Tìm hiểu Swatch Group – Tập đoàn đồng hồ lớn nhất thế giới

tim hieu swatch group - tap doan dong ho lon nhat the gioi

Lịch sử thế giới vào đầu thập niên 80, đồng hồ Thụy Sỹ gần như “tê cứng” sau khi xuất hiện thạch anh. Và Swatch Group chính là “đầu tàu” đã tìm ra những chiến lược mới để cứu vớt ngành công nghiệp chế tác đồng hồ Thụy Sỹ rơi vào cảnh lao đao.

MỤC LỤC

› Swatch Group là gì?

› Danh sách các thương hiệu thuộc tập đoàn Swatch

› Lịch sử hình thành và phát triển tập đoàn Swatch

1. 1930 – 1980: Bối cảnh thoái trào công nghiệp đồng hồ Thuỵ Sỹ & khủng hoảng thạch anh

2. 1980 – 2000: SMH (tiền thân của Swatch Group) ra đời trong nghịch cảnh

3. Giai đoạn 2000 – Nay: Swatch Group thành công từ tư duy đột phá

› Những thành tựu nổi bật của tập đoàn Swatch

› Những thông tin liên quan đến Swatch

Swatch Group là gì?

Swatch Group Ltd là tập đoàn đang hoạt động với nhiều lĩnh vực như sản xuất đồng hồ, trang sức, chân kính, bộ máy và linh kiện. Swatch sản xuất gần như tất cả các thành phần cần thiết để chế tạo một chiếc đồng hồ, được bán dưới 17 thương hiệu và nhãn hàng bán lẻ Hour Passion, Tourbillon.

Swatch Group chủ chốt trong việc sản xuất và bán hệ thống điện tử sử dụng cho chế tạo đồng hồ và các ngành công nghiệp khác.

Tập đoàn Swatch thành lập năm 1983 thông qua việc sáp nhập 2 nhà sản xuất đồng hồ Thụy Sỹ là ASUAG và SSIH. Đến năm 1998, Swatch Group đã có hơn 32 nghìn nhân viên trên toàn thế giới.

Theo báo cáo từ Mordor Intelligence năm 2023, Seiko Holdings Corporation, The Swatch Group, Casio, Fossil Group Inc. và Rolex là 5 nhà sản xuất đồng hồ lớn nhất thế giới.

Swatch Group là gì? - ảnh 1

Danh sách các thương hiệu thuộc tập đoàn Swatch

Swatch Group là tập đoàn sở hữu rất nhiều thương hiệu đồng hồ và cung cấp ở tất cả các phân khúc khách hàng khác nhau, như:

  • Breguet, Harry Winston, Blancpain, Glashütte-Original, Léon Hatot, Jaquet-Droz, và Omega dành cho đối tượng khách hàng sang trọng.
  • Longines, Rado và Union Glashütte dành cho phạm vi khách hàng cao cấp.
  • Tissot, Certina, Mido, Hamilton và Balmain, những thương hiệu tầm trung.
  • Swatch và Flik Flak, phân khúc tầm thấp.

Ngoài ra, Swatch còn có:

  • Tourbillon – Thương hiệu bán lẻ tất cả trang sức và đồng hồ do Swatch chọn lọc.
  • Hour Passion – bán lẻ đồng hồ và trang sức đa thương hiệu tại sân bay.
Danh sách các thương hiệu thuộc tập đoàn Swatch - ảnh 2

Lịch sử hình thành và phát triển tập đoàn Swatch

1. 1930 – 1980: Bối cảnh thoái trào công nghiệp đồng hồ Thuỵ Sỹ & khủng hoảng thạch anh

Swatch Group là tiền thân của 2 công ty tài chính SSIH và ASUAG.

SSIH

SSIH ra đời vào năm 1930, sau sự kiện sáp nhập 2 công ty đồng hồ lớn của Thụy Sỹ là Omega và Tissot, tiếp theo vào năm 1957 là sự gia nhập của Hamilton Electric và Bulova Accutron vào năm 1961. SSIH thời điểm đó là hãng có doanh thu cao thứ 2 Thụy Sỹ.

Vào cuối những năm 1970, tổ chức SSIH vỡ nợ do suy thoái kinh tế và một phần do sự cạnh tranh từ đồng hồ tinh thể thạch anh đến từ Nhật Bản. Các chủ nợ ngân hàng đã nắm quyền kiểm soát SSIH vào năm 1981.

ASUAG

ASUAG được thành lập 1931, là nhà sản xuất bộ máy và các chi tiết đồng hồ lớn nhất thế giới ở thời điểm bấy giờ. ASUAG cho ra đời nhãn hiệu riêng vào năm 1972 và nắm giữ một phần công ty General Watch Co. Sở hữu hàng loạt thương hiệu đình đám như Longines và Rado.

Tương tự như SSIH, ASUAG đã thất bại vào năm 1982.

Lịch sử hình thành tập đoàn Swatch - ảnh 3

Bối cảnh ngành công nghiệp đồng hồ Thụy Sỹ lúc bấy giờ

Sự kiện khiến thương hiệu đồng hồ Thụy Sỹ bước vào giai đoạn thoái trào chính là cuộc khủng hoảng thạch anh. Với sự ra đời của chiếc đồng hồ Quartz đầu tiên vào 25/12/1969 là Seiko Astron đã đưa xứ sở Mặt trời mọc trở thành công xưởng sản xuất cỗ máy thời gian hàng đầu thế giới.

Tìm hiểu về: Cuộc khủng hoảng thạch anh gây “đe dọa” đến đồng hồ Thuỵ Sỹ

Liên tục vượt mặt với 30 triệu đồng hồ Quartz sản xuất ra, chiếm 55% trong tổng số 60 triệu chiếc được sản xuất vào 1979. Giá trị sản xuất Nhật Bản tăng vọt từ 350 triệu lên 2 tỷ USD giai đoạn 1970 đến 1980 và đạt ngưỡng 1.96 tỷ USD từ 1981 đến 1985. Điều này đã bỏ xa Thụy Sỹ chỉ đạt 1.69 tỷ USD.

Những ảnh hưởng và hậu quả của cuộc khủng hoảng thạch anh đã khiến các thương hiệu Thụy Sỹ lung lay vị thế về quốc gia hàng đầu trong sản xuất đồng hồ. Toàn bộ hoạt động bị rời rạc, hơn 1000 nhà sản xuất đóng cửa và 60% công nhân mất việc… đã kéo ngành công nghiệp này rơi vào bối cảnh khó khăn.

2. 1980 – 2000: SMH (tiền thân của Swatch Group) ra đời trong nghịch cảnh

Lúc bấy giờ, các nhà sản xuất đồng hồ Thụy Sỹ đã cầu viện Nicolas Hayek để thắp lên chút ánh sáng hy vọng vực dậy ngành công nghiệp này.

Nicolas Hayek và Ernst Thomke góp phần hình thành tập đoàn Swatch - ảnh 4

Bên trái là Ernst Thomke, ở giữa là Nicolas Hayek

Nicolas Hayek được biết đến là chủ của công ty tư vấn Hayek Engineering Inc tại Zurich. Tên tuổi của ông tại Châu Âu gắn liền với các thương hiệu lớn như: AEG-Telefunken , BMW, Dresdener Bank, Volkswagen, Daimler-Chrysler, Nestle, US Steel, Alfa-Romeo, Siemens, DEC.

Thời điểm được cầu viện, Nicolas Hayek đã bước vào tuổi 60 nhưng ông không thuộc tuýp người bảo thủ. Không cam tâm để mất đi di sản quốc gia khi được yêu cầu phải lên kế hoạch bán 2 tập đoàn SSIH và ASUAG đang ở trên bờ vực phá sản cho người Nhật, ông đã thuyết phục ngân hàng bằng việc sáp nhập 2 tập đoàn này.

Thông qua chiến lược của ông là nhắm đến khách hàng trẻ tuổi và ngành chế tác đồng hồ Thụy Sỹ phải đứng trước thách thức tạo ra sản phẩm cạnh tranh trực tiếp với Nhật Bản.

Năm 1980, Nicolas Hayek bắt đầu tái cơ cấu, bằng cách mua lại cổ phần từ 2 tập đoàn SSIH và ASUAG, sáp nhập lại với cái tên SMH (tiền thân của Swatch sau này). Mục tiêu ban đầu của ông là nhắm đến đối tượng khách hàng tiềm năng hoàn toàn toàn mới. Với ý tưởng tạo ra những chiếc đồng hồ dành cho đối tượng ở độ tuổi từ 18-39.

Nhờ sự giúp sức của Ernst Thomke nghiên cứu tạo ra chiếc đồng hồ đi ngược với giá trị truyền thống và đáp ứng các tiêu chí: chất lượng tốt, giá thấp, thời trang và đặc biệt là có cỗ máy thạch anh.

Vào 1982, khi bổ nhiệm vào Hội đồng quản trị tại ASUAG và điều hành ETA, Thomke đã thành công trong việc tạo ra chiếc đồng hồ đủ sức hấp dẫn đối với giới trẻ, hệ thống tự động hóa nền công nghiệp và cạnh tranh được với Nhật Bản.

Ban đầu, đồng hồ thạch anh Delirium siêu mỏng ra đời với độ dày chưa đến 1mm. Chỉ có kim phút và kim giây nhưng giá thành lại đến 5.000 đô, chưa thể đáp ứng mục tiêu tối ưu chi phí.

Thomke cùng 2 cộng sự của mình sau đó đã sản xuất ra được chiếc đồng hồ thạch anh giá rẻ. Nhờ vào việc sử dụng quy trình hàn siêu âm để tạo ra hợp chất dẻo nhân tạo và sử dụng công nghệ lắp ráp hoàn toàn mới. Cấu tạo chỉ có 51 thành phần thay vì 91 như ở các mẫu trước đó.

Bước ngoặt giúp Thụy Sỹ thoát ra khỏi nghịch cảnh mang tính cách mạng là chiếc đồng hồ Swatch trình làng vào 1983. 

Chỉ 2 năm ra mắt, Swatch đã bán ra 2.5 triệu chiếc và trở thành cơn sốt thu hút giới trẻ và các tín đồ thời trang.

Bước ngoặt giúp đồng hồ Thụy Sỹ thoát ra khỏi nghịch cảnh mang tính cách mạng là chiếc đồng hồ Swatch trình làng vào 1983. - ảnh 5

3. Giai đoạn 2000 – Nay: Swatch Group thành công từ tư duy đột phá

Cái tên “Swatch Group” đến một cách tình cờ. Một ngày kia, một nhân viên của SMH, trước giờ ăn trưa viết lên bảng dòng chữ nhắc nhở mọi người về cuộc thảo luận “Swiss Watch”. Thế là Nicolas Hayek ghép 2 chữ đó lại thành một từ dễ đọc hơn “Swatch”, vừa ngắn gọn, lại dễ đọc với nhiều ngôn ngữ, mang trong mình cả một ý chí dân tộc đằng sau nó. Từ đó tập đoàn “The Swatch Group” ra đời. Với mục tiêu và sứ mệnh là đầu tàu đưa “con thuyền” ngành chế tác đồng hồ Thụy Sỹ ra khơi một lần nữa, đánh bay cơn sóng từ châu Á.

Kể từ dấu hiệu lạc quan của Swatch là đòn bẩy tái tổ chức lại ngành công nghiệp đồng hồ Thụy Sỹ. Chúng đơn giản hơn, tươi tắn hơn và đặc biệt là có giá rẻ hơn.

Swatch còn kết hợp với các họa sĩ lừng danh như: Kiki Picasso, Alfred Ho Kunst, Keith Haring… nhằm tạo ra cơn sốt đồng hồ thời trang.

Sự kiện marketing sau đó đầy khéo léo như tạo ra:

  • World Breakdance Championship tại nhà hát Roxy, New York
  • Cuộc thi vẽ tranh đường phố tại kinh đô thời trang như Paris, London…
  • Tài trợ nhiều chương trình và sự kiện thể thao: leo núi bằng xe đạp, trượt tuyết…
World Breakdance Championship Marketing của Swatch - ảnh 6

Nhờ tuy duy nhạy bén của Hayek, ngành công nghiệp đồng hồ Thụy Sỹ đã được dẫn lối và hồi phục mạnh mẽ. Năm 1992, sản lượng Swatch đạt được 200 triệu chiếc. Tiếp đến là việc sử dụng vỏ kim loại thay vì vỏ nhựa nhằm giảm tác động của môi trường.

Thành công đột phá

Tập đoàn Swatch là nhà sản xuất và cung cấp đồng hồ lớn nhất thế giới, chiếm hơn 25% thị phần trên thị trường. Năm 2001, tập đoàn xuất xưởng 114 triệu chiếc, doanh thu đạt 3,3 tỷ USD với nhiều nhà máy ở Pháp, Đức, Ý, Mỹ, Thái Lan, Malaysia và Trung Quốc.

Ngoài mặt hàng truyền thống là đồng hồ, Swatch Group còn tham gia vào lĩnh vực vi điện tử, máy tính và thiết bị y tế.

Swatch luôn giữ vững ngôi vị đế chế khi thâu tóm Breguet, Blancpain, Glashütter Uhrenbetrieb GmbH, Harry Winston, Jaquet Droz…

Vào sáng thứ 2 ngày 28/06/2010, nhà sáng lập kiêm chủ tịch tập đoàn Swatch đã qua đời ở tuổi 82 vì bệnh tim. Đây là sự mất mát rất lớn cho ngành công nghiệp đồng hồ thế giới.

Hiện nay, Swatch Group được điều hành bởi vị chủ tịch mới là Nayla Hayek và giám đốc điều hành Nick Hayek. Swatch Group tiếp tục đầu tư mạnh vào nghiên cứu và phát triển, thúc đẩy sự mở rộng ổn định vị trí dẫn đầu của mình trong việc phát triển công nghệ và thiết kế sản phẩm.

Những thành tựu nổi bật của tập đoàn Swatch

Ước tính thị phần bán lẻ của Swatch Group là 19.4% năm 2023 - ảnh 7

Ước tính thị phần bán lẻ theo nhóm năm 2023 – Nguồn: LuxeConsult, Morgan Stanley Research ước tính.

Ngoài chiến lược tung ra Swatch và hồi sinh ngành công nghiệp đồng hồ Thụy Sỹ, Swatch còn thể hiện rõ sự “bành trướng” trong việc trở thành tập đoàn lớn nhất thế giới trong mảng này:

  • Năm 2018, mức tăng trưởng trưởng chung của cả tập đoàn là 5,8%, riêng mảng đồng hồ và trang sức tăng trưởng mạnh mẽ nhất là 6,9% (chiếm đến hơn 90% doanh thu của Swatch)
  • Năm 2020, Swatch nắm đầu thị phần lớn nhất trên thị trường đồng hồ xa xỉ, xếp trên cả RichemontRolex.
  • Năm 2021, Omega, Longines và Tissot của Swatch Group được xếp hạng vào những thương hiệu hàng đầu thế giới.
  • Năm 2023, doanh thu toàn cầu của Swatch lên đến 7.88 tỷ CHF (khoảng hơn 223 nghìn tỷ đồng). Con số này ấn tượng nhờ vào dấu hiệu hồi phục kinh tế tích cực từ Trung Quốc và dỡ bỏ hạn chế đi lại ở khu vực Châu Á.
  • Ngoài sở hữu Omega và Hamilton, Blancpain (mua lại vào 1992), Breguet (mua lại vào 1999), Swatch đã mua lại nhiều thương hiệu nổi tiếng trên thế giới như Balmain (mua lại năm 1995), Glashütte Original (mua lại năm 2000), Harry Winston (mua lại năm 2013)…
  • Đặc biệt là dây chuyền sản xuất bộ máy ETA khét tiếng đã từng khiến Swatch muốn ngừng bán ra để giảm tỷ lệ cạnh tranh với các đối thủ. Tuy nhiên, do ETA chiếm giữ gần như toàn bộ thị phần phân phối bộ máy tại Thụy Sỹ nên sau khi có chính sách “tự cung, tự cấp” đã khiến nhiều thương hiệu khác lo lắng vì “sự sống” của họ hoàn toàn nằm trong tay của ETA. Ngay lúc này, Ủy ban Cạnh tranh Thụy Sỹ đã can thiệp và Swatch Group tiếp tục cung cấp các linh kiện bán hoàn thiện.

Swatch Group vừa đảm bảo tính độc quyền nhưng vẫn không vi phạm quy định độc chiếm thị trường nữa. Và để trải nghiệm được chất lượng thật sự của các dòng có bộ máy ETA “xịn” thì người chơi đồng hồ chỉ có thể tìm đến Swatch Group mà thôi.

  • Vào tháng 3 năm 2022, Swatch Group Ltd ra mắt sản phẩm mới Bioceramic MoonSwatch cùng Omega. Thiết kế trong bộ sưu tập đều sử dụng Bioceramic (sự kết hợp giữa gốm và vật liệu có nguồn gốc từ dầu thầu dầu) được cấp bằng sáng chế bởi Swatch.

Bên cạnh đó, Swatch còn có

  • Phát triển và sản xuất pin siêu nhỏ Renata gồm pin cúc áo và pin sạc (Lithium Polymer).
  • 2004 giới thiệu chiếc đồng hồ thông minh đầu tiên Paparazzi.
  • Tổ chức lớp học đầu tiên tại Trường dạy chế tạo đồng hồ Nicolas G. Hayek vào năm 2005.
Bằng chứng nhận từ lớp học đầu tiên tại Trường dạy chế tạo đồng hồ Nicolas G. Hayek - ảnh 8

Những thông tin liên quan đến Swatch

Quy mô tập đoàn và doanh thu

Tập đoàn Swatch có hơn 33.5000 nhân sự tại hơn 50 quốc gia. Doanh thu thuần năm 2023 lên đến 7.888 triệu CHF. Duy trì ở mức 6 triệu CHF mỗi năm.

Chiến lược, giá trị cốt lõi của tập đoàn Swatch

Chiến lược của Swatch là thiết kế sáng tạo và chất lượng. Liên tục vượt qua ranh giới giữa thiết kế đồng hồ và trang sức mang đến sản phẩm độc đáo và thu hút người dùng.

Mục tiêu của tập đoàn Swatch là cam kết bảo vệ sự phát triển liên tục đồng thời bảo vệ môi trường và sự an toàn của các cá nhân.

Giá trị cốt lõi của tập đoàn Swatch là tôn trọng, công bằng và đối xử bình đẳng. Cả 3 yếu tố này tạo nên sự thành công, khuyến khích cởi mở và minh bạch thông tin.

Về các thương hiệu nổi tiếng khác:

Chia sẻ này có hữu ích cho bạn?
Hữu ích
Không hữu ích

THẢO LUẬN

Chưa có thảo luận nào.

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *