Đồng hồ cơ Thụy Sỹ automatic chính hãng, mẫu mới
Tìm kiếm liên quan:
Đồng hồ Thụy SỹThụy Sỹ nữThụy Sỹ giá rẻThụy Sỹ siêu mỏngThụy Sỹ giá dưới 10 triệuThụy Sỹ mặt vuôngThụy Sỹ dây daThụy Sỹ mạ vàngđồng hồ đôi Thụy Sỹđồng hồ quân đội Thụy Sỹđồng hồ Thụy Sỹ nữ dây da
Có thể bạn sẽ thích:
Đồng hồ AutomaticOrient AutomaticCitizen Automatic
Bộ lọc
Độ chính xác và chất lượng đỉnh cao của đồng hồ Thuỵ Sỹ là điều mà ai cũng từng nghe qua. Nhưng thực tế, điều gì đã khiến chúng được tôn vinh đến vậy? Đằng sau mỗi chiếc đồng hồ cơ Thuỵ Sỹ là cả một quá trình chế tác đầy bí ẩn và kỳ công mà không phải ai cũng biết.
Đồng hồ cơ Thuỵ Sỹ – Biểu tượng của chất lượng và độ chính xác
Bạn có bao giờ tự hỏi tại sao đồng hồ cơ Thụy Sỹ lại luôn đứng trên đỉnh cao của ngành công nghiệp đồng hồ? Điều gì giúp chúng không chỉ đẹp mắt mà còn hoạt động hoàn hảo qua hàng thập kỷ? Hãy cùng tìm hiểu qua nội dung bên dưới.
1. Bề dày lịch sử hơn 300 năm
Nghệ thuật chế tác đồng hồ Thuỵ Sỹ bắt đầu từ thế kỷ 16. Khi những người thợ kim hoàn di cư từ Pháp và Anh mang theo tay nghề tinh xảo của họ đến vùng Geneva, do chính trị và tôn giáo căng thẳng.
Những nghệ nhân tài hoa này ban đầu làm việc chủ yếu trong ngành trang sức, nhưng sau khi Jean Calvin – nhà lãnh đạo tôn giáo khét tiếng – cấm việc đeo trang sức hào nhoáng tại Geneva, họ đã chuyển sang chế tác đồng hồ.
Geneva nhanh chóng trở thành trung tâm của ngành công nghiệp chế tác đồng hồ Thụy Sỹ vào cuối thế kỷ 16, nhờ vào việc những người thợ đồng hồ không chỉ tập trung vào tính năng mà còn hướng đến sự hoàn thiện về thẩm mỹ.
Đồng hồ từ Geneva đã nổi tiếng khắp châu Âu với sự kết hợp giữa độ chính xác và sự tinh tế, đánh dấu sự khởi đầu cho danh tiếng về chất lượng mà Thụy Sỹ sẽ duy trì và phát triển qua nhiều thế kỷ.
Vào thế kỷ 18, ngành công nghiệp đồng hồ Thụy Sỹ đã phát triển rực rỡ và mở rộng ra nhiều vùng khác của đất nước như Neuchatel, La Chaux-de-Fonds, và Vallée de Joux. Đây là giai đoạn mà các thợ đồng hồ bắt đầu áp dụng những cải tiến kỹ thuật quan trọng vào việc chế tạo đồng hồ cơ.
Ở thời điểm này, các nhà sáng chế Thụy Sỹ đã đưa ra những phát minh quan trọng trong ngành đồng hồ cơ như tạo ra hệ thống cân bằng bánh răng (balance wheel) và cơ chế hồi chuyển Tourbillon.
Những phát minh này giúp tăng độ chính xác cho đồng hồ và tiếp tục củng cố vị thế của Thụy Sỹ là quốc gia dẫn đầu về kỹ thuật và công nghệ đồng hồ. Một trong những cái tên nổi bật thời kỳ này là Abraham-Louis Breguet, người được coi là “cha đẻ” của nhiều cải tiến kỹ thuật trong đồng hồ cơ.
Từ những chiếc đồng hồ bỏ túi cổ điển đến đồng hồ đeo tay tiện lợi ngày nay, sự tỉ mỉ và khắt khe trong từng chi tiết là yếu tố then chốt duy trì sự phát triển bền vững của ngành công nghiệp đồng hồ tại Thuỵ Sỹ.
Từ những ngày đầu tiên với các thợ kim hoàn tại Geneva cho đến ngày nay, hơn 300 năm trôi qua, đồng hồ cơ Thụy Sỹ Automatic vẫn là biểu tượng không thể thay thế trong thế giới đồng hồ cao cấp.
2. Đạt nhiều chứng nhận và kiểm định cao cấp đầu ngành
Không phải ngẫu nhiên mà đồng hồ Thuỵ Sỹ luôn đứng đầu về độ chính xác và chất lượng. Một chiếc đồng hồ khi rời xưởng chế tác không chỉ là một sản phẩm tiêu dùng, mà nó đã trải qua hàng loạt các cuộc thử nghiệm và kiểm tra nghiêm ngặt trước khi được trao tận tay khách hàng.
* Chứng nhận COSC (Contrôle Officiel Suisse des Chronomètres): Đây là một trong những chuẩn mực cao nhất về độ chính xác trong ngành công nghiệp đồng hồ.
Bộ máy phải trải qua hơn 15 ngày kiểm tra liên tục trong nhiều điều kiện khác nhau, bao gồm các yếu tố như nhiệt độ, vị trí, độ bền để đảm bảo sai số không vượt quá -4 đến +6 giây mỗi ngày.
Mỗi năm chỉ có hơn 1 triệu chứng nhận COSC được chính thức cung cấp. Chỉ chiếm 3% trên tổng sản lượng đồng hồ Thụy Sỹ được sản xuất ra.
Dấu hiệu nhận biết một mẫu đồng hồ được chứng nhận COSC là dòng chữ “Chronometer” trên mặt số
* Chứng nhận Geneva Seal lại là một cấp độ khác của sự hoàn hảo. Đồng hồ đạt chứng nhận này phải vượt qua các tiêu chuẩn về độ mượt của cơ chế hoạt động, độ chính xác của bánh răng, thậm chí là độ sáng bóng của từng bề mặt nhỏ nhất.
* Chứng nhận METAS: METAS (Viện đo lường Liên bang Thụy Sỹ) kết hợp với thương hiệu Omega đã đưa ra chứng nhận “Chronometer” – một tiêu chuẩn mới vượt xa COSC.
Để đạt chứng nhận này, đồng hồ phải vượt qua các bài kiểm tra COSC, và những thử nghiệm khắt khe liên quan đến khả năng chống từ trường, độ chịu nước, và dự trữ năng lượng.
Một trong những yếu tố nổi bật nhất của chứng nhận METAS là khả năng chống từ trường lên đến 15.000 Gauss. Điều này giúp đồng hồ có thể hoạt động chính xác ngay cả khi tiếp xúc với các nguồn từ tính mạnh như các thiết bị điện tử, giúp người đeo hoàn toàn yên tâm về độ bền và chính xác trong mọi môi trường.
Chứng nhận Master Chronometer của METAS là bước tiến vượt bậc, đặc biệt trong thời đại ngày nay khi các thiết bị điện tử và từ tính ngày càng phổ biến. Với tiêu chuẩn này, Omega không chỉ khẳng định mình là thương hiệu tiên phong về công nghệ, mà còn mang đến cho người tiêu dùng một trải nghiệm sử dụng đồng hồ ở đẳng cấp hoàn toàn mới.
Các loại máy cơ phổ biến nhất tại Thuỵ Sỹ
Bộ máy là “trái tim” của mỗi chiếc đồng hồ cơ, và Thuỵ Sỹ là nơi sản xuất ra nhiều loại máy nổi tiếng thế giới.
1. ETA
ETA là một trong những nhà sản xuất bộ máy lớn nhất và quan trọng nhất của Thụy Sỹ, có nguồn gốc từ cuối thế kỷ 18.
Thương hiệu này thuộc Swatch Group, và được biết đến với việc sản xuất các bộ máy tự động (automatic) và bộ máy cơ lên dây tay (manual). ETA đã cung cấp bộ máy cho nhiều thương hiệu hàng đầu của Thụy Sỹ như Omega, Longines, và Tissot. Hầu hết các bộ máy ETA đều đạt được sự cân bằng giữa giá thành và hiệu suất.
Bộ máy ETA 2824-2 là ví dụ điển hình với cơ chế tự lên dây cót, 25 chân kính, tần số dao động 28.800 vph (vibrations per hour) và dự trữ năng lượng khoảng 38-42 giờ. Độ chính xác và khả năng bảo trì dễ dàng là những yếu tố khiến ETA trở thành lựa chọn hàng đầu trong ngành công nghiệp đồng hồ.
2. Sellita
Sellita đã tồn tại từ những năm 1950 và ban đầu hoạt động như một nhà lắp ráp bộ máy cho ETA.
Tuy nhiên, khi ETA quyết định giảm dần việc cung cấp bộ máy cho các thương hiệu bên ngoài tập đoàn Swatch, Sellita đã phát triển các bộ máy của riêng mình. Sellita SW200, một bản sao của ETA 2824-2, nhanh chóng trở thành một trong những bộ máy được sử dụng rộng rãi nhất.
Sellita SW200 có những thông số kỹ thuật rất tương đồng với ETA 2824-2: 26 chân kính, tần số 28.800 vph, và dự trữ năng lượng 38-42 giờ. Tuy nhiên, Sellita cải tiến ở một số chi tiết nhỏ, chẳng hạn như việc bổ sung thêm một chân kính để cải thiện khả năng ma sát.
Sellita đã nhanh chóng tạo dựng được danh tiếng với tư cách là một sự thay thế đáng tin cậy cho ETA. Điều này thể hiện ở sự cam kết cải tiến liên tục và cung cấp sản phẩm chất lượng cao mà không phụ thuộc vào các thương hiệu lớn.
Từ góc độ cá nhân, Sellita đã mang đến cho ngành công nghiệp đồng hồ sự linh hoạt, cho phép nhiều thương hiệu đồng hồ Thụy Sỹ vẫn duy trì được chất lượng mà không phải phụ thuộc vào nguồn cung từ ETA.

3. GMT
Máy GMT (Greenwich Mean Time) là một bước tiến đáng kể trong công nghệ đồng hồ cơ Thuỵ Sỹ Automatic, cho phép người đeo theo dõi hai hoặc nhiều múi giờ khác nhau cùng lúc.
Đây là tính năng rất quan trọng đối với những người thường xuyên di chuyển giữa các quốc gia, đặc biệt là giới doanh nhân và phi công.
Máy GMT hoạt động với một kim chỉ giờ thứ hai trên mặt số, thường quay với tốc độ 24 giờ cho một vòng. Kim GMT này có thể được điều chỉnh độc lập với kim giờ chính, giúp người đeo dễ dàng theo dõi giờ địa phương và giờ quốc tế cùng lúc.
Bộ máy GMT là biểu tượng của sự sáng tạo và tính thực tiễn, mang đến cho đồng hồ cơ Thuỵ Sĩ một giá trị vượt xa việc chỉ đo đếm thời gian.
4. In-house do hãng tự sản xuất
Máy in-house là những bộ máy được thiết kế, sản xuất và lắp ráp hoàn toàn bởi chính mỗi thương hiệu. Điều này đòi hỏi sự đầu tư lớn về thời gian, công nghệ, và đội ngũ kỹ sư.
Có lẽ, không gì có thể so sánh với sự độc đáo và cá tính của các bộ máy in-house. Chẳng hạn như máy cơ Powermatic 80 có thời gian trữ cót đến 80 giờ của Tissot, hoặc T10 của Titoni chẳng hề kém cạnh ETA…
Chúng đại diện cho tinh hoa và sự tự hào của mỗi thương hiệu. Mỗi chiếc đồng hồ sử dụng bộ máy này đều như mang trong mình một câu chuyện, một lời khẳng định về sự sáng tạo và tầm nhìn của thương hiệu.
Những công nghệ tiên tiến có trên đồng hồ cơ Thuỵ Sỹ
1. Dây tóc Nivachron chống từ trường
Một trong những vấn đề lớn nhất mà các bộ máy đồng hồ cơ truyền thống phải đối mặt là từ trường. Vì nó có thể làm ảnh hưởng đến hoạt động của các bộ phận cơ học bên trong đồng hồ, đặc biệt là dây tóc – thành phần quan trọng trong việc duy trì sự ổn định của bánh xe cân bằng.
Và dây tóc Nivachron ra đời, như một phát minh mang tính cách mạng.
Nivachron làm từ hợp kim titan đặc biệt, có khả năng chống từ trường lên đến 10-15 lần so với các dây tóc truyền thống. Điều này đảm bảo đồng hồ vẫn giữ được độ chính xác dù tiếp xúc với môi trường có từ trường mạnh như các thiết bị điện tử, loa, máy tính,…
Ngoài khả năng chống từ trường, Nivachron còn có đặc tính ổn định về nhiệt độ. Khi nhiệt độ môi trường biến đổi từ nóng sang lạnh, chúng ít bị co giãn hơn. Đây là một điểm cộng lớn cho những người thường dùng đồng hồ trong môi trường khắc nghiệt như làm việc ngoài trời hoặc khí hậu thường thay đổi.
Nivachron được giới thiệu lần đầu tiên vào năm 2018 bởi tập đoàn Swatch Group và nhanh chóng được ứng dụng trong các thương hiệu cao cấp như Omega, Longines, Tissot…
Bộ phận dây tóc Nivachron khi được tháo rời
2. Cơ chế Tourbillon giúp chỉnh giờ chính xác
Ra đời vào đầu thế kỷ 19 bởi nhà chế tác đồng hồ nổi tiếng Abraham-Louis Breguet, Tourbillon ra đời với mục tiêu khắc phục sai số do lực hấp dẫn gây ra đối với hoạt động của đồng hồ.
Khi đồng hồ đeo tay ở một vị trí cố định (ngang hoặc đứng), lực hấp dẫn của trái đất sẽ tác động lên các thành phần bên trong, đặc biệt là bánh xe cân bằng và cơ chế hồi, làm chúng bị lệch và gây ra sai số.
Để khắc phục tình trạng này, Tourbillon được thiết kế với một lồng xoay, trong đó chứa bánh xe cân bằng và cơ chế hồi. Lồng xoay này quay quanh trục của nó với tốc độ thường là một vòng khoảng 60 giây.
Việc quay liên tục này giúp phân bổ đều tác động của lực hấp dẫn lên các bộ phận, giúp đồng hồ giữ được độ chính xác ở mọi vị trí.
Tourbillon thường được đặt ở vị trí 6 giờ hoặc 12 giờ, để người đeo có thể chiêm ngưỡng sự chuyển động liên tục của nó
Dù ra đời hơn 200 năm trước, nhưng đến nay, không nhiều đồng hồ được trang bị cơ chế này.
Do tính phức tạp trong chế tạo và số lượng giới hạn, những chiếc đồng hồ được trang bị Tourbillon thường có giá rất cao. Bạn sẽ dễ bắt gặp các mẫu đồng hồ Tourbillon thuộc các thương hiệu cao cấp như Patek Philippe, Audemars Piguet, Jaeger-LeCoultre, Vacheron Constantin…
3. Hệ thống chống sốc Incabloc
Bị va đập là một trong những kẻ thù nguy hiểm nhất đối với đồng hồ cơ, vì nó có thể gây hư hỏng bộ phận tinh vi như bánh răng cân bằng (balance wheel) và trục.
Hệ thống chống sốc Incabloc được phát minh bởi Georges Braunschweig vào năm 1934, nhằm giải quyết vấn đề này và bảo vệ các bộ phận bên trong đồng hồ khỏi hư hại.
Trong các bộ máy đồng hồ cơ, trục bánh xe cân bằng là một trong những bộ phận dễ bị tổn thương nhất. Nếu không có hệ thống chống sốc, chỉ cần một cú va đập nhẹ cũng có thể làm gãy trục, dẫn đến hư hỏng nặng nề và yêu cầu sửa chữa phức tạp.
Incabloc được thiết kế với một cấu trúc lò xo đệm đặc biệt xung quanh trục của bánh xe cân bằng. Khi đồng hồ bị tác động với lực bên ngoài, lò xo này sẽ hấp thụ và phân tán lực và bảo vệ trục không bị gãy hay cong.
Mô phỏng cách hoạt động của hệ thống chống sốc Incabloc khi có lực tác động
Không giống như Tourbillon, chỉ xuất hiện trong những mẫu đồng hồ cao cấp, Incabloc được sử dụng phổ biến trên nhiều mẫu đồng hồ cơ, từ dòng phổ thông đến cao cấp.