tố nước. 

Vì vậy, bạc tượng trưng cho sự thanh lọc tâm hồn và sự biến đổi của kim loại cơ bản thành kim loại quý, phản ánh hành trình hướng tới sự giác ngộ về mặt tâm linh.

Ý nghĩa đeo bạc trong giả kim thuật

Ý nghĩa đeo bạc trong giả kim thuật

Giải mã chi tiết 5 thắc mắc phổ biến

Bạc S925 là kim loại được yêu thích trong chế tác phụ kiện trang sức, nhưng vẫn còn nhiều người băn khoăn về nó. Dưới đây là chìa khóa hóa giải 5 thắc mắc phổ biến nhất.

Giải đáp chi tiết 5 thắc mắc thường gặp

Giải đáp thắc mắc Bạc có bị đen, gỉ không? Có bán lại được không? Có bền không? Có bán lại được hay không? Có tốt không?

1. Bạc 925 có bị đen, gỉ không?

Bạc S925 chắc chắn sẽ bị đen sau một thời gian sử dụng. Tuy nhiên, chúng chỉ xỉn màu ở bề mặt và không bị gỉ sét nên có thể dễ dàng khắc phục bằng kỹ thuật đánh bóng và vệ sinh.

Nguyên nhân chính là do chúng sẽ bị oxy hóa khi tiếp xúc với nơi chứa chất khí như sulfur dioxide hoặc hydrogen sulfide có trong môi trường xung quanh. Phản ứng hóa học này tạo ra hợp chất bạc sunfua (Ag2S) phủ lên bề mặt kim loại lớp màng mỏng màu xám hoặc đen.

Ngoài ra, việc để chúng tiếp xúc thường xuyên với dầu, mỹ phẩm, nước và các hóa chất khác góp phần đẩy nhanh quá trình trên, gây ra sự đổi màu tương tự.

Ngay cả việc gói, bọc, giữ chúng trong vật chứa làm từ lưu huỳnh như dây cao su, da và giấy bóng kính cũng có thể làm xỉn màu. 

Đến đây thì bạn cũng hiểu vì sao Tượng Nữ thần Tự do khi người Pháp tặng cho Mỹ có màu đỏ cam sẫm – màu đặc trưng của đồng. Nhưng trải qua hàng thế kỷ và bị oxy hóa, tượng đã chuyển hoàn toàn sang màu xanh lục.

Tốc độ đồ trang sức bạc của bạn bị xỉn và mất màu hoàn toàn phụ thuộc vào tần suất và nồng độ khí sunfat mà nó tiếp xúc. Vì vậy, hãy cất giữ chúng ở nơi khô ráo, không ẩm ướt, đầy đủ ánh sáng, như vậy đồ trang sức của bạn sẽ không bị xỉn màu ngay cả trong nhiều năm.

2. Bạc 925 có bán lại được không?

Câu trả lời chắc chắn là có. Tuy nhiên, giá bán sẽ bị giảm so với lúc đầu, phụ thuộc vào thương hiệu, tay nghề thủ công và tình trạng hiện tại và xu hướng thị trường. 

Hải Triều gợi ý bạn công thức định giá món trang sức bạc như sau:

Giá bán lại = Trọng lượng x Giá nguyên liệu bạc (khoảng 49.282đ/chỉ)

Gợi ý một số cửa hàng trang sức bạc cao cấp uy tín tại TP.HCM thích hợp để đến bán lại: KaT Jewelry, Shimmer Silver, Helios, Trang sức bạc H.A.S, Maison Silver, Juz Style, Ddreamer Silver Jewelry, Cirila Silver, The Silk Road Jewelry, Glosbe Jewelry …

Trước khi bán, hãy tìm hiểu giá trị của món đồ hiện tại và tìm nơi uy tín để bán.

3. Bạc 925 có bền không?

Bạc S925 có độ bền tốt nhờ chứa một hoặc nhiều kim loại bổ sung giúp giữ hình dáng lâu dài và tăng độ bóng sáng, chống oxy hóa tốt và giá cả phải chăng. 

Khám phá vẻ đẹp BST Trang sức bạc đa dạng cho nàng đa sắc tại Hải Triều

Khám phá vẻ đẹp BST Trang sức bạc đa dạng cho nàng đa sắc tại Hải Triều

4. Bạc 925 là thật hay giả?

Bạc S925 là bạc thật, là dòng bạc đạt chuẩn quốc tế nhưng hoàn toàn không làm từ 100% bạc nguyên chất. Nhiều người cho rằng, bạc thật phải là bạc thuần 100%. Đây là một sự thật gây hiểu nhầm. 

Để một miếng bạc có khả năng chống chịu tốt, nó phải được trộn với các kim loại khác. Bạc S925 có độ bền cao hơn so với bạc nguyên chất ở trạng thái tinh khiết – loại bạc mềm dẻo và dễ uốn cong hoặc gãy dẫn đến hư hỏng. Vì vậy, không thể làm một món đồ trang sức bằng 100% bạc. 

Hiện nay, trên thị trường tràn lan những điểm bán, trao đổi trang sức bạc không uy tín. Nếu khách hàng không am hiểu sẽ dẫn đến mua nhầm các loại bạc nõn, hợp kim rẻ tiền giả bạc.

Sau đây là vài cách kiểm tra đơn giản, dễ thực hiện để biết trang sức bạn mua có phải là S925 thật hay không? 

  • Kiểm tra bằng nam châm: bạc S925 thật không có từ tính nên không bị nam châm hút. Nếu trang sức bị nam châm hút một lực cực mạnh thì bạc đó đã bị pha nhiều tạp chất hoặc có khả năng bạn mua nhầm bạc giả.
  • Nhận biết bằng Hydrogen Peroxide (oxy già): Để trang sức lên một mảnh vải trắng rồi nhỏ giọt dung dịch này lên. Sau 3 – 4 phút, quan sát thấy oxy già chuyển qua màu xanh hoặc đen thì đó là bạc giả. Nếu không chuyển màu hoặc có màu kem thì đó là bạc thật.
  • Nhận biết bằng âm thanh: Thử cho trang sức của bạn rơi trên nền gạch hoặc đá sẽ nghe thấy tiếng “cạch”, không vang. Nếu có tiếng vang chứng tỏ món đồ bị pha quá nhiều hợp kim như inox, sắt, thép.
  • Kiểm tra bằng mùi hương: Bạc S925 hoàn toàn không có mùi. Nếu bạn ngửi thấy mùi kim loại trên trang sức của mình thì có thể đó không được làm từ bạc chuẩn. Chẳng hạn như mùi ron cao su của inox, mùi tanh máu của sắt.
  • Phân biệt qua độ biến dạng: Bạc S925 thường khá cứng nên khi va đập hoặc bị rơi vẫn giữ nguyên được hình dạng vốn có.
  • Phân biệt qua độ bong tróc: Đây là phương pháp dễ thực hiện, chỉ cần dùng móng tay cào nhẹ beef mặt món đồ. Nếu thấy hiện tượng bong tróc thì món đồ đó có thể được mạ bạc.
  • Dựa trên ký hiệu: Bạn dễ dàng tìm thấy ký hiệu tên nhà sản xuất trên mỗi sản phẩm kèm dấu 925 hoặc S925 trên mỗi sản phẩm được làm từ bạc chuẩn.

5. Bạc 925 có tốt không?

Chúng không những tốt cho sức khỏe mà còn có công dụng tuyệt vời trong việc làm đẹp. Đây là lý do chính nhất mà chúng hiện được vô cùng ưa chuộng trong chế tác trang sức.

Ngắm nhìn vẻ đẹp lấp lánh ánh sắc của BST Trang sức Sokolov dành cho Mẹ & Bé

Ngắm nhìn vẻ đẹp lấp lánh ánh sắc được chế tác từ hợp kim Sterling S925 an toàn và bền bỉ của BST Trang sức Sokolov dành cho Mẹ & Bé

Xem thêm: Sokolov – Trang sức Vàng & Bạc hàng đầu thế giới | Since 1993

Từ thời kỳ đầu của nền văn minh, con người đã nghiên cứu các đặc tính trị liệu tiềm năng của nhiều loại đá quý và khoáng chất bao gồm cả bạc. 

Đặc tính chữa bệnh của bạc thể hiện trong suốt chiều dài lịch sử, các thành viên của các gia đình hoàng gia cổ đại đeo bạc trên vương miện không chỉ để làm nổi bật sự giàu có và quyền lực mà còn để bảo vệ khỏi bệnh tật và cái ác.

  • Khả năng ngăn gió độc: Bạc sẽ hút lượng khí độc bằng cách tạo kết tủa Ag2S có màu đen bám trên bề mặt. Vì vậy, chớ vội buồn bã khi trang sức bị xỉn màu.
  • Kháng khuẩn khử trùng: Bạc có tác dụng diệt khuẩn, kháng khuẩn bằng cách ngăn ngừa sự tiếp xúc và phát triển của virus và nấm rất tốt. Nhờ sự hiện diện của các ion tích điện dương trong bạc nhắm vào vi sinh vật bằng cách chặn hệ hô hấp của vi khuẩn, phá hủy quá trình sản xuất năng lượng của tế bào. Điều này khiến chúng không thể sinh sản và đột biến. 
  • Làm dịu, cải thiện sự ổn định về mặt cảm xúc và giảm lo lắng: Đặc biệt, dây chuyền và mặt dây chuyền bạc đóng vai trò là biểu tượng của sự bình tĩnh và điềm tĩnh. 
  • Cải thiện quá trình lưu thông máu: Ở một số nền văn hóa, cụ thể là Trung Đông và Ấn Độ, người ta tin rằng bạc thậm chí có thể giúp lưu thông máu, tăng cường sức khỏe tổng thể bằng cách cung cấp chất dinh dưỡng và oxy cho các bộ phận. 
  • Chống các bức xạ có hại: Sự hiện diện của tính dẫn điện và dẫn nhiệt thậm chí còn khiến một số người tin rằng bạc có thể hoạt động như một lá chắn chống lại bức xạ điện từ có trong công nghệ hiện đại, bao gồm tia X, điện thoại di động, lò vi sóng và máy MRI.

Bỏ túi ngay Thuật ngữ trang sức hữu ích:

Chia sẻ này có hữu ích cho bạn?
Hữu ích
Không hữu ích

THẢO LUẬN

Chưa có thảo luận nào.

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *