Đá Sapphire là gì? Bảng màu và Bóc trần 5 sự thật thú vị

Đá Sapphire là gì? Bảng màu và Bóc trần 5 sự thật thú vị

Sapphire – viên đá quý vương giả, trở thành biểu tượng của sự sang trọng, làm say đắm trái tim của những người yêu thích trang sức quý phái. Mỗi viên đá đều là một tác phẩm nghệ thuật độc đáo, mang đến giá trị vĩnh cửu và sự quý phái cho người sở hữu.

MỤC LỤC

› Đá Sapphire: Giải mã nguồn gốc & tính chất, nơi phân bố

1. Nguồn gốc

2. Tính chất

3. Đá Sapphire được tìm thấy ở đâu?

› Bảng màu đá Sapphire: Nhiều hơn bạn tưởng tượng!

› Tại sao đá Sapphire được ưa chuộng đến vậy?

1. Ý nghĩa đá Sapphire

2. Công dụng đá Sapphire

› Bóc trần 5 sự thật thú vị về đá Sapphire

1. Giá trị của đá chịu ảnh hưởng bởi màu sắc

2. Là khoáng vật tự nhiên cứng thứ 2 được nhân loại biết đến

3. Viên sapphire danh giá nhất thế giới: The Blue Belle of Asia

4. Việt Nam phát hiện trữ lượng Sapphire đáng kể

5. Có phải đá Sapphire chỉ dành cho người sinh tháng 9?

Đá Sapphire: Giải mã nguồn gốc & tính chất, nơi phân bố

Sapphire – viên đá quý huyền thoại đã làm say đắm biết bao thế hệ, từ các vị vua quyền quý đến những tâm hồn lãng mạn. Câu chuyện về viên đá này trải dài qua hàng triệu năm, gắn liền với những nền văn minh rực rỡ nhất. Từ sự thanh lịch của Đế chế La Mã đến cung điện xa hoa của Ba Tư và hơn thế nữa, chúng luôn được xem là báu vật vô giá.

Vậy chúng có lịch sử như thế nào? Đặc điểm ra sao và được khai khoáng ở đâu? Mời bạn cùng khám phá ngay sau đây…

Giải mã nguồn gốc & tính chất, nơi phân bố đá Sapphire

Giải mã nguồn gốc & tính chất, nơi phân bố đá Sapphire

1. Nguồn gốc 

Tên gọi “Sapphire” xuất phát từ tiếng Hy Lạp “sappheiros”, đây là một trong “Tứ đại quý thạch” bao gồm đá hồng ngọc (Ruby), ngọc lục bảo (Emerald) và kim cương. Ở Việt Nam, chúng ta gọi loại đá này là đá Xa – phia hay Lam ngọc.

Xa – phia được hình thành dưới bề mặt trái đất trong hàng triệu năm. Là kết quả của chu trình tạo khoáng bao gồm nhiệt độ và áp suất cao. Khi mắc ma lỏng sâu bên trong Trái Đất nguội đi, nó cho phép các dạng corundum tinh khiết và tốt nhất kết tinh.

Chúng được phát hiện cách đây hàng ngàn năm, có niên đại từ năm 957 TCN, thời Đền thờ đầu tiên được vua Solomon xây dựng để tôn vinh Danh Chúa.

2. Tính chất

Đây là loại đá quý được hình thành từ khoáng vật corundum – loại hợp chất cực kỳ cứng bao gồm nhôm oxit (Al2O3) ở dạng khối và tinh thể, thường chứa một lượng nhỏ các nguyên tố vi lượng khác như Sắt, Titan, Coban, Chì, Bo, Vanadi, Silic, Magie và Crom.

Chúng có độ cứng tương đối là 9/10 trên thang Mohs, trở thành loại đá quý cứng thứ ba sau kim cương (10/10) và moissanite (9.5/10).

Loại đá quý này có độ bền cao, không dễ trầy xước, vỡ, sứt mẻ, nứt hoặc bị ảnh hưởng bởi các yếu tố mài mòn khác trong điều kiện bình thường. Chúng có độ bóng sáng và có thể sử dụng hằng ngày.

3. Đá Sapphire được tìm thấy ở đâu?

Đá Xa – phia được khai thác ở nhiều nơi trên thế giới nhưng chủ yếu có nguồn gốc từ Campuchia, Colombia, Ấn Độ và Kenya. Các khu vực khác bao gồm Afghanistan, Úc, Nepal, Hoa Kỳ và Việt Nam. 

Đá được khai thác từ các khu vực khác nhau sẽ khác nhau về mặt cấu trúc hóa học và hình dáng.

Bảng màu đá Sapphire: Nhiều hơn bạn tưởng tượng!

Vì Xa – phia thuộc phân loại đá quý allochromatic – khoáng vật dị sắc nên khi ở trạng thái ‘tinh khiết’ của nhôm oxit, chúng hoàn toàn không màu. 

Nhờ các nguyên tố hóa học có trong đất tại thời điểm hình thành tinh thể, chúng ta có nhiều màu sắc và sắc thái rực rỡ của đá. Ví dụ, Titan tạo ra màu xanh lam (màu sắc phổ biến nhất), Sắt tạo ra màu xanh lục và vàng, Crom tạo ra màu hồng, hồng ngọc và Vanadi tạo ra màu tím.

Đá Lam ngọc có cả ba màu cơ bản: xanh lam, xanh lục và đỏ hồng

Đá Lam ngọc có cả ba màu cơ bản: xanh lam, xanh lục và đỏ hồng

Chúng sở hữu quang phổ màu được phân loại thành nhiều sắc thái khác từ sáng đến tối. Ở trạng thái tự nhiên, đá sở hữu hầu hết mọi màu sắc của cầu vồng. 

Ngoài ra còn có “Xa – phia đổi màu” và “Xa – phia sao” làm tăng thêm sự đa dạng và hấp dẫn của màu sắc đá quý.

Tại sao đá Sapphire được ưa chuộng đến vậy?

Vẻ đẹp, ý nghĩa phong thủy, độ bền và giá trị kinh tế là những yếu tố chính khiến đá Lam ngọc trở thành một trong những loại đá quý được ưa chuộng nhất trên thế giới.

Tại sao đá Sapphire được ưa chuộng đến vậy?

Nhiều người lựa chọn đá Lam ngọc vì nó gắn liền với những kỷ niệm đặc biệt, hoặc đơn giản chỉ vì họ yêu thích màu xanh dương

1. Ý nghĩa của đá Sapphire

Đới với phong thủy

Ở Hy Lạp và La Mã cổ đại, các vị vua và hoàng hậu tin rằng Xa – phia xanh bảo vệ chủ nhân của họ khỏi sự đố kỵ và nguy hiểm. 

Thời Trung cổ, giáo sĩ đeo đá xanh để tượng trưng cho Thiên đường, người dân nghĩ rằng loại đá quý này thu hút phước lành từ thiên đường. 

Theo truyền thống, đá được trang trí trên áo choàng của hoàng gia và các thành viên giáo sĩ trong nhiều thế kỷ tượng trưng cho sự cao quý, chân lý, sự chân thành và lòng trung thành. 

Là viên đá của tình yêu, lãng mạn và sự cam kết, hữu ích trong việc khuyến khích lòng chung thủy. 

Người Sri Lanka tin rằng đá hình sao có tác dụng bảo vệ và chống lại ma thuật. 

Ở những thời điểm và địa điểm khác, mọi người đã truyền bá rằng đá có sức mạnh bảo vệ sự trong trắng, tạo nên hòa bình giữa những kẻ thù.

Đối với sức khỏe

Sapphire được cho là viên đá của trí tuệ, kích thích sự tập trung, tăng cường khả năng sáng tạo, thúc đẩy sự trong sáng và chiều sâu của suy nghĩ.

Chúng có khả năng mang lại sự bình yên, thanh thản và thịnh vượng. Giúp làm dịu tâm trí, loại bỏ những suy nghĩ không mong muốn, trầm cảm, căng thẳng về tinh thần. 

Vì có màu xanh đặc trưng nên chúng liên quan đến luân xa số 5 (Vishuddha) và số 6 (Ajna). Mang năng lượng chữa lành và cân bằng nội tiết tố, cải thiện sự tự tin, phát triển khả năng giao tiếp và phát triển tinh thần, nhân cách.

2. Công dụng của đá Sapphire

Trong các ngành công nghiệp chế tác

Với khả năng biến hóa đa dạng, đá quý này đã trở thành nguồn cảm hứng bất tận cho các nhà thiết kế trang sức. Từ viên đá tròn đầy đặn đến hình oval thanh lịch, chúng được chế tác thành vô vàn kiểu dáng đáp ứng mọi sở thích của người đeo.

Chiêm ngưỡng vẻ đẹp những cánh hoa đá Xa - phia  hồng nở rộ tuyệt đẹp trên chiếc nhẫn

Chiêm ngưỡng vẻ đẹp những cánh hoa đá Xa – phia hồng nở rộ tuyệt đẹp trên chiếc nhẫn

Bên cạnh đó, chúng cũng tạo tiếng vang lớn trong việc đổi mới thiết kế đồng hồ cơ đeo tay. Loại đá tổng hợp có thể cải thiện độ chính xác và tuổi thọ của đồng hồ nhờ độ ma sát và độ cứng, giúp chịu lực cực tốt và chống ăn mòn tuyệt đối.

Apple tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ Xa -phia vào thiết bị di động cao cấp. Với khả năng chống xước vượt trội gấp 50 lần kính cường lực và cứng hơn thép không gỉ tới 10 lần, chúng trở thành “áo giáp” bảo vệ hoàn hảo cho màn hình iPhone và Apple Watch. 

Trong y học

Bên cạnh vẻ đẹp lấp lánh, chúng còn được nhiều nghiên cứu khoa học chứng minh có những tác động tích cực đến sức khỏe con người:

  • Giúp giảm huyết áp, cải thiện giấc ngủ, giảm đau nhức và thậm chí hỗ trợ điều trị một số bệnh mãn tính như hen suyễn, tim mạch. 
  • Trong y học cổ truyền, chúng được xem là “bảo bối” có khả năng chữa lành các vết thương, đặc biệt hiệu quả với bệnh phong và các loại u. 
  • Nước ngâm đá quý này có khả năng cải thiện thị lực và làm đẹp da.

Bóc trần 5 sự thật thú vị về đá Sapphire 

1. Giá trị của đá chịu ảnh hưởng bởi màu sắc

Khi chọn mua một viên Lam ngọc, màu sắc là yếu tố đầu tiên mà chúng ta cần chú ý. Từ xanh hoàng gia sang trọng đến hồng pastel ngọt ngào, mỗi màu sắc đều mang đến một phong cách, ý nghĩa phong thủy riêng. 

Màu sắc của chúng phụ thuộc vào các tạp chất kim loại trong cấu trúc tinh thể, trong khi độ trong suốt thể hiện mức độ hoàn hảo của tinh thể. Một viên đá được cắt hoàn hảo sẽ cho phép ánh sáng đi qua và phản xạ tối đa, làm nổi bật màu sắc tự nhiên của đá.  

Những viên Lam ngọc được ưa chuộng nhất là loại có màu xanh trung bình với sắc thái đậm không đổi màu. Mức giá dao động từ 25 USD – 10.000 USD/carat (tương đương 631.874.80 VND – 232.085.000 VND).

Đặc biệt, đá Padparadscha với màu hồng cam độc đáo luôn được săn lùng vì sự hiếm có và vẻ đẹp tinh tế.

Vẻ đẹp của Sapphire Padparadscha khiến người ta liên tưởng ngay đến hình ảnh những cánh hoa sen hồng cam tươi tắn

Màu sắc không thể nhầm lẫn của Padparadscha khiến người ta liên tưởng ngay đến hình ảnh những cánh hoa sen hồng cam tươi tắn, một loài hoa đặc trưng trong văn hóa Sinhalese

2. Là khoáng vật tự nhiên cứng thứ 2 được nhân loại biết đến

Câu nói “Nếu bạn dùng búa đập vào một viên kim cương, nó sẽ vỡ thành hàng chục mảnh. Dùng búa đập vào một mảnh thạch anh, nó sẽ tách ra làm đôi. Dùng búa đập vào một miếng Sapphire, nó sẽ kêu như chuông” đã ví von một cách sinh động về độ bền và tính ổn định của loại đá Lam ngọc này. 

Điều này cho thấy chúng không chỉ cứng mà còn rất bền chắc, có khả năng chịu lực va đập tốt.

Tuy nhiên, chính độ cứng phi thường trở thành thách thức trong quá trình chế tác. Việc gia công một viên đá từ một thỏi lớn đòi hỏi kỹ thuật cao và công cụ chuyên dụng, dẫn đến chi phí sản xuất khá cao so với các loại vật liệu khác.

3. Viên sapphire danh giá nhất thế giới: The Blue Belle of Asia

Blue Belle of Asia là một trong những viên đá quý huyền thoại nhất thế giới, giành được danh hiệu viên Xa – phia xanh đắt nhất khi được bán tại Christie’s Geneva vào tháng 11 năm 2014. 

Giá thầu ban đầu là 6.650.000 Franc Thụy Sĩ (khoảng 6,9 triệu đô la) đã được nâng lên mức giá thực tế cuối cùng là 16.965.000 Franc Thụy Sĩ (17.564.156 đô la).

Choáng ngợp trước kích thước khổng lồ và vẻ đẹp lộng lẫy của "Nữ hoàng xanh châu Á" - The Blue Belle of Asia

Choáng ngợp trước kích thước khổng lồ và vẻ đẹp lộng lẫy của “Nữ hoàng xanh châu Á” – The Blue Belle of Asia

Blue Belle of Asia với trọng lượng ấn tượng lên đến 392,52 carat. Nó ngự trị trên chiếc vòng cổ bằng kim cương và vàng trắng, bao quanh bởi mặt dây chuyền tua rua kim cương cắt sáng.

Độ sâu của lăng kính màu xanh lam sâu thẳm quyến rũ của nó mê hoặc mọi ánh nhìn và gây thèm muốn rất nhiều cho các nhà sưu tập tư nhân và nhà giao dịch chuyên nghiệp chủ yếu đến từ Trung Đông trong cuộc đấu giá.

4. Việt Nam phát hiện trữ lượng Sapphire đáng kể

Đá quý này đã được tìm thấy và khai thác ở nhiều nơi trên lãnh thổ miền Nam Việt Nam như Đăk Tôn (Đăk Nông), Ma Lâm, Đá Bàn (Bình Thuận), Di Linh (Lâm Đồng), Xuân Lộc, Gia Kiệm (Đồng Nai)…. 

Tuy nhiên, hầu hết nguồn nguyên liệu này đều có chất lượng không cao (màu quá tối, nhiều màu khác nhau, không  trong…) và đòi hỏi phải xử lý để nâng cấp chất lượng trước khi đưa vào chế tác sử dụng. 

5. Có phải đá Sapphire chỉ dành cho người sinh tháng 9?

Tập tục đeo đá quý của tháng sinh xuất hiện vào khoảng thế kỷ 16 và trở nên phổ biến khi Hiệp hội kim hoàn quốc tế công bố danh sách đá quý hiện đại, Xa – phia trở thành đá quý chính thức của tháng 9 vào năm 1912. 

Sự liên kết giữa chúng và tháng 9 không chỉ đơn thuần là một quy ước. Màu xanh lam đặc trưng của đá gợi liên tưởng đến bầu trời mùa thu, trong khi các sắc thái vàng, cam, nâu lại tượng trưng cho lá cây mùa thu rực rỡ. Điều này khiến chúng trở thành biểu tượng hoàn hảo cho những người sinh vào tháng 9, đặc biệt là các cung Xử Nữ và Thiên Bình, vốn nổi tiếng với trí tuệ và sự cân bằng.

Giải mã bí ẩn Có phải đá Sapphire chỉ dành cho người sinh tháng 9?

Giải mã bí ẩn Có phải đá Sapphire chỉ dành cho người sinh tháng 9?

Không chỉ là đá sinh nhật, chúng còn mang ý nghĩa đặc biệt trong các mối quan hệ. Viên đá quý này thường được chọn làm quà tặng kỷ niệm ngày cưới lần thứ 5 hoặc 45, tượng trưng cho sự bền vững và tình yêu vĩnh cửu.

Như vậy, chúng ta vừa tìm hiểu xong tất tần tật về loại đá mang tên Lam ngọc quyền quý. Để biết thêm nhiều kiến thức hữu ích về các loại đá quý khác được sử dụng nhiều trong chế tác kim hoàn, mời bạn tìm đọc Kiến thức về vật liệu đá quý trong trang sức phong thủy.

Tin tức mới nhất về Thuật ngữ trang sức:

Chia sẻ này có hữu ích cho bạn?
Hữu ích
Không hữu ích

THẢO LUẬN

Chưa có thảo luận nào.

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *