Cận thị và viễn thị: so sánh tầm nhìn, nguyên nhân, cách phòng

Cận thị và viễn thị là một trong những tật khúc xạ phổ biến thường gặp ở mắt. Ngày nay, khi việc sử dụng các thiết bị điện tử máy tính, điện thoại,… càng nhiều thì sẽ làm cho tỷ lệ mắc bệnh càng tăng cao. Hãy cùng Kính Hải Triều tìm hiểu điểm giống, khác nhau giữa viễn thị và cận thị trong danh mục mắt kính ngay sau đây.

 

MỤC LỤC

› Cận thị và viễn thị khác nhau như thế nào?

1. Cận thị là gì? Dùng thấu kính gì?

2. Viễn thị là gì? Dùng thấu kính gì?

› So sánh cận thị và viễn thị

1. Về biểu hiện

2. Về nguyên nhân

3. Về cách khắc phục

› Cách phòng tránh cận thị và viễn thị hiệu quả

› Địa chỉ mua kính viễn thị và cận thị tốt nhất thị trường

› Tổng kết

 

Cận thị và viễn thị khác nhau như thế nào?

Cận thị và viễn thị đều là tật khúc xạ làm cho khả năng nhìn của mắt chúng ta bị hạn chế. Để có thể phân biệt được đâu là viễn thị và cận thị, đầu tiên bạn cần phải hiểu rõ tính chất của từng cái một, cụ thể:

 

Có thể bạn quan tâm:

Loạn thị là gì? Dấu hiệu, nguyên nhân, cách chữa trị đúng

Viễn thị là gì? Dấu hiệu, nguyên nhân, cách chữa trị đúng

Cận thị là gì? Nguyên nhân, cách điều trị hiệu quả tại nhà

 

1. Cận thị là gì? Dùng thấu kính gì?

Cận thị (tật nhìn gần) là tình trạng tia sáng đi vào mắt hội tụ ở phía trước võng mạc. Do đó mắt chỉ có thể nhìn rõ các vật thể ở khoảng cách gần. Người bệnh gặp khó khăn trong việc nhìn rõ các vật khoảng cách xa, hình ảnh sẽ bị mờ hoặc không rõ nét.

Đây là một trong những vấn đề thị lực phổ biến nhất trên toàn thế giới. Thường gặp ở cả trẻ em, người trưởng thành và người già. Người bị cận sẽ sử dụng thấu kính phân kỳ hay còn gọi kính cầu lõm. Giúp làm giảm độ hội tụ của tia sáng, khiến cho hình ảnh lùi về đúng trên võng mạc.

Vì vậy, khi mang kính nhìn người bị cận có thể nhìn rõ vật thể ở mọi cự ly khác nhau. Những bạn cận nặng thì kính phân kỳ sẽ lõm vào trong, phần kính xung quanh dày và phần giữa mỏng hơn.

Cận thị và viễn thị: so sánh tầm nhìn, nguyên nhân, cách phòng - Ảnh 1

So sánh tật cận thị và viễn thị là gì, khác nhau như thế nào? Người bị cận sẽ không thể nhìn rõ vật ở xa 

 

2. Viễn thị là gì? Dùng thấu kính gì?

Viễn thị (tật nhìn xa) khi tia sáng đi vào mắt sẽ hội tụ ở phía sau võng mạc. Vì thế, người bị tật viễn thị chỉ có thể nhìn rõ nét vật thể ở khoảng cách xa mà không nhìn rõ được vật ở gần. Tật viễn thị có thể bắt gặp ở bất cứ độ tuổi, đối tượng nào kể cả trẻ em. Một số người đôi khi có sự nhầm lẫn giữa viễn thị và lão thị vì triệu chứng của cả hai khá giống nhau.

Thấu kính hội tụ (kính cầu lồi) tập trung tiêu điểm hội tụ ánh sáng phía sau đưa lên đúng tâm võng mạc. Khi đó sẽ giúp người bệnh viễn thị nhìn rõ các vật ở gần. Kính viễn thị có viền kính xung quanh mỏng dần và phần tâm kính sẽ dày hơn.

Cận thị và viễn thị: so sánh tầm nhìn, nguyên nhân, cách phòng - Ảnh 2

Thế nào là tật cận thị và viễn thị? Khái niệm cận thị và viễn thị khác nhau như thế nào? Viễn thị sử dụng thấu kính hội tụ

 

TOP ĐH Frederique Constant bán chạy

So sánh cận thị và viễn thị

Chúng ta có thể hiểu đơn giản cận thị là mắt nhìn rõ vật ở gần nhưng không thể nhìn rõ vật ở xa. Còn viễn thì thì ngược lại hoàn toàn, do đó ta cũng có thể phân biệt được điểm khác nhau đầu tiên giữa cận thị và viễn thị. 

YouTube video

 

Nhân viên văn phòng nên sử dụng kính nào tốt?

 

1. Về biểu hiện

Cận thị hay viễn thị đều là tật khúc xạ về mắt do đó cả hai sẽ có một vài đặc điểm biểu hiện giống nhau như:

  • Mắt thường xuyên bị mỏi trong lúc căng thẳng, tập trung cao độ nhìn vật thể ở gần hay xa.
  • Khi muốn nhìn các vật rõ hơn người mắc tật cận thị và viễn thị thường sẽ nheo mắt, cau mày.
  • Thường xuyên xuất hiện tình trạng đau nhức, khô và mỏi mắt.
  • Mắt nhạy cảm hơn và chảy nước mắt khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, màn hình laptop, điện thoại nhiều…

Cận thị và viễn thị: so sánh tầm nhìn, nguyên nhân, cách phòng - Ảnh 3

Biểu hiện của cận thị và viễn thị là gì? So sánh viễn thị và cận thị thông qua một vài triệu chứng 

 

Cận thị sẽ có một vài triệu chứng khác như:

  • Nhìn xa hình ảnh sẽ bị mờ, nhòe không rõ nét.
  • Mắt thường xuyên mỏi và phải đeo kính mới có thể nhìn rõ các vật ở xa.
  • Dụi mắt liên tục mỗi khi tập trung nhìn lâu vào một vật thể nào đó.
  • Khi đọc sách, xem tivi thường bị cận sẽ có xu hướng ngồi với khoảng cách gần.

Viễn thị có triệu chứng như:

  • Cần phải nheo mắt mới có thể nhìn thấy vật ở gần. Trong khi đó nhìn xa khá rõ và tốt.
  • Trong lúc nhìn, mắt của người viễn thị thường co kéo cơ trán, lông mi và lông mày vì thế trên trán xuất hiện nhiều nếp nhăn.
  • Mắt thường xuyên khô, mỏi và đau đầu khi nhìn lâu vật thể ở gần lâu.
  • Mắt viễn thị điều tiết nhiều nên có xu hướng quay vào bên trong dẫn đến mắt bị tật lé trong. Cảm giác mắt viễn sẽ tinh hơn bình thường. 

Cận thị và viễn thị: so sánh tầm nhìn, nguyên nhân, cách phòng - Ảnh 4

Thế nào là cận thị và viễn thị, tật cận thị và viễn thị có những triệu chứng nào?

 

TOP ĐH Daniel Wellington bán chạy

2. Về nguyên nhân

Nguyên nhân gây ra tật khúc xạ cận thị, viễn thị như sau.

Đối với cận thị:

  • Thay đổi cấu trúc bên trong mắt làm cho giác mạc cong hơn so với nhãn cầu.
  • Cận thị do di truyền hoặc bị bẩm sinh từ bé.
  • Khoảng cách từ mắt đến võng mạc dài do trục nhãn cầu thay đổi. Làm cho ảnh tạo ra không rơi vào đúng võng mạc.
  • Thói quen sinh hoạt hằng ngày không đúng cách làm cho thị lực suy giảm dần. Điển hình như làm việc, đọc sách trong môi trường ánh sáng kém, mắt làm việc liên tục không được nghỉ ngơi. Thường xuyên tiếp xúc với màn hình điện thoại, máy tính, tư thế học và làm việc không đúng,…

Nguyên nhân của cận thị và viễn thị? Sự khác nhau giữa cận thị và viễn thị qua điểm nào? - Ảnh 5

Nguyên nhân của cận thị và viễn thị? Sự khác nhau giữa cận thị và viễn thị qua điểm nào?

 

Đối với viễn thị:

  • Viễn thị xảy ra có thể do di truyền, bẩm sinh từ bé.
  • Những người cao tuổi thủy tinh thể lão hóa, mất tính đàn hồi và không phồng lên được.
  • Không giữ đúng khoảng cách trong lúc học tập và làm việc. Có thói quen nhìn xa, lâu làm cho thủy tinh thể giãn, lâu ngày gây mất tính đàn hồi và không phồng lên nữa.
  • Bệnh khối u mắt và võng mạc cũng có thể là nguyên nhân gây ra bệnh viễn thị.

Viễn thị và cận thị có thể xuất phát từ di truyền, sử dụng điện thoại, laptop quá nhiều,.... - Ảnh 6

Nguyên nhân gây cận thị và viễn thị là gì? Viễn thị và cận thị có thể xuất phát từ di truyền, sử dụng điện thoại, laptop quá nhiều,….

 

Bảng kiểm tra mắt cận, cách kiểm tra mắt tại nhà chuẩn xác

Bảng kiểm tra mắt cận, cách kiểm tra mắt tại nhà chuẩn xác

︽ ︽ ︽ ︽ ︽ ︽ ︽ ︽ ︽ ︽

 

3. Về cách khắc phục

Cơ bản, viễn thị và cận thị đều có cách điều trị tương tự như nhau. Sau đây là 3 cách khắc phục tật cận thị và viễn thị phổ biến.

 

3.1 Đeo kính áp tròng, kính gọng

Những ai bị cận hoặc viễn thị có thể khắc phục tình trạng bằng cách đeo kính gọng phù hợp. Đối với người bị cận sẽ dùng thấu kính phân kỳ hay kính cầu lõm, người bị viễn sẽ đeo thấu kính hội tụ hay kính cầu lồi.

Bên cạnh đó, người bị cận hoặc viễn thị có thể sử dụng kính áp tròng thay cho gọng kính. Trong một số trường hợp như hoạt động mạnh ngoài trời, bơi lội, tham gia thể dục thể thao,…. không bị vướng, bất tiện. 

Đeo kính áp tròng hay kính gọng chỉ là biện pháp khắc phục thị lực tạm thời - Ảnh 7

Đeo kính áp tròng hay kính gọng chỉ là biện pháp khắc phục thị lực tạm thời. Hoàn toàn không có tác dụng trong quá trình điều trị bệnh 

 

Tròng kính thay đổi điểm hội tụ của tia sáng đi vào giúp mắt nhìn các vật ở xa, gần rõ nét hơn. Tuy nhiên, cần phải chú ý cách dùng, thời gian sử dụng, vệ sinh đúng cách. Tránh trường hợp gây viêm nhiễm trùng và loét giác mạc cho mắt.

 

3.2 Phẫu thuật 

Phẫu thuật mắt là cách giúp người bị cận hay viễn xóa giảm độ cận, viễn nhanh chóng trong thời gian ngắn. Bác sĩ chuyên ngành sẽ định hình lại giác mạc sao cho ánh sáng tập trung vào điểm chính xác trên võng mạc. 

Phương pháp phẫu thuật này chỉ áp dụng đối với những người trưởng thành, khi ấy mắt đã ổn định và không có nhiều sự thay đổi. Trước khi quyết định phẫu thuật bạn cần phải tìm hiểu, nhờ bác sĩ chuyên khoa tư vấn tình trạng của mắt thật kỹ. 

Phẫu thuật chỉ giúp người cận, viễn bẩm sinh không cần phải đeo kính - Ảnh 8

Phẫu thuật chỉ giúp người cận, viễn bẩm sinh không cần phải đeo kính. Cơ bản không thể giải quyết được căn nguyên bệnh gốc

 

TOP ĐH Rado nữ bán chạy

3.3 Sử dụng kính áp tròng Ortho-K

Ortho-K là phương pháp kiểm soát vấn đề thị lực cận thị, viễn thị hoặc loạn thị hiệu quả nhất. Kính áp tròng cứng Ortho-K có thiết kế đặc biệt giúp định hình giác mạc tạm thời, cải thiện thị lực cho mắt. Hầu hết kính áp tròng này sẽ được đeo vào ban đêm để định hình lại bề mặt của mắt trong lúc ngủ. 

Kính áp tròng Ortho-K dùng cho mắt có tật khúc xạ nhẹ, trung bình, đặc biệt dùng được cho trẻ em - Ảnh 9

Kính áp tròng Ortho-K dùng cho mắt có tật khúc xạ nhẹ, trung bình, đặc biệt dùng được cho trẻ em

 

Cách phòng tránh cận thị và viễn thị hiệu quả

Để phòng tránh mắc tật cận thị và viễn thị, bạn đọc có thể chủ động phòng ngừa bằng cách áp dụng một số biện pháp sau đây:

  • Đeo kính cận, viễn đúng cách và tái khám kiểm tra thường xuyên định kỳ 6 tháng một lần. Điều này giúp phát hiện sớm và điều trị kịp thời các vấn đề liên quan đến thị lực như đục thủy tinh thể, bong võng mạc, song thị, méo mó vật thể,…
  • Giảm thời gian dùng máy tính và thiết bị di động. Thời gian dài sử dụng máy tính, smartphone có thể gây khô, mỏi mắt và căng thẳng thần kinh, dẫn đến cận thị hoặc viễn thị. Đặc biệt, hạn chế bấm điện thoại trước lúc đi ngủ. 
  • Bảo vệ mắt khỏi ánh sáng xanh. Ánh sáng xanh từ các thiết bị điện tử như smartphone, máy tính, TV… có thể gây hại cho mắt và góp phần vào việc suy giảm thị lực. Bạn nên sử dụng kính chống tia UV hoặc kính chống ánh sáng xanh để bảo vệ mắt tốt nhất. 
  •  Tập thể dục thường xuyên, đều đặn giúp tăng cường tuần hoàn máu. Cải thiện sức khỏe và giảm nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến thị lực.
  • Ăn uống cân đối, đủ dưỡng chất. Bổ sung vào chế độ ăn uống mỗi ngày với đầy đủ các vitamin và khoáng chất như. Vitamin A, B, kẽm, Beta Carotene, Selen, chất béo và axit béo omega-3,… giúp mắt luôn sáng, khỏe. 

Thường xuyên kiểm tra thị lực và tuân thủ các biện pháp bảo vệ mắt - Ảnh 10

Thường xuyên kiểm tra thị lực và tuân thủ các biện pháp bảo vệ mắt. Xây dựng thói quen ăn uống và sinh hoạt lành mạnh,…

 

Địa chỉ mua kính viễn thị và cận thị tốt nhất thị trường

Cửa hàng Kính Hải Triều là một trong những địa chỉ bán kính viễn thị và cận thị chất lượng, uy tín trên thị trường. Tất cả sản phẩm tròng kính đều có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, nhập khẩu chính hãng trực tiếp. Từ các thương hiệu nước ngoài nổi tiếng như kính Dior, kính Furla, kính Daniel Wellington, kính Gucci, kính Oakley, kính Parim,… 

YouTube video

 

Chi tiết quy trình đo khám mắt chuẩn quốc tế tại Kính Hải Triều

 

Kính Hải Triều cung cấp đa dạng sản phẩm từ kính cận thị, kính viễn thị cho đến kính chống ánh sáng xanh, tia cực tím, tròng kính,… Với mức giá bán hợp lý, cùng với chính sách bảo hành tròng kính, gọng kính cận, viễn thị trong vòng 1 năm, bảo trì sản phẩm miễn phí trọn đời. Đặc biệt, nếu khách hàng nào phát hiện cửa hàng bán hàng giả, kém chất lượng Hải Triều sẽ đền bù gấp 10 lần giá trị sản phẩm.

Đội ngũ nhân viên tư vấn chuyên nghiệp, nhiệt tình theo tiêu chuẩn phục vụ 5C (Chủ động – Cười – Chào – Chăm sóc – Cảm ơn). Mang đến cho khách hàng trải nghiệm mua sắm hài lòng và ưng ý nhất. Ngoài ra, kỹ thuật viên thăm khám, tư vấn có bằng cử nhân khúc xạ nhãn khoa từ trường y danh tiếng Đại học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch. 

Đa dạng kiểu dáng, mẫu mã và màu sắc giúp khách hàng chọn lựa loại kính cận, viễn thị phù hợp nhất - Ảnh 12

Đa dạng kiểu dáng, mẫu mã và màu sắc giúp khách hàng chọn lựa loại kính cận, viễn thị phù hợp nhất

 

Top 10 thương hiệu mắt kính nam được ưa chuộng nhất

Top 10 thương hiệu mắt kính nam được ưa chuộng nhất

︽ ︽ ︽ ︽ ︽ ︽ ︽ ︽ ︽ ︽

 

Tổng kết

Vừa rồi, Kính Hải Triều đã chia sẻ đến bạn đọc toàn bộ thông tin về điểm khác nhau giữa cận thị và viễn thị. Nguyên nhân, triệu chứng cũng như cách phòng ngừa bệnh viễn thị và cận thị tốt nhất. Nếu bạn đang tìm kiếm địa chỉ đo khám mắt, mua kính uy tín chất lượng đừng bỏ qua cửa hàng mắt Kính Hải Triều bạn nhé!

 

Tin tức liên quan:

12 cách giảm cận thị 1-2 độ không cần phẫu thuật tại nhà

10 dấu hiệu bị cận nhẹ, nguyên nhân và cách phòng tránh

Bị cận không đeo kính có sao không, cận mấy độ thì đeo?

 

Nguồn:

  • Phân biệt cận thị và viễn thị: Cận thị và viễn thị khác nhau như thế nào? (https://suckhoehangngay.vn/phan-biet-can-thi-va-vien-thi-bang-cach-nao-20210117194040481.htm)
  • Tác giả: Hải Yến – Tham vấn y khoa: Bác sĩ chuyên khoa I Nguyễn Thị Thúy Nga (https://mathanoi2.vn/kien-thuc/can-thi-va-vien-thi.html)
  • Cận thị và viễn thị khác nhau như thế nào? Tất tần tật các thông tin cần biết (https://cthospital.vn/thong-tin/kien-thuc-nhan-khoa/can-thi-va-vien-thi-khac-nhau-nhu-the-nao)
Chia sẻ này có hữu ích cho bạn?
Hữu ích
Không hữu ích

THẢO LUẬN

Chưa có thảo luận nào.

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *